Tiềm Năng Khoáng Sản Vật Liệu Xây Dựng Của Quảng Ninh

các địa hình núi, trung du, đồng bằng cũng như các vùng biển và hải đảo. Vùng núi chia làm 2 miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái với hướng chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam, có 2 dãy núi chình là dãy Quảng Nam Châu (1507m) và Cao Xiêm (1330m). Vùng núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1904m) trên đất Hoành Bồ. Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dãi đồi thấp bị phong hóa và xâm thực, tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, Bắc Yên Hưng, Nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và 1 phần móng cái. Ở các cửa sông,bcác vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp như vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng, đông Yên Hưng. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển lại thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là 1 địa hình độc đáo. Hơn 2 nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước trải dài theo hơn 250km đường biển và chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như hòn non bộ. Vân Đồn và Cô Tô là 2 huyện đảo lớn của Quảng Ninh thuộc vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, nơi có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình Karst bị nước bào mòn tạo nên muôn vàn hình dáng kì thú và hang động bí ẩn. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm là nơi sinh trưởng các rạng san hô rất đa dạng. Các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ hành lang đảo đá che chắn, từ đó tạo nên tiềm năng cảng biển và giao thông đường thủy rất lớn. Nói về tài nguyên du lịch Quảng Ninh ta có thể phân định ra làm:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Quảng Ninh là nơi có rất nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong đó phải kể đến di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long.

Nằm ở vùng đông bắc Việt Nam, là một phần bờ tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Vịnh Hạ Long có diện tích là 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo trong đó có 989 hòn đảo có tên, còn 980 hòn chưa có tên. Đảo Hạ Long có hai dạng đảo là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung vào hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long.

Trong một diện tích không lớn, hàng ngàn đảo đá vôi muôn hình, muôn vẻ ẩn hiện trên mặt nước trong xanh như những viên ngọc bích long lanh khổng lồ. Vùng tập trung dày đặc các hang động đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng. Là vùng di sản thiên nhiên thế giới với diện tích 434 km2, bao gồm 775 hòn đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được bộ văn hóa thông tin xếp hạng năm 1962. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hóa, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô chi, tĩnh lặng trở thành tác phẩm điêu khắc.

Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17/12/1994 trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị thẩm mỹ. Năm 2000 Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần thứ hai bởi giá trị địa chất địa mạo. Điều đó đã khẳng định giá trị ngoại hạng mang tính chất toàn thế giới của vịnh Hạ Long.

Trong đó phải kể đến tài nguyên biển: Với chiều dài 250 km bờ biển và 6000 km2 mặt nước biển, tài nguyên biển Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng là ưu thế nổi trội cho phát triển kinh tế và du lịch.

Có trữ lượng hải sản lớn, nhiều ngư trường với nhiều loại thủy sản phong phú, có thể đưa sản lượng khai thác lên 4 vạn tấn/ năm.

Có 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha có vịnh và hàng chục vạn ha vùng thềm lục địa nông ven bờ có khả năng lớn để nuôi tròng thủy hải sản có giá trị cao như ngọc trai, bào ngư, tôm cá, sái sùng, ngao, sò huyết, rong câu… phục vụ xuất khẩu, làm điểm tham quan cho khách du lịch và cung cấp đặc sản biển cho khách du lịch.

Có nhiều khu vực nước sâu kín gió thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở khu vực thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thị xã Móng Cái và huyện Tiên Yên. Nhiều cảng quan trọng đã và sẽ xây dựng như cảng nước sâu Cái Lân, Cửa Ông, Mũi Chùa, Vạn Gia. Phát triển hệ thống cảng biển tạo đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế và du lịch.

Nhiều bãi tắm nổi tiếng, bãi san hô ngầm, cảnh đẹp trên các đảo.

Nhắc đến yếu tố tự nhiên tại tỉnh Quảng Ninh thì không thể không kể đến Khoáng sản: Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nổi bật nhất là than đá có trữ lượng tới 3,5 tỷ tấn. Trong đó, trữ lượng cho khai thác lộ thiên 215,4 triệu tấn, cho khai thác lò 470,4 triệu tấn và trữ lượng cho khai thác giếng đứng là 378 triệu tấn. Tiếp đó là các loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng như đá vôi, sét, gạch ngói rất phong phú và phân bổ rộng khắp trong tỉnh.


Bảng 1: Tiềm năng khoáng sản vật liệu xây dựng của Quảng Ninh


Loại khoáng sản

Số mỏ

Trữ lượng (Triệu tấn)

Đá vôi xi măng

3

1.330

Sét xi măng

6

130

Sét gạch ngói

6

75,6

Sét chịu lửa

4

14,6

Cao lanh

16

150

Cát thủy tinh

1

6,2

Cát sỏi xây dựng

4

11,7

Đá ốp

2

1 triệu m3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 6

Nguồn : Sở Xây dựng Quảng Ninh.

Khoáng sản Quảng Ninh là tài nguyên quan trọng và là lợi thế để phát triển công nghiệp góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, thu hút lao động, nâng cao mức sống và sức mua của dân cư tạo ra nhu cầu lớn cho thị trường du lịch nội địa của tỉnh. Nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với phát triển du lịch. Nếu phát triển quá mức và thiếu các biện pháp xử lý môi trường thì sẽ phá vỡ cảnh quan tự nhiên vốn là một thế mạnh của du lịch sinh thái, làm ô nhiễm môi trường

trước hết là ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất, làm mất mỹ quan, hạn chế sức thu hút khách du lịch và thời gian lưu trú của khách ở các trọng điểm du lịch của Tỉnh.

Cũng như đối với nhiều địa phương khác ở nước ta, các thắng cảnh là ưu thế nổi trội để phát triển du lịch. Các thắng cảnh ở Quảng Ninh đã và đang được khai thác để phục vụ phát triển du lịch rất phong phú và đa dạng. Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên rất có giá trị và nổi tiếng thế giới được tạo thành bởi cấu trúc hình thể, cấu tạo địa chất, cảnh quan địa hình đá vôi, đa dạng sinh học, có giá trị bảo tồn lớn, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học và bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên.

Vịnh Hạ Long là thắng cảnh độc đáo, có giá trị lớn nhiều mặt, trong đó có giá trị thẩm mỹ và giá trị địa chất, địa mạo là nổi bật, ngoại hạng và có ý nghĩa toàn cầu. Khu vực tập trung những giá trị nổi bật trong phạm vi 434 km2 được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đánh giá những giá trị của vịnh Hạ Long, Hội đồng di sản thế giới trong bản thuyết trình tại khóa họp lần thứ 17 ngày 14/12/ 1994 tại Thái Lan đã khẳng định : « Những ngọn núi đá nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cảnh độc đáo tự nhiên với một sự tuyệt mỹ của thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là các di sản khảo cổ. Nó xứng đáng được bảo tồn và ghi danh vào danh mục di sản thế giới với tiêu chuẩn là một di sản thiên nhiên.

Nhìn tổng quan vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại và độc đáo, kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội họa, giữa tính hoành tráng của thiên nhiên với sự duyên dáng, thơ mộng. Nhưng Hạ Long không phải là tác phẩm nghệ thuật tĩnh, mà luôn biến đổi hình dạng, bố cục và màu sắc theo thời gian, góc nhìn, tạo nên trong giây phút những cảnh sắc khác thường, gây cho du khách những cảm xúc bất ngờ và lý thú.

Vịnh Hạ Long với những giá trị nổi bật về thiên nhiên và văn hóa, với tính độc đáo, đa dạng các loại hình du lịch, là đối tượng du lịch quan trọng nhất, đã tạo ra và làm tăng giá trị du lịch của tỉnh nếu có sự đầu tư thỏa đáng, biết xây dựng và tổ chức chương trình du lịch chất lượng cao. Vịnh Hạ Long được xem như tài sản vô giá và là niềm tự hào chính đáng của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh vịnh Hạ Long nổi tiếng, ở Quảng Ninh còn có 28 thắng cảnh khác đã được kiểm kê. Trong số đó đáng chú ý hơn cả là các thắng cảnh Yên Tử, hồ và đồi thông Yên Trung, thác Lựng Xanh (Uông Bí), hồ à đồi thông Yên Lập (Hoành Bồ),

thác Suối Mơ (Yên Hưng), các hang động huyền bí, kỳ vĩ và các bãi tắm dài rộng, đẹp thơ mộng.

Các hang động ở Quảng Ninh rất phong phú, đa dạng muôn hình muôn vẻ và có sức hấp dẫn với khách du lịch, tiêu biểu là các hang Đầu gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Luồn, động Thiên Cung, động Tam Cung, Mê Cung…

Quảng Ninh có bãi biển Trà Cổ thoải, nông và rộng nhất ở nước ta, ngoài ra còn nhiều bãi tắm đẹp, cát mịn, nước biển trong xanh và tĩnh lặng nằm dưới chân các đảo đá Ba Trái Đào, Áng Dù, Cửa Dứa, hoặc trải dài hàng kilomet quanh các đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng. Đây là những bãi tắm lý tưởng cho khách du lịch trên hành trình thăm Vịnh Hạ Long.

Hạ Long là một địa điểm giải trí, nghỉ mát vô cùng lý thú với khung cảnh vô cùng độc đáo, tự nhiên mà thiên nhiên đã ưu đãi. Từ những thuận lợi của thiên nhiên mang lại, vịnh Hạ Long đang chuyển mình thành điểm du lịch có sức cuốn hút mạnh mẽ số lượng khách du lịch trong và ngoài nước. Vì thế các công trình hạng mục, cơ sở vật chất kỹ thuật đang và sẽ được tích cực đầu tư và triển khai.

Tuy nhiên do nhu cầu đòi hỏi được đáp ứng cùng một lúc chất lượng dịch vụ cao nên bản thân điểm du lịch vịnh Hạ Long vẫn chưa thực sự phát huy hết khả năng để đáp ứng tốt mọi yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ du lịch theo đúng sở thích của khách.

+ Tài nguyên nhân văn

Bên cạnh tài nguyên du lịch gắn với thiên nhiên của tỉnh Quảng Ninh, cần phải đặc biệt kể đến tài nguyên nhân văn. Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời. Văn hóa Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hóa của người Việt. Dân số Quảng Ninh khoảng trên 1 triệu người, vào loại đông trung bình trong cả nước. Quảng Ninh đã đạt mức tăng dân số thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc. Toàn tỉnh có 21 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Đó là các dân tộc Việt (kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Trong số các dân tộc đông người, người Việt (kinh) chiếm 89,2 %, tập trung chủ yếu ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông ven biển.

Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ như Phật giáo, Ky Tô giáo, thờ cúng tổ tiên và một vài tín ngưỡng dân gian khác. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên cũng như của con người, hiện trên đất nước Quảng Ninh còn lại khoảng 30 ngôi chùa nằm rải rác ở 8 huyện thị thành phố. Bên cạnh đó, số người tôn thờ cá đạo giáo khác cũng có số lượng đáng kể. Hiện, Tỉnh có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo với số giáo dân khoảng hơn 1 vạn người.

Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... Mỗi lễ hội lại mang trong mình một ý nghĩa lịch sử sâu sắc với những hoạt động của phần lễ và phần hội phong phú, đặc sắc. Các lễ hội này chủ yếu diễn ra vào khoảng thời gian đầu năm âm lịch và thu hút nhiều khách hành hương từ mọi nơi trên đất nước.

Chợ là trung tâm văn hóa của các địa phương trong tỉnh. Chợ Quảng Ninh có thể chia ra làm 2 loại mà tiêu biểu là chợ Hạ Long và chợ ở miền cao. Nằm ở trung tâm thành phố, chợ Hạ Long là đầu mối thương mại của tỉnh Quảng Ninh, được xây dựng khang trang, các sạp hàng được xếp theo trật tự khoa học. Hàng hóa ở đây phong phú, từ các loại hàng thông thường đến các hàng cao cấp, trong đó phần lớn là các hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc. Trong khi đó, hàng hóa tại các chợ vùng cao thường là các loại hàng hóa trao đổi trong ngày chủ yếu là các nông, lâm sản do người dân trong vùng nuôi và trồng được.

Nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế phía bắc, Quảng Ninh là tỉnh có cơ cấu cá ngành kinh tế đa dạng và năng động, trong đó một số ngành hiện nay đã trở thành thế mạnh và giữ vai trò chủ đạo như: du lịch, cảng biển, công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng than, công nghiệp khai thác chế biến thủy, hải sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Với nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, các bãi biển, bãi tắm cùng gần 500 di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật gắn liền với các lễ hội truyền thống mà trong đó nhiều di tích được xếp hạng quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông…, ngành du lịch Quảng Ninh có rất

nhiều tiềm năng mạnh mẽ để phát triển. Với lịch sử lâu đời hơn, ngành khai thác, chế biến và sử dụng than đã phát triển mạnh mẽ với tổng trữ lượng địa chất là 3,8 tỷ tấn than, cho phép khai thác từ 30 đến 40 triệu tấn/ năm. Quảng Ninh có 3 trung tâm khai thác lớn là Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí – Mạo Khê. Kinh tế Quảng Ninh còn phải kể đến ngành cảng biển và du lịch cảng biển. Toàn tỉnh có bờ biển dài, nhiểu khu vực kín gió, nước sâu, ít lắng đọng, rất thuận tiện để phát triển cảng biển, trong đó tiêu biểu là cảng Cái Lân và cảng Cửa Ông. Cảng ở Quảng Ninh được sử dụng hiệu quả để phát triển du lịch, thương mại cũng như vận chuyển than. Bên cạnh đó, kinh tế Quảng Ninh còn được biết dến bởi công nghiệp khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản. Với vùng biển rộng, nhân dân trong tỉnh đã sớm có nghề đánh bắt hải sản. Không những thế, họ còn khoanh vùng, đắp đầm nuôi cá. Từ những hải sản đánh bắt và nuôi được, ngành công nghiệp chế biến hải sản đã bắt đầu phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng cao. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn có rất nhiều ngành kinh tế khác, tuy chưa có nhiều tiếng tăm và thành công trên thị trường song rất có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Bên cạnh những mặt thuận lợi về môi trường du lịch tự nhiên như trên đã tìm hiểu thì trên thực tế còn tồn tại những hiện trạng, khó khăn cần khắc phục để cho ngành du lịch tỉnh nhà phát triển bền vững:

* Môi trường nước: tuy mới ở giai đoạn phát triển nhưng hoạt động du lịch tại Quảng Ninh đã có những dấu hiệu làm ô nhiểm nước biển vùng vịnh Hạ Long. Mạng lưới thoát nước thải của các khu vực đô thị, các khu công nghiệp và dân cư đều phải trực tiếp đổ ra sông và biển không qua xử lí, chất lượng nước biển khu vực Hạ Long so với chất lượng môi trường Việt Nam thì hầu hết các chỉ số đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Nguồn nước ngầm ở nhiều nơi bị ô nhiễm, nhiều nơi bị ô nhiễm khá nặng. Ngoài chất lượng, trữ lượng nước ngầm ở Quảng Ninh cũng bị ảnh hưởng nếu bị khai thác quá mức do tính chất của cấu tạo địa chất. Tại khu vực Bãi cháy, nếu khai thác nước ngầm ở những điểm hiện tại sử dụng quá 500m3/ngày thì có hiện tượng bị nhiễm mặn.

* Môi trường không khí: Ở các khu vực đô thị, khai thác mỏ và sản xuất công nghiệp đã xãy ra tình trạng không khí bị ô nhiễm, đặc biệt là bụi, khí thải và mùi. Về nồng độ bụi lơ lửng trong không khí, tại Hạ Long vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam từ 3-4 lần. Các khí thải, đặc biệt từ các phương tiện giao thông cơ giới và từ các khu dịch vụ hầu hết đều có các chỉ số vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đây là các mối nguy hiểm tiềm tàng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch đến đây.

* Môi trường đất: môi trường đất ở Quảng Ninh cũng bị suy giảm nhanh chóng. Trước hết là lớp đất bị rửa trôi, bồi lấp các chổ thấp và dải ven bờ biển do bị đổ ra trong quá trình khai thác than, xây dựng các khu công nghiệp rải rác hiện nay cũng là vấn đề khá gay cấn, ngoài lượng rác thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương còn lượng chất thải từ các hoạt động du lịch. Theo ước tính lượng rác thải do hoạt động du lịch ở khu vực Hạ Long chiếm tới 9% toàn khu vực. Tình hình xả thải rác ở các khu dân cư đã làm môi trường xuống cấp nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch. Chỉ tính riêng khu vực Hạ Long lượng rác thải mỗi ngày là 220m3, trong số đó chỉ thu gom được 119m3. Tải

Cẩm Phả chỉ thu gom được 80m3 trong số 180m3 mỗi ngày. Các tàu thuyền trở

khách trên biển hầu như đều không đầy đủ các phương tiện tập trung rác thải về bến tàu mà đa số đều đổ thẳng xuống biển. Trong những năm tới với mức độ phát triển du lịch và các ngành kinh tế ở Quảng Ninh rất cao, nếu không có biện pháp tích cực để xử lí chất thải thì chắc chắn môi trường ở đây sẽ bị suy thoái, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân thậm chí làm giảm đi lượng khách du lịch .

- Tác động chủ yếu của du lịch tới cảnh quan du lịch là từ các hoạt động cải tạo mặt bằng cho các công trình xây dựng, cải tạo bãi biển. Các công trình xây dựng phục vụ cho khách du lịch (khách sạn, nhà hàng…) chưa theo kế hoạch tổng thể nên có nhiều chỗ còn trong tình trạng tự phát.

- Nhiều khu vực có cảnh quan đẹp bị các cá nhân và tổ chức xâm chiếm làm sở hữu riêng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên. Rác thải và nước thải không được thu gom và xử lí hết từ các hoạt động dịch vụ du lịch trên mặt biển và đặc biệt ở ven các bãi tắm, khu cầu kè… làm ô nhiểm môi trường , mất vệ sinh và mất mỹ quan, đe dọa sự phát triển du lịch .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022