2.3. Kinh doanh cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch, gồm: khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh du lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, bãi cắm trại du lịch.
Kinh doanh cơ sở lưu trú là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời bằng việc phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng và các dịch vụ cần thiết khác trong cơ sở lưu trú đó.
Sản phẩm của cơ sở lưu trú phải kể đến đầu tiên là dịch vụ cho thuê buồng, giường ngủ, đây cũng được xem như một chức năng chủ yếu của hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú. Nhưng nhu cầu của khách rời khỏi nơi cư trú đầu tiên không phải chỉ có ngủ mà còn có nhiều nhu cầu khác như ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin mua hàng… như vậy sản phẩm của cơ sở lưu trú còn bổ sung các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của khách. Dựa vào tính chất là cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ nhu cầu của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, chúng ta có thể khái quát được sản phẩm của cơ sở lưu trú là toàn bộ dịch vụ phục vụ khách diễn ra trong quá trình từ khi nghe lời yêu cầu đầu tiên của khách đến khi tiễn khách rời khỏi cơ sở lưu trú, do đó, không thể xem sản phẩm của cơ sở lưu trú chỉ là những hàng hóa dịch vụ đơn lẻ mang tính kỹ thuật khô cứng.
2.4. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác
Ngoài các hoạt động du lịch kinh doanh như đã nêu trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tư vấn đầu tư du lịch…
Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh. Phần không thể thiếu trong hành trình Du lịch là kinh doanh khu vui chơi, giải trí, các dịch vụ mua bán hàng hóa, hàng lưu niệm, dịch vụ thể thao như sân golf và dịch vụ cho thuê dụng cụ đánh golf, dịch vụ thuê các thiết bị lướt ván, lặn biển, các dịch vụ thuê dụng cụ leo núi, các dịch vụ thuê dụng cụ du lịch mạo hiểm, dịch vụ massage…
3. Vai trò của du lịch
3.1. Vai trò về mặt kinh tế trong nền kinh tế quốc dân
3.1.1. Tác động vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 2
- Môi Trường Phát Triển Bên Ngoài Của Doanh Nghiệp
- Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 4
- Tiềm Năng Khoáng Sản Vật Liệu Xây Dựng Của Quảng Ninh
- Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Quảng Ninh
- Số Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Và Khách Du Lịch Quốc Tế Có Lưu Trú Ở Quảng Ninh
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Phát triển du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân, làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội thông qua các hoạt động như: sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật. Đồng thời nó cũng góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói một cách khác là du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng.
Phát triển du lịch tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch.
Cụ thể, trong vòng 30 năm (1960 - 1991) thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng lên khoảng 38 lần, từ 6,8 tỷ USD năm 1960 lên 102 tỷ USD năm 1980, tới 260 tỷ USD năm 1991 và 423 tỷ USD vào năm 1996, bằng hơn 8% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toàn thế giới.
Ở Việt Nam, từ năm 1990 trở lại đây, du lịch đã có những bước phát triển khá mạnh, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 1990 doanh thu của du lịch Việt Nam mới chỉ đạt đến con số là 650 tỷ đồng thì đến năm 2008, tổng doanh thu toàn xã hội từ du lịch đã đạt tới 64.000 tỷ đồng.
3.1.2. Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất
Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản…theo giá bán lẻ cao hơn so với việc xuất khẩu theo giá bán buôn. Đồng thời, thông qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế.
Ngoài ra, du lịch còn là ngành “xuất khẩu vô hình” các hàng hoá du lịch như: các cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống, phong tục tập quán…Qua mỗi lần đưa ra thị trường, những hàng hoá vô hình này không bị mất đi mà thậm chí, giá trị và uy tín của nó còn được tăng lên rất nhiều.
Hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hoá, dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn do tiết kiệm được đáng kể các chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra nó còn cho phép thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán.
3.1.3. Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay thì giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Do vậy, đối với các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác.
Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư lại càng ít hơn (so với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cơ bản) mà lại thu hút lao động nhiều hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.
3.1.4. Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo
Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác như vận tải, bưu điện, thương nghiệp, tài chính, các hoạt động phục vụ sinh hoạt cá nhân, các dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí, các hoạt động văn hoá thể thao...
Mặt khác, sự phát triển của du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác.
Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như: mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng…Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển thông tin liên lạc…của khách du lịch, cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển.
3.2. Vai trò về mặt xã hội đối với đất nước
3.2.1. Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Theo như thống kê năm 2000 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo ra được một việc làm mới. Đến năm 2005, cứ 8 lao động thì có 1 người làm trong ngành du lịch so với tỷ lệ hiện nay là 1/9. Theo dự báo của WTO, năm 2010, ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, nếu như thời điểm 1990, toàn ngành du lịch chỉ có khoảng 20.000 lao động thì nay, lực lượng này đã lên đến trên một triệu lao động. Trong đó, bao gồm khoảng 285.000 lao động trực tiếp và trên 750.000 lao động gián tiếp. Và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong 5-10 năm tới sẽ rất lớn. Cụ thể, năm 2010, tổng số lao động trực tiếp trong ngành sẽ hơn 333.000 người. Đến năm 2020, con số này sẽ lên đến hơn 503.000 người.
3.2.2.Du lịch củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Du lịch góp phần củng cố và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế thông qua các mặt như: các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế; du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế; du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất-nhập khẩu” ngoại tế, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.
3.2.3. Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển
Thông thường tài nguyên du lịch thiên nhiên thường có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác. Việc đầu tư về mọi mặt giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hoá, xã hội…để khai thác, đưa những tài nguyên này vào sử dụng góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở các vùng đó và cũng góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.
3.2.4. Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả
Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà; làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người ở địa phương khác, khách nước ngoài (về phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ…); làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau…
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
1.Thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch Quảng Ninh
1.1. Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch Quảng Ninh
Từ những năm 1990, khách du lịch quốc tế đến thăm Hạ Long mỗi ngày một đông hơn. Đặc biệt, từ năm 1995, sau khi Hạ Long được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới thì vịnh biển xinh đẹp này đã trở thành một trong những điểm du lịch thu hút khách lớn nhất trong toàn quốc. Đứng trước yêu cầu quản lý và phát huy giá trị một Di sản thế giới, được sự đồng ý của Chính phủ, ngày 9/12/1995, UBND tinh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Ban Quản lý vịnh Hạ Long. Đây cũng là một trong những khuyến nghị của UNESCO.
Ban Quản lý vịnh Hạ Long là một cơ quan chuyên trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý ở cấp độ nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực Di sản thế giới. Về chuyên môn nghiệp vụ và quan hệ quốc tế, Ban Quan Lý vịnh Hạ Long chịu sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin và Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã hoạt động rất có hiệu quả và tạo nên những thay đổi rõ rệt trong việc quản lý, điều hành du lịch ở Hạ Long. Hiện nay, sau khi tỉnh Quảng Ninh đầu tư xây dựng Bến tàu du lịch mới Bãi Cháy, tất cả các tàu du lịch khang trang, rông rãi với những cầu tầu hiện đại và an toàn. Không còn mấy những cảnh lộn xộn, lôi kéo hoặc nài ép du khách, không có người ăn xin, trẻ em đi theo khách để bán đồ lưu niệm. Trong cảng này, có một trung tâm thông tin hướng dẫn du lịch. Tại đây, du khách có thể có thêm các thông tin chi tiết về các tuyến du lịch trên biển, giá thuê tàu, giá vé tham quan và có nhiều bản đồ, sách báo, bưu ảnh về Hạ Long và có một đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề.
Ban Quản lý vịnh Hạ Long còn đảm trách những nhiệm vụ quan trọng và lâu dài. Trước hết đơn vị này có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển, các dự án đầu tư, tu bổ và tôn tạo. Đồng thời, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long phải phối hợp với các cơ quan chức năng để
xây dựng các quy định nhằm giám sát, kiểm tra, bảo vệ cảnh quan và môi trường. Những hoạt động có tính chất chiến lược và lâu dài của Ban là thực hiện công tác khảo sát, nghiên cứu khoa học, cùng với việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tiến hành các hoạt động đối ngoại và tranh thủ sự tài trợ quốc tế. Tất cả đều nhằm để phục vụ cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của vịnh Hạ Long, một di sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân loại. Hiện nay, Ban Quảng lý vịnh Hạ Long đã có một trụ sở mới tại 166 Lê Thánh Tông, thành phố Hạ Long.
Việc quản lý Nhà nước về du lịch ở Quảng Ninh đã dần đi vào nề nếp và có những dấu hiệu khả quan. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thông qua Chương trình hành động du lịch trên cơ sở đề ra những nhiệm vụ và biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch ở các trung tâm du lịch của tỉnh; đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của tỉnh, tiến hành sắp xếp tổ chức, quy hoạch cán bộ, xây dựng phương án phối hợp liên ngành để triển khai các hoạt động du lịch, tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch, đặc biệt với vịnh Hạ Long; di sản thiên nhiên của thế giới, đảm bảo an toàn trật tư, an ninh quốc phòng; đã tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm.
Công tác quản lý Nhà nước còn được thể hiện rõ trong việc tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, việc phối hợp với các ngành và các cấp chính quyền đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, thực hiện phát triển du lịch bền vững. Đồng thời kiến nghị với lãnh đạo tỉnh và Trung ương ban hành các quy định phù hợp với tình hình quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Trong công tác quản lý Nhà nước, Quảng Ninh vẫn đang tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác du lịch với Pháp, Trung Quốc, nhiều tổ chức và hãng du lịch quốc tế.
Tuy vậy, trong thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về du lịch thông qua Sở Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Bộ máy quản lý chưa đồng bộ, thiếu cán bộ chuyên trách. Việc quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch chưa chặt chẽ. Việc quản lý quy hoạch, môi trường du lịch chưa chủ động và kịp thời. Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch còn chậm.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Tổng Cục Du lịch cần có sự quan tâm và có các biện pháp kịp thời để sớm khắc phục những hạn chế này.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước là điều kiện quyết định đảm bảo cho ngành du lịch Quảng Ninh phát triển đúng hướng, có những bước tiến vững chắc, hội nhập được với sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế.
1.2. Tổ chức của các doanh nghiệp du lịch
Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, trong đó vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp Nhà nước.
Hệ thống tổ chức kinh doanh trong những năm gần đây đã có sự phát triển, đước sắp xếp tổ chức lại và ngày càng hoàn thiện hơn. Nếu như năm 1995 trên địa bàn tỉnh có:
4 doanh nghiệp Nhà nước 2 doanh nghiệp đoàn thể
26 khách sạn của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương 3 công ty trách nhiệm hữu hạn
26 doanh nghiệp tư nhân
Sau năm năm, tức năm 2000, hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch của tỉnh được chia thành 4 nhóm :
Nhóm doanh nghiệp Nhà nước có 7 công ty độc lập
Nhóm doanh nghiệp công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có 18 công ty nhóm doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có 5 doanh nghiệp (4 kinh
doanh khách sạn và 1 kinh doanh công viên và một số dịch vụ khác)
Đến cuối năm 2008, Toàn tỉnh Quảng Ninh, hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch của tỉnh được chia nhỏ thành 8 nhóm:
nhóm doanh nghiệp nhà nước có 17 doanh nghiệp
Nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 6 doanh nghiệp Nhóm doanh nghiệp liên doanh trong nước có 0 doanh nghiệp Nhóm công ty cổ phần có 51 doanh nghiệp
Nhóm Công ty TNHH có 60 doanh nghiệp
Nhóm doanh nghiệp tư nhân có240
Nhà nghỉ của các ngành có 9 doanh nghiệp Nhóm hộ cá thể có 463 doanh nghiệp
Trong những năm qua cơ cấu thành phần kinh tế ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều thay đổi. Từ số liệu trên, nếu so sánh về thị phần cho thấy: doanh nghiệp quốc doanh chiếm 2,01%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh (kể cả doanh nghiệp cổ phần hóa) chiếm 97,28%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 0,71%, so với tổng số doanh nghiệp của toàn ngành du lịch Quảng Ninh. Qua phân tích trên cho thấy: số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mặc dù chiếm tỷ trọng vô cùng lớn (97,28%), nhưng hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chỉ chiếm 29%. Trái lại, số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng 0,71%, nhưng vì có quy mô lớn và cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại hơn, nên đã chiếm tỷ trọng lớn (gần 40%) trong tổng doanh thu du lịch.
1.3. Những yếu tố chính tác động đến sự phát triển hoạt động kinh doanh du lịch Quảng Ninh
1.3.1. Môi trường tài nguyên du lich
Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng.
Bờ biển dài 250km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2
(phần đã xác định). Trong đó diện tích đất liền là 5.938 km2; vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km2. Riêng các đảo có tổng diện tích là 619,913 km2. Là tỉnh miền núi – duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi, Quảng Ninh hội tụ đầy đủ