du lịch ngắn ngày). Ngược lại, các chuyến du lịch dài ngày có thể tiêu tốn thời gian đến gần một năm. Du lịch dài ngày thường là các chuyến đi thám hiểm của các nhà nghiên cứu, các chuyến đi nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại các khu điều dưỡng thời gian kéo dài từ hơn một tuần đến dưới một năm. Nhìn chung, du lịch ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với du lịch dài ngày do du khách ngày càng muốn nghỉ ngơi nhiều lần trong năm hơn là nghỉ một lần.
Phân loại theo hình thức tổ chức: theo tiêu chí này, người ta phân chia thành du lịch tập thể, du lịch cá thể và du lịch gia đình. Du lịch cá thể là loại hình mà trong đó những du khách riêng lẻ đến ký hợp đồng mua sản phẩm của cơ quan cung ứng du lịch. Nếu như đối với loại hình du lịch tập thể du khách có thể được chọn khá thoải mái chương trình du lịch cho mình thì du khách đi du lịch cá thể hầu như bị lệ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện nhà cung ứng dịch vụ đưa ra như lịch trình, hành trình, các điều kiện khác… Còn du lịch gia đình hiện nay đang là một hiện tượng phổ biến, có nhiều triển vọng, do đó việc tiếp cận và thu hút khách để kinh doanh loại hình du lịch này là hướng cần quan tâm.
Phân loại theo lứa tuổi du khách: Về mặt sinh học, tùy theo lứa tuổi, điều kiện sức khỏe, tính hoạt động và khả năng chịu đựng của các lớp người này có sự khác biệt. Thiếu niên, thanh niên luôn có nhu cầu vận động, tầng lớp trung niên kém nhanh nhẹn và người cao tuổi thể hiện sức ỳ lớn.
Về mặt khả năng chi trả có thể thấy rõ đại đa số những người trung niên có khả năng chi trả cao hơn các tập khách hàng khác. Thiếu niên, thanh niên còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình nên khả năng chi trả thấp, còn người cao tuổi chi trả ở mức trung bình. Do đó có thể phân loại như sau: Du lịch của những người cao tuổi, Du lịch của những người trung niên, Du lịch của tầng lớp thanh niên, Du lịch của tầng lớp thiếu niên và trẻ em.
1.3. Môi trường phát triển du lịch
Du lịch là ngành kinh tế “không khói” và được coi là thế mạnh “xuất khẩu tại chỗ” nên được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, quan tâm đầu tư phát triển. Nó chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi
nhất định. Trong số những điều kiện đó có những điều kiện trực tiếp tác động đến việc hình thành nhu cầu du lịch và việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những điều kiện mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địa lý. Tuy nhiên, tất cả các điều kiện này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân sự có mặt, sự phát triển của du lịch cũng trở thành một thành tố của môi trường đó và do vậy nó có thể tác động tích cực hoặc cản trở chính sự phát triển đó. Để đảm bảo môi trường du lịch có chất lượng ngày càng cao, qua đó càng thêm phần hấp dẫn khách du lịch thì đòi hỏi các thành phần liên quan đến quá trình phát triển của du lịch đều phải đẩy mạnh sự tham gia của mình, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho nỗ lực này và duy trì lâu dài trạng thái tích cực cho sự phát triển bền vững. Nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước đã có ngành công nghiệp du lịch phát triển ở trình độ cao và các nước trong giai đoạn mới phát triển du lịch đều đã có các bài học kinh nghiệm về lĩnh vực này. Tìm hiểu về môi trường cho sự phát triển ngành du lịch ở Việt Nam, ta đi sâu vào việc phân tích môi trường phát triển bên trong và môi trường phát triển bên ngoài của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch.
1.3.1. Môi trường phát triển bên trong của doanh nghiệp
Môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố doanh nghiệp có khả năng kiểm soát và khống chế được.
+ Môi trường vốn: vốn kinh doanh trong doanh nghiệp được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh. Bên cạnh vốn các doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch nói riêng, một trong những vai trò của hoạt động quản trị doanh nghiệp là bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tổ chức nguồn vốn đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lựa chọn phương pháp, hình thức huy động vốn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn vào phát triển công nghệ kỹ thuật, xây
Có thể bạn quan tâm!
- Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 1
- Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 2
- Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 4
- Vai Trò Về Mặt Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Tiềm Năng Khoáng Sản Vật Liệu Xây Dựng Của Quảng Ninh
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp cũng đang là vấn đề mà các doanh nghiệp cần lưu tâm. Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là các vấn đề trang bị tiện nghi ở nơi du lịch, việc xây dựng và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết của doanh nghiệp… Đó chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật để thỏa mãn nhu cầu thường ngày của khách du lịch như: khách sạn, tiệm ăn, phương tiện giao thông, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đường xá trong khu du lịch, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện… Cơ sở vật chất kỹ thuật còn gồm tất cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình. Tóm lại, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm tất cả công cụ lao động mà tổ chức du lịch tạo ra để phục vụ hoạt động của mình.
+ Môi trường nhân sự: con người là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Một chiến lược phát triển tốt cần phải có nhân sự giỏi thực hiện thì khả năng thành công cao, ngược lại, có thể sẽ không đem lại hiệu quả, có khi lại còn phá hỏng cả chiến lược. Khi nói đến môi trường nhân sự của doanh nghiệp thường đề cập đến các yếu tố về cơ cấu nhân sự và chiến lược phát triển nhân sự của doanh nghiệp. Việc đề ra chiến lược tuyển dụng nguồn nhân lực cho phép doanh nghiệp có được nguồn nhân lực phù hợp và có chất lượng tốt trong tương lai với mức đầu tư tiết kiệm nhất. Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài hay các doanh nghiệp quốc tế thường có chiến lược tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ khi quá trình đào tạo cơ bản sắp hoàn thành, như chế độ tuyển dụng sinh viên giỏi của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ở năm cuối cùng của quá trình đào tạo. Chính sách tuyển dụng này sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một khối lượng lớn chi phí đào tạo lí thuyết và thực tế đối với đội ngủ lao động mới. Trong quá trình hoạt động chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có vai trò củng cố hơn lợi thế cạnh tranh về trình độ người lao động của doanh nghiệp. Một vấn đề quan trọng không thể không đề cập đến trong môi trường nhân sự đó là năng lực của môi trường thăng tiến trong doanh nghiệp tạo ra cho cán bộ công nhân viên của mình. Yếu tố này sẽ tăng cường lòng nhiệt tình, sự gắn bó và lòng trung thành của người lao động với doanh nghiệp mà họ đang là thành viên.
+ Môi trường văn hóa doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp ngày càng mang một ý nghĩa quan trọng, vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không được bỏ qua văn hóa doanh nghiệp. Ngược lại, nó cần được đưa vào sứ mệnh, tầm nhìn, tuyên bố mục tiêu của tổ chức, được nhấn mạnh trong các khóa đào tạo do doanh nghiệp tài trợ và trong qúa trình giao tiếp của doanh nghiệp. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch cũng thể hiện một nét văn hóa của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch cũng cần phải xây dựng hệ thống lương, thưởng dựa trên việc đánh giá năng lực, ý thức, hiệu quả và mức độ đóng góp của cán bộ công nhân viên cho kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp để áp dụng chính sách khen thưởng phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp nên quan tâm đến hoạt động đoàn thể, chú trọng đến quyền lợi của toàn thể nhân viên, thực hiện tốt các chế độ phúc lợi và đãi ngộ nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ nhân viên. Công tác xã hội cũng cần được chú trọng. Một trong những thế mạnh lớn của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch và là gốc của những thành công chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên, là tinh thần đoàn kết và đồng tâm xây dựng doanh nghiệp của các thành viên. Chính vì vậy lãnh đạo doanh nghiệp cần luôn chú trọng đến việc xây dựng và tối ưu hóa chính sách đãi ngộ và phúc lợi, chú trọng đào tạo và phát triển nhân sự, chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp, thân thiện...
1.3.2. Môi trường phát triển bên ngoài của doanh nghiệp
+ Môi trường chính trị và pháp luật: môi trường chính trị và pháp luật tạo nên một khung khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh của mỗi quốc gia. Môi trường chính trị - luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các bộ luật, các đạo luật và các quy định hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các vấn đề chính trị nhạy cảm là vấn đề mà doanh nghiệp cần hết sức quan tâm, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cộng đồng.
Không khí chính trị hòa bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa và chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu
không khí hòa bình ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Không khí hòa bình trên thế giới ngày càng được cải thiện. Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế đối thoại, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng con đường hòa bình đã trở thành phổ biến trong quan hệ giữa các nước. Du khách thích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng, tại những nơi này du khách có thể đi lại tự do trong đất nước mà không phải lo sợ và không cần sự chú ý đặc biệt nào. Những điểm du lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo v.v…du khách có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương sẽ thu hút được nhiều du khách hơn với những nơi họ bị cô lập với dân bản địa. Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết, gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn.
Tóm lại du lịch phát triển là nhờ có bầu không khí chính trị hòa bình và bầu không khí đó càng được củng cố và mở rộng khi phát triển các mối quan hệ trao đổi du lịch giữa các quốc gia và dân tộc. Sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu ở đất nước xảy ra những sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị hòa bình và trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa sự an toàn của khách du lịch. Đó làm những biến cố như đảo chính bất ổn chính trị, nội chiến v.v… Những nhân tố này có ảnh hưởng rất xấu tới số lượng du khách đến du lịch. Chiến tranh nội chiến là những cản trở lớn nhất đến hoạt động du lịch. Trong chiến tranh, biên giới giữa các bên tham chiến đóng cửa hoàn toàn, việc đi lại của khách bị đình chỉ, giao thông ngừng trệ, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch bị tàn phá và bị sử dụng vào mục đích phục vụ chiến tranh…
Hiện nay nền kinh tế phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng, đi cùng với đó là những hệ lụy mà sự phát triển kinh tế như vũ bão đó mang lại. Sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước lúc này đã ngày càng trở nên cần thiết và cũng là một yêu cầu tất yếu có tính quy luật để phát triển nền kinh tế vững mạnh. Ngành du lịch cũng rất cần phải có sự quản lý của Nhà nước.
Để hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải đặt mình dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Nhà nước. Trong quá trình hoạt động, để đạt được những lợi ích nhất định, các doanh nghiệp phải tham gia vào rất nhiều mối quan hệ. Các quan hệ này có thể dẫn tới xung đột mà chỉ nhà nước mới có thể
giải quyết được. Đó là các mối quan hệ cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động, và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với những yếu tố mang tính xã hội… Chỉ khi nào có sự hỗ trợ và can thiệp của các cơ quan Nhà nước thì nền kinh tế mới có thể đi vào quỹ đạo phát triển bền vững và toàn diện được. Tuy nhiên, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp như việc hình thành giá. Mà Nhà nước chỉ nên tác động gián tiếp vào cơ chế hoạt động của thị trường cùng với những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của mình, như các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, can thiệp vào các hiện tượng và quá trình kinh tế bằng công cụ lãi suất, thuế và chi tiêu thông qua việc kết hợp lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế xã hội. Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, trong Luật Du lịch quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào một số lĩnh vực trong du lịch; làm rõ hơn các lĩnh vực Nhà nước thực hiện và những lĩnh vực Nhà nước hỗ trợ để phát triển du lịch, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến, quảng bá quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; cho phép thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch...
Quản lý Nhà nước có vai trò quyết định đối với phát triển du lịch. Nhà nước với các công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô có thể đưa ra các quyết định và hoạt động cụ thể có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc khai thác sử dụng tài nguyên du lịch và tạo môi trường phát triển du lịch, một điều mà không thành phần nào khác có liên quan có thể làm được. Ngoài việc đưa ra một hệ thống pháp luật hoàn thiện giúp cho việc quản lý tốt tài nguyên và môi trường du lịch, Nhà nước có thể xem xét đưa ra các chính sách ưu tiên nhằm tạo điều kiện tiền đề để tiến hành các công tác này. Do đó, pháp luật quy định nội dung quản lý Nhà nước về du lịch như sau :
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Tổ chức điều thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và ngoài nước.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
- Kiểm tra thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
Nhà nước còn là đầu mối phối hợp với các Tổ chức quốc tế để xây dựng các dự án phát triển môi trường du lịch. Nhờ có dự án, việc gìn giữ tính đa dạng của tài nguyên và chất lượng trong sạch của môi trường đã được phối hợp chặt chẽ với việc phát triển du lịch để tạo ra một tiềm năng bền vững và thực sự đã thúc đẩy hiệu quả tích cực của du lịch qua sức hấp dẫn cao đối với du khách .
+ Môi trường kinh tế :
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Điều này được giải thích bởi sự lệ thuộc của du lịch vào thành quả các ngành kinh tế khác. Trong các ngành kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng rất lớn lương thực và thực phẩm (cả thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến). Ở đây cần nhấn mạng vai trò của các ngành công nghiệp chế biến rượu bia, thuốc lá… Đây là các cơ sở cung ứng nhiều hàng hóa nhất cho du lịch.
Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò không kém phần quan trọng trong cung ứng vật tư cho du lịch như: công nghiệp dệt, công nghiệp thủy tinh, công nghiệp sành sứ và đồ gốm… Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch các loại vải để trang bị cho các phòng khách, các loại khăn trải bản, ga giường, thảm… Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú. Tính cao cấp và tính thứ yếu của tiêu dùng du lịch đòi hỏi hàng hóa và
dịch vụ du lịch phải có chất lượng cao. Do vậy, muốn phát triển du lịch các ngành sản xuất có quan hệ mật thiết với du lịch không chỉ đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về khối lượng hàng hóa, mà phải đảm bảo cung cấp vật tư hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo có thẩm mĩ chủng loại phong phú, đa dạng. Điều đó có nghĩa là những địa phương có nền kinh tế phát triển, các ngành kinh tế có khả năng tạo đươc sản phẩm cao cấp sẽ là nới có điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Cũng chính tại những địa phương đó du lịch thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Khi nói đến nền kinh tế của đất nước không thể không nói đến giao thông vận tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những năm gần đây, giao thông vận tải có những bước chuyển biến quan trọng, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của du lịch . Nói đến sự phát triển của giao thông vận tải có ảnh hưởng đến du lịch, chúng ta quan tâm đến cả hai phương diện. Đó là sự phát triển về mặt số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng của các phát triển vận chuyển đã làm cho mạng lưới giao thông vươn tới mọi nơi trên trái đất. Hiện nay trên thế giới có trên 500 triệu khách du lịch đi qua biên giới các nước bằng các phương tiện vận chuyển hành khách quốc tế. Chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận tới điểm du lịch. Số lượng phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ khả năng vận chuyển du khách. Số lượng loại hình phương tiện vận chuyển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và mềm dẻo, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách.
Môi trường phát triển bên ngoài doanh nghiệp cũng không thể không kể đến khả năng tài chính của du khách tiềm năng. Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch trong nước cũng như ra nước ngoài. Có nhiều nước rất giàu tài nguyên du lịch nhưng vì nền kinh tế lạc hậu nên không thể phát triển du lịch và càng không thể gửi khách du lịch ra nước ngoài. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng nhiều loại dịch vụ, hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, họ phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán