Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 2

doanh du lịch của toàn tỉnh, tác giả xin được tập trung phân tích nhiều hơn hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long.

4. Phương pháp nghiên cứu và kết cấu của khóa luận:

Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong khóa luận là phương pháp sưu tầm, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu (trên cơ sở sử dụng những số liệu thống kê, bảng biểu, mô hình và các tài liệu tham khảo), phương pháp diễn giải, phân tích dữ liệu.

Kết cấu của khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương:

Chương I. Lý Luận Chung Về Hoạt Động Du Lịch.

Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh. Chương III. Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Ở Tỉnh Quảng Ninh

Trong Xu Thế Hội Nhập Nền Kinh Tế Thế Giới.

PHẦN II: NỘI DUNG‌‌

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


1. Du Lịch Và Các Loại Hình Du Lịch

Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 2

1.1. Khái niệm về du lịch và bản chất của sản phẩm du lịch

1.1.1. Khái niệm về du lịch

Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người cũng sẽ có những cách hiểu khác nhau về du lịch.

Theo quan điểm của học giả Guer Freuler thì “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”.

Còn học giả Azar nhận thấy “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”.

Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó nên Kaspar đưa ra định nghĩa: “Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ”.

Tuy nhiên, dưới con mắt của các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Học giả Kalfiotis cho rằng “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”. Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mọi mặt, góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước thông qua thực hiện “xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ” thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong nước

về kinh tế và xã hội. Mặt khác hoạt động du lịch có tính liên ngành, liên vùng cao bởi lẽ nó liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp địa phương như Ngoại giao, Văn hóa, Công an, Hàng không, Hải quan, Giao thông công chính, các địa phương … Nó tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Không chỉ các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc các lĩnh vực khác như địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế là không thể thiếu được trong khái niệm du lịch. Theo nhà địa lý học Michaud: “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khỏe, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo.

Với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma năm 1963, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.

Qua các định nghĩa trên có thể hình dung được sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch. Một số chỉ cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội (hiểu theo nghĩa từ đơn giản đến phức tạp), số khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế. Nhiều học giả đã cố gắng ghép cả hai nội dung trên vào định nghĩa của thuật ngữ này, tức là tất cả các mối quan hệ (xã hội và kinh tế) phát sinh từ hoạt động di chuyển. Qua rất nhiều những quan điểm khác nhau của các học giả, để đưa ra một cái nhìn chung nhất cho khái niệm về Du lịch, Nhà nước Việt Nam thông qua điều I Pháp lệnh du lịch đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Du lịch là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao và cũng còn là một hiện tượng xã hội nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết… Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển.

1.1.2. Sản phẩm du lịch - bản chất của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hoá, yếu tố vô hình là dịch vụ. Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:

- Dịch vụ vận chuyển.

- Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống.

- Dịch vụ tham quan, giải trí.

- Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm.

- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

Nhìn từ góc độ nhu cầu của khách hàng, Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao.

Nhìn từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch, dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng.

Xét từ góc độ sản phẩm du lịch, sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở bật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.

Xét từ góc độ thị trường du lịch, mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “bán chương trình du lịch”. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.

1.2. Các loại hình du lịch

Có rất nhiều những tiêu chí khác nhau để phân loại Du lịch. Tiêu biểu như:

1.2.1. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch

Du lịch chữa bệnh: ở loại hình này, khách đi du lịch do nhu cầu điều trị bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Du lịch chữa bệnh bao gồm: chữa bệnh bằng khí hậu; chữa bệnh bằng nước khoáng; chữa bệnh bằng bùn, bằng nước hoa quả hay bằng sữa…

Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: nhu cầu này làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày.

Du lịch văn hoá: mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục tập quán của đất nước du lịch.

Du lịch công vụ: với mục đích chính là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Tham gia vào loại hình này là khách đi dự các hội nghị, kỷ niệm ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ. Hiện nay, du lịch - hội nghị là một trong những loại hình thu được hiệu quả kinh tế cao nhất cho nước chủ nhà.

1.2.2. Căn cứ vào môi trường tài nguyên du lịch

Nếu căn cứ vào môi trường tài nguyên du lịch, thì du lịch có thể được phân chia thành du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên.

Du lịch tự nhiên được coi là loại hình hoạt động du lịch đưa khách về những nơi có điều kiện môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn (các chuyên gia nghiên cứu du lịch cho đó là “du lịch sinh thái”, “du lịch xanh”… nhằm

thỏa mãn nhu câu riêng và đa dạng của họ. Điển hình là các loại hình du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn… Xu hướng du lịch tự nhiên này - một loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, giúp bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống bản địa - đang tăng mạnh.

Khách du lịch và cả các cư dân địa phương đều thu được lợi í ch khi tham gia du lịch sinh thái . Ngày càng có nhiều người tìm đến với loại hình du lịch này . Những địa điểm du lị ch sinh thá i thường là vùng sâu vùng xa , có thể là hoặc không phải là nơi định cư củ a mộ t cộ ng đồ ng nà o đó , và thuộc một khu vực tự nhiên được bảo vệ ở cấp quốc tế, quố c gia, cộ ng đồ ng hay do mộ t cá nhân đứ ng ra.

Du lịch nhân văn: Nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi tính hoang sơ, độc đáo hiếm hoi của nó, thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phóng túng, đa dạng, độc đáo cũng như tính truyền thống của địa phương. Các đối tượng văn hóa – tài nguyên du lịch nhân văn - là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Mặt khác nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của khách. Tài nguyên du lịch nhân văn là tất cả những gì do xã hội cộng đồng tạo ra có sức hấp dẫn du khách cũng như các thành tố khác được đưa vào phục vụ phát triển du lịch. Như vậy tài nguyên du lịch nhân văn sẽ được hiểu là bao gồm các di tích công trình đương đại, lễ hội, phong tục tập quán v.v… Trình độ hiểu biết, kỹ năng nghề nghiệp được coi là tài nguyên trí tuệ.

1.2.3. Phân loại theo phương thức hợp đồng

Nếu nhìn từ góc độ thị trường, có thể phân chia chuyến du lịch thành chuyến du lịch trọn gói và du lịch từng phần.

Hầu như doanh nghiệp du lịch nào cũng muốn ký được nhiều hợp đồng trọn gói. Một trong các lý do là hợp đồng trọn gói của bên B gửi được những giá trị của dịch vụ vào nhiều mục đích khác nhau. Hợp đồng được ký kết càng sớm càng tạo cho doanh nghiệp cung ứng được sản phẩm du lịch có chất lượng cao, nâng cao uy tín và thiện cảm đối với khách hàng. Trên thực tế, hiện nay du khách, vì những lý do khác nhau, có nhu cầu ký kết hợp đồng mua từng phần dịch vụ. Mặc dù không muốn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải ký kết những hợp đồng loại này.

1.2.4. Phân loại theo đặc điểm địa lý

Phân loại du lịch theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch cũng rất hợp lý. Bởi điểm đến du lịch có thể nằm ở các vùng địa lý khác nhau. Nên việc phân loại theo điểm du lịch cho phép chúng ta định hướng được công tác tổ chức triển khai phục vụ nhu cầu du khách. Theo tiêu chí này có thể có các loại hình du lịch như sau:

Du lịch miền núi: Về nguyên tắc, những vùng núi nước ta có nhiệt độ thấp hơn vùng đồng bằng, nơi tập trung nhiều đô thị lớn. Những điểm du lịch nghỉ núi có tiếng thường được hình thành chù yếu là nhờ yếu tố này. Địa hình vùng núi cùng khí hậu thoáng đạt là điều kiện thuận lợi để hình thành các điểm nghỉ mát, điểm nghỉ dưỡng núi. Ngoài loại hình này, do tính độc đáo và tương phản cao, miền núi còn rất thích hợp cho việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch tham quan, cắm trại, mạo hiểm…

Du lịch miền biển: mục tiêu chủ yếu của du khách về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch biển như tắm biển, thể thao biển…Thời gian thuận lợi cho loại hình này là mùa nóng, khi mà nhiệt độ nước biển và không khí trên 200C. Tuy nhiên tùy các vùng biển khác nhau, thì có thể có những sự kiện thời tiết bất thường khác nhau như mưa bão cản trở lại loại hình du lịch này. Mặt khác điều kiện chất lượng nước biển, bãi biển và có độ dốc của thềm không phải nơi nào cũng phù hợp cho du lịch tắm biển. Ngoài tắm biển các hoạt động du lịch khác như lặn biển, thể thao biển cũng cần những điều kiện khí hậu phù hợp với khả năng thích nghi sinh học của con người.

Du lịch đô thị: Các thành phố, trung tâm hành chính có sức hấp dẫn bởi các công trình kiến trúc lớn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Mặt khác, đô thị cũng là đầu mối thương mại lớn của đất nước. Vì vậy, không chỉ người dân ở các vùng nông thôn bị hấp dẫn bởi các công trình đương đại đồ sộ trong các đô thị mà du khách từ các miền khác nhau, từ các thành phố khác nhau cũng có nhu cầu đến chiêm ngưỡng phố xá và mua sắm.

Du lịch thôn quê: Đối với người dân các đô thị, làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Tất cả các yếu tố đó lại hoàn toàn không còn tìm thấy ở thành thị. Như vậy, về nông thôn có thể giúp họ

phục hồi sức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Về phương diện kinh tế, người dân đô thị nhận thấy giá cả nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm ở nông thôn rẻ hơn, tươi hơn. Điều đó làm tăng mối thiện cảm khi du khách tiềm năng quyết định đi du lịch về nông thôn. Mặt khác về mặt tình cảm, người đô thị tìm thấy ở nông thôn cội nguồn của mình, nhiều người tìm thấy tuổi thơ của mình. Dưới góc độ xã hội, người thành thị thấy người dân ở làng quê tình cảm chân thành, mến khách và trung thực. Tất cả những lý do môi trường, kinh tế, tâm lý xã hội nêu trên giải thích lý do tại sao du lịch nông thôn ngày càng phát triển và cần được quan tâm thích đáng. Đây cũng là một trong những đóng góp thiết thực của du lịch vào việc nâng cao mức sống nông dân hiện nay.

1.2.5. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch

Nếu như phân chia du lịch theo lãnh thổ hoạt động, thì du lịch có thể được chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức du lịch này, khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.

Bản thân du lịch quốc tế lại được phân thành:

- Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những người từ nước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó.

- Du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy, họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước đang cư trú.

Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.

Ngoài các cách phân loại điển hình như trên, trên thực tế còn rất nhiều các cách phân loại khác như :

Phân loại theo phương tiện giao thông được sử dụng: du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch bằng tàu thủy, du lịch máy bay…

Phân loại theo độ dài chuyến đi: các chuyến đi được thực hiện trong thời gian dưới một tuần lễ được coi là du lịch ngắn ngày (du lịch cuối tuần là một dạng của

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí