Các Nguồn Lực Kinh Tế - Xã Hội Phục Vụ Cho Phát Triển Du Lịch


nhưng truyền thống lịch sử làng nghề còn lưu lại được cho đến ngày nay như: Nghề đan nứa trúc ở Xuân Nha (Hưng Nguyên); nghề rèn ở Nho Lâm; chạm trổ đá Diễn Bình; dệt ở Phường Lịch (Diễn Châu); làm gốm gia dụng bằng tay và bàn xoay ở Viên Thành (Yên Thành); nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu đan của đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H'Mông... Hiện nay, còn một số làng nghề tồn tại như: Làng nghề chế biến mộc dân dụng và mỹ nghệ, làng mây tre đan, làng dệt thổ cẩm, làng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền vỏ gỗ ở các huyện Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Con Cuông, Thanh Chương, Quế Phong. Những huyện có nhiều làng nghề nhất là: Diễn Châu (6 làng); Quỳnh Lưu (8 làng); Nghi Lộc (6 làng). Qua khảo sát đánh giá bước đầu cho thấy tỉnh Nghệ An có một số làng nghề đủ tiêu chí xếp loại làng nghề và có khả năng tổ chức thu hút khách du lịch đến tham quan. Đó là các làng:

Làng đan nứa trúc Xuân Nha ở huyện Hưng Nguyên.

Nghề dệt thổ cẩm của người Thái - Quỳ Châu

Làng rèn Nho Lâm - Diễn Châu

Làng đục - chạm trổ đá ở Diễn Bình - Diễn Châu

Làng nồi đất ở Trù Sơn - Đô Lương

Làng nghề mây tre đan - Nghi Lộc

2.1.2.4. Các nguồn lực kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển du lịch

- Các nguồn lực xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Một là đặc điểm dân cư. Nghệ An có 19 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh (là thành phố loại 2), thị xã là Cửa Lò, 17 huyện trong đó có 10 huyện miền núi (6 huyện miền núi vùng cao); là một trong những tỉnh đông dân, đúng thứ hai sau Thanh Hoá, đứng thứ 6 trong số 64 tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, mật độ dân cư lại phân bố không đều giữa các vùng, các huyện. Dân số tập trung đông nhất ở thành phố Vinh với 3.439 người /km2, nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Tương Dương với 26 người /km2. Về cơ cấu dân cư thì Nghệ An có sự mất cân đối lớn, có tới 85% dân số sống ở


Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 8

nông thôn, dân số khu vực đô thị chỉ chiếm khoảng 15% dân số của tỉnh chủ yếu ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò hoặc tập trung các vùng dân cư gần các tuyến đường quốc lộ. Điều này phần nào tác động đến trình độ dân trí và trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong việc bố trí nhân lực cho ngành du lịch.

Hai là về cơ cấu dân tộc: Trên lãnh thổ Nghệ An có 5 dân tộc chính, trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm 64% dân số chủ yếu sống ở vùng đồng bằng, ven biển. Các dân tộc thiểu số như Thái, H’Mông, Thổ, Khơ Mú chủ yếu sống ở các vùng núi, tập trung nhiều ở miền Tây như: Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn... Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng về sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của mình. Nhiều dân tộc lưu giữ được những giá trị văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội độc đáo. Đây chính là một nguồn tài sản vô giá đối với sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương. Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành nên đời sống người dân NghệAn có sự chuyển biến rõ rệt, nhiều vùng có điều kiện phát triển, việc học tập, đi lại và văn hoá thông tin được cải thiện, cuộc sống của đồng bào vùng sâu vùng xa nơi có nhiều tài nguyên đã giảm được khó khăn.

Ba là về nguồn lao động: Nguồn nhân lực của Nghệ An rất dồi dào, theo niên giám thống kê 2006, dân số Nghệ An có khoảng 3.042.508 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1.734.230 người (chiếm 59%) với

1.382.354 lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có 192.009 lao động ở thành thị và 1.190.345 lao động ở nông thôn. Hàng năm lực lượng này được bổ sung thêm gần 30.000 lao động trẻ có trình độ văn hóa cơ bản. Số lao động được chia theo nhóm ngành như sau:

Nông - lâm - ngư nghiệp 996401 người.

Công nghiệp - xây dựng cơ bản 168785 người.

Các ngành dịch vụ 217.168 người.

Bốn là về giáo dục và đào tạo. Nghệ An là một tỉnh thành công trong công tác giáo dục. Hệ thống giáo dục, mạng lưới trường học đáp ứng tốt cho


nhu cầu học tập của nhân dân; quy mô các cấp học, ngành học phát triển ở tất cả các vùng, chất lượng giáo dục toàn diện. Hàng năm, số lượng học sinh tốt nghiệp, học sinh đậu đại học, học sinh giỏi quốc gia ngày càng tăng. Là một tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ theo tiêu chuẩn quốc gia từ năm 1998, năm 2005 được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Mức độ xã hội hoá giáo dục tăng nhanh, hệ thống giáo dục ngoài công lập phát triển mạnh. Công tác đầu tư cho giáo dục tăng từ 512,3 tỷ đồng năm 2001 lên 953,4 tỷ đồng năm 2005.

Năm là về y tế và sức khỏe cộng đồng. Là một tỉnh quan tâm điều kiện sức khỏe cộng đồng nên hệ thống y tế tương đối hoàn chỉnh so với các tỉnh lân cận ; Nghệ An có 26 bệnh viện; 43 phòng khám đa khoa khu vực (trong đó có 1 trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em) và 469 trạm y tế xã, phường... hàng năm, các cơ sở y tế đã khám và điều trị cho trên 1,8 triệu lượt người, trong đó điều trị nội trú là 21,7 vạn người. Nhờ tăng trưởng kinh tế nên đời sống kinh tế và tinh thần nhân dân được cải thiện đáng kể đặc biệt là các vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, tỷ lệ hộ nghèo giảm đi rõ rệt. Theo tiêu chí nghèo mới, tỷ lệ này của Nghệ An là 27,14%. Chính việc chăm lo sức khoẻ tốt cho cộng đồng cũng đảm bảo điều kiện tốt cho việc phát triển bền vững địa phương vừa đảm bảo việc phát triển du lịch và phòng tránh được tác động xấu từ hoạt động du lịch. Nghệ An là một tỉnh có nhiều công trình phúc lợi cho người dân đồng thời cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Một là về hệ thống giao thông vận tải:Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng và rất thuận tiện của nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu trong tiến trình hội nhập với các tỉnh trong nước, khu vực và quốc tế. Nghệ An có mạng lưới giao thông đa dạng, phát triển như: đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển được hình thành


tương đối lâu và đang được đầu tư nâng cấp, hệ thống giao thông được phân

bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế.

Hệ thống đường bộ: Quốc lộ 1A (dài 84km), quốc lộ 7 (dài 225km), quốc lộ 48 nối quốc lộ 1A và cảng Cửa Lò sang nước bạn Lào (dài 122km), quốc lộ 46 (dài 85km), quốc lộ 15 (dài 149km), đặc biệt còn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh. Ngoài ra, có các tỉnh lộ: 536 (Nam Cấm - Cửa Lò), 545 (Cầu Rỏi - Tây Hiếu), 558 (Vinh - Chợ Phủ),...và gần 1.500 km huyện lộ nối liền các khu vực kinh tế, dân cư, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội. Một số điểm du lịch đã có các tuyến đường để đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư và khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống giao thông trên địa bàn phân bố không đều giữa các vùng, đặc biệt là vùng núi còn nhiều khó khăn, nên mặc dù đã được quan tâm đầu tư của địa phương nhưng kết quả đạt được còn thấp, phần nào gây ảnh hưởng đến vấn đề khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tại nơi đây.

Hệ thống đường sắt: Nghệ An có 124 km đường sắt, trong đó tuyến đường sắt xuyên Việt chạy qua với tổng chiều dài là 94 km từ Khe Nước Lạnh đến Yên Xuân và tuyến Cầu Giát đến Nghĩa Đàn dài 30 km; có 7 nhà ga trong đó ga Vinh là ga chính (được Tổng cục Đường Sắt công nhận là ga loại 1).

Bến xe và phương tiện ô tô: Toàn tỉnh có 16 bến xe đang hoạt động trong đó có 7 bến đang hoạt động rất tốt, cơ sở vật chất tương đối khang trang đó là các bến xe: Vinh, Chợ Vinh, Cửa Lò, Quế Phong, Đô Lương, Thanh Chương và Quỳ Châu và đang xây dựng 4 bến là: Nam Đàn, Diễn Châu, bến xe Ga Vinh và Tân Kỳ. Về phương tiện vận chuyển cho đến nay toàn tỉnh có trên 250 đầu xe đủ tiêu chuẩn phục vụ khách đi lại trong đó có 15 xe các loại đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, có 6 đội taxi hơn 100 đầu xe phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của khách. Tuy nhiên, với số lượng phương tiên vận chuyển như vậy chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai.


Đường không: Hiện nay sân bay Vinh đã được nâng cấp và hoàn thiện trang thiết bị hiện đại đủ tiêu chuẩn đón các loại máy bay hạng trung như A320-321; hàng tuần có các tuyến bay: Vinh - Tân Sơn Nhất (và ngược lại), mỗi tuần bay một chuyến, hàng năm đưa đón được hàng trăm lượt khách.

Đường thuỷ: Nghệ An có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc phát triển vận chuyển hàng hoá và khách du lịch. Về đường biển dài 82 km phục vụ cho vận tải nội tỉnh, vận tải đến các vùng duyên hải Việt Nam và quốc tế. Hệ thống cụm cảng biển như cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế. Ngoài ra còn các cảng nhỏ khác phục vụ đời sống dân sinh như các cảng: Cửa Hội, Bến Thủy, Lạch Quèn, Cửa Vạn, Hoàng Mai... Theo thống kê hiện nay có 20 con sông, kênh; 3 cảng, cửa sông. Về phương tiện vận chuyển hiện có 05 tàu vận chuyển hàng khách đảm bảo chất lượng; tuy nhiên số lượng tàu thủy đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch chưa nhiều.

Hai là về hệ thống điện.

Tỉnh Nghệ An có 19/19 huyện, thành, thị đã sử dụng điện lưới quốc gia.

Tổng số xã, phường, thị xã, thị trấn có điện là 429/ 469, đạt tỷ lệ 91,47

%.Trong đó, số xã có điện: 394/ 434; số xã chưa có điện 40/ 434. Hiện nay tỉnh đang thi công nhiều công trình thủy điện nhỏ như Bản Vẽ, Bản Lã, Bản Cốc, Nhãn Hoạt, Thác Muối...nhằm tạo nguồn điện; nhà máy thuỷ điện Bản Cánh huyện Kỳ Sơn công suất 300 KW/h, điện áp 0,4/ 10 KV, cấp điện cho các làng bản vùng sâu vùng xa thuộc huyện Kỳ Sơn. Nguồn cung cấp điện chính cho toàn tỉnh chủ yếu từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cấp điện cho trạm 220 KV Hưng Đông bằng đường dây 220 KV, dây dẫn AC-300 dài 471 km, có 07 trạm 110 KV được cấp điện chính từ trạm Hưng Đông và một phần trạm Thanh Hoá.

Ba là hệ thống cấp nước


Nghệ An rất chú trọng việc cung cấp nước sạch cho nhân dân. Hiện tại, nước sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nước Hưng Vĩnh - Tp Vinh suất 60.000 m3/ngày đêm là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của thành phố Vinh, nhà máy này hiện đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày đêm. Ngoài 13 nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 Nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương và Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo cung cấp cho 85 – 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp. Công tác đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được thực hiện đều khắp cả tỉnh thông qua việc lồng ghép các chương trình đầu tư trên địa bàn (chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 135...)

Bốn là hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.

Trong mấy năm gần đây, nguồn vốn đầu tư cho công tác cấp thoát nước

và bảo vệ môi trường được tỉnh chú trọng.

Tỉnh đã tiến hành thực hiện công tác thu gom và xử lý đối với chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải sinh hoạt tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các địa phương khác. Đưa hoạt động này dần dần đi vào nền nếp, một số khu vực bị ô nhiễm đã được khắc phục. Tuy nhiên, các bãi rác ở Nghệ An còn dưới dạng chôn lấp và phần nhiều các huyện, thị chưa có bãi rác, lò đốt rác thải y tế tập trung.

Về hệ thống thoát nước thì hiện nay Tỉnh đang triển khai các dự án do nước ngoài đầu tư: Dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống nước thải của thành Phố Vinh (của Cộng hòa liên bang Đức); Dự án xây dựng hệ thống nước thải của thị xã Cửa Lò (Vương quốc Bỉ tài trợ) đang được hoàn thiện và đi vào hoạt động góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn.


Tuy nhiên, do kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ nên hệ thống thoát nước ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các thị trấn, huyện chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường; còn các vùng ven biển thì chủ yếu là thải xuống biển và thẩm thấu xuống đất. Công tác xử lý nước thải tại các khu du lịch chưa được quan tâm đúng mức, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trên các bãi biển còn thải nước trực tiếp ra môi trường. Vùng dân cư nông thôn thì chủ yếu là thoát tự nhiên và thẩm thấu xuống đất. Vì vậy vấn đề thoát nước thải tránh ô nhiễm môi trường cần được chú trọng hơn nữa trong bối cảnh nước ta đang hội nhập quốc tế.

2.1.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch Nghệ An

2.1.3.1. Về những lợi thế

Qua những số liệu, hiện trạng được phân tích cho thấy Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch. Nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và có những giá trị riêng biệt. Xét về tài nguyên du lịch tự nhiên thì khá phong phú về thể loại và đặc sắc về chất lượng, bao gồm cả biển, hải đảo, sông ngòi, rừng, núi, hang động, thác nước và nhiều cảnh quan, danh thắng đẹp có thể khai thác phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao, leo núi.... Về tài nguyên nhân văn thì có nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán. Trong đó có một số tài nguyên đặc biệt như khu di tích Kim Liên, di tích lịch sử phong trào tiền khởi nghĩa...hấp dẫn và phù hợp để phát triển các loại hình du lịch tham quan văn hoá, du lịch chuyên đề, du lịch nghiên cứu...

2.1.3.2. Về những hạn chế

Nghệ An với đặc điểm điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất mùa vụ du lịch. Các yếu tố khí hậu bất thường như dông bão, lũ lụt, gió mùa đông bắc... đã tác động không nhỏ đến lượng khách và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như quyết


định đầu tư của các nhà đầu tư du lịch. Tài nguyên du lịch tuy nhiều về số lượng nhưng phân bố không tập trung, số tài nguyên nổi trội ít (trừ khu di tích Kim Liên). Những nơi có tài nguyên hấp dẫn khách du lịch thì điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thu hút khách du lịch đến tham quan. Một số tài nguyên vật thể bị xuống cấp, chưa được trùng tu tôn tạo; tài nguyên phi vật thể chưa khôi phục được giá trị tinh thần nguyên bản của nó nên ảnh hướng phần nào đến tính đa dạng của sản phẩm du lịch. Công tác quản lý tài nguyên chưa phù hợp, chồng chéo; chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành các cấp đối với việc khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch của Nghệ An.

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch nghệ an thời kỳ 2002-2007

2.2.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch

Thời kỳ 2002- 2007 ngành Du lịch Nghệ An đã có bước phát triển vượt bậc, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố cả về số lượng và chất lượng, một số khu, điểm du lịch được hình thành, bước đầu thu hút được các nhà đầu tư, tạo thêm các sản phẩm du lịch mới khiến khách đến Nghệ An ngày càng đông. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đạt khá, doanh thu du lịch đạt cao, công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch đã có bước trưởng thành, làm cho hình ảnh Nghệ An ngày càng có ấn tượng tốt đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Hoạt động du lịch phát triển làm tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là sau khi tổ chức thành công năm Du lịch Quốc gia tại Nghệ An 2005.

Khách du lịch đến Nghệ An thời kỳ 2002- 2007 về cơ bản không chuyển biến nhiều so với thời kỳ 1996- 2000, phần lớn là khách du lịch nội địa, trong đó khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chiếm 70- 75%. Chủ yếu lượng khách du lịch đến Nghệ An là nghỉ dưỡng tắm biển tại Cửa Lò, thăm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024