Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Lữ Hành Thời Kỳ 2002- 2007


quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khách có mục đích thương mại, công vụ, khách quá cảnh vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Những năm gần đây nhu cầu tham quan du lịch, nghỉ mát của các tầng lớp nhân dân địa phương cũng tăng đáng kể chiếm 40- 45% lượng khách hàng năm của thị xã Cửa Lò. Tuy nhiên, ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Nghệ An không tăng và thậm chí có xu hướng giảm: Năm 2001 đạt 1,78 ngày/ khách; Năm 2005 đạt 1,56 ngày/khách; năm 2007 đạt 1,57 ngày/khách. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các sản phẩm du lịch của Nghệ An chưa có gì mới, việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các điểm du lịch mới ít làm giảm sức hấp dẫn đối với du khách.

Về khách du lịch quốc tế: Thời kỳ 2002 - 2007 là thời kỳ có nhiều biến động quốc tế lớn làm ảnh hưởng đến khách du lịch quốc tế đó là:

+ Cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI làm cho lượng khách du lịch của các nước trong khu vực đến Việt Nam và Nghệ An bị ảnh hưởng lớn;

+ Đại dịch SARS và dịch cúm gia cầm xảy ra tại Việt Nam vào những năm 2003- 2005.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân hàng năm từ 15- 18% năm. Cơ cấu khách quốc tế đến Nghệ An thay đổi không lớn và chủ yếu vẫn là khách từ các nước Đông Nam á và Đông Bắc á, khách từ các nước châu Âu, châu Mỹ tăng không đáng kể. Khách có nhu cầu du lịch thuần tuý, thăm thân chiếm tỷ trọng từ 25- 30%, trong đó phần lớn là khách từ Đông Bắc Thái Lan, Lào đến Nghệ An theo đường 8, đường 9 và quốc lộ 7.


Biểu 2.1: Hiện trạng khách du lịch đến Nghệ An thời kỳ 2002- 2007

ĐV: Du khách


Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số

634.689

762.145

1.046.265

1.400.000

1.578.654

1.918.419

Nội địa

613.874

746.377

1.019.903

1.359.103

1.534.561

1.852.690

Quốc tế

20.815

15.768

26.362

40.897

44.093

65.729

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 9

Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An

Trong thời kỳ 2002- 2007 tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Nghệ An vẫn còn ít, tăng trưởng không đáng kể chỉ chiếm gần 3% tỷ trọng khách du lịch đến Nghệ An. Ngày lưu trú vẫn còn thấp chưa vượt qua mức 2 ngày/khách.Tuy lượng khách quốc tế có nhiều biến động nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001- 2007 vẫn đạt mức trên 20% /năm.

Mức chi tiêu của khách du lịch đến Nghệ An nói chung còn rất thấp chỉ đạt mức 55- 65 USD/ ngày, chủ yếu là chi tiêu cho dịch vụ ăn nghỉ, chi tiêu cho mua sắm và các dịch vụ khác còn rất ít. Nguyên nhân là do Nghệ An chưa có các dịch vụ khác hấp dẫn thu hút du khách, mà chỉ là nghỉ dưỡng đơn thuần. Điều đó đặt ra cho chương trình phát triển du lịch thời kỳ sau 2007 phải tập trung đầu tư cho các cơ sở vui chơi, giải trí, phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn, xây dựng, hình thành các tuyến du lịch đặc thù để thu hút du khách lưu lại dài ngày hơn. Mở thêm các dịch vụ du lịch và tăng cường sản xuất các loại hàng hoá lưu niệm, hàng hoá tiêu dùng mang bản sắc quê hương xứ Nghệ, kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

Biểu 2.2: Kết quả phục vụ khách theo Tour trọn gói thời kỳ 2002- 2007


Năm

ĐV.tính

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Khách DL

Lượt người

4.580

5.846

11.160

15.000

15.570

16.263

Doanh thu

Triệuđồng

2.300

4.752

6.906

9.974

12.570

18.171


Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An

Biểu 2.3: Hiện trạng doanh thu du lịch thời kỳ 2002- 2007


Năm thực hiện

ĐV.tín

h

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Tổng doanh thu

Tr.đồn

g

131.807

155.190

230.229

346.651


419.502

532.932

a

Khu vực Vinh

Tr.đồn

g

72.493

85.354

119.700

185.658


201.569

265.027

b

Khu vực Cửa Lò

Tr.đồn

g

59.314

66.731

105.900

143.059


188.453

236.158

c

Các huyện

Tr.đồn

g

-

3.105

4.629

17.934


29.480

31.747

Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An

Du lịch Nghệ An thời kỳ 2001- 2007 phát triển đang tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, một số điểm du lịch mới được hình thành như ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu bước đầu đi vào khai thác. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 26,5% năm. Kết quả doanh thu dịch vụ du lịch thể hiện theo các khu vực như sau:

Biểu 2.4: Cơ cấu doanh thu du lịch

Đơn vị tính: triệu đồng


TT

Danh mục

2002

2003

2004

2005

2006

2007

1


a b

c d e 2

a b c

Tổng doanh thu du lịch

131.80

155.19

230.22

346.65

419.50

532.93


7

0

9

1

2

2

Doanh thu lưu trú

53.675

63.151

91.245

140.12

172.44

226.13





4

9

3

Doanh thu ăn uống

57.163

66.150

102.34

161.03

188.82

244.53




8

9

6

3

Doanh thu lữ hành

4.568

4.752

8.299

9.774

16098

18.171

Doanh thu vận chuyển

4.247

5.083

8.980

8.188

11.618

13.125

Doanh thu dịch vụ khác

12.154

16.054

19.357

27.526

30.511

30990

DT phục vụ khách quốc

9.317

8.785

14.517

29.526

33.186

65.384

tế







Doanh thu lưu trú

4.258

4.015

6.634

13.493

15.203

28.762

Doanh thu ăn uống

4.006

3.778

6.242

12.696

14.006

29.150

Doanh thu lữ hành

522

492

813

1.653

1.989

4.726



d e 3


a b

c d

e

Doanh thu vận chuyển

242

228

377

767

964

2.501

Doanh thu dịch vụ khác

289

272

450

915

1.024

1.145

DT phục vụ khách nội

122.49

146.40

215.71

317.12

38631

467.58

địa

0

5

2

5

6

4

Doanh thu lưu trú

49.417

59.136

84.611

126.63

157.24

197.35





1

6

1

Doanh thu ăn uống

53.157

62.372

96.106

148.34

174.82

215.38





3

0

3

Doanh thu lữ hành

4.046

4.260

7.486

8.121

14.109

14.345

Doanh thu vận chuyển

4.005

4.855

8.603

7.420

10.654

10.624

Doanh thu dịch vụ khác

11.865

15.782

18.907

26.611

29.487

29.845


Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An

2.2.2. Thực trạng kinh doanh lưu trú

Biểu 2.5: Hiện trạng cơ sở lưu trú ngành du lịch thời kỳ 2002- 2007


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2002

2003

2004

2005

2006

2007

1

Tổng vốn đầu tư

Tr.đồn

g Tr.đồng Tr.đồng Tr.đồng Cơ sở


Cơ sở Cơ sở Cơ sở Phòng Phòng Phòng Phòng Giường Giường Giường

Giường

425.000

645.000

729.570

1.014.89

1.258.77

1.317.47






0

5

5

a

Khu vực Vinh

148.000

174.150

176.200

354.150

434.355

478.655

b

Khu vực Cửa Lò

272.200

451.650

523.360

610.070

756.140

769.340

c

Các huyện

4.800

19.200

30.010

50.670

68.280

69.480

2

Tổng số cơ sở lưu

148

196

252

314


368


trú





358


a

Khu vực Vinh

37

42

47

63

80

86

b

Khu vực Cửa Lò

91

134

171

189

201

205

c

Các huyện

20

20

34

63

77

77

3

Tổng số phòng nghỉ

3.115

4.689

5.707

7.138

8.010

8.280

a

Khu vực Vinh

1.100

1.290

1.363

1.769

2.081

2.254

b

Khu vực Cửa Lò

1.875

3.259

3.941

4.664

5.060

5.162

c

Các huyện

140

140

403

705

869

864

4

Tổng số giường

6.876

9.855

11.986

14.556

16175

16.634

a

Khu vực Vinh

2.300

2.700

2.903

3.505

4.048

4.303

b

Khu vực Cửa Lò

4.286

6.865

8.384

9.764

10.558

10.768

c

Các huyện

290

290

699

1.287

1.569

1.563

Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An

Theo thống kê năm 2000 công suất sử dụng phòng đạt mức thấp nhất là 52%, năm 2003 công xuất sử dụng phòng là 54%, năm 2005 công suất sử dụng buồng phòng đạt 54% là năm cao nhất trong thời kỳ nghiên cứu và năm 2006 có công xuất sử dụng là 53%. Vậy công xuất sử dụng phòng trung bình


tại Nghệ An từ năm 2000-2007 giao động trong khoảng từ 53%-54%. Đây là mức công xuất sử dụng phòng chung của tất cả hệ thống khách sạn trên địa bàn Bắc Trung Bộ.

Biểu 2.6: Công suất sử dụng phòng


Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Công suất phòng trung bình

50,5%

54%

52,3%

54%

53%

55%

Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú của Nghệ An thời kỳ 2002- 2007 phát triển nhanh, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao hơn theo yêu cầu của thị trường.

2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành thời kỳ 2002- 2007

Là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động du lịch trên địa bàn, thời kỳ 2002- 2007 hoạt động kinh doanh lữ hành đã có bước tiến bộ rõ nét, góp phần giữ ổn định thị trường khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế từ các nước trong khu vực Đông Nam á. Kết nối các tour du lịch của Nghệ An với các trung tâm du lịch của cả nước: Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Đài Loan v.v... Đặc biệt là tuyến du lịch đường bộ Đông Bắc Thái Lan qua Lào đến Việt Nam và ngược lại theo tuyến đường 8, đường 9.

Các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành tại Nghệ An ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 15 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó: lữ hành quốc tế có 03 trung tâm và 03 chi nhánh, lữ hành nội địa có 05 trung tâm và 04 chi nhánh. Có hai đơn vị kinh doanh lữ hành là thành viên của Hiệp hội Du lịch châu á Thái Bình Dương PATA.

Thời kỳ 2002-2007 công tác kinh doanh lữ hành đã gắn liền với việc xây dụng các sản phẩm du lịch, chương trình du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế.


Những chương trình du lịch được triển khai xây dựng bao gồm:

Thứ nhất là tuyến du lịch Quốc gia.

Với vị trí nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ, thuộc tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ. Nghệ An là một điểm nối quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước và trong khu vực có các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không ; có hai cửa khẩu quốc gia là Nậm Cắn và Thanh Thủy khai thông với quốc tế qua tỉnh Xiêng Khoảng và Buli Kham Xay của Lào; tương lai có thêm cửa khẩu Thông Thụ thuộc huyện Quế Phong giáp với huyện Xầm Tớ của tỉnh Bủa Phăn nước CHDCND Lào là một lợi thế quan trọng trong hợp tác phát triển du lịch của Nghệ An với các nước khác trong khu vực Đông Nam á.

- Tuyến du lịch đường bộ.

+ Tuyến du lịch liên tỉnh. Vinh- Hà Tĩnh.

Vinh - Thanh Hoá - Ninh Bình - Hà Tây - Hà Nội.

Vinh - Thanh Hoá - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

Vinh - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam.

+ Tuyến du lịch quốc tế.

Vinh - Kỳ Sơn qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn - Lào - Thái Lan và các

nước khác trong khu vực.

Vinh - Quế Phong qua cửa khẩu Thông Thụ - Lào - Thái Lan. Vinh - Thanh Chương qua cửa khẩu Thanh Thuỷ- Lào - Thái Lan.

Vinh - Hương Sơn qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo ( Hà Tĩnh)- Lào - Thái Lan.

- Tuyến du lịch đường thủy .

+ Tuyến du lịch liên tỉnh.

Vinh - Hải phòng - Quảng Ninh.


Vinh - Quảng trị - Huế - Đà Nẵng - Quy Nhơn - Nha Trang - Vũng Tàu

– Thành phố HCM.

+ Tuyến du lịch quốc tế.

Vinh- Phòng Thành – Quảng Tây (Trung Quốc)

Vinh - Hải Nam ( Trung Quốc).

- Tuyến du lịch đường hàng không.

Vinh - Đà Nẵng - T/p HCM. Vinh - Hà Nội

Vinh - Hải Phòng.

Thông qua đường hàng không có thể tổ chức nối tuyến du lịch liên tỉnh, thành phố với du lịch quốc tế đến các nước bạn Lào, Trung Quốc, Hồng Công....

Trong đó các tuyến du lịch từ Vinh tới thủ đô Hà Nội, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh được xác định là các tuyến du lịch quan trọng, góp phần vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An vì đây là các trung tâm nối đến các vùng du lịch khác trong cả nước và các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai là, tuyến du lịch địa phương.

Về cơ bản hệ thống giao thông Nghệ An được chia thành hai hướng chính đó là hướng Bắc Nam với trục giao thông chính theo quốc lộ 1A và hướng Đông Tây theo các đường số 49, số 48 và số 7. Vì vậy, có thể xác định hai tuyến du lịch nội tỉnh như sau:

- Tuyến Du lịch Chính:

+ Vinh - Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Nghĩa Đàn.

Hành trình dọc theo quốc lộ 1A, xuất phát từ thành phố Vinh đi thăm quan các điểm du lịch : Di chỉ đồ đồng Làng Vạc; suối nước khoáng Cồn Soi (Nghĩa Đàn) ; các di tích lịch sử văn hoá: Đền Cờn, đền Xuân úc, khu di chỉ Quỳnh Văn; bãi biển Quỳnh Bảng xã Quỳnh Phương, bãi biển Đông Hồi xã Quỳnh Lập.


Dự kiến thời gian thăm quan các điểm là bốn ngày, điểm lưu trú tại thành phố Vinh, Thị xã Hoàng Mai, Cầu Giát hoặc tại các điểm du lịch ven biển như Quỳnh Lập.

+ Vinh - Cửa Lò - Hòn Ngư .

Các điểm tham quan chính bao gồm: Các di tích lịch sử văn hoá của thành phố Vinh; hệ thống các bãi tắm Cửa Lò, Hòn Ngư ( huyện Nghi Lộc); các khu du lịch ven biển như khu du lịch Bãi Lữ, mũi Rồng ( huyện Nghi Lộc); Đền thờ Nguyễn Xí, đền thờ Nguyễn Sĩ Hội, đền và đình Trung Kiên.

Dự kiến thời gian là ba ngày, với các điểm lưu trú chính là thành phố

Vinh, bãi biển Cửa Lò, Bãi Lữ - Mũi Rồng.

+ Vinh - Nam Đàn - Thanh Chương.

Hành trình có thể đi theo tuyến giao thông đường bộ L49 hoặc đi theo tuyến giao thông đường thủy thăm quan cảnh quan du lịch hấp dẫn bên bờ sông Lam, với hệ thống các điểm du lịch như: Các di tích lịch sử văn hoá của thành phố Vinh; Cụm di tích quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen, làng Chùa, thuộc huyện Nam Đàn; Nhà lưu niệm Phan Bội Châu, thị trấn Nam Đàn.

Thăm quan cảnh quan núi Thiên Nhẫn; Đền thờ vua Mai Hắc Đế tại núi đụn; Đền Hồng Long; Đình Hoành Sơn; Mộ Nguyễn Thiếp.

Thăm quan khu du lịch hồ Tràng đen tại xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn.

+ Vinh - Anh Sơn - Con Cuông - Tương Dương - Kỳ Sơn .

Đây là một trong hai tuyến du lịch có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong thời kỳ 2002- 2007 và những năm tiếp theo. Là tuyến du lịch đi đường bộ dọc theo quốc lộ 7 với các điểm tài nguyên du lịch quan trọng là:

Thăm quan các điểm du lịch văn hóa và di tích lịch sử trong thành phố Vinh. Thăm quan Làng Kim Nhan; Thung Voi. ( huyện Anh Sơn ).

Thăm quan Hang Thẩm cung, thẩm Coong; Hồ Bản La (huyện Con

Cuông).

Thăm quan rừng nguyên sinh Pù Mát ( huyện Con Cuông ).

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí