Đánh Giá Về Chất Lượng Các Cơ Sở Dịch Vụ, Công Tác Tổ Chức


Tham quan bảo tàng Gien.

Thăm quan thác Bá Cảnh, khu kinh tế cửa khẩu Nậm Cắn. ( huyện Kỳ Sơn ).

+ Vinh - Quỳ Hợp - Quỳ Châu - Quế Phong.

Đây là tuyến du lịch có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn hấp dẫn, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch Quốc tế. Đây là tuyến du lịch đường bộ dọc theo QL48 khách sẽ được thăm các tài nguyên du lịch chính như:

Thăm quan khu di tích lịch sử Tam Hợp; Hang Na Niết, Nani; Khe nước nóng Yên Hợp ( huyện Quỳ Hợp)

Hang Bua, Bảo tàng văn hoá dân tộc , Hang Buông, Hang Pá Ngùn, hang Thảm Chàng và động Thẩm ồm xã Châu Thuận ( huyện Quỳ Châu).

Thăm quan làng văn hoá dân tộc Thái; Thác Xao Va, thác 7 tầng; Thăm đền thờ 9 gian, thờ 9 bản Mường Thái (huyện Quế Phong).

Sau khi tuyến đường quốc phòng từ Nậm Giải đến Hạnh Dịch có chiều dài trên 30km hoàn thành thì có thể nối tuyến đến điểm du lịch rừng nguyên sinh Pù Hoạt - huyện Quế Phong, nơi đây có cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như: Bò tót, Hổ, Hươu, Nai, Gấu. v.v...

+ Vinh - Đô Lương – Tân Kỳ – Nghĩa Đàn.

Là tuyến du lịch bám theo đường QL15A nối liền hai tuyến du lịch lên phía Tây- Nghệ An. Hệ thống tài nguyên du lịch để phục vụ khách du lịch trong tuyến này bao gồm: Hệ thống di tích và công trình văn hóa lịch sử của thành phố Vinh.

Thăm quan hang Mặt trăng; Lèn đá Tràng Sơn; Đền thờ Nguyễn Cảnh Mộ, Nguyễn Cảnh Hoàn; Tượng đài Trương Bồn; Tương đài khời nghĩa Đô Lương; Đền thờ Lý Nhật Quang; Suối nước nóng Giang Sơn (huyện Đô Lương

).


Thăm quan di chỉ khảo cổ Làng Vạc; Suối nước nóng Cồn Soi ( huyện

Nghĩa Đàn).

Thăm quan cột mốc số “0” đường chiến lược Hồ Chí Minh con đường

huyền thoại tại huyện Tân Kỳ.

Thứ ba là, tuyến du lịch phụ trợ:

+ Vinh - Đô Lương - Yên Thành.

Tham quan một số các điểm di tích lịch sử, văn hóa tại hai huyện Đô Lương và Yên Thành. Dự kiến thời gian tham quan là nửa ngày.

+ Vinh- Hà Tĩnh.

Tuyến du lịch kết hợp giữa các điểm du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch các tỉnh liền kề để tăng thêm phong phú cho chương trình du lịch như tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hoá. Đối với Hà Tĩnh các điểm tài nguyên tiêu biểu là đền Ông Mười, cầu Bến Thuỷ, khu di tích Nguyễn Du, bãi biển Xuân Thành, nhà lưu niệm - khu lăng mộ của Tổng bí thư Trần Phú, cảnh quan dọc sông La, Chùa Hương Tích, Ngã Ba Đồng Lộc...Dự kiến thời gian cho tuyền hành trình này là 2 ngày, địa điểm lưu trú là Xuân Thành.

Nối kết với các điểm du lịch tiêu biểu của Thanh Hoá như: biển Sầm Sơn, thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương...

Nhìn chung kinh doanh lữ hành thời gian qua tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, so với các tỉnh bạn có du lịch phát triển thì hoạt động lữ hành Nghệ An còn đạt thấp, lượng khách đưa đón hàng năm chỉ đạt 10% so với khách du lịch đến Nghệ An, phần lớn lượng khách là nối tour, số lượng khách đi theo tour trọn gói còn hạn chế chưa nhiều, các chương trình du lịch còn nghèo nàn, thiếu điểm du lịch hấp dẫn nên không thu hút được nhiều khách du lịch, giá cả còn bất hợp lý, chất lượng phục vụ chưa cao. Phương tiện vận chuyển khách theo chương trình thiếu về số lượng yếu về chất lượng nên bị động, hiệu quả kinh doanh thấp, các Trung tâm lữ hành chưa thực sự xây dựng cho mình thương hiệu có uy tín trên thị trường du lịch. Đội ngũ cán bộ


công nhân viên, đặc biệt là hướng dẫn viên, tuy có được đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ và nghiệp vụ, nhưng đại bộ phận còn non yếu, việc tổ chức các tour du lịch trọn gói còn hạn chế, chất lượng chưa cao nghiệp vụ hướng dẫn thực tế yếu.

2.2.4 Đánh giá về chất lượng các cơ sở dịch vụ, công tác tổ chức

quản lý và nhân lực lao động du lịch trên địa bàn

Một là về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Trong giai đoạn 2002-2007, hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh Nghệ An đã có bước phát triển nhanh chóng; từ 96 cơ sở lưu trú năm 2000, năm 2005 có 314 cái nhưng đến năm 2007 có 368 cơ sở gấp 4 lần năm 2000. Như vậy, trong thời gian qua số lượng cơ sở lưu trú tăng 4 lần điều đó chứng tỏ công tác đầu tư cơ sở đang được triển khai mạnh trên địa bàn.

Biểu 2.7: Số lượng cơ sở lưu trú thời kỳ 2002-2007


Năm

Tổng số

CSLT

Số phòng

Số giường

Số CSLT

1- 2 sao

Số CSLT

3- 4 sao

2002

121

2.920

5.980

7

2

2003

196

4.689

9.755

8

2

2004

252

5.707

11.986

12

3

2005

314

7.138

14.556

14

5

2006

358

8.010

16.175

14

5

2007

368

8.280

16.634

13

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 10

Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An

Mặc dù kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch trong thời kỳ 2001- 2007 đạt tốc độ tăng trưởng khá, song hầu hết các cơ sở lưu trú mới được xây dựng, có quy mô nhỏ chủ yếu từ 15- 20 phòng nghỉ, chất lượng phục vụ chưa đồng bộ, các dịch vụ còn hạn chế, thiếu nhiều sản phẩm hấp dẫn thu hút du khách. Đa số các cơ sở lưu trú khu vực TP Vinh được cải tạo từ những nhà làm việc nên xuống cấp nhanh, trang thiết bị lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của khách.

Các cơ sở vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, trung tâm thông tin

còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách.

Hai là, đánh giá về tổ chức quản lý nghiệp vụ


Mấy năm qua, Sở du lịch Nghệ An đã tham mưu cho Tỉnh uỷ và UBND tỉnh ban hành các chỉ thị, thông tư hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý phát triển ngành du lịch trên địa bàn rất kịp thời nên tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường phát triển du lịch. Tổ chức triển khai các văn bản pháp luật có liên quan đến du lịch cho các cơ quan quản lý và các đơn vị kinh doanh trên địa bàn kịp thời đã tác động thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển du lịch.

Sở đã làm tốt vai trò tham mưu trong việc đề xuất, kiến nghị và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và công tác quy hoạch cụ thể tại một số khu du lịch như khu du lịch Kim Liên- Nam Đàn, Cửa Lò, Diễn Thành... vì vậy công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã đi đúng hướng tạo ra các khu du lịch trên địa bàn có tầm cở và có khả năng thu hút khách du lịch. Đưa du lịch Nghệ An tương xứng với vai trò trở thành Trung tâm du lịch Bắc Bộ.

Ngành du lịch đã phối hợp với các ngành và UBND các huyện, thị xã và các cơ sở kiểm tra chấn chỉnh tình hình trật tự kinh doanh dịch vụ, giá cả, tệ bán hàng rong và đeo bám gây phiền hà cho khách tại khu điểm du lịch, vì vậy tình trạng nâng giá ép giá và đeo bám, quấy nhiểu khách du lịch trên địa bàn căn bản đã được giải quyết. Tiến hành thanh tra, kiểm tra 26 khách sạn, 2 đơn vị lữ hành về việc đảm bảo điều kiện kinh doanh theo quy định của Pháp lệnh du lịch và đã xử phạt hành chính đối với 14 cơ sở vi phạm, đồng thời kiểm tra 8 cơ sở kinh doanh mát xa theo kế hoạch của Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh.

Phối hợp với công an tỉnh quán triệt và triển khai thực hiện Quy chế đón khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam tham quan bằng thẻ du lịch ban hành theo quyết định 849/2004/QĐ-BCA của Bộ công an cho 23 khách sạn được xếp hạng sao và các trung tâm lữ hành quốc tế.


Triển khai công tác vận động phát triển hội viên và tiến hành thủ tục trình UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Nghệ An đáp ứng nguyện vọng của các doanh nghiệp và đòi hỏi phát triển du lịch ở địa phương.

Tích cực đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính giải quyết nhanh gọn và thuận tiện các yêu cầu của doanh nghiệp, tham mưu xây dựng quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở du lịch trình UBND tỉnh quyết định ban hành phù hợp với quy định của Luật du lịch và đòi hỏi của hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch trong giai đoạn mới.

Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo việc sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp trực thuộc sở, củng cố và kiện toàn bộ máy lãnh đạo và hoạt động của Trung tâm xúc tiến du lịch. Tham gia góp ý kiến trong việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ quản lý các phòng chuyên môn, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh.

Do công tác quản lý chuyên ngành kịp thời nên đã tạo đà cho hoạt động kinh doanh trong mấy năm qua đúng hướng, đúng pháp luật đã góp phần cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, đóng góp nhất định vào nguồn thu cho ngân sách.

Ba là về nguồn nhân lực lao động du lịch Nghệ An thời kỳ 2001- 2007:

Biểu 2.8: Số lao động trong ngành du lịch

Đơn vị : Người


Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số lao động

2.850

3.230

3.630

4.462

4.600

4.524

Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An

Lực lượng lao động trong ngành du lịch thời kỳ 2002- 2007 không ngừng được tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Theo số liệu thu thập được cho thấy: Lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch trên địa bàn tăng đều trong các năm do trước yêu cầu phát triển của ngành; nếu so sánh năm 2005 với các năm trước đó thì gấp 200% so với năm 2000, gấp


180% so với năm 2001. Phân tích về cơ cấu lực lượng lao động thì tổng số lao động địa bàn tỉnh Nghệ An trong các năm có số lao động nữ chiếm 45% trong tổng số lao động, lao động thường xuyên chiếm gần 55%, lao động thời vụ là 45%).

Biểu 2.9: Chất lượng lao động trong ngành du lịch năm 2005-2007

Đơn vị : Người



Năm

Tổng số

Trình độ

LĐ thường

xuyên

LĐ thời vụ

P.thông

Sơ cấp

T. cấp

Đ. Học

S.ĐH

T.Số

Nữ

T.số

Nữ

2005

4.600

2.399

678

1.139

381

3

2. 654

1.385

1.946

505

2006

4.462

1.883

680

1.256

421

3

2.702

1.600

1.760

800

2007

4.524

2.010

690

1.374

447

3

2.750

1.750

1.774

850

Nguồn: Sở Du lịch Nghệ An

Qua bảng trên cho thấy: trình độ lao động có tay nghề cao như: chuyên gia, đại học còn thấp, trong lúc đó số lượng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Do mang tính thời vụ lớn nên các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò, đặc biệt là các hộ kinh doanh du lịch nhỏ lẻ vẫn còn sử dụng nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về du lịch, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách du lịch trong thời điểm mùa du lịch biển.

Thời kỳ 2002- 2007 ngành Du lịch đã quan tâm rất lớn đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý qua nhiều cấp, ngạch khác nhau, phần lớn do các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tự tìm cơ sở đào tạo ở các trường nghiệp vụ chuyên nghiệp về du lịch của Nhà nước, số lao động này phần lớn được đào tạo bài bản đúng ngành nghề và đúng yêu cầu trọng tâm của doanh nghiệp nên phát huy hiệu quả khá. Số công nhân lao động được đào tạo lại qua các trung tâm dạy nghề, các lớp mở bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của ngành. Đặc biệt là để chuẩn bị cho yêu cầu phát


triển trong Năm Du lịch Nghệ An 2005 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở VHTTDL thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khá lớn.

Nhưng nhìn chung trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của CBCNV trong ngành vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập.

2.2.5. Thực trạng công tác đầu tư phát triển ngành du lịch Nghệ An

thời kỳ 2000-2007

2.2.5.1. Đầu tư các khu điểm du lịch

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996- 2010

đã xác định rõ 5 vùng trọng điểm du lịch ưu tiên đầu tư của Nghệ An, gồm:

- Du lịch thành phố Vinh và phụ cận;

- Du lịch nghỉ dưỡng Cửa Lò- Nghi Thiết;

- Du lịch Nam Đàn;

- Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát;

- Du lịch sinh thái văn hoá Quỳ Châu- Quế Phong.

Thời kỳ 2001- 2007 một số khu, điểm du lịch trong 5 vùng trọng điểm trên đã được quy hoạch, lập dự án, đầu tư xây dựng, tập trung chủ yếu vào khu vực thành phố Vinh, Cửa Lò, Nam Đàn:

Một là, trung tâm du lịch thành phố Vinh và phụ cận:

Theo đinh hướng khu vực này sẽ hình thành một số khu vui chơi giai trí hiện đại, đến nay TP Vinh đã có 4 khu du lịch và công viên được quy hoạch và đang triển khai xây dựng, bao gồm:

+ Khu du lịch Núi Quyết- Bến Thuỷ: có quy mô 156 ha đã được quy hoạch từ năm 1999, tổng dự toán 382 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa đầu tư được bao nhiêu, mới bước đầu xây dựng xong đường giao thông lên đỉnh núi, nhà vọng đài, hệ thống cấp, thoát nước, đang xây dựng đền thờ vua Quang Trung.


Nhìn chung tốc độ đầu tư quá chậm do vậy được hình thành sớm nhưng khu du

lịch núi Quyết- Bến Thuỷ chưa đưa vào phục vụ và thu hút khách.

+ Khu vui chơi giải trí du lịch Hồ Cửa Nam: với quy mô 14 ha dã được tiến hành đầu tư từ năm 1997 phục vụ du khách, hiện đang được Công ty cổ phần Trường Giang- Sài Gòn tiếp tục đầu tư xây dựng.

+ Khu công viên Trung tâm: Trong giai đoạn 2001- 2007 đã được quan tâm đầu tư đáng kể hoàn thành xong Quảng Trường và Tượng đài Bác Hồ, một số hạng mục công trình khác đã đưa vào sử dụng và thực sự đã thu hút khách du lịch, nhân dân thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Trong tương lai đầu tư đủ các hạng mục thì đây sẽ trở thành Trung tâm vui chơi giải trí du lịch nhiều tiềm năng.

Nhìn chung các khu công viên, vui chơi giải trí, du lịch trên địa bàn TP Vinh do thiếu vốn, chưa có nhiều nhà đầu tư, đầu tư không dứt điểm còn đang dở dang, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện nên chưa thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Các dịch vụ vui chơi giải trí còn đơn điệu, quy mô nhỏ, trước mắt mới đáp ứng được một số nhu cầu nhỏ của nhân dân nội thành, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. các điểm di tích lịch sử - văn hoá ở TP Vinh tuy nhiều, nhưng chưa thực sự được quan tâm đầu tư, tôn tạo để trở thành những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Các lễ hội truyền thống ở Vinh nhỏ lẻ, chưa mang tầm quốc gia, do vậy chưa trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh.

Hai là, khu du lịch Cửa Lò:

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của thị xã, từ những năm 1995 đến thời kỳ 2001- 2007, khu du lịch Cửa Lò đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, nhất là về kết cấu hạ tầng. các trục giao thông chính như đường Bình Minh, công viên, hệ thống đường dạo ven biển, kè ven biển, quảng trường, hệ thống điện nước, bưu chính viễn thông v.v... các công trình văn hoá, trung tâm thể thao. Khu du lịch biển Cửa Lò thời kỳ 2001- 2007 đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch. Các cơ sở kinh

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 01/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí