Đầu Tư Cho Phương Tiện Vận Chuyển


doanh lưu trú du lịch, khách sạn, nhà hàng tăng nhanh cả số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến nghỉ mát, tắm biển.

Cửa Lò hiện nay đã đủ tiêu chuẩn trở thành đô thị du lịch của cả nước, lượng khách du lịch ngày càng đông, doanh thu du lịch ngày càng tăng. Năm 2000 đạt 232.150 lượt khách du lịch có lưu trú, năm 2001 đạt 263.505 lượt, năm 2002 đạt 285.611 lượt và năm 2005 đạt 576.000 lượt khách năm 2007 đạt 843.000 lượt khách. Doanh thu du lịch năm 2000 đạt 60.893 triệu, năm 2001 đạt 64.835 triệu, năm 2005 đạt 156.000 triệu đồng năm 2007 đạt

245.000 triệu đồng. Có thể khẳng định chủ trương đầu tư xây dựng du lịch biển Cửa Lò là một hướng đi đúng trong định hướng phát triển du lịch Nghệ An, bước đầu có hiệu quả cả về KT-XH, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng còn một số tồn tại khó khắc phục đó là: Việc đầu tư các cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống của các thành phần kinh tế chưa theo quy hoạch, còn nhỏ, lẻ. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bãi biển thiếu các biện pháp hiện đại, đồng bộ để bảo vệ môi trường. Việc xây dựng không tôn trọng quy hoạch cây xanh đã dần dần biến Cửa Lò thành đô thị bị bê tông hoá, sản phẩm du lịch còn nghèo, đơn điệu, chỉ đơn thuần là tắm biển, nghỉ dưỡng, do vậy không có lực hút du khách lưu lại dài ngày, nhiều lần. Đảo Ngư là lợi thế du lịch cho Cửa Lò nhưng chưa được quan tâm đầu tư khai thác.

Ba là, khu du lịch Nam Đàn:

Là khu vực bao gồm nhiều quần thể di tích lịch sử - văn hoá của cả nước và của cả vùng, mà trọng tâm là khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với khu miếu mộ vua Mai Thúc Loan. Thời kỳ 2001- 2007 đây đã trở thành khu du lịch lịch sử quan trọng của cả nước, hàng năm có hàng triệu lượt người đến thăm quan, du lịch. Song nhìn chung hạ tầng cơ sở còn kém phát triển. Các cơ sở dịch vụ còn mang tính tạm bợ, manh mún, tự phát, lộn xộn, thiếu đồng bộ, chưa có nét độc đáo


văn hoá của quê hương cách mạng. Hiện nay Tỉnh đang tiến hành thực hiện dự án Bảo tồn tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên, gắn với phát triển du lịch đã được Chính phủ phê duyệt và đang cho đầu tư xây dựng. Trong 2 năm 2005-2007, đã thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng với tổng mức vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng. Sau khi dự án hoàn thành đây mới thực sự trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Bốn là, khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát:

Đây là khu du lịch sinh thái quan trọng của Nghệ An. Tại đây sẽ phát triển nhiều sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù hấp dẫn du khách. Thời kỳ 2001- 2007, các chuyên gia đã tiến hành khảo sát, tìm ra những sản phẩm sinh thái như rừng cây lùn, rừng cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi và đang tiến hành quy hoạch để xây dựng các cơ sở dịch vụ, phục vụ du khách trong thời gian tới. Hiện nay, khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Pù Mát chưa đáp ứng được nhu cầu của khách, chưa thực sự trở thành điểm du lịch, chủ yếu là đón các đoàn khách quốc tế lẻ, mang tính chất nghiên cứu khoa học về thiên nhiên là chủ yếu.

Từ thực trạng trên cho thấy các khu, điểm du lịch Nghệ An trong thời kỳ 2001- 2007 đầu tư còn thiếu đồng bộ, không dứt điểm nhất là về cơ sở hạ tầng, chưa có cơ chế chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia, nhằm phát triển các loại hình dịch vụ du lịch. Vùng du lịch sinh thái- văn hoá miền Tây Nghệ An như Pù Mát, Pù Huống, Quỳ Châu- Quế Phong chưa được đầu tư để phát triển du lịch. Do vậy các chương trình du lịch của Nghệ An còn thiếu hấp dẫn, không thu hút được số đông khách du lịch đến Nghệ An và không lưu được khách ở lại dài ngày.

2.2.5.2. Đầu tư cơ sở lưu trú

- Thời kỳ 2000- 2007 hệ thống cơ sở lưu trú của Nghệ An đã có bước tiến với tốc độ tăng trưởng lớn kể cả về số lượng và chất lượng, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư lớn, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân.Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú cũng tăng nhanh đáng kể:


Biểu 2.10: Kết quả đầu tư cơ sở lưu trú thời kỳ 2000 - 2007(lũy kế)


Năm

Tổng số CSLT

Số phòng

Số giường

Vốn ĐT

(Tr. đồng)

2002

121

2.920

5.980

425.000

2003

196

4.689

9.755

645.000

2004

252

5.707

11.986

729.570

2005

314

7.138

14.556

1.014.890

2006

2007

358

368

8.010

8.280

16.175

16.634

1.258.775

1.320.475

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 11

Nguồn: Sở Du Lịch Nghệ An

2.2.5.3. Đầu tư cho phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển khách du lịch thiếu về số lượng, yếu về chất lượng nên dẫn tới các cơ sở kinh doanh bị động, hiệu quả kinh doanh thấp khiến các Trung tâm lữ hành trong tỉnh chưa thực sự xây dựng cho mình được thương hiệu có uy tín trên thị trường du lịch.

Xuất phát từ điều kiện kinh doanh lữ hành của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn chưa thật sự mạnh, lượng khách du lịch đi theo tour trọn gói chưa nhiều. Phần lớn khách du lịch đến Nghệ An chủ yếu đi lại bằng các dịch vụ đường sắt, hoặc theo tour của các tổ chức du lịch ngoài tỉnh đến Nghệ An. Do vậy kinh doanh vận chuyển khách du lịch của Nghệ An chưa tập trung phát triển. Phần lớn các phương tiện đang hoạt động chủ yếu là của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển hành khách thông thường kết hợp, hợp đồng chuyến với các Trung tâm lữ hành theo từng dịch vụ đơn lẻ.

Hiện nay số phương tiện tham gia vận chuyển khách trong tỉnh tăng đáng kể. Riêng lực lượng phương tịên chuyên dùng vận chuyển khách du lịch của các Trung tâm lữ hành trên địa bàn thì quá ít, không đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện nay: năm 2007 toàn bộ Trung tâm lữ hành chỉ có 04 xe 35 chỗ ngồi, 06 xe 15 chỗ ngồi và 10 xe 4 chỗ ngồi.

2.2.5.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Để đáp ứng tốc độ gia tăng về lực lượng lao động , nâng cao chất lượng

phục vụ, những năm qua ngành du lịch Nghệ An đã đẩy mạnh công tác bồi


dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lao động với nhiều hình thức đa dạng : Đào tạo mới , đào tạo lại , bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ , gửi đi đào tạo chính quy tại các trường du lịch trung ương và các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh và của các tỉnh bạn bằng nhiều lớp nghiệp vụ cụ thể là :

- Lớp hướng dẫn viên du lịch

- Lớp nghiệp vụ buồng, bàn , bar

- Lớp nghiệp vụ lễ tân

- Lớp bồi dưỡng quản lý cho cán bộ quản lý du lịch trên địa bàn

- Lớp bồi dưỡng quản lý cho cán bộ chủ chốt các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch

- Lớp bồi dưõng văn hóa du lịch cho nhân viên lái xe

- Lớp bồi dưỡng văn minh du lịch cho các cá nhân kinh doanh du lịch tại Nam Đàn, thị xã Cửa Lò, Quỳnh Lưu, Diễn Châu...

Thời kỳ 2001- 2007 ngành Du lịch đã quan tâm rất lớn đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý qua nhiều cấp, ngạch khác nhau, phần lớn do các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tự tìm cơ sở đào tạo ở các trường nghiệp vụ chuyên nghiệp về du lịch của Nhà nước, số lao động này phần lớn được đào tạo bài bản đúng ngành nghề và đúng yêu cầu trọng tâm của doanh nghiệp nên phát huy hiệu quả khá. Số công nhân lao động được đào tạo lại qua các trung tâm dạy nghề, các lớp mở bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của ngành.

Kết quả từ năm 2000 đến nay đã có trên 300 lượt cán bộ được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý du lịch , quản lý khách sạn , nhà hàng, trên 500 công nhân lao động được gửi đi đào tạo nghiệp vụ du lịch ở các trường trung cấp du lịch trung ương, trên 600 lao động được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân , buồng, bàn, bar, hướng dẫn du lịch, kỹ thật nấu ăn ...Tập huấn về văn hóa du lịch cho hàng trăm hộ cá thể kinh doanh du lịch trên địa bàn


Trong “Năm Du lịch Nghệ An 2005’’ đã mở lớp tập huấn "Văn hóa giao tiếp, văn hóa trong hoạt động kinh doanh du lịch’’ cho 1500 người là cán bộ xã và các hộ kinh doanh tại các điểm du lịch. Sở Văn hóa Thông tin tổ chức tập huấn cho gần 700 học viên về văn hóa giao tiếp, ứng xử với khách tại các điểm sinh hoạt công cộng cho các đối tượng là cán bộ văn hóa của các huyện và nhân viên khách sạn, bến xe, nhân viên bảo vệ và phục vụ các di tích danh thắng.

Gửi hàng chục học sinh học tiếng Thái tại Thái Lan, học tiếng Nhật tại

Huế, học sinh học kỹ thuật nấu ăn ở Hồ Nam -Trung Quốc.

Nhìn chung công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ 2002- 2007 đã được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp quan tâm mạnh mẽ hơn.

Kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo thực hiện được trên 600 triệu đồng, trong đó ngân sách TW hỗ trợ: 120 triệu đồng; ngân sách địa phương gần 500 triệu đồng, các doanh nghiệp đóng góp hàng trăm triệu đồng (đó là chưa tính đến các trường, trung tâm đào tạo chính quy theo chương trình giáo dục và các doanh nghiệp trực tiếp đào tạo tại các trường).

Tuy nhiên, nhìn chung trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của CBCNV trong ngành vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập. Do mang tính thời vụ lớn nên các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò, đặc biệt là các hộ kinh doanh du lịch nhỏ lẻ vẫn còn sử dụng nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về du lịch, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách du lịch trong thời điểm mùa du lịch biển.

2.2.3. Về cơ chế chính sách

+ Đối với công tác quy hoạch

Một là tổ chức giám sát thực hiện Quy hoạch.


Hầu hết các nội dung trong quy hoạch đã được triển khai thực hiện, một số chỉ tiêu đã đạt đặc biệt trong việc thực hiện quy hoạch không gian, lãnh thổ Nhưng bên cạnh đó, một số chỉ tiêu chưa đạt theo mục tiêu đã đề ra như: chiến lược, chính sách thị trường khách du lịch trong đó các chỉ tiêu khách du lịch quốc tế chưa đạt theo dự báo, một số hạng mục dự án đầu tư không được triển khai theo đúng quy hoạch, một số dự án đã phải thay đổi mục đích, danh mục hạng mục đầu tư chưa đúng với quy hoạch đã đề ra; chưa chủ động xây dựng tổng thể các quy hoạch cụ thể cho các điểm khu du lịch nên dẫn đến tình trạng chờ nhà đầu tư, chờ vốn tạo tính tự phát trong việc thực hiện quy hoạch tại một số khu du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo. Công tác tổ chức giám sát, kiểm tra các dự án chưa được các Sở Ban ngành trong tỉnh quan tâm thường xuyên, trong đó có ngành Du lịch.

Hai là giám sát các công trình xây dựng trong khu vực đã được quy

hoạch phát triển du lịch.

Trong thời gian qua, việc giám sát các công trình xây dựng trong khu quy hoạch chưa được coi trọng. Tình trạng không tuân thủ theo thiết kế đã được phê duyệt trở nên phổ biến dẫn đến tuỳ tiện trong xây dựng làm mất đi cảnh quan và thẩm mỹ tại các điểm du lịch, đặc biệt là các khu du lịch biển, các công trình vui chơi giải trí tại thành phố. Hiện chưa có giải pháp quản lý các công trình, giao cho địa phương giám sát, cấp phép xây dựng và các ngành phối hợp duyệt mẫu mã thiết kế ; chưa có chế độ xử lý cưỡng chế đối với những công trình xây dựng trái phép, sai với thiết kế phá tính nguyên gốc của di tích làm mất cảnh quan tại khu du lịch.

Ba là đối với các khu điểm du lịch

Thời kỳ 2002- 2007, ngành du lịch đã tăng cường phối hợp với các ngành khác và chính quyền các cấp. Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch tại các địa phương, tăng cường phối hợp liên ngành, liên vùng dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá


trình thực hiện quy hoạch. Thống nhất nhận thức của các cơ quan chuyên ngành giải quyết triệt để đối với công tác bảo vệ tài nguyên du lịch và vấn đề môi trường, đặc biệt là rác thải, nước thải và chất thải rắn của các ngành, cơ quan kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tại các khu, tuyến - điểm du lịch. Nhìn chung trong thời kỳ qua trên địa bàn du lịch Nghệ An chưa hình thành được và chưa phát huy hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý khu du lịch, do vậy chưa khai thác được hết tiềm năng du lịch của các khu điểm du lịch này .

2.2.4. Về công tác quản lý nhà nước trên địa bàn

Bên cạnh việc chăm lo xây dựng chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, để tạo môi trường phát triển du lịch lành mạnh, an toàn, bền vững, Sở Du lịch Nghệ An đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 06 chỉ thị và 05 quyết định về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, về bảo vệ môi trường và an ninh trật tự tại các điểm tham quan du lịch. Đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách của Nhà nước về thẩm định phân loại xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, cấp thẻ hướng dẫn viên theo Nghị định 39/CP, 27/CP của Chính phủ; phối hợp với các ngành và các địa phương tiến hành nhiều đợt kiểm tra thanh tra chấn chỉnh tình hình trật tự vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, xử lý các vi phạm về điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng lao động của các cơ sở kinh doanh, góp phần đưa hoạt động du lịch đi vào nề nếp, đúng pháp luật, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội. Chăm lo củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng tham mưu chỉ đạo của cơ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu đươc thực hiện bởi các cơ quan quản lý du lịch cấp tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh thông qua Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh do một đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, các thành viên bao gồm lãnh đạo các ngành chủ yếu của tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thành phố,


thị xã có tiềm năng du lịch lớn. Cơ quan thường trực cho Ban chỉ đạo và trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh là Sở du lịch.

Sơ đồ2.1. Tổ chức bộ máy quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An


UBND tỉnh


Sở Du lịch


Các cơ sở , dịch vụ kinh

doanh du lịch


Phòng chức năng

Huyện, Thành phố,

Trung tâm xúc tiến

du lịch

+ Cơ quan quản lý chuyên ngành - Sở Du lịch Nghệ An

Trực tiếp tham mưu cho UBDN tỉnh về quản lý du lịch là Sở Du lịch. Sở Du lịch Nghệ An được thành lập từ năm 1994, với biên chế 15 người, bao gồm các phòng ban chức năng như: Kế hoạch nghiệp vụ du lịch, Tổ chức hành chính, Thanh tra. Năm 2004 Trung tâm Xúc tiến du lịch được thành lập, đảm nhiệm chức năng hoạt động xúc tiến phát triển du lịch trên thị trường trong nước và quốc tế, kêu gọi đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn. Sở Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn, bao gồm 368 cơ sở lưu trú du lịch, hơn 60 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Mặc dù vậy, trong suốt thời kỳ 2002- 2007, công tác quản lý Nhà nước về du lịch đã được đẩy mạnh một bước khá cơ bản. Ngay từ đầu Sở Du lịch đã tham mưu xây dựng quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 1996- 2010,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024