Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tháo Gỡ Để Phát Triển Du Lịch Nghệ An


cũng như các cơ chế chính sách quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996- 2010, quy hoạch chi tiết nhiều khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh như: Cửa Lò, Lâm viên Núi Quyết - Bến Thuỷ, Khu vui chơi giải trí du lịch Hồ Cửa Nam, Công viên Trung tâm... đều đã được phê duyệt và đi vào giai đoạn đầu tư xây dựng.

Việc tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 12 NQ/TU ngày 30/7/2002 về phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002- 2010 là một bước tiến trên con đường thực hiện nhiệm vụ chiến lược quản lý và phát triển du lịch. Đồng thời xây dựng cơ chế, quy chế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên trong toàn ngành. Mở nhiều lớp bồi dưỡng đào tạo cán bộ cốt cán cho ngành nhằm cải thiện nhanh chất lượng dịch vụ cũng như trình độ quản lý chuyên môn của đội ngũ quản lý kinh doanh du lịch. Phối hợp thường xuyên với các ngành, địa phương trong cả nước có các trung tâm đào tạo cán bộ về du lịch để tăng cường công tác đầo tạo. Phối hợp với các ngành, các địa phương ký các văn bản hợp tác phát triển du lịch, tạo điều kiện môi trường và hành lang nối tour, tuyến, quảng bá du lịch, mở rộng phát triển du lịch. Một số cơ chế chính sách về quản lý khung giá phòng buồng, quản lý khách quốc tế, quản lý đầu tư khai thác các tuyến điểm du lịch đều được Sở Du lịch tham mưu ban hành kịp thời.

Nhìn chung, trong thời kỳ 2002- 2007 công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn cơ bản đã thực hiện tốt. Tuy vậy vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém: đó là đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trong toàn ngành vừa thiếu, vừa yếu về mọi mặt. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các tuyến huyện, thành, thị chưa được xây dựng và tổ chức, mang tính chất kiêm nhiệm, do vậy hoạt động không đều, không có hiệu quả, đặc biệt là ở các huyện trọng điểm về du lịch như Nam Đàn, TP Vinh, Diễn Châu, Nghi Lộc v.v...


Việc chủ động phối kết hợp với các ngành các cấp trong lĩnh vực du lịch chưa thật tốt, công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động du lịch trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu....

2.3. Những vấn đề đặt ra cần tháo gỡ để phát triển du lịch Nghệ An

- Sự phát triển và tăng trưởng của du lịch thời kỳ 2002- 2007 chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch sẵn có. Hàng năm mới đóng góp được 1,4% giá trị tăng thêm trên toàn tỉnh. Đóng góp vào thu nhập quốc dân còn thấp chưa tương xứng với sự đầu tư và phát triển;

- Lượng khách du lịch quốc tế đến Nghệ An còn rất ít, chỉ chiếm 3% lượng khách. Do vậy thu nhập từ các hoạt động dịch vụ du lịch của toàn tỉnh còn thấp, chưa tạo được bước chuyển biến đáng kể trong chuyển dịch kinh tế của địa phương, mới góp phần chuyển dịch kinh tế ở một vài khu vực như thị xã Cửa Lò, TP Vinh, còn các địa phương khác chưa đáng kể;

- Hiệu quả kinh doanh du lịch thấp, nhiều đơn vị du lịch thua lỗ, do nguyên nhân đầu tư không đúng theo quy hoạch phát triển, đầu tư nhỏ lẻ, tràn lan giàn trải theo tính tự phát (chủ yếu là thị xã Cửa Lò) do vậy không đồng bộ, không đáp ứng nhu cầu của khách, kinh doanh mang tính thời vụ nên hiệu quả chưa cao. Qua thống kê trong năm 2005- 2007 hầu hết các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò nếu tính đủ chi phí đầu vào, đầu ra thì thua lỗ nhiều;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Các hoạt động lữ hành còn yếu, thị trường du lịch còn bó hẹp, thiếu các tour du lịch hấp dẫn để thu hút khách, chưa tạo được sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động lễ hội, làng nghề truyền thống v.v... chưa tạo nên những sản phẩm du lịch quanh năm, hạn chế tính mùa vụ. Công suất sử dụng cơ sở hạ tầng du lịch đạt thấp 30 - 35% /năm;

- Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn. Ngoài tắm biển, nghỉ dưỡng ở Cửa Lò, thăm khu di tích Kim Liên, du khách không còn gì để hấp dẫn họ đến tham quan. Do vậy số ngày khách lưu lại trên đất Nghệ An,

Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 12


hoặc số lần quay lại thực sự để tham quan du lịch cực kỳ hạn chế. Trên địa bàn cả tỉnh không có sản phẩm đặc thù, đặc trưng. Hoạt động dịch vụ du lịch nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng phục vụ đã có nhiều đổi mới cải tiến nhưng đang ở trình độ thấp chưa vươn tới trình độ phục vụ tiên tiến, hiện đại;

- Cơ sở hạ tầng du lịch của ngành hầu hết là lạc hậu xuống cấp, những cơ sở lưu trú mới đầu tư thì hầu hết là nhỏ lẻ, dưới 30 phòng nghỉ do vậy không đồng bộ, thiếu hiện đại, không đúng quy mô, quy hoạch do vậy chất lượng phục vụ không đảm bảo;

- Công tác đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới độc đáo còn quá ít, không tạo nên được những khu, điểm du lịch hấp dẫn có chất lượng cao. Môi trường đầu tư không thuận lợi do vậy các nhà đầu tư ít quan tâm;

- Thiếu các chính sách cơ chế đồng bộ để thu hút các nguồn lực kinh tế

xã hội để đầu tư phát triển du lịch;

- Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch thời kỳ 2002- 2007 đã được đẩy lên một bước song chưa đủ sức quảng bá du lịch Nghệ An ra thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, các đoàn du lịch, các tour du lịch đặc biệt là tour du lịch quốc tế đến Nghệ An còn ít;

- Nhiều tệ nạn xã hội vẫn còn hoành hành trên các điểm, khu du lịch như tệ nạn chèo kéo, đeo bám. Văn minh du lịch chưa được thiết lập tốt ở các trung tâm du lịch của tỉnh;

- Chất lượng tham mưu của đội ngũ quản lý du lịch còn nhiều mặt bất

cập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của toàn ngành.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu phát triển du lịch dẫn đến thiếu đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi, các chuyên gia đầu ngành và công nhân kỹ thuật lành nghề về lĩnh vực du lịch .

Nhìn chung trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của CBCNV trong ngành vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập. Do mang tính thời vụ lớn nên các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò, đặc biệt là các hộ kinh doanh du lịch nhỏ lẻ


vẫn còn sử dụng nhiều lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về du lịch, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách du lịch trong thời điểm mùa du lịch.

2.4. Những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại cản trở phát triển ngành du lịch ở

Nghệ An

Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan:

- Công tác quy hoạch các khu điểm du lịch còn chậm, những khu, điểm du lịch đã quy hoạch thiếu tầm nhìn xa; công tác quản lý quy hoạch chưa tốt, chưa phân cấp rõ ràng, vì vậy khi triển khai các dự án xây dựng còn xẩy ra những trường hợp sai quy hoạch, hoặc cơ quan quản lý quy hoạch không được tham gia;

- Công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch còn yêú; một số dự án được đầu tư triển khai chậm;

- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ để phục vụ phát triển du lịch chưa đáp ứng nhu cầu. Cơ sở lưu trú của Nghệ An còn nhỏ lẻ, manh mún, dịch vụ ít, chất lượng thấp, công suất sử dụng buồng bình quân chỉ đạt 45%/năm, riêng Cửa Lò chỉ đạt 23- 25% /năm;

- Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về vai trò vị trí của ngành du lịch chưa đầy đủ;

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên và đội ngũ quản lý du lịch còn yếu. Việc phối kết hợp giữa các ngành, các địa phương trong phát triển du lịch chưa tốt. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn (Văn phòng Sở Du lịch) chưa thực hiện hết chức năng của mình do đội ngũ cán bộ nhân viên ít, làm công tác kiêm nhiệm cho nên mặc dù đã cố gắng nhưng không thể bao quát hết được nhiệm vụ;

- Sự phối hợp giữa ngành Du lịch với sở ngành chức năng và các địa phương liên quan thiếu chặt chẽ nhất là trong việc đầu tư, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ du lịch .

Thứ hai nguyên nhân khách quan:


- Nghệ An vẫn đang là một tỉnh nghèo, không nằm trong các vùng phát triển kinh tế trọng điểm của cả nước, do đó việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đầu tư phát triển du lịch nói riêng còn rất thấp ,

- Chưa có hệ thống giao thông thuận lợi để đón khách quốc tế, đường hàng không đang gặp nhiều trở ngại, đường biển có cảng quốc tế nhưng lại nông (chỉ đón được tàu dưới 1 vạn tấn, trong khi đó tàu du lịch thường có trọng tải 1,8 vạn tấn trở lên cho nên không vào được);

- Chưa có điểm du lịch hấp dẫn, những khu du lịch cao cấp (Spa resort), khu nghỉ dưỡng đáp ứng được nhu cầu khách quốc tế; quy hoạch phát triển du lịch Cửa Lò như hiện nay chỉ thu hút được khách nội địa và một bộ phận rất nhỏ khách Lào tắm biển ;

- Những loại hình du lịch của Nghệ An có tiềm năng có khả năng thu hút được khách quốc tế như du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hoá dân tộc, du lịch làng nghề truyền thống (ở miền Tây Nghệ An) thì chưa được đầu tư khai thác, chưa tuyên truyền quảng bá rộng rãi ra các thị trường quốc tế để thu hút khách. Những di tích lịch sử văn hoá của Nghệ An phần lớn chưa thể hiện rõ nét văn hoá đặc trưng của thời kỳ lịch sử ra đời của di tích mới chủ yếu phục vụ loại hình văn hoá tâm linh, nên chưa có sức thu hút khách quốc tế;

- Du lịch Nghệ An hiện nay sản phẩm chủ yếu là du lịch tắm biển thì lại chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ (một năm chỉ 3 tháng) cho nên hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch thấp, gặp nhiều khó khăn.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp chủ yếu

phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2008 - 2020


3.1. Những quan điểm và phương hướng chủ yếu phát triển du lịch Nghệ An

trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế


3.1.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển du lịch Nghệ An trong

hội nhập kinh tế quốc tế

Hơn 10 năm qua du lịch Nghệ An đã có bước phát triển nhanh, ổn định và đúng hướng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt Vịêt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) du lịch Nghệ An cần phải xây dựng chiến lược phát triển lâu dài dựa trên những quan điểm và mục tiêu mới trong giai đoạn 2008- 2020 như sau:

Một là, tập trung các nguồn lực để phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao nhằm khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn để thu hút khách. Trong đó:1, Ưu tiên tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch đồng bộ và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có lợi thế so sánh trong cạnh tranh của địa phương; và 2, Tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong đó trọng tâm là đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp tác nghiệp về nghiệp vụ du lịch, bao gồm: hướng dẫn viên, thuyết minh viên, công nhân kỹ thuật bậc cao,...

Hai là, phát triển du lịch trong hội nhập theo hướng bền vững, trong đó:1, Phát triển du lịch phải đi đôi với dung dưỡng và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và môi trường sống tự nhiên để từ đó quay lại phục vụ khai thác phát triển du lịch ngày càng hiệu quả; 2, Phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, duy trì môi trường xã hội lành mạnh tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại để làm phong phú các hoạt động du lịch, tạo tính mới mẻ độc đáo, hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam đồng thời góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, giải trí của các tầng lớp nhân dân; và 3, Phát triển du lịch phải kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc


phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị, góp phần

phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An: Trong đó cần: 1, Phát triển du lịch phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh; đầu tư nguồn lực cho du lịch phải cân đối với đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế khác; và 2,- Phát triển du lịch phải đi đôi với giải quyết việc làm, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư nơi có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là đồng bào dân tộc các huyện miền Tây Nghệ An.

3.1.2. Những phương hướng và mục tiêu chủ yếu trong phát triển du

lịch Nghệ An giai đoạn 2008- 2020

3.1.2.1. Những mục tiêu chủ yếu trong phát triển du lịch Nghệ An

Thứ nhất là mục tiêu tổng quát:

Tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Nghệ An trong giai đoạn 2010- 2020, phấn đấu đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng với vùng trọng điểm du lịch của cả nước, với sản phẩm du lịch độc đáo, xây dựng Nghệ An là điểm đến hấp dẫn của du lịch cả nước và khu vực. Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo ra sự liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển du lịch đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá xứ Nghệ, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa; phấn đấu cùng với các ngành đưa Nghệ An


sớm thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Thứ hai là những mục tiêu cụ thể

Về mục tiêu kinh tế:

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khách du lịch bình quân giai đoạn 2008- 2010 là 12,9% năm, giai đoạn 2011- 2020 là 13%/ năm.

Thu nhập du lịch năm 2010 đạt 132,835 triệu USD; năm 2020 đạt

1.106,65 triệu USD, trong đó thu từ khách quốc tế là 154,32 triệu USD.

Tổng giá trị GDP du lịch năm 2010 đạt 90,33 triệu USD, năm 2020 đạt

719,32 triệu USD.

Tỷ lệ đóng góp của du lịch đối với GDP toàn tỉnh năm 2010 là 5,47%, năm 2020 là 14,17% (trích văn kiện đại hội Đảng bộ Tỉnh Nghệ An lần thứ XVI).

Phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, vắn hoá - lịch sử, nghiên cứu tìm hiểu thiên nhiên, giải trí cao cấp, du lịch hỗn hợp với các địa bàn trọng điểm như: Nam Đàn và vùng phụ cận; TP Vinh, thị xã Cửa Lò, Vườn Quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận; khu vực nước khoáng nóng Giang Sơn- Đô Lương, Quỳ Châu- Quế Phong; vùng du lịch biển Quỳnh Lưu- Diễn Châu- Nghi Lộc. Phấn đấu có 2 đô thị du lịch (Vinh, Cửa Lò) và một khu du lịch quốc gia (Kim Liên- Nam Đàn).

Về mục tiêu xã hội:

Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội: đến năm 2010 số lượng lao động trong ngành du lịch đạt 51.858 người, trong đó có 16.206 người là lao động trực tiếp. Năm 2020 số lượng lao động trong ngành là 314.293 người, trong đó có 98.217 người là lao động trực tiếp (trích báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An).

Về văn hoá xã hội: Phát triển du lịch Nghệ An góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và Việt Nam, xứ Nghệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024