nói riêng, đồng thời quảng bá nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người quê hương xứ Nghệ trong khu vực và thế giới; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.
Chia sẻ lợi ích cho cộng đồng từ hoạt động du lịch: Phát triển du lịch gắn với lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch và cùng chia sẻ lợi ích từ nguồn lợi thu được từ du lịch từ đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng với công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, xây dựng nếp sống văn minh trong kinh doanh du lịch.
Đảm bảo an toàn xã hội và an ninh quốc phòng: Giảm tối đa các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh du lịch Nghệ An như ma tuý, trộm cắp, chèo kéo, ép giá,... đối với khách du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh biên giới, hải đảo.
3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2008 -2020
3.2.1. Những giải pháp về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
phát triển du lịch Nghệ An
3.2.1.1. Các hướng quy hoạch chung các vùng có điều kiện phát triển
du lịch:
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 2008-2020 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 đã được phê duyệt, Nghệ An cần triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở địa phương giai đoạn 2008- 2020 với định hướng phát triển không gian du lịch tiếp tục tập trung vào năm địa bàn trọng điểm là Vinh, Cửa Lò, Nam Đàn, Vườn quốc gia Pù Mát, vùng du lịch văn hoá sinh thái Quỳ Châu - Quế Phong và theo các hướng chính sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Chất Lượng Các Cơ Sở Dịch Vụ, Công Tác Tổ Chức
- Đầu Tư Cho Phương Tiện Vận Chuyển
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tháo Gỡ Để Phát Triển Du Lịch Nghệ An
- Những Giải Pháp Về Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Nghệ An Thời Kỳ
- Những Giải Pháp Về Đầu Tư Phát Triển Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật
- Du lịch Nghệ An trong hội nhập kinh tế quốc tế - 16
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
- Hướng thứ nhất: Dọc theo quốc lộ 1A, chạy dọc ven biển. Đây là hướng du lịch chính của tỉnh nhằm khai thác tài nguyên biển và đảo ven bờ.
- Hướng thứ hai: Từ Diễn Châu đi về phía Tây, dọc theo tuyến đường 7, là hướng phát triển gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội miền Tây của tỉnh và trục phát triển kinh tế với các nước trong khu vực Lào, Thái Lan thông qua của khẩu quốc tế Nậm Cắn. Định hướng phát triển du lịch chủ yếu là khai thác tài nguyên tự nhiên trong đó trọng tâm là Vườn quốc gia Pù Mát.
- Hướng thứ ba: Về phía Tây Bắc, từ Diễn Châu theo trục quốc lộ 48, với định hướng phát triển du lịch là nhằm vào khai thác tiềm năng tài nguyên tự nhiên và nhân văn như: rừng nguyên sinh Pù Huống, rừng nguyên sinh Pù Hoạt, khu danh thắng như hang Bua, thác Xao va, làng Thái tộc nguyên gốc, di chỉ Làng Vạc, di chỉ Thẩm ồm,...
- Hướng thứ tư: Khai thác tuyến du lịch dọc theo tuyến QL 15A, đường Hồ Chí Minh. Xuât phát từ Thành phố Vinh đi qua các huyện Nam Đàn, Đô Lương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, đồng thời tạo mối liên hệ giữa hai tuyến du lịch theo đường QL7 và đường QL48 lên miền Tây Nghệ An. Định hướng phát triển du lịch là khai thác tài nguyên khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên gắn liền với cuộc đời hoạt động của Bác Hồ; tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên nhân văn của các huyện miền Tây Nghệ An.
- Hướng thứ năm: Phát triển du lịch gắn liền với Thành phố Vinh và khai thác tuyến du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh sông Lam và phụ cận. Định hướng phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng tài nguyên trên Thành phố Vinh và tiềm năng thắng cảnh sông Lam. Đưa sông Lam trở thành điểm du lịch có thương hiệu của Nghệ An về du lịch giống như du lịch trên sông Hương (Huế), sông Hàn (Đà Nẵng), sông Sài Gòn (TP HCM), sông Mêkông (Thái Lan)...
Căn cứ vào định hướng không gian và tiêu chuẩn quy định của Luật Du lịch, Nghệ An xác định hệ thống hệ thống đô thị du lịch và khu, điểm du lịch cần hình thành trên địa bàn thời kỳ 2008-2020 bao gồm:
- Hai đô thị du lịch là Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò;
- Hai khu du lịch quốc gia là Khu di tích lịch sử Kim Liên - Nam Đàn, Khu du lịch Con Cuông và vùng phụ cận cùng các khu du lịch địa phương như: Khu du lịch Nghi Lộc- Hưng Nguyên và phụ cận; Khu du lịch Quỳnh Lưu và phụ cận; Khu du lịch Quỳ Châu - Quế Phong; Khu du lịch Đô Lương và phụ cận;
- Ba điểm du lịch quốc gia là Kim Liên - Nam Đàn, biển Cửa Lò và Vườn quốc gia Pù Mát cùng nhiều điểm du lịch địa phương như: Thành cổ Vinh, Đền thờ vua Quang Trung, các bảo tàng, công viên (thành phố Vinh), Khu lưu niệm Phan Bội Châu, hồ Tràng Đen (Nam Đàn), du lịch bãi biển Bãi Lữ, Nghi Thiết (Nghi Lộc), Đền Cuông - Cửa Hiền (Diễn Châu), biển Quỳnh Phương - Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu), Suối nước nóng Giang Sơn (Đô Lương), Thác Xao va (Quế Phong), hang Bua (Quỳ Châu),...
Để định hướng đó sớm đi vào hiện thực tỉnh cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác quy hoạch chung các vùng có điều kiện phát triển du lịch. Trước mắt phải xây dựng và bổ sung điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch của hai đô thị du lịch là Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò đáp ứng với các tiêu chuẩn quy định của pháp luật du lịch và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội về phát triển và xây dựng đô thị trên địa bàn. Trong đó, đối với Thành phố Vinh, tương lai sẽ được mở rộng phát triển thành đô thị loại I và trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, do vậy cần phải quan tâm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đạt tiêu chuẩn cao, hấp dẫn, hiện đại xứng đáng là hạt nhân thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh, của vùng theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Đối với Thị xã Cửa Lò cần mở rộng quy hoạch không gian phát triển du lịch trong đó có tính đến việc đảo Ngư sẽ được chuyển sang đảo dân sự phục vụ du lịch đồng thời gắn với quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh đã được phê duyệt.
Đối với vùng trọng điểm du lịch Nam Đàn, cần tiếp tục bổ sung quy hoạch phát triển du lịch với trọng tâm là Khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên đang được bảo tồn tôn tạo gắn với các điểm tham quan du lịch trên địa bàn như đền thờ và miếu mộ Vua Mai, hồ Tràng Đen, khu lưu niệm Cụ Phan Bội Châu, quần thể di tích Xô viết Nghệ Tĩnh và khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (Hưng Nguyên) và các điểm du lịch của Thanh Chương và cửa khẩu Thanh Thuỷ; xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Con Cuông và phụ cận trong đó trọng tâm là Vườn quốc gia Pù Mát gắn với các huyện miền Tây là Tương Dương, Kỳ Sơn, Anh Sơn và cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; triển khai giai đoạn tiếp theo của quy hoạch phát triển vùng du lịch văn hoá sinh thái Quỳ Châu - Quế Phong nhằm bảo vệ và từng bước khai thác nguồn tài nguyên du lịch phong phú của khu vực, nhất là về văn hoá dân tộc Thái và hệ thống hang động, thác nước tự nhiên, cảnh quan rừng nguyên sinh Pù Huống, Pù Hoạt thuộc Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An.
3.2.1.2. Về quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch của Nghệ An thời
kỳ 2008 -2020
Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch là một hướng đầu tư hết sức quan trọng tạo ra sự thay đổi về chất trong hoạt động phát triển du lịch không chỉ đối với Nghệ An mà còn đối với du lịch cả nước. Vì vậy, song song với xây dựng quy hoạch chung phát triển du lịch các địa bàn trọng điểm, Nghệ An cần tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư về du lịch. Ngoài những khu, điểm du lịch đã được quy hoạch và triển khai đầu tư, thời gian tới du lịch Nghệ An tập trung xây dựng quy hoạch chi tiết cho các khu, điểm du lịch sinh thái ven sông Lam, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch khu lâm viên Núi Quyết - Bến Thuỷ, khu du lịch hồ Cửa Nam gắn với quy hoạch sắp xếp và trùng tu tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử trên địa bàn thành phố Vinh; xúc tiến xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Đảo Ngư gắn với các khu du lịch ven biển Cửa Lò,
Nghi Thiết (Nghi Lộc), Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu); quy hoạch các khu du lịch sinh thái hồ Tràng Đen (Nam Đàn), hồ Nghi Lâm (Nghi Lộc), hồ vực Mấu (Quỳnh Lưu), bổ sung điều chỉnh quy hoạch khu du lịch Đền Cuông - Cửa Hiền gắn với hồ Xuân Dương; triển khai giai đoạn 2 quy hoạch phát triển du lịch vùng Quỳ Châu - Quế Phong cùng với quy hoạch điểm du lịch thác XaoVa và các điểm du lịch của Quỳ Hợp; xúc tiến triển khai thực hiện đầu tư vào khu du lịch sinh thái Thác Kèm, khu du lịch Phà Lài - Khe Khặng đã được quy hoạch nhằm từng bước tạo ra sự đa dạng, hấp dẫn của du lịch Nghệ An.
Để quy hoạch trở thành hiện thực, thực sự đi vào thực tế cần có sự các chính sách, giải pháp và chỉ đạo sát sao của cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch và du lịch, cần có sự phối hợp của các cấp các ngành, chính quyền cơ sở, giúp đỡ và tham gia của cộng đồng dân cư và cộng thêm sự nỗ lực của bản thân ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch. Đối với du lịch Nghệ An cũng vậy cần có chính sách và giải pháp sau đây cho công tác tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 đến năm 2020:
Trước hết về công tác tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch:
- Phải tăng cường công tác quản lý giám sát thực hiện quy hoạch của các ngành, các địa phương. Tránh tình trạng một số hạng mục dự án đầu tư không được triển khai theo đúng quy hoạch, một số dự án đã phải thay đổi mục đích, danh mục, hạng mục đầu tư so với quy hoạch đã được phê duyệt; hoặc các quy hoạch cụ thể các khu, điểm du lịch không theo kịp yêu cầu thực tế dẫn đến nhà đầu tư phải chờ đợi, thậm chí thực hiện quy hoạch một cách tự phát tại một số khu du lịch trong thời gian vừa qua, đặc biệt du lịch biển.
- Chủ động giám sát các công trình xây dựng trong khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch. Trong thời gian qua, việc giám sát các xây dựng các công trình trong khu quy hoạch chưa được coi trọng nên dẫn đến các công trình dịch vụ xây dựng tuỳ tiện, không tuân thủ theo thiết kế đã được phê
duyệt làm mất đi cảnh quan và thẩm mỹ tại các điểm du lịch đặc biệt là các khu du lịch biển, các công trình vui chơi giải trí. Vì vậy cần có giải pháp giao cho địa phương giám sát cấp phép xây dựng quản lý các công trình và cùng các ngành phối hợp duyệt mẫu mã thiết kế các công trình tại các điểm du lịch. Cần có chế tài xử lý đối với các công trình xây dựng lấn chiếm, làm sai mẫu mã và mất cảnh quan tại khu du lịch.
Hiện nay tình trạng chia lô, xé lẻ đất tại các khu du lịch diễn ra khá phổ biến trên địa bàn dẫn đến hệ thống tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch trở nên manh mún, lộn xộn và mất dần tính tổng thể liên hoàn, gây khó khăn cho việc triển khai các dịch vụ mang tính cao cấp khi có điều kiện đầu tư. Mặt khác tình trạng manh mún cũng làm cho công tác giám sát các công trình không được chặt chẽ dẫn đến một số khu du lịch biển có xu hướng bị bê tông hoá và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch chi tiết đối với các điểm du lịch. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có rất nhiều khu vực có tiềm năng tài nguyên du lịch có thể triển khai thành điểm du lịch để thu hút khách du lịch đến tham quan. Vì vậy cần phải quy hoạch khoanh vùng, cắm mốc để giữ đất và bảo vệ tài nguyên du lịch đồng thời từng bước tiến hành lập dự án kêu gọi đầu tư nếu không sẽ dẫn đến tài nguyên bị huỷ hoại do khai thác bừa bãi cũng như gây khó khăn cho việc triển khai các dự án sau này.
Thứ hai là về giải pháp hỗ trợ thực hiện quy hoạch du lịch:
- Hoàn thiện văn bản pháp lý của địa phương về quản lý du lịch đặc biệt các văn bản có liên quan đến Luật Du lịch, các nghị định mới được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quản lý và phát triển du lịch. Đề xuất các tiêu chuẩn quy phạm về công tác quản lý quy hoạch, đầu tư du lịch, công tác quản lý tài nguyên môi trường và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. Nghiên cứu xây dựng các mô hình về phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để vừa bảo vệ tài
nguyên môi trường, vừa phát triển du lịch và góp phần xoá đói giảm nghèo tại các huyện miền Tây Nghệ An.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý du lịch tại các huyện và cơ sở để góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của địa phương, Đồng thời tiếp tục cải cách hành chính đối với quản lý chuyên ngành trong quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển du lịch.
- Chủ động phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và các nội dung quy hoạch đặt dưới sự chỉ đạo của UBND và Ban chỉ đạo phát triển du lịch Tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, công tác xúc tiến quảng bá du lịch, công tác bảo tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, xã hội và môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng...
- Nghiên cứu và tham mưu cho Tỉnh đẩy nhanh công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp du lịch để phát huy tính chủ động hoạt động kinh doanh của cơ sở trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
- Đổi mới mô hình quản lý kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhằm phát huy tối đa các tiềm năng của doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh du lịch, các điểm cung cấp dịch vụ cho khách, đảm bảo tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường dần dần tiến tới xoá bỏ các tệ nạn ăn cắp, ăn xin, bán hàng rong và ăn chặn khách làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch.
- Tăng cường phối hợp với các ngành khác và chính quyền các cấp. Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch tại các địa phương, tăng cường phối hợp liên ngành, liên vùng dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch. Thống nhất nhận thức của các cơ quan chuyên ngành giải quyết triệt để đối với công tác
bảo vệ tài nguyên du lịch và vấn đề môi trường đặc biệt là rác thải, nước thải và chất thải rắn của các ngành, cơ quan kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tại các khu tuyến điểm du lịch. Trước mắt cần phối hợp với các sở chuyên ngành thành lập các Ban quản lý khu du lịch tại một số điểm có tài nguyên tự nhiên để thực hiện tốt nhiệm vụ trên.
3.2.2. Những giải pháp về tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên
- Thực hiện chính sách giao quyền quản lý và khai thác tài nguyên cho các tổ chức, cá nhân, bảo vệ và kinh doanh theo pháp luật nhà nước
- Có chính sách hỗ trợ người dân và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hoá của địa phương
- Thực hiện chính sách cấp quyền sở hữu lâu dài hợp pháp theo pháp luật về tài nguyên đất đai thiên nhiên môi trường cho mục đích phát triển du lịch với các nhà đầu tư, kinh doanh du lịch hoặc các chủ thể
- Thực hiện chính sách trợ giá và đầu tư ban đầu từ nguồn vốn ngân sách và địa phương.
- Thực hiện giải pháp về cơ chế, chính sách thuế cụ thể thiết thực mang tính chất tiết kiệm, ưu đãi, khuyến khích và công bằng trong việc bảo vệ, sử dụng, khai thác tài nguyên vào mục đích du lịch.
- ưu đãi trong việc bảo vệ, sử dụng khai thác tài nguyên văn hoá, thiên nhiên môi trường phát triển du lịch có mục đích và khả năng xuất khẩu tại chỗ.
- Đảm bảo sự công bằng trong viêc phân phối lợi ích kinh tế từ việc sử dụng, khai thác tài nguyên vào mục đích du lịch giữa các chủ thể khác nhau trong đó phải tính đến cả lợi ích cộng đồng
- Có chính sách thưởng phạt đối với việc bảo vệ, sử dụng khai thác tài nguyên vào mục đích du lịch ở những cá nhân tập thể tốt và ngược lại
3.2.3. Những giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả kinh doanh trong ngành du lịch Nghệ An thời kỳ 2008 -2020