Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

---------------------------

CAO THÙY LINH

Tên đề tài:

DU LỊCH KẾT HỢP TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA BẢN ĐỊA VỚI THĂM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ KHU VỰC

ATK TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên thiên nhiên

du lịch sinh thái

Khoa: Quản lý tài nguyên

Lớp: K48 – QLTNTN&DLST

Khóa: 2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thùy

THÁI NGUYÊN - 2020

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên”.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Tài nguyên và đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Thu Thùy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này..

Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song bản nghiên cứu đề tài khoa học của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để đề tài nghiên cứu khoa học của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020

Sinh viên

Cao Thùy Linh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH v

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1. Tổng quan về du lịch 4

2.1.1. Khái niệm về du lịch 4

2.1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch 5

2.1.3. Các loại hình du lịch 6

2.1.4. Du lịch trải nghiệm 9

2.2. Khái quát về công nghệ GIS và bản đồ du lịch 10

2.2.1. Khái quát về công nghệ GIS 10

2.2.2. Giới thiệu về MapInfo 13

2.2.3. Khái quát về bản đồ du lịch 15

2.3. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử 17

2.3.1. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử trên thế giới. 17

2.3.2. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử ở Việt Nam 19

2.3.3. Hoạt động về du lịch văn hóa bản địa kết với với di tích lịch sử ở khu vực phía Bắc và tỉnh Thái Nguyên 20

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27

3.4. Phương pháp nghiên cứu 27

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 27

3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 27

3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin 28

3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ du lịch 28

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1. Giới thiệu khái quát về tiềm năng và thực trạng du lịch huyện Định Hóa 29

4.1.1.Giới thiệu khái quát về huyện Định Hóa 29

4.1.2. Thực trạng tài nguyên du lịch huyện Định Hóa 33

4.2. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa 43

4.2.1. Quy trình xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa trong GIS i

4.2.2. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu thuộc tính về khu di tích ATK 44

4.2.3. Xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu không gian về khu di tích ATK 48

4.2.4. Xây dựng bản đồ chuyên đề 48

4.3. Khó khăn, hạn chế và giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch này

tại Định Hóa. 49

4.3.1. Khó khăn, hạn chế 49

4.3.2.Giải pháp phát triển bền vững 50

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

5.1. Kết luận 52

5.2. Kiến nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng nội dung khảo sát thực địa tại Định Hóa 28

Bảng 4.1. Các loại hình dân ca dân vũ tiêu biểu của Định Hóa 36

Bảng 4.2. Doanh thu của trung tâm dich vụ, du lịch và bảo tồn di tích ATK qua

các năm 41

Bảng 4.3: Lượng khách tới khu du lịch và bảo tồn ATK Định Hóa 43

Bảng 4.4: Bảng cơ sở dữ liệu thuộc tính khu di tích lịch sử ATK Định Hóa 44

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Các thành phần của GIS 11

Hình 2.2. Phần mềm Mapinfo 13

Hình 2.3.UBND tỉnh tổ chức khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2018 với chủ đề“Trải nghiệm du lịch bền vững văn hóa, lịch sử - sinh

thái Thái Nguyên” 25

Hình 3.1. Bản đồ huyện Định Hóa trên Google Earth 28

Hình 4.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu 29

Hình 4.2. Lễ hội Lồng Tồng 34

Hình 4.3. Hát then giao lưu với khách tham quan 37

Hình 4.4. Cơm Lam 40

Hình 4.5. Lúa Bao thai 40

Hình 4.6. Bản đồ du lịch huyện Định Hóa được xây dựng 47

Hình 4.7. Bản đồ Định Hóa 48

Hình 4.8. Bản đồ khu du lịch ATK Định Hóa 49

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của cụm từ

ATK : BQL: GIS: UNESCO

UBND:

An Toàn Khu Ban quản lý

(Geographic Information System) Hệ thống thông tin địa lý (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 38 trang tài liệu này.

Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên - 1

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ‌

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay du lịch là nhu cầu thiết yếu với mọi người trong xã hội, những năm qua du lịch là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trên toàn cầu và chiếm khoảng 65% tổng sản phẩm quốc dân của toàn thế .Ngành du lịch sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Đem lại nguồn ngoại tệ khổng lồ cho nước nhà từ các du khách nước ngoài đến Việt Nam..

Du lịch trải nghiệm là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm, và tìm hiểu phong tục, tập quán của nhiều nền văn hoá của mọi dân tộc khác nhau tại nơi họ đến. Trong chuyến đi của mình, khách du lịch thay vì ở khách sạn thì lưu trú ngay tại nhà dân .Trong qúa trình ở, du khách sẽ hiểu hơn về cuộc sống và con người ở vùng đất đó bởi họ được. Cùng ăn ở, cùng làm với gia đình chủ nhà trong không khí ấm cúng và thân thiện.

Người Việt trẻ trước xu hướng thế giới: Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), du lịch văn hoá đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng khoảng 15% mỗi năm. Du khách ngày nay thích tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tham quan bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, các lễ hội địa phương. Với họ, đó là cách để hiểu về một đất nước, một vùng đất theo cách sâu sắc và gần gũi nhất. Lý Thành Cơ, 25 tuổi, là một blogger du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với những chuyến đi châu Âu. Anh chia sẻ: “Du lịch không đơn giản là đến một nơi để ngắm cảnh đẹp, ăn đặc sản nổi tiếng, mà còn là dịp để bản thân mở rộng tầm mắt lẫn tâm hồn”.

Thực tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia thành công trong việc sử dụng bản sắc văn hoá để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời, thu hút khách du lịch. Tại Brazil, mỗi mùa Carnival đều thu hút hàng triệu du khách đến thành phố Rio de Janerio để hòa mình vào những vũ điệu samba sôi động, đầy màu sắc. Trong khi đó, chương trình biểu diễn thực cảnh mang tên “Ấn tượng Lưu Tam Tỷ” nơi những câu chuyện lịch

sử, phong tục, tập quán đặc sắc và mới lạ của vùng đất Quế Lâm được “kể” lại đã thu hút lượng khách khổng lồ, khắc tên Quế Lâm lên bản đồ văn hóa thế giới.

Năm 2017, Việt Nam đón hơn 13 triệu khách quốc tế, phục vụ 73,2 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng nguồn thu đạt 510.900 tỷ đồng. Các con số thống kê cho thấy du lịch Việt Nam đang ngày một tăng trưởng và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào GDP hàng năm.[4]

Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Ðịnh Hóa trên địa bàn các xã Phú Ðình, Ðiềm Mặc, Thanh Ðịnh, Ðịnh Biên, Bảo Linh, Ðồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên. ATK có diện tích trên 5.200km 2 , giáp ranh các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chọn đặt căn cứ chỉ huy cuộc kháng chiến từ năm 1946 đến 1954. ATK Định Hóa hôm nay trở thành điểm đến hấp dẫn ở tỉnh Thái Nguyên, hằng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan và tưởng niệm một thời hào hùng của dân tộc.

Huyện Định Hóa đang và sẽ phát triển về cả du lịch trải nghiệm với sự hình thành cả các homestay và các địa điểm mới kết hợp với tham quan du lịch văn hóa bản địa tại ATK, với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên,và sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thu Thùy vì vậy em tiến hành nghiên cứu đề tài “Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên”

1.2. Mục tiêu của đề tài

Khái quát thực trạng tiềm năng du lịch tại huyên Định Hóa

Xây dựng bản đồ du lịch tại huyện Định Hóa dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.

Từ những khó khăn, hạn chế về loại hình du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với di tích lịch sử tại khu vực ATK, tỉnh Thái Nguyên đưa ra giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch này tại đây.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

-Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn.

- Ý nghĩa trong thực tiễn.

+ Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu phục vụ sử dụng cho việc quản lý và là nguồn dữ liệu tin cậy để xây dựng các dự án khác.

+ Cung cấp nguồn tư liệu tin cậy để phát triển lĩnh vực du lịch trải nghiệm tại Định Hóa, Thái Nguyên.

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về du lịch

2.1.1. Khái niệm về du lịch

Ngày nay du lịch đang là một ngành kinh tế được sự quan tâm của nhiều người, khái niệm du lịch theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó du lịch tồn tại và phát triển, tuy nhiên cho đến nay nhiều quan điểm và nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất do mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau về du lịch, và hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, theo một số tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu từ các góc độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch.

Du lịch là những hoạt động của con người đi đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian rảnh để vui chơi, giải trí, vì công việc hay vì mục đích khác mà ngoài mục đích kiếm tiền ở nơi mà họ đến.[16]

Ngoài ra theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1966) thì du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật.

Du lịch còn là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mặt kinh tế đồng thời còn nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc.[1]

Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, chính vì vậy mà hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường, du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những nơi có những điểm đến hấp dẫn mà còn mang lại cho người tham quan những kiến thức bổ ích mà còn là nơi nghỉ ngơi, thư giản giúp con người thỏa mái sau những ngày dài lao động mệt mỏi. Hoạt động du lịch ở một chừng mực nhất định tạo nên một môi trường mới góp phần cải thiện môi trường, bên cạnh nếu việc khai thác, phát triển du lịch không hợp lý có thể là nguyên nhân môi trường bị ô

nhiểm, tài nguyên cạn kiệt, suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Do đó một loại hình du lịch mới đã xuất hiện và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của du lịch nhưng vẫn bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên và đảm bảo phát triển du lịch lâu dài đó là du lịch sinh thái.

2.1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch

Du lịch cũng như các ngành kinh tế, để phát triển cần thiết phải xuất hiện và tồn tại 2 yếu tố cơ bản là “Cung” và “Cầu”.

Những điều kiện cơ bản để hình thành “Cung” du lịch bao gồm:

- Tài nguyên du lịch: Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt vì vậy “Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. [16]

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đây là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch và tổ chức các dịch vụ du lịch. [16]

- Đội ngũ lao động: Là yếu tố quản lý, vận hành hoạt động du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. [16]

- Cơ chế, chính sách: Là môi trường pháp lý để tạo sự tăng trưởng của “Cung” trong hoạt động du lịch. Trong du lịch đây cũng được xem là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho khách đến. [16]

Những điều kiện cơ bản để hình thành “Cầu” du lịch bao gồm :

- Thị trường khách du lịch : Du lịch không thể tồn tại và phát triển nếu không có khách du lịch. Chính vì vậy đây là điều kiện tiên quyết để hình thành “Cầu” du lịch và cũng có nghĩa là để hình thành hoạt động du lịch. [16]

- Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch : được xem là yếu tố để tăng “Cầu”; yếu tố cầu nối giữa “Cung” và “Cầu” trong du lịch. [16]

Bên cạnh những điều kiện cơ bản để có thể hình thành thị trường (mua – bán) và phát triển du lịch, hoạt động du lịch chỉ có thể phát triển tốt trong điều kiện

- Có môi trường trong lành về tự nhiên, xă hội, và không có dịch bệnh.

- Đảm bảo an ninh, không có khủng bố, xung đột vũ trang.

2.1.3. Các loại hình du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây: [10]

- Phân loại theo môi trường – tài nguyên:

+ Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới.

+ Du lịch nghỉ dưỡng: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này.

+ Du lịch khám phá: là việc du khách tìm đến những nơi ít người biết đến hoặc những vùng thường chỉ dành cho người bản xứ. Loại hình khám phá có hơi chút mạo hiểm, phù hợp với hầu hết các đối tượng khách.

+ Du lịch thể thao: là loại hình du lịch thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe.

+ Du lịch lễ hội: là một loại hình sinh hoạt văn hóa, là sản phẩm tinh thần được hình thành và phát triển mạnh qua suốt nhiều thời kỳ lịch sử nhằm tưởng nhớ, bày tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.

+ Du lịch tôn giáo: là loại hình thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo đạo khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôn giáo được tôn kính.

+ Du lịch nghiên cứu (học tập): một loại hình du lịch được thể hiện qua chương trình du lịch mang tính tổ chức và định hướng mục tiêu học tập, nghiên cứu cao trong lịch trình của chuyến đi. Mỗi du khách trong chương trình du lịch thường chủ động tìm hiểu những thông tin và trải nghiệm bản địa.

+ Du lịch hội nghị: hoạt động du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, sự kiện, khen thưởng được các công ty tổ chức dành riêng cho nhân viên, khách hàng, đối tác.

+ Du lịch chữa bệnh:là một thuật ngữ thường được các hãng du lịch và phương tiện truyền thông dùng để nói về kỹ nghệ đưa khách đi du lịch đến một nước khác với mục đích chính là nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh.

+ Du lịch thăm thân nhân: là quá trình nhập cảnh nhằm mục đích du lịch và thăm người thân đang định cư, học tập hoặc đang làm việc tợi nơi nhập cảnh.

+ Du lịch công vụ: là du lịch kết hợp du lịch và công việc.

- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động.

+ Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ( biên giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính trong chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ, và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia.

Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại nhỏ:

- Du lịch quốc tế đến: là chuyến viếng thăm của những người từ các quốc gia khác.

- Du lịch ra nước ngoài: là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác.

+ Du lịch trong nướclà những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ.

+ Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến.

+ Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.

- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch.

+ Du lịch miền biển : là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong các vùng có tiềm năng về biển, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, tắm biển.

+ Du lịch núi : là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên trong các vùng có tiềm năng về núi hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng.

+ Du lịch đô thị : là các chuyến đi của khách du lịch tới các khu vực thành phố, đô thị với mục đích tham quan, trải nghiệm kết hợp với các hoạt động khác.

+ Du lịch nông thôn : loại hình du lịch mà trong đó khách du lịch chủ yếu là những người sống ở thành phố tìm tới chốn yên tĩnh để nghỉ ngơi hoặc tìm về kí ức của tuổi thơ, thưởng thức hương vị của đồng quê với những món ẩm thực ngon lạ.

- Phân loại theo phương tiện giao thông.

+ Du lịch bằng xe đạp.

+ Du lịch bằng ô tô.

+ Du lịch bằng tàu hoả.

+ Du lịch bằng tàu thuỷ.

+ Du lịch bằng máy bay.

-Phân loại theo loại hình lưu trú.

+ Du lịch ở khách sạn.

+ Du lịch ở nhà trọ.

+ Du lịch ở lều trại.

+ Du lịch ở làng du lịch.

- Phân loại theo lứa tuổi du lịch.

+ Du lịch thiếu niên.

+ Du lịch thanh niên.

+ Du lịch trung niên.

+ Du lịch người cao tuổi

- Phân loại theo độ dài chuyến đi

+ Du lịch ngắn ngày.

+ Du lịch dài ngày.

- Phân loại theo hình thức tổ chức.

+ Du lịch tập thể.

+ Du lịch cá nhân.

+ Du lịch gia đình

- Phân loại theo phương thức hợp đồng.

+ Du lịch trọn gói.

+ Du lịch từng phần.

Xem tất cả 38 trang.

Ngày đăng: 14/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí