Du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với thăm quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên - 3


Lào Cai và Lai Châu... Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai Nguyễn Đình Dũng, hoạt động liên kết du lịch góp phần đưa số lượng khách và doanh thu ngành du lịch của ba tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 16,7%/năm. Hai tỉnh Sơn La, Điện Biên những năm gần đây liên kết các hãng lữ hành của Hà Nội tổ chức tua du lịch từ Hà Nội đi Sơn La, Điện Biên. Điểm nhấn trên hành trình là cao nguyên Mộc Châu, đỉnh Pha Luông, Tà Xùa (Sơn La); di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, ngã ba biên giới A Pa Chải, hồ Pá Khoang, cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên). Chương trình du lịch được thiết kế hài hòa giữa tham quan danh lam, thắng cảnh với thưởng thức vẻ đẹp văn hoá của các địa phương…

Đánh giá về kết quả quá trình thực hiện Chương trình hợp tác phát triển du lịch tám tỉnh Tây Bắc mở rộng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Văn Quý, kiêm Trưởng nhóm hợp tác cho biết: Hoạt động liên kết giúp các địa phương đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đánh thức các tiềm năng du lịch. Qua đó, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Những năm gần đây, khách du lịch đến với các tỉnh Tây Bắc tăng mạnh. Năm 2015, số khách du lịch đến Tây Bắc đạt 13 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 1,6 triệu lượt người; đến hết năm 2018, tổng số khách du lịch tăng lên 20,2 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 1,9 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch đạt gần 23 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với kế hoạch. Những con số này là kết quả bước đầu rất đáng khích lệ, khẳng định hướng đi, cách làm đúng đắn của mô hình liên kết giữa tám tỉnh.

2.3.3.2. Tỉnh Thái Nguyên

Từ lâu, Thái Nguyên đã được du khách biết đến bởi nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, với trên 780 di tích, danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá, trong đó có 01 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 46 di tích xếp hạng quốc gia.

Nhằm tuyên truyền, quảng bá những nét đặc trưng, sản phẩm du lịch của tỉnh, thu hút du khách trong nước, quốc tế đến với Thái Nguyên; phát huy tiềm năng, thế mạnh và tăng tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GRDP, những năm qua Thái Nguyên đã

chủ động tham gia các chương trình, hoạt động hợp tác phát triển du lịch liên vùng như: Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” của 6 tỉnh Việt Bắc; Chương trình liên kết giữa các tỉnh có chung dãy núi Tam Đảo với Thành phố Hà Nội (Hà Nội - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Vĩnh Phúc); Chương trình liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trên trục Quốc lộ 37 (gồm: Thái Nguyên - Bắc Giang - Hải Dương và Quảng Ninh). Đồng thời ký kết văn bản hợp tác liên kết phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh; tham gia chương trình phát triển du lịch cụm Hiệp hội du lịch 16 tỉnh phía Bắc. Ngày 08/8/2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU “Về định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030”, trong đó xác định các loại hình du lịch có tiềm năng, thế mạnh để liên kết đầu tư phát triển; hình thành 3 sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh là: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc; du lịch nông nghiệp, trải nghiệm vùng chè và văn hóa Trà; du lịch lịch sử về nguồn “Về thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” ATK Định Hóa liên kết với các khu, điểm du lịch vùng Việt Bắc và trên địa bàn tỉnh.[7]

Hình 2 3 UBND tỉnh tổ chức khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2018 với chủ 1

Hình 2.3.UBND tỉnh tổ chức khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2018 với chủ đề“Trải nghiệm du lịch bền vững văn hóa, lịch sử - sinh thái Thái Nguyên”

(Nguồn ảnh: Báo Thái Nguyên)

Thực hiện Quyết định số 2014/QĐ-TTg ngày 24/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử ATK Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến 2030, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai nghiên cứu lập đồ án quy hoạch và đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định trình Chính phủ phê duyệt theo quy định. Trong đó tỉnh Thái Nguyên đã và đang phối hợp chặt chẽ với các tỉnh liên quan triển khai thực hiện công tác đầu tư, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ATK Đinh Hóa (Thái Nguyên) - Tân Trào (Tuyên Quang) và ATK Chợ Đồn ( tỉnh Bắc Kạn) gắn với phát triển du lịch trải nghiệm về nguồn “Thủ đô gió ngàn chiến khu Việt Bắc”, xây dựng tour du lịch về nguồn phục vụ du khách trong nước và quốc tế.[7]

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là du lịch kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa với tham quan di tích lịch sử khu vực ATK tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khu vực ATK huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong 12 tháng, từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019.

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và hoàn thiện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

3.3. Nội dung của nghiên cứu

- Nội dung 1: Khái quát thực trạng, tiềm năng du lịch tại huyện Định Hóa.

- Nội dung 2: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ du lịch tại Định Hóa lịch tại Định Hóa.

- Nội dung 3: Khó khăn, hạn chế và giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch tại huyện Định Hóa.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập thông tin thứ cấp từ: UBND huyện Định Hóa , người dân và du khách, ban quản lý khu Di tích lịch sử sinh thái ATK... đây là nguồn tài liệu quan trọng nhằm xác định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hiện hữu, phục vụ cho quá trình tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch, xác định số lượng du khách đến tham quan, tạo cơ sở cho quá trình khảo sát tìm hiểu tình hình phát triển du lịch.

- Thu thập thông tin liên quan tới đề tài từ các sách báo, tạp chí khoa học, mạng internet...

3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Là phương pháp tiếp cận trực tiếp, rõ ràng và thực tế nhất giúp tôi biết được thực trạng và hướng đi của đề tài, công tác khảo sát được chia làm 2 đợt:

Bảng 3.1. Bảng nội dung khảo sát thực địa tại Định Hóa

Thời gian

Nội dung khảo sát

Đợt 1 (1/2020)

- Khảo sát các điều kiện tự nhiên của huyện Định Hóa

- Tham quan khảo sát các điểm du lịch

- Khảo sát lượng khách du lịch đến du lịch Định Hóa

- Quan sát và thu thập các hình ảnh

Đợt 2 (4/2020-6/2020)

- Khảo sát về đời sống của người dân trên huyện Định Hóa

- Khảo sát lượng khách du lịch đến huyện Định Hóa

- Quan sát và thu thập các hình ảnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 38 trang tài liệu này.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin

Thống kê các thông tin, tài liệu đã thu thập được về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, tổng lượng du khách tới khu du lịch, những nhận định và đánh giá của người dân, chuyên gia và khách du lịch.

- Biểu đạt thông tin đạt bằng câu văn viết, bảng số liệu, hình ảnh, bản đồ, đồ thị ... thông qua các phần mềm Microsoft office word 2010, Microsoft office excel 2010.

- Ứng dụng phần mềm GIS để xử lý, biên tập, thành lập bản đồ du lịch .

3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ du lịch

- Ứng dụng GIS để xử lý, biên tập, thành lập bản đồ du lịch trải nghiệm Định Hóa.

Hình 3 1 Bản đồ huyện Định Hóa trên Google Earth Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2

Hình 3.1. Bản đồ huyện Định Hóa trên Google Earth

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Giới thiệu khái quát về tiềm năng và thực trạng du lịch huyện Định Hóa

4.1.1.Giới thiệu khái quát về huyện Định Hóa

* Điều kiện tự nhiên huyện Định Hóa

- Vị trí địa lí

Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45”đến 22o30” vĩ độ bắc;

Phía Tây - Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Phía Bắc - Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn,

Phía Nam - Đông Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc.

Hình 4 1 Bản đồ khu vực nghiên cứu Khí hậu Định Hoá có khí hậu nhiệt 3

Hình 4.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu

- Khí hậu

Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C.

Là huyện có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 và tháng 8 - những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên.

- Địa hình, địa chất

Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt.

Thảm thực vật của Định Hoá rất phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế, với các loại lâm sản quý như gỗ nghiến, lim, lát, sến và các loại tre, nứa, vầu, trám…Đặc biệt, vùng đất các xã phía nam có nhiều cây cọ, lá để lợp nhà, cuộng để làm mành, thân làm kèo, xà nhà rất bền.

Từ những năm giữa thế kỷ XX trở về trước động vật rừng Định Hoá rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên rừng bị kiệt quệ, các loại lâm sản quý còn không đáng kể, các động vật quý hiếm nhổ, báo, gấu hầu như không còn.

- Hệ sinh thái

Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85 %, các tháng mưa có độ ẩm khá cao từ 83-87%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng và sinh vật. Nằm giữa trung tâm Việt Bắc, núi non liên hoàn hiểm trở, nên Định Hóa đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Bắc với các kiểu chính đó là rừng nhiệt đới trên núi đá và núi đất. Độ che phủ 47% rừng có các loại lâm sản quý

như gỗ, nghiến, lim, lát, sến và các loại tre nứa, vầu, trám, cọ… Đặc biệt rừng ở các xã phía nam có nhiều cây cọ, đây là một cây đặc trưng của huyện Định Hoá. Không những vậy rừng còn có nhiều cây thuốc quý phục vụ chữa bệnh cho nhân dân. Động thực vật trong rừng rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, hệ sinh thái rừng và động thực vật có nguy cơ bị hủy hoại, nhiều loại đã biến mất như báo, gấu… Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh quan đặc trưng của Định Hóa là sự phân chia thành các khu nhỏ, ứng với mỗi khu đó là bản làng lưng dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai bên bờ suối.

Thủy văn

Huyện Định Hoá có ba con sông chính:

Con sông lớn nhất là sông Chu, có lưu vực rộng 437 km 2 ; lưu lượng nước bình quân trong năm 3,06 m 3 /giây. Sông Chu được hợp lưu bởi nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ sườn núi các xã phía Tây, phía Bắc huyện, với ba nhánh chính là suối Chao, suối Múc, suối Tao. Đoạn chảy qua xã Tân Dương là đoạn lớn nhất; sau đó dòng sông chảy qua xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với sông Cầu ở khu vực Chợ Mới.

Sông Công trên địa bàn huyện (thượng nguồn) có lưu vực rộng 128 km; lưu lượng nước bình quân trong năm là 3,06 m/giây. Dòng sông này có hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua các xã Bình Yên, Sơn Phú. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát (xã Phú Đình), hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi chảy sang xã Minh Tiến (huyện Đại Từ).

Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70 km2

Ngoài ba con sông chính, trên địa bàn huyện Định Hoá có nhiều khe suối nhỏ len lỏi qua các khu rừng, toả đi khắp các thôn bản.

- Dân số: toàn huyện hiện có 26.206 hộ với 89.288 nhân khẩu, trong đó, nam giới 44.929 người (chiếm 50,31%); nữ giới 44.359 người (chiếm 49,69%). Số hộ ở thành thị 1.908 hộ (chiếm 7,28%); số hộ ở nông thôn 24.298 (chiếm 92,7%). So sánh với kết quả Tổng điều tra năm 2009, sau 10 năm số hộ gia đình trên địa bàn huyện đã tăng 2.221 hộ, số nhân khẩu tăng 3.205 khẩu. Về cơ cấu dân tộc, toàn

huyện có 17 dân tộc (tăng 3 dân tộc so với năm 2009), trong dó, dân tộc Tày chiếm đa số với 48.897 người, bằng 54,74%; tiếp đến là dân tộc Kinh với 23.589 người, chiếm 26,42%...

Người Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Định Hóa, chiếm gần 50% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất ở đây. Một số xã của Định Hóa có 90% dân số là người dân tộc Tàynhư Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên. Đây chính là cơ sở quan trọng để cộng đồng nơi đây hình thành và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của mình. Người Tày Định Hóa có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ người Tày, lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng. Bản thường đặt tên theo người đến khai phá mở đất đầu tiên hoặc tên cầm thú có ở đó. Các bản đều có địa vực cư trú riêng bao gồm đất ở , đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc. Ranh giới giữa các bản thường được xác định bằng đường phân thủy, eo núi, sông suối hoặc đường xá. Quy mô các bản vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60 hộ gia đình, sống mật tập hay rải rác thành nhiều chòm xóm phân bố tương đối độc lập…

* Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hóa

- Kinh tế

Kinh tế truyền thống của người dân Định Hóa là sản xuất nông nghiệp, trong đó nổi lên vai trò của việc canh tác lúa đặc sản – Bao Thai – và hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống như: chuyên canh chè, dệt mành cọ, nuôi cá ruộng… Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào nhân dân trong huyện, Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các đề án toàn khóa trong lĩnh vực này như xây dựng vùng lúa cao sản, lúa bao thai, khôi phục và củng cố các công trình thủy lợi, mở rộng và phát triển vùng chè được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Công nghiệp - thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, nhất là từ khi củng cố mạng lưới đường giao thông liên xã và mạng lưới điện nông thôn. Huyện đã quy hoạch được 4 khu công nghiệp truyền thống của địa phương như: đan mành cọ, cót, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản và phát triển nghề mây tre đan... Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 nhà máy chè và 1 nhà máy giấy, gỗ đang hoạt động.

Xã hội

Trong những năm gần đây do kinh tế của huyện có nhiều thay đổi theo hướng CNH-HĐH nên tỷ lệ dân số thành thị cũng có thay đổi song phần lớn dân tập trung chủ yếu ở nông thôn sống bằng nghề nông lâm nghiệp. Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huyện Định Hóa trong những năm gần đây đã thực hiện các chương trình, dự án của chính phủ đầu tư cho kinh tế xã hội miền núi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình có nhiều hoạt động thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và từng bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân.

- Cơ sở hạ tầng

Được hỗ trợ của Nhà nước, các tuyến đường giao thông thường xuyên được tu bổ, sửa chữa và nâng cấp. Trên địa bàn huyện hiện có đường liên tỉnh 254 dài 37km là đường rải nhựa. Đường liên xóm, đường trong khu dân cư dài 655 km, cũng đã bê tông hóa ở một số thôn. Kết quả năm 2013, chỉ với nguồn lực từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 29,515 tỷ đồng, cùng với xã hội hóa nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, các xã trong huyện đã xây dựng được 36,45 km đường bê-tông, trong đó có 32,13 km đường loại B, 4,32 km đường loại C. Trong những năm qua huyện đã huy động xã hội hóa để làm giao thông nông thôn, do đó đến nay các tuyến đường liên xã, liên huyện, liên thôn được nâng cấp, sửa chữa, việc đi lại vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện được cải thiện, tạo điều kiện góp phần phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp và nông thôn. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ dễ dàng tiếp cận, đi lại thuận tiện đến các điểm du lịch của Định Hóa.

4.1.2. Thực trạng tài nguyên du lịch huyện Định Hóa

- Di tích lịch sử

Nhắc đến Định Hóa chúng ta không thể không nói đến hệ thống di tích lịch sử cách mạng dày đặc, trải dài ở 23/24 xã và 1 thị trấn (Chợ Chu). Bởi đây chính là An toàn khu Trung tâm, là “thủ đô kháng chiến” của dân tộc. Lịch sử đã ghi dấu son chói lọi trên 128 di tích (126 di tích lịch sử cách mạng, 02 điểm danh lam thắng

cảnh), trong đó có 13 điểm di tích được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, 5 điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh. Quần thể di tích này được chia làm các trung tâm: Chợ Chu – Quán Vuông, Phú Đình – Điềm Mặc, Định Biên – Bảo Linh, Thanh Định, Trung Lương, Bình Thành, Đồng Thịnh và các xã phía Nam – Đông Nam huyện Định Hóa (Phượng Tiến, Quy Kỳ, Linh Thông…). Đây chính là nguồn tài nguyên quan trọng để Định Hóa đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là hình thức du lịch gắn liền với loại hình di tích lịch sử - cách mạng.[5]

Lễ hội

Hình 4 2 Lễ hội Lồng Tồng Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa – Thông 4

Hình 4.2. Lễ hội Lồng Tồng

Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin Định Hóa (năm 2010) thì hằng năm toàn huyện có tới gần 30 lễ hội, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên đã có nhiều lễ hội bị lãng quên. Trong bức tranh lễ hội truyền thống đa dạng và phong phú ấy, có thể kể đến những lễ hội đặc sắc và nổi bật như: Lễ hội Lồng Tồng (mùng 10 giáng Giêng AL, tại xã Phú Đình), Lễ hội Nàng Hai (mời nàng Trăng) được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, Lễ hội chùa Hang (diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu), Lễ hội rước Đất, rước Nước diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm. [5]

Đặc sắc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa

Khởi nguồn của Lễ hội Lồng Tồng được hình thành từ phong cách sống làng bản, quần cư trong cộng đồng của người dân tộc được trao truyền, lưu giữ và bảo tồn. Đây được xem là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bảo dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay… tại vùng Việt Bắc.

Năm nay, Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa được tổ chức trang trọng trong 2 ngày là mùng 9 và mùng 10 tháng Giêng, gồm hai phần, phần Lễ và phần Hội.

Tham dự phần lễ, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều nghi lễ truyền thống có từ lâu đời như: Lễ cày Tịch Điền, Lễ cầu mùa của dân tộc Tày, dân tộc Sán Chay, Lễ cầu phúc của dân tộc Dao…Tiếng nhạc lồng trong các bài cúng cầu mùa, cầu phúc để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, cảm tạ trời đất, thần linh, tổ tiên đã ban phúc đức, bình an đến cho người dân.

Phần hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động cắm trại, thi ẩm thức và văn hóa nghệ thuật với các trò chơi dân gian đặc sắc như: Tung còn, múa lân, bịt mắt bắt dê, hội thi khéo cóc, thi cờ tướng, kéo co, tái hiện không gian trà…Ngoài ra, du khách sẽ được thưởng thức những điệu then điệu hát ví mượt mà, màn Múa Rối Tày Thẩm Rộc – Bình Yên – Du Nghệ - Đồng Thịnh và tham gia trại văn hóa trà để thưởng trà giao lưu dân ca dân vũ đặc sắc.

Đến nay, Lễ hội không chỉ là nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc mà còn biểu trưng cho tinh thần đoàn kết và thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Qua đây, hoạt động còn góp phần quảng bá các danh thắng, di tích lịch sử có giá trị nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương trong tương lai.

- Dân ca dân vũNgoài tính chất phong phú về lễ hội truyền thống thì sự cộng cư lâu đời của 9 dân tộc anh em trên mảnh đất Định Hóa cũng đã góp phần làm nên sự đặc sắc, và đa dạng của các điệu múa, lời ca dân gian. [5]

Bảng 4.1. Các loại hình dân ca dân vũ tiêu biểu của Định Hóa

T

T

Tên gọi

Chủ thể

sáng tạo

Mô tả khái quát

1

Soọng

Dân tộc Sán

Dìu

Là phương tiện truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước

muốn trong cuộc sống thường ngày

2

Hát Sli

(vả Sli)

Dân tộc

Nùng

Dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày vào nhà

mới.

4

Lượn

Dân tộc Tày

Phản ánh tập quán, tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt, tâm tư nguyện vọng con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của người

Tày

5

Hát

Then

Dân tộc Tày,

Nùng

Là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng.

6

Rối cạn

Dân tộc Tày

Là loại hình rối que thể hiện khá sinh động cuộc sống lao

động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân

7

Sình ca

Dân tộc Sán

Chí

Hát đối đáp nam – nữ giao duyên vào mùa xuân

8

Páo

dung

Dân tộc Dao

Là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước

muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.

9

Múa

Tắc xình

Dân tộc Cao Lan

Vũ điệu dân giã trong các dịp lễ hội, đặc biệt là trong lễ hội Cầu mùa.

10

Múa nàng

Then

Dân tộc Tày

Là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Tày ở Việt Bắc, có âm nhạc hay, vũ đạo đẹp, biểu hiện sự đoàn kết

thân thiện gắn bó cộng đồng có tính tập thể và dân chủ Cao

(Nguồn: BQL khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)

Những làn điệu dân ca mượt mà, tha thiết cùng với những hình thức nghệ thuật dân gian truyền thống khác của cộng đồng các dân tộc Định Hóa là di sản văn hóa tộc có giá trị lớn không chỉ đối với phát triển du lịch văn hóa. Nhưng do nhiều

tác động, các loại hình nghệ thuật dân gian này đã ít nhiều bị mai một, hay không còn được sử dụng rộng khắp.

Mới đây nhiều di sản được khôi phục, các lễ hội được phục dựng, được “đánh thức” và thực sự phát huy giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào… Đó là kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi địa phương này triển khai Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi được Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” hỗ trợ, CLB hát Soọng Cô mới thực sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài các hoạt động biểu diễn, giao lưu, CLB còn mở được nhiều lớp học hát Soọng Cô cho các em học sinh trong xã tham gia. Đến nay, CLB đã có khoảng 15 em từ 13 đến 15 tuổi thường xuyên tham gia sinh hoạt cùng thành viên trong CLB. Ngoài ra, CLB còn thường xuyên đi biểu diễn trong các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật của tỉnh, của huyện. Hiện nay, CLB đang có hai nghệ nhân đang chờ xét được công nhận danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.

Không chỉ bảo tồn các làn điệu dân ca truyền thống, các lễ hội cũng được ngành Văn hóa tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Qua đó, nhiều lễ hội được phục dựng, sống lại trong đời sống của người dân.

Hình 4 3 Hát then giao lưu với khách tham quan Văn hóa ẩm thực và đặc sản 5

Hình 4.3. Hát then giao lưu với khách tham quan

- Văn hóa ẩm thực và đặc sản địa phươngBức tranh dân tộc đa sắc màu cũng mang lại cho Định Hóa nét văn hóa ẩm thực rất riêng biệt. Đó là những món ăn hết sức lạ và ngon miệng như Khẩu thuy của người Tày, món Khẩu nhục của người Nùng/Sán Dìu, bánh ngải của người Tày, bánh Cooc mò của người Tày, Nùng… Đặc biệt là đặc sản Cơm Lam Ngoài ra, nhờ những đặc điểm về khí hậu và chất đất riêng nên Định Hóa rất phù hợp với giống lúa “Bao Thai lùn”, sản phẩm gạo Bao Thai Định Hóa đã trở thành một loại đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất chiến khu xưa. Các sản phẩm được chế biến từ loại gạo này (như mì sợi, bánh đa, bánh phở, bánh cuốn…) cũng có những hương vị riêng rất đặc biệt.

Định Hóa mảnh đất An toàn khu kháng chiến khi xưa, nơi ghi dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đến nơi đây du khách không chỉ được tìm về với sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, được đắm mình trong các lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số mà còn được thưởng thức các sản vật của địa phương tuy giản dị nhưng cũng đủ để ấm lòng du khách gần xa.

Cơm lam là một trong những món ẩm thực nổi tiếng của người dân nơi đây. Món ăn này có sự hấp dẫn đến lạ kỳ bởi sự giao thoa của nước, lửa và những ống tre, nứa non. Đây là món ăn rất giản dị, gắn với con suối nơi đầu nguồn, nương lúa bên sườn đồi và những vạt rừng tre nứa xanh ngút ngàn tầm mắt của đất rừng ATK bởi vậy nó sẽ khiến cho du khách khó quên nếu có dịp thưởng thức.

Cơm lam có lẽ bắt đầu từ những chuyến đi rừng của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Do mỗi lần đi xa phải vài bữa nửa tháng, tới các bản làng trên những khu vực núi cao heo hút hoặc ngược lại từ các bản xa xôi vùng cao lần về xuôi. Mỗi người chỉ có thể mang trên vai một gùi gạo, ít muối trắng, chút thịt khô để nhẹ nhàng không vướng víu. Do không có xoong nồi, dọc đường sẵn rừng tre, rừng nứa, tiện chặt vài ống, múc nước suối, đổ gạo và đánh đá lửa để nấu cơm; lấy thịt khô hay bắt con thú rừng nướng trên lửa để ăn cùng với cơm lam. Đến nay nếu đi rẫy hoặc chợ xa, bà con vẫn làm cơm lam.

Muốn có món cơm lam ngon trước hết phải có gạo nếp ngon, ấy là thứ nếp cái hoa vàng trồng trên nương, hàng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10. Thứ

nếp mười hạt như cả mười, tròn căng đem nhặt hết sạn, ngâm qua nước. Dung cụ nấu cơm lam cũng rất quan trọng: Phải chọn đồ đựng là một ống tre hoặc nứa thon dài không to không nhỏ và phải là cây còn non, tươi xanh để khi nấu cơm có vị ngọt và mùi hương tự nhiên. Thường thì người ta chỉ tìm những cây nứa ít lá cao chừng 2m. Sau khi chặt phần ngọn và gốc thì cho khoảng 3 khúc dài chừng 30cm để thổi cơm. Những cây nứa này khi lắc nghe có tiếng nước kêu lọc xọc bên trong, nước trắng trong, hơi ngọt và dịu thơm. Người ta thường gọi là nước của trời và lấy thứ nước này để nấu cơm.

Người Định Hóa nấu cơm lam bằng cách: Gạo đem ngâm, vo sạch, rắc ít muối và nước gừng trộn đều, rồi đổ vào ống nứa có sẵn nước; không nén chặt mà để cách miệng ống 5cm, khi gạo chín nở sẽ tự bít đầy ống. Nếu ống ít nước, có thể thêm nước suối nguồn sâm sấp gạo. Sau đó, đem nút miệng ống lại bằng lá dong hay lá chuối khô. Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống nứa quanh kiềng. Có thể nướng ống cơm lam bằng than củi, than tre hoặc rơm khoảng một giờ, khi cơm sủi thỉnh thoảng nhấc ra dằn mạnh ống xuống để gạo dồn xuống phía dưới cho hạt cơm săn chắc. Nước cạn mới đặt ống nằm ngang và nướng xoay đều. Khi mùi thơm bốc lên là cơm đã chín. Kể từ khi nước cạn cho tới khi cơm chín, là khâu quan trọng nhất. Nó thể hiện rõ nhất tình cảm của người nơi đây với ống cơm lam. Người ta phải trở ống luôn tay, phải gạt hoặc nhen lửa quanh ống làm sao để vỏ nứa cháy đều, song hạt cơm bên trong không bị cháy, lại thật mềm, thật dẻo. Điều này đòi hỏi sự khéo léo của những người phụ nữ.

Làm một món cơm lam như vậy chất chứa bao tình cảm. Khi cơm chín, mùi thơm quyến rũ tỏa ra ngào ngạt, nhấc khỏi lửa, bấy giờ để nguội, dùng dao bóc tách từng lớp vỏ bị cháy bên ngoài của ống cho tới khi gặp các lớp màng lụa mỏng màu trắng ngà của ống, sẽ thấy phần cơm dài thành khúc đứng bằng chiều dài ống nứa.Khi ăn cơm thì bẻ khúc cơm thành miếng, khoanh cơm mịn màng như khúc giò, mùi thơm mời gọi khách phương xa nếm thử. Hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của ống nứa, vị thanh thanh của lá chuối, mùi của khói bếp

lửa thật khuyến rũ. Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa đậm đà khó quên. Cơm lam có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon và không bị thiu mốc. Thời kháng chiến đồng bào thường lấy cơm lam tặng bộ đội ăn thay lương khô.

Hình 4.4. Cơm Lam

Hình 4.5. Lúa Bao thai

- Làng nghề truyền thống[5]

+ Các làng nghề dệt mành cọ xã Đồng Thịnh (Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2): Sản phẩm mành cọ của Đồng Thịnh khá đặc biệt với nan mành dệt kín, phẳng, đều và có độ xanh bóng hơn sản phẩm của các nơi khác bởi người làm cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu và có kỹ thuật dệt điêu luyện...

+ Nghề Mộc (xã Lam Vỹ): Nghề làm mộc ở xã Lam Vỹ đã có từ lâu đời, hiệnnay trên toàn huyện có 10 xưởng làm mộc, nhưng do không được quan tâm thích đáng của cơ quan chính quyền nên hiện nay 10 xưởng này tuy vẫn còn hoạt động nhưng không lớn, các mặt hàng sản phẩm chủ yếu là đóng đồ gia dụng phục vụ trên địa bàn xã.

+ Làng nghề chè: xóm Quỳnh Hội xã Trung Hội, thôn Phú Hội 1 và 2 xã Sơn Phú, làng chè Điềm Mặc…

+ Làng nghề nuôi cá ruộng: ở các xã Bảo Cường, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Phượng Tiến, Đồng Thịnh...

Nổi bật nhất là Hội Lồng Tồng. Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng) là lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Việt Bắc nói chung. Lễ hội Lồng tồng của người Tày là một nghi thức đặc trưng của văn hóa vùng, mang tính chất tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mưa, tín ngưỡng thờ mặt trời. Chứa đựng nhiều hoạt động tín

ngưỡng dân gian, và cũng chính là Lễ hội cầu mưa của người làm nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc Tày, Nùng với các nội dung chào mừng mùa xuân mới, mừng vụ mùa trước cho mùa vụ sau bội thu, cho mọi người, mọi nhà khỏe mạnh ấm no, hạnh phúc, bản làng yên vui.

Vốn dĩ là vùng đất nghèo của Thái Nguyên nhưng nhờ có chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, Định Hóa ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên sự phát triển mau lẹ ấy không phá vỡ cảnh quan chung của hệ thống hàng trăm di tích lịch sử nằm rải khắp núi rừng nơi đây. Chính vì vậy, mỗi năm ATK đón tới hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm quan và đang là điểm du lịch văn hóa, cội nguồn cách mạng thu hút đông du khách khi đến Việt Bắc. Tính từ ngày Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cắt băng khai trương Nhà trưng bày ATK Định Hoá (19/5/1997) đến nay có gần 10 triệu lượt khách về với ATK Định Hoá. Trên cơ sở đó, Định Hóa phấn đấu đến năm 2020 sẽ vào khoảng 800.000 lượt khách.

Bảng 4.2. Doanh thu của trung tâm dich vụ, du lịch và bảo tồn di tích ATK qua các năm‌

Năm

2016

2017

2018

Doanh thu (đồng)

566.265.000đ

533.730.750đ

660.000.000đ

(Nguồn:Báo các các năm 2016, 2017, 2018 của BQL khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên)

Năm 2016, hoạt động du lịch, dịch vụ, ăn, nghỉ được quan tâm 6 nhà sàn công vụ Trung tâm Dịch vụ, Du lịch và Bảo tồn di tích ATK Định Hóa được sửa chữa, chất lượng 7 phục vụ ăn, nghỉ, hội nghị, hội thảo, lửa trại…cho các đoàn khách và khách du lịch được từng bước nâng cao.

Năm 2017, Với lợi thế là khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, hàng năm lượng khách đến tham quan khu di tích không ngừng tăng lên, Trung tâm Dịch vụ, Du lịch và Bảo tồn di tích ATK đón và phục vụ nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài như: Đoàn Đại sứ quán Hy Lạp; đoàn cán bộ cấp cao Hoàng gia Campuchia; đoàn Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước; đoàn Bộ Ngoại giao; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam…Ngoài các hoạt động ăn nghỉ Ban

còn tổ chức các tour du lịch sinh thái, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu đốt lửa trại, hát then, đàn tính…phục vụ du khách.

Từ 2018, tổ chức các sự kiện, giao lưu văn hóa, văn nghệ, lửa trại, ẩm thực…phục vụ nhiều đoàn khách: Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên; các sở, ban, ngành, đoàn thể; Cục Nhiếp ảnh và Điện ảnh Việt Nam; Bộ Nội vụ; Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam trường Sỹ quan chính trị…

Phối hợp với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh tổ chức cho các đoàn khách đến dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm khu di tích.

Tổ chức phục vụ ăn, nghỉ tại Nhà khách Trung tâm Dịch vụ, Du lịch và Bảo tồn di tích ATK, năm 2018 thu từ các hoạt động dịch vụ (ăn, nghỉ, cho thuê quầy hàng, mặt bằng) đạt doanh thu 660.000.000 (nộp ngân sách 66.000.000đ).

Nhìn chung qua các năm có thể thấy doanh thu của trung tâm dich vụ, du lịch và bảo tồn di tích ATK ngày càng tăng.

Bảng 4.3: Lượng khách tới khu du lịch và bảo tồn ATK Định Hóa

Năm

2016

2017

2018

9 tháng đầu 2019

Khách đoàn (đoàn khách)

2.980

3.628

3.754

2.191

Khách tự do (lượt khách)

667.000

628.000

672.730

516.649

(Nguồn: Báo các các năm 2016, 2017, 2018 của Ban quản lý khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên)

Thường xuyên mở cửa đón du khách thập phương đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà trưng bày bảo tàng ATK Định Hóa và các điểm di tích. Trọng tâm là dịp tết nguyên đán Kỷ Hợi, các ngày lễ lớn của đất nước (03/02; 30/4; 01/5; 19/5; 19/8; 2/9...); phục vụ tổ chức lễ báo công dâng Bác, khen thưởng, kết nạp đảng viên... theo nghi thức trang trọng tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Luôn duy trì tốt công tác đón tiếp, phục vụ tổ chức lễ dâng hương với nghi thức trang trọng, gắn với giới thiệu quảng bá hình ảnh Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa.

Khách tham quan tới đây khá đa dạng . Lượng khách đoàn tăng qua các năm. Khách lẻ trong năm 2018 tăng hơn so với 2017( 44.730 khách) và có xu hướng tăng vào các năm tiếp theo.

4.2. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa

4.2.1. Quy trình xây dựng bản đồ du lịch huyện Định Hóa trong GIS

Thu thập, tham khảo tài liệu

Thu thập dữ liệu

Xử lý và chuyển đổi dữ liệu

Xây dựng bản đồ mới dựa trên bản đồ nguồn

Xem tất cả 38 trang.

Ngày đăng: 14/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí