Một Số Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Và Danh Thắng Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk


SPDLST. SPDLST chủ yếu ở Đắk Lắk hiện nay vẫn là những tour tham quan thắng cảnh, thăm các buôn làng dân tộc và tham dự các lễ hội. “Những sản phẩm này chủ yếu dựa vào những nguồn tài nguyên sẵn có như cảnh đẹp tự nhiên, lối sống, sinh hoạt tự nhiên của các đồng bào dân tộc mà chưa có sự đầu tư với quy mô lớn, dài hạn để chúng trở nên phong phú, đặc sắc và cuốn hút khách hơn. Các điểm DL/khu DL cũng chưa được khai thác nhiều, lại không có sự hợp tác giữa cácđiểm/ khu DL trong đón tiếp khách DL nên hầu như chỉ được tham quan chớp nhoáng, xem là chính chứ thưởng thức và nhận thức chưa cao, thậm chí sự an toàn của du khách cũng không được đảm bảo” [5]. Các hoạt động DL cần chú trọng bảo vệ sự phát triển bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội và môi trường. Muốn vậy phải đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH nói chung và Quy hoạch của từng ngành, từng lãnh thổ nói riêng, kiên quyết xử lí các sai phạm trong công tác tổ chức thực hiện theo Quy hoạch. Có thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế cơ bản, đời sống người dân được nâng cao thì DL mới có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh; đầu tư nguồn lực cho các dịch vụ DL đi kèm tạo thuận lợi cho du khách tới; phát triển mô hình DL cộng đồng. Đây cũng được coi như là khâu xã hội hóa DL để phát triển DL, tăng cường liên kết DL để học tập các kinh nghiệm kinh doanh DL hiệu quả ở trong và ngoài nước.

Việc liên kết trên Tuyến DL Tam giác phát triển của 3 nước Lào, Cam puchia và Việt Nam mặc dù đã được khảo sát nhưng cho đến hiện nay tuyến DL vẫn chưa được đưa vào khai thác để mang lại lợi ích kinh tế cho người dân trên lãnh thổ 3 nước.

2. Kiến nghị

a) Kiến nghị Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương

Tiếp tục hoàn thiện các văn bản cụ thể hóa các hướng dẫn hoạt động, kinh doanh DLST.


Quan tâm, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển DL, đặc biệt là các tuyến giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để du khách trong và ngoài nước đến Đắk Lắk. Thật vậy, trong kết quả khảo sát khách DL có đến 57% du khách kiến nghị cần cải thiện trước hết về hệ thống giao thông vận tải để hoạt động DLST nói riêng và DL nói riêng của tỉnh Đắk Lắk phát triển.

Có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho việc thực hiện ”Dự án bảo tồn voi Đắk Lắk” để khuyến khích bảo tồn và phát triển đàn voi, cũng như lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống về voi – SPDLST đặc trưng của Đắk Lắk.

b) Kiến nghị tỉnh, các sở, ngành liên quan

Thực hiện nghiêm túc các giải pháp để thực hiện thành công Kế hoạch phát triển DL nói chung (và DLST nói riêng) của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2015 và các chủ trương, chính sách của các Ban ngành cấp trên ban hành trong lĩnh vực DL như: “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”; Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020; Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030.

Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ Môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường của nhà nước. Cần thiết phải xây dựng hệ thống các quy định và chính sách cụ thể, đặc biệt là các quy định về chế tài kiểm tra, kiểm soát tình trạng môi trường – tài nguyên. Mọi hành vi vi phạm các quy định của pháp luật đều phải được xử lý nghiêm với hình phạt tương ứng từ kinh tế đến truy tố trước pháp luật đối với những hành động phá hoại tài nguyên - môi trường nghiêm trọng.

Tăng cường đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh trên đị bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng các CSVC- KT cho DLST như nhà ở, nhà ăn, trạm dừng chân, chòi quan sát, đường đi…để tạo thêm sản phẩm, khai thác phát triển DLST. Nhưng lưu ý việc tu bổ và xây dựng này phải thích hợp với nhiệm vụ bảo tồn.


SVH-TT&DL chủ trì đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư DL vào Đắk Lắk và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia để thúc đẩy phát triển DL của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của các tỉnh Tây Nguyên nói chung.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ DL nhất là nghiệp vụ DLST cho cán bộ, nhân viên hoạt động trong ngành DL tại các địa phương.

- Có chính sách, chủ trương xã hội hóa hoạt động DL cho nhân dân toàn tỉnh, phổ biến kiến thức về DLST, tiềm năng phát triển DLST của tỉnh và phổ biến cho người dân về các mô hình DLST dựa vào cộng đồng (DL cộng đồng) thông qua các hoạt động như: Đầu tư, xây dựng các quầy thông tin DL tại các địa điểm như sân bay Buôn Ma Thuột, một số khách sạn, siêu thị lớn và tại trung tâm thành phố, nhằm cung cấp thông tin miễn phí cho khách DL; tuyên truyền, giáo dục DLST và DL cộng đồng thông qua trang web của tỉnh, huyện, các đài phát thanh địa phương; Mở các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, câu lạc bộ cho những nghệ nhân nghề truyền thống. Chú trọng việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn trong quản lí (đối với cán bộ quản lí) và nâng cao kĩ năng quản lí, sử dụng các TNDLST cho người dân.

- Tổ chức các chương trình xúc tiến DL gắn liền với các sự kiện văn hóa, lễ hội, hội chợ, hội nghị, hội thảo; đặc biệt là các hoạt động gắn với các VQG, KBTTN, với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột,…

Tăng cường hoạt động liên kết DL với các tỉnh khác và thậm chí là với các nước khác nhằm thảo luận, học tập để tìm ra hướng phát triển đúng đắn cho phát triển bền vững DL nói chung và DLST nói riêng ở tỉnh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Cục Thống kê Đắk Lắk, Niên giám thống kê 2010.

3. Cục Thống kê Đắk Lắk, Niên giám thống kê 2013.

4. Đảng Bộ tỉnh Đắk Lắk, Nghị Quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIV và lần thứ XV.

5. Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học Kỹ thuật.

6. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế DL, ĐHKTQD, Nxb Lao động, Hà Nội.

7. Mai Thị Thùy Dung (2006), Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển DL tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững, Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM.

8. Nguyễn Văn Đính, Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động – xã hội.

9. Nguyễn Đình Hòe (2002), Du lịch bền vững, Nxb ĐHQG Hà Nội.

10. Đàm Thị Hiền (2010), Tình hình hoạt động và định hướng phát triển DL

Đắk Lắk, Luận văn tốt nghiệp ĐH, Trường ĐH Văn hóa Tp. HCM.

11. Phạm Trung Lương (2002), DL sinh thái – Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.

12. Hiệp hội vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (2011) , Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển DLST tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam ”.

13. Hoàng Thị Thúy Nga (2012), Phát triển DL tỉnh Đồng Nai hiện trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM.

14. Cao Thị Nguyệt (2013), Phát triển DLST huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững, Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM.


15. Đặng Văn Phan (2012), Tổ chức lãnh thổ KT-XH Việt Nam, Nxb Trường ĐH Cửu Long.

16. Mai Hà Phương (2012), Bài giảng du lịch sinh thái, Trường ĐH Văn Hóa Tp. HCM.

17. SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk, “Quy hoạch phát triển DL tỉnh Đắk Lắk giai

đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030”.

18. SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk (2014), “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk”.

19. Đinh Đức Trường (2013), Lượng giá tài nguyên và môi trường – Từ lý thuyết đến ứng dụng tại Việt Nam, Nxb Giao thông Vận tải.

20. Vương Thị Nguyên (2012), Tiềm năng và định hướng phát triển DL Đắk Lắk, Luận văn tốt nghiệp ĐH, Trường ĐH Văn hóa Tp. HCM.

21. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, Nxb ĐHQG Tp. HCM.

22. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên, 2010), Địa lí dịch vụ (Tập 2), Nxb ĐH Sư phạm.

23. UBND Đắk Lắk (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

24. UBND tỉnh Đắk Lắk (2010) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk thời kỳ đến năm 2020.

25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật du lịch Việt Nam.

26. UBND tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.

27. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục.

28. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm DL Việt Nam, Nxb Giáo dục.

Các Website:

29. http://dulichvn.org.vn

30. http://daklak.gov.vn


31. http://vhttdldaklak.gov.vn

32. http://tcdulichtphcm.vn

33. http://www.vtr.org.vn

34. http://www.itdr.org.vn

35. http://www.vietnamplus.vn

36. http://www.moitruongdulich.vn

37. http://www.itdr.org.vn

38. http://www.vietnamplus.vn

39. http://baolamdong.vn

40. http://www.wattpad.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk



STT

Tên di tích,

danh thắng

Địa chỉ

Sơ lược


1

Yang Prong

- Tháp Chàm

Xã Ea Rốc, Ea Súp

Tháp cao khoảng 9 mét, được xây dựng bằng gạch nung đỏ; Mang đậm nét văn hóa của người Champa

cổ xưa


2


Chùa Khải

Đoan


P. Thống Nhất, Tp.

Buôn Ma Thuột

Chùa được xây dựng năm 1951. Trong kháng chiến chống Mỹ chùa là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều quần chúng cách mạng hoạt động. đồng thời cũng là nơi nổ ra các cuộc đấu tranh chính trị góp phần quan trọng vào phong trào cách mạng của các tầng

lớp nhân dân trong tỉnh


3

Khu nhà mồ tù trưởng Khunjunob và R’leo

Knu


Huyện Buôn Đôn

Khu nhà mồ Buôn Đôn là nơi yên nghỉ cuối cùng của vị tù trưởng Khunjunob (Vua săn voi) và những người lãnh đạo buôn thuộc thế hệ nối tiếp. Khu nhà mồ được xây dựng theo kiến trúc đền

tháp.


4


Biệt Điện Bảo Đại


Số 04,

Nguyễn Du, Tp.

Buôn Ma Thuột

Trước đây là nhà ở của công sứ Pháp đến năm 1940, ngôi nhà được xây dựng lại và có lối kiến trúc Tây Nguyên kết hợp với dáng kiến trúc hiện đại. Mái nhà, sàn nhà được làm bằng gỗ, tầng hầm phía dưới được xây bằng bê tông cốt thép. Nhà có dáng dấp như ngôi nhà sàn của đồng bào bản địa nơi đây. Đây cũng là nơi được Vua Bảo Đại dùng làm nơi ở và tiếp khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững - 16


STT

Tên di tích,

danh thắng

Địa chỉ

Sơ lược


5


Ngôi nhà cổ hơn 100 năm


Huyện Buôn Đôn

Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ, với ba gian, thiết kế theo kiến trúc Lào - Thái, có thể tháo rời từng phần.

Đến thăm ngôi nhà du khách có thể cảm nhận được

vẻ đẹp hoang sơ và huyền thoại của vùng đất và con người nơi đây


6


Nhà đày Buôn Ma Thuột


Đường Tán Thuật, Tp. Buôn Ma Thuột

Là di tích lịch sử cách mạng của tỉnh đồng thời là chứng tích về tội ác tày trời của bọn đế quốc - thực dân. Nơi đây cũng được coi là “trường học cách mạng” - là nơi đào tạo và rèn luyện nên những chiến sĩ cách mạng kiên cường bất khuất của cách mạng Việt Nam như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Đệ,…. Trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà đày Buôn Ma Thuột có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc vận động cách mạng, những chiến sĩ cộng sản bị địch bắt giam cầm ở đây đã trở thành những người gieo mầm hạt giống cách mạng cho

Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.


7


Đình Lạc Giao


P. Thống Nhất, TP.

Buôn Ma Thuột

Năm 1925, được sự giúp đỡ của ông Ama Thuột và chính quyền địa phương nơi đây, ông Phan Hộ đã đứng ra thành lập làng Lạc Giao (Lạc nghĩa là con cháu Lạc Hồng, Giao là nơi bang giao Kinh - Thượng). Đặt dấu mốc người Việt từ đồng bằng lên Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk để lập làng, bắt đầu xây

dựng mối tình đoàn kết Kinh – Thượng trong hai

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí