4.5. Công tác khác
Ngoài công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gà em còn tham gia một số công tác khác như:
Bảng 4.11. Một số công tác khác
STT | Nội dung công việc | Số lượt |
1 | Vệ sinh đường làng, ngõ xóm | 10 |
2 | Trồng một số cây ăn quả, trồng rau, cây bóng mát | 15 |
3 | Lắp đặt các thiết bị như lắp bóng đèn, lắp máy bơm nước | 150 |
4 | Xuất gà | 60 |
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt nuôi tại trại Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt nuôi tại trại Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt nuôi tại trại Đặng Văn Chiện, xóm Đồng Chanh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 3
Xem toàn bộ 34 trang tài liệu này.
Bên cạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà tại trại, em được tham gia một số việc của trại, của địa phương như: vệ sinh quanh trại, vệ sinh đường làng ngõ xóm 1 tháng/lần. Dẫy cỏ, trồng rau, trồng cây ăn quả vừa tận dụng được chất thải của gà, cải thiện được môi trường đất vừa có rau, hoa quả sạch... để cung cấp cho sinh hoạt của em và gia đình chủ trại tại trại.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại cơ sở, thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh với đối tượng là gà Qeen 404, theo phương thức nuôi nhốt chuồng kín em rút ra một số kết luận như sau:
- Tình hình nuôi dưỡng và chăm sóc gà tại trang trại:
+ Gà tại trại được nuôi theo hình thức khép kín nên cũng hạn chế thấp nhất ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài giúp cho gà có đầy đủ các điều kiện phát triển.
+ Thức ăn cho gà được cung cấp đầy đủ và mỗi giai đoạn có chế độ dinh dưỡng riêng nên nâng cao được khả năng nuôi sống.
- Công tác phòng bệnh được chú trọng và đạt kết quả khá tốt.
+ Tỷ lệ nuôi sống lần lượt qua lứa 1 là 96,95%
+ Trong chăn nuôi nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh và thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình nên em đạt được kết quả tất cả các con đều được phòng bệnh đúng quy trình và đầy đủ.
- Tỷ lệ mắc bệnh và kết quả điều trị:
+ Khi phát hiện gà nhiễm bệnh em tiến hành điều trị và đạt kết quả điều trị khá cao trên 90%.
- Những chuyên môn đã được học tại trại:
Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã được học hỏi và chỉ bảo rất nhiều điều về kiến thức lý thuyết cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà. Những công việc em đã được học và được làm trực tiếp tại trại như:
+ Tham gia vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gà tại trại.
+ Tham gia vào quy trình vệ sinh sát trùng, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà tại trại (cho gà ăn, dọn vệ sinh chuồng…) đạt hiệu quả cao và hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao.
+ Tham gia vào công tác chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn gà đạt kết quả cũng khá cao.
5.2. Kiến nghị
Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích, đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến đề nghị nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:
- Trại gà cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh, phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn gà để giảm tỷ lệ mắc bệnh.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi xuất bán.
- Trại cần sửa chữa một số trang thiết bị đã cũ, hỏng.
- Tiếp tục thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà Qeen 404 và làm thí nghiệm tại cơ sở, thời điểm khác nhau trong năm, với số gà lớn hơn để có những kết luận chính xác hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu thêm về bệnh trên gà cũng như đưa các biện pháp phòng trị thích hợp. Tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh để hạn chế được những tác hại của bệnh gây ra đối với đàn gà nâng cao kinh tế hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Brandsch H. và Biilchel H., (1978), Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở gia cầm. (Nguyễn Chí Bảo dịch), Nxb khoa học và kỹ thuật, tr. 7, 129-158.
2. Dương Công Thuận, (1995), Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
3. Hội Chăn nuôi Việt Nam, (2001), Cẩm nang chăn nuôi gia cầm, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9 – 15.
4. Hồ Thị Thuận, (1985), “Điều tra và điều trị bệnh cầu trùng tại một số trại gà công nghiệp”, Tạp chí các công trình nghiên cứu khoa học, Trung tâm thú y Nam Bộ, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Hoàng Thạch, (1999), “Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị bệnh cầu trùng”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y, số 4, tập 4.
6. Kolapxki N.A, Paskin P.I., (1980), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm,
(Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông Nghiêp.
7. Nguyễn Lân Dũng, Đoàn Xuân Mượn, Nguyễn Phùng Tiến, Đặng Đức Trạch, Phạm Văn Ty, (1995), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, Tập I. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
8. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, (2007), Vi sinh vật học, Nxb giáo dục, tr. 44, 45.
9. Trần Văn Hòa, Vương Trung Sơn, Đặng Văn Khiêm, (2011), 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nxb Trẻ, Hà Nội.
10.Nguyễn Thị Kim Lan, (2012), Giáo trình ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp.
11.Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, (2001), Bệnh gia cầm, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
12.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb đại học nông nghiệp, Hà Nội.
13.Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2007), Vi sinh vật học, Nxb giáo dục, tr 44,45.
14.Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Duy Hoan, (2002),
Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
15.Orlow P.G.S., (1975), Bệnh gia cầm, Nxb Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp. 16.Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và
Mycoplasma ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp tr. 109 - 129.
17.Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên (1998), Di truyền học tập tính, Nxb Giáo dục Hà Nội, tr. 60.
18.Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan và Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015),Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội..
19.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Nguyễn Duy Hoan, (2015), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20.II. Tài liệu tiếng Anh
21. Chambers J.R., (1990),Genetic of growth and meat production in chicken, Poultry breeding and genetics, R. D. Cawforded Elsevier Amsterdam – Holland, pp. 627 – 628.
22. Kojima A, Takahashi T, Kijima M, Ogikubo Y, Nishimura M, Nishimura S, Harasawa R, Tamura Y, (1997), Detection of Mycoplasma in avian live virus by polymerase chain reaction. Biologicals, 25, pp. 365 - 371.
23.Wesh Bunr (1992), “Influence of body weight on response to a heat stress environment”, World poultry congress, Vol. 2, pp. 53 - 63.
24. Woese C.R., Maniloff J. Zablen L.B., (1980), “Phylogenetic analysis of the mycoplasma”, Proc. Natl. Acad. Sci USA.77, pp. 494 - 498.
25.Yogev D, Levisohn S, Kleven SH, Halachmi D, Razin S., (1988), “Ribosomeal RNA gene probes to detect intraspecies heterogeneity in Mycoplasma gallisepticum and M. Synoviae”, Avian Dis. 32: 220 - 231.
26. Siegel P. B. and Dumington, (1978), “Selection for growth in chicken”, Rit Poultry Biol. 1, pp. 1 – 24.
27.III. Tài liệu Internet
28.Trường Giang (2008), Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà
(http://agriviet.com/home/showthread.php?t=2665).
29.The poultry new (2018), The digestive system of chicken, Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2019 tại: https://www.thepoultrynews.com/2018/01/28/the-digestive-system-of- chicken/.
30.Hoàng Hà (2009), Chủ động phòng trị bệnh cho gà thả vườn (http:/chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&t=14 cập nhập ngày 25/6/200906 ).
31. Hoàng Huy Liệu (2002),Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà(http:/www.vinhphucnet.vn/TTKHCN/TTCN/7/23/20/9/14523.doc).
32.The poultry new (2018), The digestive system of chicken, Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2019 tại: https://www.thepoultrynews.com/2018/01/28/the- digestive-system-of-chicken/.
33.Trần Thị Thủy (2017), 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết, phòng và điều trị Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2019 tại:http://nhachannuoi.vn/25-can-benh-pho-bien-cua-ga-cach-nhan-biet- phong-va-dieu-tri/.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Ảnh 1: Nhỏ vắc xin LivaCox cho gà | Ảnh 2: Úm gà |
Ảnh 3: Gà 15 ngày tuổi | Ảnh 4: Gà truởng thành |
Ảnh 5: Chân gà sưng khớp | Ảnh 6: Túi khí mờ đục, màng bao tim có lớp nhày trắng |
Ảnh 7: Thanh quản gà xung huyết | Ảnh 8: Thanh quản gà có đờm |
Ảnh 9: Gà mắc bệnh cầu trùng | Ảnh 10: Phân gà lẫn máu |
Ảnh 11: Lỗ huyệt dính máu | Ảnh 12: Bệnh cầu trùng manh tràng |
Ảnh 13: Vắc xin LiveCox | Ảnh 14: Vắc xin ND - IB, ND skill |
Ảnh 15: Thuốc RTD - Cocired | Ảnh 16: Thuốc MG - 200 |
Ảnh 17: Thuốc Lipasol
Ảnh 18: hệ thống quạt