yếu tố chất lượng chính là điểm mấu chốt để khách du lịch lựa chọn điểm đến cho chính họ. Họ đi du lịch để nghỉ ngơi, giải toả căng thẳng sau thời gian làm việc mệt mỏi, do đó, điểm đến cần phải có chất lượng thoả mãn với mong muốn của họ thì họ mới quyết định trả thêm một khoản phí cho địa danh du lịch. Cụ thể ở đây đó là:
- Phương tiện di chuyển: an toàn, chất lượng tốt.
- Về nơi ở: phải sạch sẽ, thoáng mát, có không gian riêng tư,…
- Tiện ích: đường truyền (sóng điện thoại, internet,...) ổn định và có chất lượng cao, giúp khách du lịch có thể liên lạc với những người khác mà không bị gián đoạn.
- Ăn uống: có các loại đặc sản để khách du lịch thưởng thức tại chỗ hay mua về làm quà biếu.
- Yếu tố môi trường: không khí trong lành, không ô nhiễm (khói bụi, rác,…)
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Thang Đo Với Hệ Số Tin Cậy Cronbach Alpha
- Kết Quả Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo Cronbach Alpha
- Bảng Tóm Tắt Kết Quả Hồi Quy Lần 1
- Hoàn Toàn Không Đồng Ý - 2: Không Đồng Ý - 3: Trung Lập - 4: Đồng Ý - 5: Hoàn Toàn Đồng Ý
- Kết Quả Kiểm Định Độ Tin Cậy Thang Đo Cronbach Alpha
- Vận dụng phương pháp thống kê đa biến đo lường tài sản thương hiệu điểm đến du lịch đất mũi Cà Mau theo cảm nhận của du khách nội địa - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Hình ảnh thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến sự sẵn lòng trả thêm, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Anselmsson và cộng sự (2014) đối với sản phẩm là thực phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên hệ giữa điểm nổi bật với sự sẵn lòng trả thêm trong khi nghiên cứu của Anselmsson và cộng sự (2014) lại cho thấy sự sẵn lòng trả thêm của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi hình ảnh xã hội, nguồn gốc của nó và khả năng nổi bật so với cạnh tranh (tính độc đáo). Cứ tưởng tượng khi chúng ta xem một chương trình quảng cáo, sự lặp đi lặp lại của đoạn quảng cáo sẽ tạo sự ghi nhớ trong tâm trí của người xem (nghĩa là đạt được sự nổi bật thương hiệu), và nội dung của quảng cáo chính là hình ảnh của thương hiệu. Ví dụ, bạn xem xong thời sự, ngay sau đó sẽ có đoạn quảng cáo về chương trình “Hành trình về nguồn” (một chương trình nhằm mục đích đưa đoàn viên thanh niên về với cội nguồn lịch sử, nâng cao nhận thức chính trị, lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc) và lặp đi lặp lại điều trên mỗi ngày, khi đó bạn sẽ nhớ ngay sau chương trình thời sự sẽ là quảng cáo về chương trình “Hành trình về nguồn” (tạo được sự nổi bật thương hiệu). Khi xem nội dung đoạn quảng cáo, bạn nhận thấy rằng đoạn quảng cáo giúp khơi dậy lòng yêu nước trong con người bạn, và vì thế, không quan tâm nhiều đến chi phí, bạn quyết định sẽ tham gia chương trình vì bạn nhận thấy
hoạt động này là bổ ích, khẳng định được bạn là một người yêu nước, quan tâm tới cội nguồn, lúc này hình ảnh thương hiệu đã thực sự đã có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng và ảnh hưởng tới thước đo toàn diện của TSTH (sự sẵn lòng trả thêm).
Nổi bật TH
Hình ảnh TH
Sự sẵn lòng trả thêm
0,300
Trung thành TH
0,163
Chất lượng TH
0,133
Hình 5.1. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Thương hiệu địa danh là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng màu mỡ trong nghiên cứu. Tại Việt Nam, mặc dù các tài liệu tiếp thị hay các công trình nghiên cứu đã chín muồi và có vô vàn nghiên cứu về thương hiệu nhưng hầu hết trong số đó đều điều tra về sản phẩm tiêu dùng. Kể từ khi sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm du lịch có sự khác nhau ở nhiều cấp độ, thật sự không hề dễ dàng khi chuyển giao kiến thức từ người tiêu dùng sản phẩm vào sự hiểu biết về xây dựng thương hiệu địa danh. Do vậy, giá trị chính của nghiên cứu này là cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc hơn về TSTH địa danh du lịch và xem xét TSTH toàn diện của nó là sự sẵn lòng trả thêm, cũng như có thêm bằng chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả thêm cho việc đi du lịch tại địa danh du lịch ĐMCM. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả thêm góp phần làm phong phú và mở mang thêm lý thuyết về TSTH địa danh du lịch và phát triển việc nghiên cứu lý thuyết này tại Việt Nam khi mà trước đó hiếm có công trình nào nghiên cứu về nội dung này.
5.2. Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng các cơ quan quản lý tại tỉnh Cà Mau cũng như các đơn vị, doanh nghiệp có kinh doanh sản phẩm về dịch vụ du lịch ở ĐMCM nên xem xét một cách đầy đủ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến TSTH điểm đến du lịch ĐMCM, từ đó có những hành động cụ thể làm gia tăng lượng khách du lịch đến ĐMCM.
Nâng cao chấ t lượ ng dị ch vụ tạ i cá c điể m tham quan du lị ch là mộ t yêu cầ u
tấ t yế u trong chiế n lượ c phá t triể n du lị ch củ a t ỉnh Cà Mau, nơi đã xá c đị nh du lị ch là ngành kinh tế không kém phần quan trọ ng của tỉnh. Trước đây, mặc dù điểm đến du lịch ĐMCM được đầu tư phát triển nhưng mức độ đầu tư cho khai thác du lịch còn thấp, vì thế chất lượng của dịch vụ vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Các sản phẩm du lịch, loại hình phục vụ chưa tạo được nét đặc thù. Cụ thể, rất nhiều khu du lịch (vườn quốc gia U Minh Hạ, công viên Văn hoá Du lịch Mũi Cà Mau, khu du lịch Khai Long) chưa có cơ sở lưu trú hoặc có nhưng chất lượng chưa tốt. Phương tiện đi lại ở đây chủ yếu bằng xe gắn máy, giá cả dịch vụ ở đây rất mắc và chưa được kiểm soát. Đoạn đường bộ từ Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau đến Khai Long gồ ghề, khấp khểnh; điểm đến du lịch cộng đồng hộ dân cư còn di chuyển bằng đường thủy.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống giao thông đường bộ đến được điểm du lịch Mũi Cà Mau, nhưng đường xá xuống cấp, gồ ghề và đặt biệt là chưa lưu thông được đường bộ đến các cơ sở du lịch cộng đồng là địa điểm mà đa số khách du lịch muốn đến để thưởng thức món ăn, tự mò cua, bắt cá,... làm cho du khách tốn nhiều thời gian, chi phí. Các cơ sở lưu trú tại các điểm du lịch đã được gia tăng, làm giảm bớt đi nỗi lo của khách du lịch là tìm chỗ lưu trú khi đi du lịch nhưng số lượng các cơ sở vẫn còn quá ít, số lượng phòng không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, khiến cho quá trình đi lại và du lịch của khách gặp nhiều khó khăn. Do đó, về vấn đề cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ tại địa phương nên mở rộng việc đầu tư kinh doanh, gia tăng số lượng phòng để đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú của khách du lịch và mang lại thu nhập cho
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng kiến nghị các cơ quan quản lý tại địa phương nên đầu tư nhiều hơn vào hệ thống giao thông đường bộ để việc nối tour, di chuyển qua lại giữa các địa điểm tham quan được diễn ra dễ dàng, thúc đẩy việc phát triển các hoạt động du lịch cũng như xây dựng thêm các sản phẩm du lịch mới. Bên cạnh đó, vấn đề giá cả cũng cần được kiểm soát tốt để không xảy ra tình trạng bán giá quá cao, làm mất đi uy tín hình ảnh du lịch Cà Mau.
Một yế u tố then chố t mà ban quả n lý cá c khu du lị ch cầ n phả i khắ c phụ c kị p thờ i đó là từ ng bướ c nâng cao chấ t lượ ng độ i ngũ nhân viên phụ c vụ . Đội ngũ nhân viên phụ c vụ tại các điểm tham quan h ầu như chưa được đào tạo nghề một cách bài bản, chuyên nghiệp, còn yếu kém về mặt kỹ năng cũng như nghiệp vụ. Tinh thầ n , thái độ làm việc , cũng như khả năng giao tiế p s ẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh du lịch . Vì vậy, trong công tác quản lý tại các khu du lịch, Ban giám đốc các khu du lịch cần áp dụng quy trình quản lý mới, lấy mục tiêu hiệu quả công việc làm thước đo quan trọng nhất để đánh giá nhân viên cũng như để xây dựng chế độ động viên khen thưởng. Để áp dụng quy trình mới này, Ban giám đốc cần giao quyền nhiều hơn cho các trưởng bộ phận và nhân viên, để nhân viên được quyền quyết định các vấn đề cụ thể trong phạm vi công việc của họ, nhằm đảm bảo cung cấp đúng dịch vụ cho khách hàng như đã cam kết.
Ngoài ra, trong thời buổi thiết bị công nghệ hiện đại phát triển, việc thông tin cũng như liên lạc, liên hệ với mọi người thông qua mạng di động hay mạng internet của khách du lịch là một điều cũng rất quan trọng. Sóng điện thoại là không thể thiếu, bên cạnh đó, internet được khách du lịch sử dụng để lên mạng xã hội kết nối với bạn bè, check-in, check-out tại những địa điểm mà họ đã đến để chia sẻ với những người mà họ quen biết. Do đó, các cấp quản lý tại tỉnh Cà Mau nên phát triển và cải thiện đường truyền sóng điện thoại cũng như đường truyền mạng internet để đáp ứng được yêu cầu của những khách du lịch hiện đại.
Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tại các điểm du lịch biển còn nghèo nàn, chất lượng chưa thật sự cao, vì vậy ban quản lý các điểm tham quan du lịch cần xác định
rõ các lợi thế cạnh tranh bằng việc cung cấp các sản phẩm / dịch vụ có giá trị khác biệ t vượ t trộ i cho du khá ch . Hiệ n nay, sản phẩm dịch vụ tại các điểm tham quan ở Cà Mau cũng gần như tương tự nhau, không có sự khá c biệ t, tạo ra sự nhàm chán và làm cho du khách không muốn quay trở lại Cà Mau . Vì thế, cần phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ tại tỉnh nhưng việc đầu tư, khai thác tại các địa điểm du lịch phải được thực hiện đồng thời với việc bảo vệ, giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên, không là m mấ t đi vẻ đẹ p tự nhiên vố n có củ a nó nh ằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Hiện nay, có một số nhữ ng cả nh quan thiên nhiên đã bị mai mộ t như Hòn Đá Bạc, Vườn chim Cà Mau vố n là nhữ ng đị a danh l ịch sử đã đi và o lò ng ngườ i vớ i bao kỷ niệ m khó quên , vì vậy, Cà Mau cầ n quy hoạ ch lạ i không gian , cảnh quan du lịch. Làm được điều này không những khôi phục lại được lòng tin của du khách, mà còn tạo ra những giá trị mới bền vững cho sự phát triển của du lịch .
Vấn đề cải thiện môi trường du lịch và bảo vệ môi trường cũng cần được chú trọng. Bên cạ nh đó , các điểm tham quan cần thực hiện việc chuyển giao các giátrị đến vớ i du khá ch thông qua độ ngũ nhân viên củ a mì nh, luôn luôn cam kế t thự c hiệ n đú ng lờ i hứ a, có như vậy uy tín thương hiệu mới được nâng ca.oViệc đầu tư nghiên cứu phát triển du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề cần quan tâm hàng đầu.
Điểm nổi bật thương hiệu chưa thực sự ảnh hưởng tới sự sẵn lòng trả thêm là do việc truyền thông chưa tốt, khách du lịch chưa biết nhiều đến ĐMCM như một vùng đất du lịch nổi tiếng, do đó khi nhắc đến đi du lịch ở đâu đó, họ vẫn chưa có suy nghĩ rằng Đất Mũi sẽ là lựa chọn trước tiên của họ. Vì vậy, cần tập trung vào việc xúc tiến, quảng cáo về hình ảnh thương hiệu ĐMCM đến khách du lịch để khách du lịch có thể ghi nhớ và nhận biết được những nét đặc trưng của thương hiệu. Để xây dựng hình ảnh thương hiệu, tỉnh Cà Mau nên hình thành và phát triển cơ quan quản lý riêng để chịu trách nhiệm về việc xây dựng, quảng bá và phát triển hình ảnh du lịch Cà Mau thân thiện, hấp dẫn. Ngoài ra, cũng cần mở thêm các trung tâm tư vấn về đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư dàn trải, nhỏ lẻ nhằm tạo bước phát triển thuận lợi cho du lịch ĐMCM.
Để làm nổi bật thương hiệu Cà Mau như một điểm đến hấp dẫn du khách, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh cần tập trung vào yếu tố khác biệt đó là sinh thái, bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn vì đây chính là vốn tự có của ĐMCM. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống tư vấn cũng như hướng dẫn, cung cấp thông tin về du lịch cho du khách ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Nhằm quảng bá thương hiệu ĐMCM một cách rộng rãi, tỉnh cần tổ chức các hoạt động xúc tiến, sự kiện quảng bá, thực hiện các chương trình truyền thông, tuyên truyền và công bố về các sự kiện văn hoá, thể thao, lễ hội của tỉnh trên phạm vi toàn quốc. Việc tổ chức các hội chợ, hội nghị, triển lãm hay các hội thảo du lịch chuyên đề ở trong nước và quốc tế sẽ giúp hình ảnh thương hiệu ĐMCM được giới thiệu rộng rãi đến thị trường người đi du lịch, từ đó tạo đà phát triển du lịch tỉnh và kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
Các thông tin phục vụ du khách trong suốt chuyến tham quan còn bị hạn chế, như thông tin về các phương tiện vận chuyển đi đến các điểm tham quan, thông tin về hệ thống khách sạn nhà hàng tại các vùng trong tỉnh, thông tin về mua sản phẩm hàng hoá, thông tin về giao thông,… Do vậy, tỉnh Cà Mau cần phối hợp với các địa phương và các khu du lịch bổ sung đầy đủ các thông tin trên vào các bảng chỉ dẫn và các tờ rơi giới thiệu về du lịch để thông tin đến du khách.
Tỉnh Cà Mau nên sắp xếp và kiện toàn hệ thống du lịch của các cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ du lịch. Việc chuyên môn hoá các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch là điều quan trọng để đảm bảo về sự tin cậy cũng như mức độ hài lòng trong phục vụ du khách. Ngoài ra, cần điều chỉnh và tổ chức lại các cơ sở kinh doanh du lịch, đổi mới phương thức hoạt động của Hiệp hội du lịch, phát huy vai trò hơn nữa của Hiệp hội trong việc xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ về tour, khách sạn, vận chuyển,… cần phải chủ động liên kết với nhau để tạo thành một chỉnh thể không tách rời, cùng nhau phối hợp cung cấp các dịch vụ du lịch. Các cơ sở kinh doanh tự chủ trong lựa chọn đối tác, xây dựng các
loại hình, sản phẩm du lịch sao cho đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa, truyền thống của địa phương,… trên tinh thần cùng phát triển để thu hút khách du lịch, tạo sự liên thông trong phục vụ du khách, tạo được sự tin cậy nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu của du khách sau khi sử dụng dịch vụ du lịch.
Các cơ quan quản lý của tỉnh Cà Mau cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong khu vực cần đảm bảo an ninh trậ t tự trong cá c khu du lị ch và đưa ra các quy định cụ thể về quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm ở trong và ngoài các điểm tham quan, nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm trong phục vụ du khách. Hàng hoá bày bán trong khu du lịch cần tuân thủ theo các quy chuẩn chất lượng và giá cả cho các sản phẩm phục vụ du lịch, gắn với chỉ dẫn địa lý rõ ràng và thông tin cho các du khách được biết, tránh lẫn lộn giữa các sản phẩm được bán trong các điểm tham quan với các loại sản phẩm trôi nổi khác trên thị trường, làm mất đi uy tín của khu du lịch.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng phát triển trong tương lai
Do sự đại diện của số liệu theo phương pháp chọn mẫu là thuận tiện, số lượng mẫu còn ít và phân bố không đều giữa các lĩnh vực, ngành nghề, tầng lớp trong xã hội và chỉ khảo sát các khách du lịch hiện đang có mặt tại Khu du lịch ĐMCM, chưa khai thác được các quan điểm của các khách du lịch đã đặt chân đến ĐMCM trước đó nên tính đại diện chưa cao, chưa khái quát được toàn bộ thị trường, vì thế việc đưa ra quyết định cuối cùng còn mang tính chủ quan. Hướng nghiên cứu trong tương lai nên thu thập số lượng mẫu lớn hơn, kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất thì mẫu sẽ đại diện hơn và kết quả nghiên cứu sẽ chính xác hơn.
Tóm tắt chương 5
Chương 5 tóm tắt kết quả nghiên cứu, từ đó trình bày một số đề xuất dựa trên kết quả của chương 4 nhằm nâng cao sự sẵn lòng trả thêm của khách du lịch. Đồng thời chương 5 cũng đưa ra một số hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Định nghĩa “Du lịch”.<https://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch> [Ngày truy cập: 19 tháng 10 năm 2017]
Báo Dân trí (2015).Định hướng sản phẩm du lịch ở Mũi Cà Mau.<http://dantri.com.vn/vong-quay-du-lich/dinh-huong-san-pham-du-lich-o-mui- ca-mau-20151031134029557.htm> [Ngày truy cập: 22 tháng 10 năm 2017]
Cao Văn Khiên, Ban quản lý Dự án Biển và Hải đảo Việt Nam (2015). Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển, đảo Cà Mau.Tạp chí Môi trường số 8 – 2015.< http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Ti%E1%BB%81m- n%C4%83ng-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-du-l%E1%BB%8Bch--sinh- th%C3%A1i-bi%E1%BB%83n,-%C4%91%E1%BA%A3o-C%C3%A0-Mau-
39731> [Ngày truy cập: 22 tháng 10 năm 2017]
Luật Du lịch (2005).NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tạp chí du lịch(2016).Những quan niệm về điểm đến du lịch.<http://www.vtr.org.vn/nhung-quan-niem-ve-diem-den-du-lich.html> [Ngày truy cập: 19 tháng 10 năm 2017]
Tạp chí du lịch (2017).Phân loại điểm đến và điểm tham quan du lịch.<http://www.vtr.org.vn/phan-loai-diem-den-va-diem-tham-quan-du-lich.html> [Ngày truy cập: 21 tháng 10 năm 2017]
Trung tâm thông tin du lịch – Tổng cục du lịch (2016).Phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp.
<http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/20413> [Ngày truy cập: 19 tháng 10 năm 2017]
Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau (2014).Giới thiệu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Cà Mau.< http://camautourism.vn/gioi-thieu-tiem- nang-va-thuc-trang-phat-trien-du-lich-ca-mau/>[Ngày truy cập: 22 tháng 10 năm 2017]