Nội Dung Các Loại Sách, Báo Thường Đọc Khi Đến Thư Viện



Phụ lục 4.19 - Nội dung nghe đài của cư dân ở ba khu kinh tế


TT


Chương trình

Khu kinh tế đánh bắt

(Tỷ lệ %)

Khu kinh tế du lịch

(Tỷ lệ %)

Khu kinh tế công nghiệp

(Tỷ lệ %)

1

Tin tức

6,2

8,8

3,5

2

Ca nhạc

7,1

5,0

5,8

3

Phổ biến kiến thức

8,7

6,7

4,4

4

Thể thao

3,3

4,2

3,5

5

Ca nhạc

2,9

6,3

2,2

6

Khác

1,1

0,2

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 28


Phụ lục 4.20 - Nội dung các loại sách, báo thường đọc khi đến thư viện

TT

Nội dung

Khu kinh tế đánh bắt (Tỷ lệ %)

Khu kinh tế du lịch (Tỷ lệ %)

Khu kinh tế công nghiệp (Tỷ lệ %)

1

Chính trị, xã hội

29,7

23,1

32,7

2

Thể thao

26,3

32,7

21,5

3

Văn hóa, văn học, nghệ thuật

18,8

13,4

37,2

4

Kinh tế, lao động

45,1

50,8

57,3

5

Quảng cáo, rao vặt

55,2

44,1

43,9

6

Tập san, chuyên đề về gia

đình, phụ nữ, nam giới

17,1

15,9

36,7

7

Sách phổ biến kiến thức

29,7

40,3

13,4

8

Sách chuyên môn

6,27

9,6

12,5

9

Sách lịch sử, địa lý

17,1

7,5

6,7

10

Khác

2,3

1,8

2


Phụ lục 4.21 - Các loại bài hát được yêu thích khi đến quán karaoke


TT


Các loại nhạc

Khu kinh tế

đanh bắt (Tỷ lệ %)

Khu kinh tế

du lịch (Tỷ lệ %)

Khu kinh tế

công nghiệp (Tỷ lệ %)

1

Ca khúc cách mạng

56,9

78,5

70,4

2

Cải lương, chèo, nhạc cổ

truyền

23

1,26

18,2

3

Dân ca

77,9

93

86

4

Nhạc quốc tế

21,4

60,9

40,1

5

Ca khúc Việt Nam hiện đại

17,1

97,8

43,9


Phụ lục 4.22 - Các môn thể thao được yêu thích khi đến các thiết chế thể thao


TT


Môn thể thao

Khu kinh tế đánh bắt (Tỷ lệ %)

Khu kinh tế du lịch (Tỷ lệ %)

Khu kinh tế công nghiệp (Tỷ lệ %)

1

Cầu lông

19,2

12,6

17

2

Bóng chuyền

30,1

41,1

18,3

3

Bóng đá

21,3

27,3

32,2

4

Tennis

6,2

37,3

8,0

5

11,2

14,7

34

6

Dưỡng sinh

13,3

11,7

26

7

Patin

24,6

29,8

43,9


Phụ lục 4.23 - Các nội dung được yêu thích khi sinh hoạt tại nhà văn hóa


TT


Nội dung sinh hoạt

Khu kinh tế

đánh bắt (Tỷ lệ %)

Khu kinh tế

du lịch (Tỷ lệ %)

Khu kinh tế

công nghiệp (Tỷ lệ %)

1

Tham gia các cuộc thi và hội

diễn văn nghệ quần chúng

18,6

22,5

11,4

2

Xem các cuộc thi và hội diễn

văn nghệ quần chúng

32

38,9

26,5

3

Tham gia các CLB nghệ thuật

26,3

33,1

29,1

4

Tham gia các cuộc sinh hoạt,

hội họp

61,9

65,1

77,1



Phụ lục 4a - Các đền thờ Thành Hoàng Làng ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay

1/. Đền thờ người có công lập làng, gồm có: đền thờ Phạm Tiêm, có công lập nên xứ Đồng Nại (xã Kỳ Hà) và hướng dẫn nhân dân đắp đê ngăn mặn, đào mương đưa nước thông ra biển, tránh lụt lội; miếu thờ cụ Lê Hữu Truyền (em ruột Lê Hữu Trác) quê gốc Hải Dương, vị tổ lập lên làng Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh); đền thờ Ba ông họ Chu, đào sông ở rú Voong (làng Hải Khẩu, xã Kỳ Ninh); đền thờ tổ các họ Trần, Bùi, Dương, Nguyễn, Lê ở xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh); đền thờ “Ông Nội Ông Ngoại” ở xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, thờ Tám vị tổ khai cơ lập làng “Nhớ xưa bảy họ tám người. Lập thành công xã ở nơi hải tần” [18, tr.459]; đền thờ bà Hoàng Càn ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên),…

2/. Đền thờ người có công dạy nghề cho dân, gồm có: tổ sư dạy ngư dân làm nghề đánh cá, chế tạo ra chiếc bánh lái của tàu đánh cá (ông Đông Đạo), tổ sư dạy diêm dân làm muối (ông Trúc Lĩnh) ở xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) cả hai vị này nay được phối thờ cùng với bà Hoàng Càn (người sáng lập ra làng) ở đền Cả (xã Cẩm Nhượng);….

3/. Đền thờ anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá: hình thức thờ cúng này rất phổ biến ở Hà Tĩnh nói chung và vùng ven biển Hà Tĩnh nói riêng, chiếm số lượng nhiều nhất trong hệ thống đền thờ Thành Hoàng làng. Tiêu biểu hiện nay có các đền, miếu như: đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý (còn gọi “Đền Thần Đầu”, “Đền hai quan Trạng”) ở xã Kỳ Phương; đền Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (còn gọi là đền Mẫu, đền Bà Hải) ở xã Kỳ Ninh và xã Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh), Bà còn được phối thờ ở đền Cả (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên); đền Hải quận công Phạm Đình Trọng ở xã Kỳ Phú (làm trấn thủ Nghệ An thời nhà Lê); miếu thờ Văn Hiền ở xã Cẩm Nhượng (người chịu chết chém thay cho dân làng, khi dân làng bị bọn phong kiến thực dân áp bức); đình Hội Thống ở xã Xuân Hội thờ Tô Hiến Thành (một hiền tướng thời Lý Anh Tông), ngoài ra ở xã Xuân Hội còn thờ Thành Hoàng là Lê Phụng Hiểu (thời nhà Lý), người có công đánh giặc Chiêm Thành, được phong làm Đô Thống Vương; ở xã Xuân Phổ thờ hai vị Thành Hoàng Làng là “Trung Hưng linh phủ đương cảnh thành hoàng Trần phủ quân tôn thần” và “Phạm tướng công, gia phong huân liệt anh linh trung tín đốc trấn vĩ mĩ tự đại vương”; Thành Hoàng của xã Xuân Trường (Nghi Xuân) có hiệu “Bảo yên chính trực hữu thiện đôn ngưng dực bảo trung hưng đại toát nam”; xã Xuân Yên có đình thờ Nguyễn Ngọc Huấn,…

Ngoài ra, ở vùng ven biển Hà Tĩnh ngày nay còn có nhiều xã có đình, đền thờ Thành Hoàng, nhưng không có thần tích của vị thần được thờ, hiện tượng này khá phổ biến ở các xã ven biển Kỳ Anh và Nghi Xuân, nhiều nhất là ở Kỳ Anh.



Phụ lục 4b - Các vị Thành Hoàng Làng được thờ nhiều nơi ở vùng ven biển Hà Tĩnh

1/. Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi, một danh tướng thời Hậu Lê (gọi Lê Lợi bằng chú ruột, có tên trong hội thề Lũng Nhai). Ngoài ngôi đền chính trên núi Long Ngâm (Thach Bàn, Thạch Hà), Lê Khôi còn được cư dân ven biển Hà Tĩnh lập đền thờ vọng ở nhiều xã, có xã có tới hai đền thờ ông, chỉ tính riêng hai huyện Thạch Hà, Lộc Hà (nơi ông mất), có tới 7 ngôi đền thờ vọng, đó là các xã: Thạch Hải (2 đền thờ), Thạch Bàn, Thạch Trị thuộc huyện Thạch Hà; Mai Phụ, Thạch Bằng, Thạch Kim thuộc huyện Lộc Hà,…Lê Khôi còn được phối thờ ở đền Cả (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên), ở Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), ở Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà nội)…

2/. Ba vị tướng thời nhà Lý (Lý Nhật Quang, Lý Đạo Thành và Lý Thế Giai), các đền thờ ba vị tướng này được gọi là đền Tam Toà. Theo thần tích đền Tam toà xã Xuân Thành: Lý Nhật Quang là con thứ tám của vua Lý Thái Tổ, được phong là Uy Minh vương, có ân đức với dân nên lập đền thờ. Năm 1040 Lý Nhật Quang làm tri châu Nghệ An, ông có công dẹp loạn, khai khẩn đất hoang, mở mang giáo dục, báo quốc an dân, củng cố nền độc lập, thống nhất đất nước… Hiện nay, đền thờ Tam toà có ở các xã: Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh); Cẩm Nhượng (huyện cẩm Xuyên); Thạch Bàn, Thạch Trị (huyện Thạch Hà); Xuân Hội, Xuân Hải, Xuân Yên, Xuân Thành (huyện Nghi Xuân). Hiệu của ba thần là “Minh uy dũng liệt đại vương, hiển linh hộ quốc hồng quân đại vương, Tam toà quốc chủ Lý Nhật Quang” [20, tr.291]. Ở Xuân Yên đền Tam toà còn gọi là đền Lý Đại Vương,…

3/. Cương Khấu, tức Cương Quốc công Nguyễn Xí, thần hiệu được các triều vua phong tặng là “Cương Khấu thượng đẳng tôn thần”. Nguyễn Xí quê ở làng Bừ xã Cương Đoán (nay là xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), là người Nghệ Tĩnh đầu tiên đi theo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khi khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, ông là một trong mười người được xếp hàng đệ nhất khai quốc công thần, đứng đầu bá quan văn vò. Khi ông mất, Lê Thánh Tông phong tặng ông chức Thái Sư. Hiện đền ông có ở các xã ven biển Hà Tĩnh, như: Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà), Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên), Xuân Hải, Cương Gián, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân). Ở xã Cương Gián đền thờ Cương Khấu còn được gọi là đền Bản Thuộc.



Phụ lục 4c- Quan niệm và ý nghĩa một số phong tục sinh đẻ truyền thống của cư dân ven biển Hà Tĩnh (không còn được thực hành hiện nay)

1/. Tục treo cây dứa dại trước cổng: khi trong nhà có người mới sinh, gia đình treo cấy dứa dại trước cổng ngầm báo hiệu để mọi người biết mà tránh không mang hơi hám vào nhà làm ảnh hưởng đến đứa trẻ, đồng thời cũng báo hiệu để những người đi biển biết mà tránh vào nhà. Bởi theo quan niệm cũ nếu gặp phụ nữ mới sinh là mắc phải phong long, điều này sẽ không tốt, dễ mang lại những điều rủi ro cho người đi biển.

2/. Để khúc củi cháy dở trước cửa: Khi có người sinh, gia đình để khúc củi cháy dở trước cửa, nếu đầu cháy dở quay ra ngoài ngầm báo đứa bé mới sinh là con gái sẽ đi lấy chồng, nên đầu cháy dở quay ra ngoài. Còn nếu ngược lại, đầu cháy dở được quay vào trong nhà ngầm báo sinh con trai sẽ ở lại cùng bố mẹ (đầu cháy dở quay vào trong).

3/. Nhúng đứa trẻ xuống biển ngay sau khi sinh, gắn với quan niệm để đứa trẻ sớm được tiếp xúc, làm quen với môi trường biển, để biển cả ôm ấp, bao bọc, chở che cho đứa trẻ khi vừa lọt lòng.

4/. Dội gáo nước lên mái nhà khi sinh em bé, gắn với quan niệm những đứa trẻ con nhà chài lưới sinh ra nếu gặp lúc “con nước sinh” (nước lên) sẽ không thuận buồm xuôi gió. Để tránh điều không may đó, mỗi khi sinh em bé, cư dân ven biển Hà Tĩnh thường dội gáo nước lên mái nhà tượng trưng cho con nước xuống để mong đứa trẻ sẽ gặp được may mắn trong cuộc sống, cũng như trong nghề đánh bắt. 5/. Tục cúng Bà Mụ sau khi sinh em bé, gắn với quan niệm Bà Mụ có công

nặn ra hình hài thai nhi và che chở, dạy dỗ cho đứa trẻ sau khi lọt lòng mẹ, ứng với câu ca dao: “Dẫu cho bác mẹ có sinh, Mụ Bà không vắt biết mình là ai".



PHỤ LỤC 5 - TRÒ DIỄN, TRÒ CHƠI, HÒ, VÈ


Phụ lục 5.1

CHẦU VĂN CA NGỢI ĐỨC NGƯ ÔNG

Bể Nam Hải tâm tình lặng lẽ Còi Nam sơn rạng vẻ trời xuân Ân trên mưa thuận gió nhuần

Bốn phương phẳng lặng muôn dân vui vầy Lòng bác ái so tày trời đất

Tài vẫy vùng có Đức nhân Ngư Đầu rồng mắt phượng nhởn nhơ Da sơn lấp lánh đuôi cờ vẫy bay Đã thao lược gồm hay lặn lội Vẫn anh hùng theo dòi kinh luân Ra khơi vào lộng như thần

Bể khơi dẹp tạnh mấy lần phong ba Nhớ buổi nọ Hoàng gia Nam độ Giữa đất bằng mà có tố giông Chướng cuồng làn tịnh cù phong

Ngự chu yên ổn bình nhung vững bền Bảng vàng chói lói công bền

Ngọc lân Nam hải trước đền sắc phong Mấy cơn hoạn nạn giữa dòng

Ra tay tế độ còi lòng từ nhân Một lòng vì nước vì dân

Công danh rạng khắp xa gần đồn ran Quân ủng hộ nghiêm trang mấy lớp Hiện ầm ầm bốc nước phun lên

Vẫy vùng động địa kinh thiên Tiếng tăm lừng lẫy càng nhìn càng ghê

Xá chi kẻ Kình Nghê vô loại Dẹp tan tành giữa Thái Bình Dương

Đã nên một đấng đường đường Uy danh lòng cứ mây phương Hải Tần

Sắc xa tặng lần lần ban xuống Cửa linh từ năm dọi dọi thêm Đã cho biển lặng sóng êm

Dân giàu nước mạnh vững bền ngàn thu./.



Phụ lục 5.2 – HÒ CHÈO CẠN CẨM NHƯỢNG ( LỜI CỔ)


HÁT MỞ ĐẦU CHÈO CẠN

Tổng mũi hát: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu thiên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Tài tình đương hội thiếu niên

Miền bể bắc vẫy vùng cho thỏa chí Giờ mở hội công danh nhất trí

Dân ta đều ca xướng làm vui Trên rừng vàng báu ngọc nhật lai Dưới bể bắc ngư hà mẫu tải Nghề duyên hải nhờ trong nốc lái Cá ruốc hơn năm ngoái năm xưa Nhờ đức ông bảo hộ phù trì

Dân ta được an khang vật thịnh Phường buôn bán đầy gồng đầy gánh Ngày hai chiều chợ búa thong dong Các chú nghề đầy mui đầy thùng Ngày sáu khác tớ thầy sập sạ

Của tạo hóa xoay vần thiên hạ Nhờ Đức ông mặc tướng âm phù Nay kỵ Ngài Vạn mới đảo cầu Xin Ngài ngự cho dân gian sở cậy

Tổng mũi xướng: Bớ tổng lái ơi! Tổng lái: Dạ dạ có tôi.

Tổng mũi hát: Thuyền rồng đã đậu bến Ngư ông

Cất giọng theo dòng để rước Đức ông nghe Tổng lái hát: Non biếc biếc nước xanh xanh

Xao xác bên tai sóng vỗ ghềnh

Nốc lái buồm cheo dòng nghề nghiệp Ra khơi vào lộng giữa biển xanh.

Tổng mũi hát: Anh em ơi dang rộng mái chèo

Hò khoan theo nhịp tay đều mái đưa Anh bạn hò: Khoan hai chư họ là hò khoan

Là hai hò khoan là hai hò khoan.



Hò tiếp:


Thuyền rồng đậu bến giang lâu Phất phơ buồn liễu tay lần liễu ba

Miệu Ông trước giấy sau bàn

Trên sơn dưới thủy hai hạc chầu hai bên

Hôm nay tháng 8 mười hai

Là ngày húy kỵ đạo ngài Đức Ông

Bà con ba Vạn nức lòng

Về đây hộ giá thuyền rồng rước Ông

Ngày mai biển lặng trời trong

Cá tôm ruốc mực thong dong chở đầy

Gặp thời thu nguyệt xuân hoa

Việt Nam cường thịnh dân ta vui vầy

Trên dưới bể mây tầng tầng lớp lớp Ngoài biển khơi gió mát trăng trong

Thuyền chèo theo giọng Ngư Ông Lưới dăng mặt nước cá mong đợi bầy

Ngư Ông người đã thương thay

Bà con nơi ấy tháng ngày thong dong

Đức Ông đức độ cao siêu

Cứu dân ra khỏi biển nghèo gian nguy

Cứu xong người lại ra đi

Mọi người ca ngợi ơn thì Đức Ông

Vua đi một chiếc thuyền rồng

Phong ba bão táp gặp Đức Ông cứu về

Nhà vua ngự trị bệ rồng

Sắc phong ba đạo Đức Ông cứu người

Kể từ Vạn lộng Vạn khơi

Chèo ra khỏi cựa vậy thời nhờ Ông

Nhờ Ông cho được trăm vòng

Nhờ bà cho được thong dong tháng ngày

Nhờ cô nhờ cậu lắm thay

Ngư bà mản tải cho dày hơn xưa

Có khi sóng gió bất ngờ

Nhờ Ông Ông giúp vô bờ bình an

Bớt mây dẹp sóng vững vàng

Cứu dân ra khỏi lúc gian nan giữa vời

Khi nào con cá sưa mồi

Ép vào Vạn lộng Vạn khơi cho dày.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022