Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 1


BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI


ĐẶNG THỊ THUÝ HẰNG



Chuyên ngành : Văn hoá học

Mã số : 62310640


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: 1, PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức

2, PGS.TS. Lê Quý Đức


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rò ràng.


Tác giả luận án


Đặng Thị Thúy Hằng



MỤC LỤC

Trang



LỜI CAM ĐOAN



MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2


MỞ ĐẦU

3


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,

KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VEN BIỂN HÀ TĨNH

8

1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

8

1.2.

Cơ sở lý thuyết

17

1.3.

Khái quát về vùng ven biển Hà Tĩnh

33


Tiểu kết

54


Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA CƯ DÂN

VEN BIỂN HÀ TĨNH QUA TÍN NGƯỠNG, LỄ HỘI, PHONG TỤC


56

2.1.

Tín ngưỡng

56

2.2.

Lễ hội

70

2.3.

Phong tục

78


Tiểu kết

89


Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA

CƯ DÂN VEN BIỂN HÀ TĨNH QUA TIÊU DÙNG VĂN HOÁ

91

3.1.

Các phương tiện tiêu dùng văn hoá

91

3.2.

Nhu cầu tiêu dùng văn hóa

105

3.3

Mức độ tiêu dùng văn hóa

112

3.4

Nội dung tiêu dùng văn hóa

116


Tiểu kết

124


Chương 4: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ

CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HÀ TĨNH THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


126

4.1.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiếp tục được đẩy mạnh ở vùng

ven biển Hà Tĩnh

126

4.2.

Xu hướng biến đổi đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh

130

4.3.

Những vấn đề đặt ra

146


Tiểu kết

154


KẾT LUẬN

155


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

158


TÀI LIỆU THAM KHẢO

159


PHỤ LỤC

168

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

BCH

: Ban chấp hành

CNH, HĐH

: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CN

: Công nghiệp

ĐSVH

: Đời sống văn hoá

HN

: Hội nghị

KHCN

: Khoa học công nghệ

: Lao động

NCS

: Nghiên cứu sinh

Nxb

: Nhà xuất bản

PL

: Phụ lục

PLA

: Phụ lục ảnh

QL

: Quốc lộ

SCN

: Sau công nguyên

TDVH

: Tiêu dùng văn hoá

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TW

: Trung ương

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VBHT

: Ven biển Hà Tĩnh

XHH

: Xã hội học

XD

: Xây dựng


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1.Việt Nam có 3/4 diện tích là biển và đại dương, đường bờ biển dài 3260km kéo từ Móng Cái cho tới Hà Tiên, bao bọc lấy phía Đông, Nam và một phần phía Tây của Tổ quốc, được xếp là quốc gia có đường bờ biển dài thứ 27 trong tổng số 165 quốc gia có biển trên thế giới. Nếu tính vùng biển bao gồm cả nội thuỷ, lãnh hải thì diện tích vùng biển của Việt Nam là 226.000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế biển là 1.000.000 km2 (theo Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 và 1994). Từ xa xưa, con người Việt Nam đã có sự gắn kết chặt chẽ với biển, nhóm cư dân cư trú ở khu vực ven biển trong quá trình sinh tồn, để thích nghi được với môi trường biển, khai thác, đánh bắt nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của biển đảm bảo cho nhu cầu mưu sinh, họ đã tích luỹ được các tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết về biển, về nguồn tài nguyên sinh vật biển, từ đó hình thành nên những nét văn hoá đặc trưng so với các vùng, miền khác.

1.2. Bước vào giai đoạn CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển kinh tế vùng biển, ven biển và hải đảo. Đặc biệt, có Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X (ngày 9-2-2007) đã ban hành “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đánh một dấu mốc quan trọng, thể hiện tầm nhìn mới của Đảng và Nhà nước về vai trò kinh tế biển đối với sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. Trước sự tác động mạnh mẽ của sự nghiệp CNH, HĐH và Chiến lược biển, đời sống kinh tế của cư dân vùng ven biển nước ta tăng trưởng nhanh, kéo theo những biến đổi về đời sống văn hoá, dẫn đến đời sống văn hoá của cư dân vùng ven biển đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Vấn đề bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống, chọn lọc tiếp thu văn hoá thời đại, hình thành nên những giá trị văn hoá vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần đưa văn hoá Việt Nam thực sự trở thành nền tảng tinh thần, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đang được đặt ra đối với vùng ven biển của cả nước nói chung và ven biển của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

1.3. Hà Tĩnh là tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, có địa hình phong phú, bao gồm miền núi - trung du, đồng bằng và ven biển. Sự phong phú về địa lý, địa hình, tự nhiên,


đã tạo cho địa bàn cư trú của cư dân Hà Tĩnh rất đa dạng: có nhóm cư dân cư trú ở vùng núi như một số xã của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh; có nhóm cư dân cư trú ở vùng ven sông (như sông Lam, sông La của huyện Đức Thọ, sông Ngàn Phố của huyện Hương Sơn); có nhóm cư dân cư trú ở vùng đồng bằng màu mỡ như cư dân ở các huyện: Can Lộc, Hồng Lĩnh, Đức Thọ,…Hà Tĩnh còn có đường bờ biển dài (137km), với 4 cửa biển là cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu. Do đó, cư dân cư trú ở vùng ven biển Hà Tĩnh trải dài từ đầu đến cuối tỉnh (dọc theo đường bờ biển) qua năm huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Nhóm cư dân ven biển Hà Tĩnh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, có kết hợp với một số nghề phụ khác.

Do tụ cư ở các vùng địa lý, địa hình khác nhau, tạo ra sự đa dạng về đời sống văn hoá của cư dân Hà Tĩnh. Trong sự phong phú, đa dạng đó có dấu ấn văn hoá của nhóm cư dân định cư ở vùng ven biển, vì sống trong môi trường biển, nhóm cư dân này đã tạo ra những bản sắc văn hoá riêng. Có thể nhận diện nét khác biệt về đời sống văn hoá của nhóm cư dân này so với các vùng khác trong tỉnh qua các yếu tố: tín ngưỡng, lễ hội; phong tục, tập quán,…

Hiện nay, dưới tác động của CNH, HĐH, đặc biệt là “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” của Đảng và Nhà nước, vùng ven biển Hà Tĩnh đang có nhiều thay đổi. Từ những làng quê nghèo, sống nhờ vào nguồn cá tự nhiên kiếm được ở biển, đời sống kinh tế-xã hội rất khó khăn đã trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Trung bộ, với những khu kinh tế đặc thù, chuyên biệt, mang đậm dấu ấn của thời kỳ CNH, HĐH. Đời sống vật chất của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH được nâng lên một cách nhanh chóng, kéo theo đời sống văn hoá có những biến đổi sâu sắc. Sự biến đổi về đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh được thể hiện với những xu hướng khác nhau, dẫn đến tính thuần nhất và nét đặc trưng độc đáo về văn hoá của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh trước thời kỳ CNH, HĐH có xu thế bị phá vỡ, nguy cơ đánh mất bản sắc, đánh mất truyền thống, ảnh hưởng văn hoá ngoại lai, sự xâm nhập của văn hoá phẩm độc hại, hiện tượng chạy đua theo trào lưu văn hoá mới, bỏ quên, xa rời văn hoá truyền thống, chạy theo văn hoá thực dụng mà xa rời các yếu tố văn hoá nhân bản, tiếp nhận các luồng văn hoá mới chưa được gạn lọc, khơi trong,… đang có chiều hướng gia tăng ở vùng ven biển Hà Tĩnh trong thời


kỳ CNH, HĐH.

Với những lý do trên, việc nghiên cứu Đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, nhận diện xu hướng vận động biến đổi là vấn đề trở nên cấp thiết đối với giới nghiên cứu văn hoá ở nước ta hiện nay.Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình chuyên sâu nào đề cập một cách đầy đủ, sâu sắc và hệ thống về vấn đề này, do đó NCS chọn đề tài “Đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn hoá học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra thực trạng và bước đầu nhận diện xu hướng biến đổi Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp và phân tích các công trình nghiên của các nhà nghiên cứu đi trước đã viết về Hà Tĩnh, cư dân, văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh.

- Trình bày cơ sở lý thuyết nghiên cứu, khái niệm đời sống văn hoá, cơ cấu của đời sống văn hoá và giới thuyết nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Khảo sát, phân tích, nhận diện thực trạng Đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh trước những tác động của sự nghiệp CNH, HĐH và xu hướng vận động, biến đổi.

- Nhận định những vấn đề đặt ra đối với đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, qua đó có những khuyến nghị, đề xuất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu về đời sống văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh trong bối cảnh CNH, HĐH.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi vấn đề nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu đời sống văn hoá tinh thần qua một số thành tố: tín ngưỡng, lễ hội, phong tục (có tính truyền thống); tiêu dùng văn hoá (có tính hiện


đại) của cư dân ven biển Hà Tĩnh trong thời kỳ CNH, HĐH.

* Phạm vi không gian

Nghiên cứu các làng/xã ven biển của 5 huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân (lựa chọn một số làng/xã điển hình để khảo sát sâu).

* Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đời sống văn hoá của cư dân ven biển hiện nay (thời điểm khảo sát 2013- 2015), có đề cập đến đời sống văn hoá xưa (truyền thống, trước CNH, HĐH - mốc trước 1995-Hội nghị TW7 khoá VII) để đối chiếu, so sánh, nhận diện xu hướng biến đổi.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Luận án dựa vào cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá trong quá trình kiến tạo xã hội mới. Từ cơ sở phương pháp luận này, tác giả vận dụng vào nghiên cứu thực trạng đời sống văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay, nhận diện xu hướng vận động, biến đổi và những vấn đề đặt ra trong biến đổi đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hoá học: Luận án sử dụng các khái niệm, phạm trù, kết quả của các ngành khoa học có liên quan đến văn hoá học để nghiên cứu về đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh như: Dân tộc học/ nhân học văn hoá, Xã hội học văn hoá, Folklore học, Tâm lý học,…

- Phương pháp phân tích và tổng hợp hệ thống tư liệu của các học giả đi trước đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vùng ven biển Hà Tĩnh, cư dân ven biển Hà Tĩnh và văn hoá ven biển Hà Tĩnh. Qua sự phân tích này, tác giả luận án kế thừa và đưa ra những nhận định liên quan đến các vấn đề của đề tài luận án.

- Phương pháp khảo sát - điền dã của nhân học/dân tộc học văn hoá ở những điểm nằm trong không gian nghiên cứu, để tìm hiểu thực tế, sưu tầm thu thập tư liệu, thông tin qua cộng đồng cư dân tại thực địa.

- Phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc phỏng vấn sâu và bảng hỏi, để có những tư liệu định lượng, minh chứng cho những nhận xét, đánh giá định tính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022