về biến đổi văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa đời sống văn hoá truyền thống và hiện đại của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh để tìm ra xu hướng vận động biến đổi.
- Phương pháp nghiên cứu đại diện: Chọn một số địa điểm ven biển tiêu biểu của Hà Tĩnh để minh chứng cho vấn đề mà đề tài đang đề cập, đánh giá, và bàn luận,…
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về mặt khoa học
- Luận án là công trình đầu tiên vận dụng lý luận về đời sống văn hoá với nội hàm là đời sống văn hoá tinh thần vào nghiên cứu đời sống văn hoá của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH.
- Nhận diện xu hướng vận động, biến đổi về đời sống văn hoá tinh thần của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH.
- Phân tích, làm rò những vấn đề đặt ra trong đời sống văn hoá tinh thần của cư dân vùng ven biển Hà Tĩnh thời kỳ CNH - HĐH.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Có thể bạn quan tâm!
- Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 1
- Khái Niệm Đời Sống Văn Hoá Và Cơ Cấu Của Nó
- Quan Niệm Về Công Nghiệp Hóa , Hiện Đại Hóa
- Vị Trí Địa Lý, Đặc Điểm Tự Nhiên, Dân Cư, Kinh Tế Và Văn Hoá
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
- Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý tham khảo để hoạch định các chính sách xây dựng, phát triển kinh tế-văn hoá -xã hội ở vùng ven biển Hà Tĩnh hiện nay.
- Làm tài liệu tham khảo để giảng dạy các chuyên ngành văn hoá tại các trường cao đẳng, đại học.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án chia làm 4 chương:
Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, khái quát về vùng ven biển Hà Tĩnh
Chương 2: Thực trạng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh qua tín ngưỡng, lễ hội, phong tục
Chương 3: Thực trạng đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh qua tiêu dùng văn hoá
Chương 4: Xu hướng biến đổi đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những vấn đề đặt ra
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VEN BIỂN HÀ TĨNH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hà Tĩnh, được mệnh danh là vùng “địa linh, nhân kiệt”, mang nhiều nét đặc trưng về địa lý, tự nhiên, đã sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, nhiều nhà khoa học lớn của đất nước… Nơi đây cũng đã lắng đọng nhiều giá trị văn hoá dân tộc, kết hợp với đặc trưng vùng, tạo nên một Hà Tĩnh khác với các vùng, miền tron g cả nước,… Trong thời kỳ CNH, HĐH, Hà Tĩnh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Thế nhưng, những nghiên cứu về Hà Tĩnh, về văn hoá Hà Tĩnh thời hiện đại còn là một khoảng trống, đặc biệt còn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá vùng ven biển Hà Tĩnh. Đây là vùng mà hiện nay đang có nhiều biến đổi trước những chủ trương lớn của Đảng, chiến lược phát triển mới của đất nước. Tuy vậy, vẫn có thể tìm thấy những nội dung có liên quan đến đề tài luận án trong các công trình nghiên cứu đi trước để NCS có thể tiếp thu, kế thừa, tìm ra cái mới. Vấn đề này, NCS xin được tổng hợp, phân tích, chia làm ba nhóm nội dung cụ thể như sau:
1.1.1. Các công trình viết về vùng ven biển Hà Tĩnh
Đại Nam nhất thống chí, tập 2 [59] (Quốc sử quán triều Nguyễn), viết về đạo Hà Tĩnh, chỉ có ba huyện nhưng cả ba huyện đều có phía đông giáp biển, đó là: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (đạo Hà Tĩnh lúc đó chỉ có ba huyện). Vì vậy, Hà Tĩnh khi đó chỉ có hai cửa biển là cửa Nhượng và cửa Khẩu, cả hai cửa biển đều nắm giữ vị trí chiến lược quan trọng của đất nước. Về địa hình của Hà Tĩnh, Đại Nam nhất thống chí nhận định: dài và hẹp “Xung quanh là núi giáp biển. Chiều nam bắc dài mà chiều đông tây ngắn, từ biển lên núi chỉ nửa ngày đường”[59, tr.87].
Bùi Dương Lịch trong công trình Nghệ An ký [49] gồm hai quyển viết về Thiên chí, Địa chí và Nhân chí trên đất Nghệ An (bao gồm cả Hà Tĩnh ngày nay). Trong công trình này tác giả đã đề cập đến núi, sông và các cửa biển của Hà Tĩnh,
là cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu (trong tổng số 12 cửa biển của Nghệ An thời đó). Tuy nhiên, về các ngọn núi được đề cập trong công trình này, ngày nay tên gọi đã khác và địa giới hành chính giữa các xã, huyện của tỉnh Hà Tĩnh ngày nay đã có nhiều thay đổi.
Đất nước Việt Nam qua các đời [1] của Đào Duy Anh (các trang 194-195; 208-209) ghi chép về sự thay đổi phạm vi hành chính của tỉnh Hà Tĩnh dưới thời Minh Mệnh và Tự Đức (những năm 1822-1852). Ở thời điểm đó, tỉnh Hà Tĩnh chỉ có hai phủ Đức Thọ và Hà Hoa (bao gồm Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh ngày nay), hai huyện Cam Môn, Cam Cớt (của nước Lào) thuộc trấn Đinh Lệ phủ Đức Thọ. Về sau hai huyện Cam Môn, Cam Cớt thuộc lãnh thổ nước Lào (như ngày nay) và tỉnh Hà Tĩnh về sau gồm có các huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ và phủ Hà Thanh (Hà Hoa).
Phong thổ ký các huyện tỉnh Hà Tĩnh [56] (nhiều tác giả), giới thiệu rất khái quát các huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh (lúc đó chưa có huyện Vũ Quang và huyện Lộc Hà như hiện nay) về các mặt: Lịch sử, địa dư, sơn lĩnh, sông hói (những lạch nước nhỏ, khe nước nhỏ, nhánh nhỏ của dòng sông), nhân dân (nhân vật lịch sử), đường sá,… Cho biết bốn huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (4/5 huyện ven biển của Hà Tĩnh hiện nay), có phía đông giáp biển. Đặc biệt Phong thổ ký các huyện tỉnh Hà Tĩnh đã đề cập đến nghề biển và một số nghề có liên quan đến biển ở bốn huyện này, như: nghề tết buồm cói ở Yên Hội, nghề nước mắm ở Cương Gián (huyện Nghi Xuân), làm cá, làm muối (huyện Cẩm Xuyên), đánh cá, đan lưới (huyện kỳ Anh), làm muối ở Hộ Độ, làm nước Mắm ở cửa Sót (thuộc hai xã Hộ Độ và Thạch Kim của huyện Lộc Hà ngày nay).
Địa chí Cẩm Nhượng [48] (Phạm Lê chủ biên), khái quát lên bức tranh toàn cảnh về xã cửa biển Cẩm Nhượng, từ cảnh quan thiên nhiên đến các phong tục tập quán, tín ngưỡng lễ hội, phương thức đánh bắt, các ngành nghề chủ yếu của cư dân xã Cẩm Nhượng từ những năm trước 1945 cho đến thời kỳ Đổi mới (1986),… Đây là nguồn tư liệu quý, NCS sử dụng để so sánh đối chiếu với những biến đổi đời sống văn hoá cư dân của xã Cẩm Nhượng ngày nay, và đối chiếu, so sánh với 34 xã ven
biển khác của Hà Tĩnh.
Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý [65] của tác giả Lê Bá Thảo, đề cập đến địa lý, địa hình của các khu vực trong cả nước, đưa ra nhận định về miền Trung và ven biển miền Trung (trong đó có Hà Tĩnh) rằng: đây là vùng có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, về tài nguyên thiên nhiên “những tài nguyên với tới được thì không thật giàu hoặc đã bị phá hoại gần hết, có những tài nguyên có tiềm năng lớn, thí dụ như tài nguyên hải sản hoặc khoáng sản thì điều kiện khai thác khó khăn” [65, tr.386].
Như vậy, các công trình nghiên cứu đi trước trên đây đã cho biết địa danh một số huyện giáp biển của Hà Tĩnh, cũng như các cửa biển thuộc về Hà Tĩnh xưa và nay. Tuy nhiên số liệu không còn phù hợp, vì hiện nay các huyện của Hà Tĩnh đã khác.
1.1.2. Các công trình viết về cư dân ven biển Hà Tĩnh
Cư dân ven biển Hà Tĩnh đã được đề cập khá sớm ở một số công trình của các học giả trong và ngoài nước.
Trước hết phải kể đến An - Tĩnh cổ lục [37] của Hippolyte le Breton, gồm hai thiên, trong đó một thiên viết về người tiền sử trên mảnh đất An - Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh). Từ những di vật tìm thấy ở các di chỉ khảo cổ học, Hippolyte le Breton khẳng định: tất cả những “di vật đồ ăn thừa”ở vùng An - Tĩnh thuộc thời đại đồ đá mới và con người thời đại đồ đá mới chỉ xuất hiện ở các đồng bằng ven biển của An - Tĩnh và Quảng Bình, đó chính là cư dân Bàu Tró, nhóm cư dân này ngoài bắt các nhuyễn thể ở các đầm phá ven biển và sông hồ để ăn, đã tiến hành đánh bắt các loài cá ở biển, với dấu tích để lại ở các di chỉ khảo cổ học có xương của các loại cá biển rất lớn. Thiên thứ hai trong An - Tĩnh cổ lục, Hippolyte le Breton ghi chép những danh lam thắng cảnh và những di tích mang tính chất truyền thuyết và lịch sử của vùng An - Tĩnh xưa, có nhắc đến núi Nam Giới (biên giới phía nam nước ta với Chiêm Thành vào thế kỷ thứ VII-X, một ngọn núi giáp biển thuộc huyện Thạch Hà ngày nay), đền Lê Khôi (ở cửa Sót – huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) và bốn cửa biển của Hà Tĩnh hiện nay (thuộc An - Tĩnh hồi đó) là cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu,…
Biển với người Việt cổ [19] công trình của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, nghiên cứu về người Việt cổ với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển. Những kết quả nghiên cứu của công trình đã cung cấp cái nhìn lịch đại để nhận thấy người Việt thời tiền, sơ sử cho đến thời kỳ độc lập tự chủ và kể cả ngày nay luôn có mối quan hệ khăng khít không tách rời biển. Vì vậy, mối quan hệ giữa người Việt với biển được xem như là một tất yếu, khi mà đất nước Việt Nam có chiều dài bờ biển lên tới 3.260km, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ trong đất liền, lại nằm trên trục đường giao thông của ngã ba Đông Nam Á, thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, một vị trí chiến lược quan trọng cho sự phát triển kinh tế - chính trị - quân sự - văn hoá - xã hội, vị trí chiến lược cho việc “tiến ra biển”,... Do đó, việc cư dân Việt sớm tiếp cận với biển theo các tác giả là một tất yếu. Công trình nghiên cứu này còn cung cấp những thông tin cho thấy ở Hà Tĩnh vào thời tiền sử (Đồ đá mới) có hai nhóm cư dân cư trú đã biết khai thác tài nguyên sinh vật biển để sinh tồn, mặc dù chưa phải là chuyên hoá nghề biển, nhưng đã biết khai thác biển bên cạnh sản xuất nông nghiệp và săn bắn, đó là cư dân của văn hoá Quỳnh Văn với dấu vết để lại là di chỉ Phái Nam (Thạch Lâm - Thạch Hà) và cư dân của văn hoá Bàu Tró - Thạch Lạc (Thạch Hà) với dấu vết để lại là 13 địa điểm khảo cổ học trên đất Hà Tĩnh. Từ những nghiên cứu này cho thấy cư dân tiền trú ở Hà Tĩnh đã tiếp xúc với biển.
Văn hoá Bàu Tró [55] của tác giả Phạm Thị Ninh, đã xác lập rò những nét đặc trưng của nền văn hoá Bàu Tró nói chung và văn hoá Bàu Tró trên đất Hà Tĩnh nói riêng. Theo Phạm Thị Ninh về tính chất biển ở các địa điểm di tích của Hà Tĩnh đậm nét hơn cả, thể hiện qua các di tích cồn sò điệp, các hiện vật và các dấu ấn hoạt động kinh tế khai thác biển và sản xuất nông nghiệp của cư dân văn hoá Thạch Lạc để lại. Như vậy, có thể nói vào thời tiền sử, Hà Tĩnh là địa điểm cư trú thích hợp cho cư dân Bàu Tró sinh sống, trung bình các di tích cồn vỏ sò điệp của văn hoá Bàu Tró có độ dày từ 4-5m, trong khi đó ở di tích Thạch Lạc (Thạch Hà - Hà Tĩnh) dày tới 12m và có tới 4-5 tầng văn hoá; địa bàn phân bố của các di tích văn hoá Bàu Tró ở Hà Tĩnh nơi gần biển nhất (hiện nay) là 4km, nơi xa nhất là 12km [55, tr.44].
Trong loại hình Thạch Lạc không chỉ dừng lại ở thu lượm những động vật thân mềm sẵn có ở ven bờ, mà còn tiến hành đi khơi, đi lộng để đánh bắt cá, có di tồn xương của những loài cá rất to thu được từ các cồn sò điệp Thạch Lạc, Thạch Lâm đã chứng minh cho nhận định này. Tất cả những nghiên cứu về văn hoá Bàu Tró trên đất Nghệ An - Hà Tĩnh, theo Phạm Thị Ninh đã nói lên cư dân văn hoá Bàu Tró không chỉ có cuộc sống ổn định, lâu dài trên mảnh đất này, mà cuộc sống của họ còn rất phong phú, sôi động. Dù cư trú ở cồn sò điệp ven biển, hay những cồn đất, cồn cát ven cửa sông, lạch đều có xu hướng hướng ra biển, khai thác biển và gần gũi với các nguồn nước, họ đã có sự phân công lao động và quan hệ trao đổi với các nhóm cư dân văn hoá Bàu Tró ở các vùng. Kết luận cho cuốn sách, Phạm Thị Ninh đưa ra nhận định: Văn hoá Bàu Tró có một vị trí quan trọng trong hệ thống văn hoá vùng ven biển miền trung, là chiếc cầu nối giữa văn hoá Quỳnh Văn với văn hoá Sa Huỳnh.
Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam [70] của tác giả Nguyễn Duy Thiệu, là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và sâu các mặt đời sống của cộng đồng ngư dân, về cơ cấu tổ chức xã hội và các phương thức, ngư cụ đánh bắt truyền thống, tác giả cũng đã giới thiệu ba tín ngưỡng có tính đại diện của ngư dân trong đời sống sinh hoạt tinh thần, đó là: thờ cá Ông, thờ Mẫu và thờ Thánh. Đặc biệt, công trình đã đề cập đến cộng đồng ngư dân Cửa Sót (một trong bốn cửa biển của Hà Tĩnh) và đưa ra nhận định: đây là vùng có đặc điểm cư dân bác tạp và đông đúc, đất đai chật hẹp và cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, cửa biển bé nhỏ,… tác giả cũng đã giới thiệu phương thức đánh bắt của ba nhóm cư dân chính ở cửa Sót, mà theo tác giả đã lấy đánh cá làm nghề sống chính, đó là: nhóm thuỷ cư trên sông, nhóm thuỷ cư ở cửa biển, và nhóm ngư dân sống trên đất liền. Tuy nhiên, hiện nay cả ba nhóm cư dân đều sống trên đất liền và đã có những biến đổi.
Nghiên cứu về cư dân ven biển Việt Nam, tác giả Nguyễn Duy Thiệu còn có một số công trình công bố trên các tạp chí, như: Các cộng đồng ngư dân thuỷ cư tại vùng biển Việt Nam [75]; Người Bồ Lô và Vạn Kỳ Xuyên [69]; Nhật trình đi biển của người Bồ Lô tại vùng biển Bắc Trung Bộ [71]; Người Việt (Kinh) vùng
ven biển miền Trung hội nhập cùng biển cả [76];… Trong các công trình này, hầu hết Nguyễn Duy Thiệu quan tâm đề cập đến nhóm cư dân thuỷ cư chính (nhóm cư dân chuyên nghề đánh bắt, có thuyền và các ngư cụ), trong đó có nhóm cư dân Bồ Lô (nhóm cư dân này rất giỏi đánh bắt ở vùng biển, có cư trú ở một số địa điểm ven biển Hà Tĩnh),...
Các công trình nghiên cứu về cư dân Hà Tĩnh trên đây, chủ yếu nhắc đến cư dân tiền trú và có chung nhận định cư dân tiền trú trên đất Hà Tĩnh là cư dân văn hoá Quỳnh Văn và cư dân văn hoá Bàu Tró. Nhóm cư dân tiền trú ở Hà Tĩnh chủ yếu sống ở đồng bằng ven biển, đánh bắt cá và các loài nhuyễn thể ở biển, sông, hồ. Về cư dân hiện đại được các công trình đi trước đề cập có nguồn gốc bác tạp.
1.1.3. Các công trình viết về văn hoá ven biển Hà Tĩnh
Làng cổ Hà Tĩnh, 2 tập [29, 31] do Thái Kim Đỉnh chủ biên, đã giới thiệu 78 làng, xã của Hà Tĩnh, trong đó có 11 làng, xã ven biển. Về cơ bản, Làng cổ Hà Tĩnh là cuốn biên niên sử về các làng, xã của Hà Tĩnh, nên tác giả chủ yếu tập trung viết về lịch sử làng gắn với các truyền thuyết, các huyền thoại, các sự tích hình thành làng, các dòng họ chính đã sinh cơ lập nghiệp ở làng. Tuy nhiên, trong đó tác giả đã đề cập đến những nghề nghiệp chính của cư dân trong làng, mà đối với các làng ven biển đó là nghề đánh cá và nấu muối.
Lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh [30], Thái Kim Đỉnh chủ biên, giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu ở Hà Tĩnh, trong đó có ba lễ hội thuộc vùng ven biển, là: Tục thờ Ngư Thần và lễ Cầu Ngư ở Hội Thống, lễ Cầu Ngư và hội Đua Thuyền ở Nhượng Bạn, lễ hội du xuân - Cầu Ngư ở làng Động Gián. Khi giới thiệu các lễ hội này, tác giả chỉ dừng ở cung cấp tên lễ hội, ngày diễn ra lễ hội, chưa mô tả tiến trình, cũng như các yếu tố tín ngưỡng văn hoá diễn ra trong lễ hội.
Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh [12], Nguyễn Đổng Chi chủ biên, gồm bảy phần, trong đó giới thiệu về đặc trưng tính cách của người xứ Nghệ, những tri thức, hiểu biết về địa lý, kỹ thuật, y dược, lịch sử, triết lý sống, thơ, ca, âm nhạc, nghệ thuật, món ăn dân gian, phong tục tập quán dân gian,… của người dân xứ Nghệ từ những năm trước cách mạng Tháng Tám (1945). Đây là công trình công phu của tập thể tác giả, việc giới thiệu văn hoá dân gian (folklore) của một không
gian rộng lớn mang nhiều nét đặc trưng vùng (huyện, làng, xã), thậm chí là từng nhóm cư dân như xứ Nghệ không phải là điều dễ làm. Lời đầu cuốn sách Nguyễn Đổng Chi đã tự nhận xét: “công trình nghiên cứu này mang tính giới thiệu hết sức khái lược, vẫn chỉ có tính chất cưỡi ngựa xem hoa. Có lẽ cần chờ sự bổ sung của những bộ địa chí về văn hoá dân gian của những đơn vị nhỏ (như huyện, xã) hay của từng tộc người Nghệ Tĩnh,…” [12, tr.13]. Mặc dù là khái lược (như tác giả tự nhận xét), nhưng Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh, luôn là nguồn tư liệu quý, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới, chỉ ra các con đường mà những nhà nghiên cứu đi sau có thể dựa vào đó để sưu tầm, thu thập tư liệu, khảo sát thực địa,…
Trong Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh, đã đề cập đến ba huyện ven biển phía nam Hà Tĩnh là Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Thạch, Cẩm, Kỳ). Tác giả cũng đã nhắc đến một số phong tục, kiêng kỵ, và sinh hoạt văn hoá dân gian của cư dân vùng ven biển xứ Nghệ trước những năm 1945, trong đó có đề cập đến các phường, hội nghề nghiệp của người dân Nghệ Tĩnh. Hội Vạn Chài được tác giả nhắc đến với tư cách là một tổ chức hội nghề truyền thống, mở rộng ra toàn tỉnh, lấy các cửa lạch làm đơn vị, luân phiên các địa điểm khác nhau hàng năm vào tháng giêng họp lại để cúng Tứ vị mà đứng đầu là Thánh Mẫu (Bà Cờn), lễ cúng có tam sinh và đặc biệt là có uống máu ăn thề, lời thề là cứu giúp nhau khi hoạn nạn, tương thân tương ái, ai làm trái thì bị thần thánh làm hại,…
Văn hoá làng biển ở xứ Nghệ [35] của tác giả Ninh Viết Giao, đi vào phân tích đặc điểm của các làng biển ở Nghệ Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh) cũng như khắp còi Việt Nam, trước đây có hai dạng cơ bản là Bãi dọc và Bãi ngang, gần đây có thêm một dạng mới là biển - đô thị, tác giả đi vào giải thích thế nào là làng bãi dọc và làng bãi ngang. Tác giả Ninh Viết Giao khẳng định: Cư dân sớm nhất ở các làng biển Nghệ Tĩnh phải kể đến là cư dân văn hoá Quỳnh Văn và cư dân văn hoá Bàu Tró, hai nhóm cư dân tiền sử này có mặt ở cả Nghệ An và Hà Tĩnh. Đồng thời tác giả có nhiều minh chứng từ các công trình nghiên cứu trong lịch sử cho rằng Nghệ Tĩnh là một trong những vùng đất cổ, tác giả đưa ra những chứng minh, rồi nhận định rằng trong số cư dân ven biển xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng hiện nay có người bản địa từ xa xưa, có người ở đồng bằng Bắc Bộ, có người ở Thanh Hoá,