Kết Hợp Nhuần Nhuyễn, Đa Dạng Các Hình Thức Kiểm Tra Đánh


Đảng lần thứ 15 đã quyết định nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ­ Diệm. Phong trào đấu tranh lúc đầu nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như Bắc Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959)… sau lan ra khắp miền Nam và thành phong trào “Đồng Khởi” (1960). Sự

thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã mở ra vùng giải phóng rộng

lớn, dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1060.

Như vậy, sau khi học xong mục III học sinh có thể nhắc lại diễn

biến của cuộc đấu tranh chống chế độ Mỹ­ Diệm ở miền Nam từ năm

1954 đến năm 1960, đặc biệt là diễn biến của phong trào “Đồng Khởi”.

Tuy nhiên, học tập lịch sử không chỉ dừng lại ở ghi nhớ và tái hiện các kiến thức đã học mà còn phải hiểu được bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. Học sinh phải thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh lịch sử cụ thể, phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện đó để rút ra kết luận.

Cũng ví dụ trên để đo được mức độ hiểu của học sinh, giáo viên có thể nêu câu hỏi kiểm tra, đánh giá như sau:

“Tại sao nói phong trào “Đồng Khởi” (1959­ 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Câu hỏi trên trước hết nhằm kiểm tra mức độ hiểu kiến thức của

học sinh. Sau khi đã lĩnh hội được các sự

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - 8

kiện cơ

bản của cách mạng

miền Nam giai đoạn 1959­ 1960 học sinh phải hiểu được ý nghĩa to lớn của phong trào “Đồng Khởi” là một bước ngoặt của cách mạng miền Nam. Dựa vào các sự kiện đã được học, học sinh lựa chọn và phân tích các sự kiện đó để lý giải vì sao phong trào “Đồng Khởi” đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Đồng thời câu hỏi trên cũng đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo của học sinh khi vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề lịch sử. Học sinh trả lời không đơn thuần là trình bày các sự kiện y nguyên như sách giáo khoa hay


bài giảng của giáo viên một cách máy móc mà các em còn phải so sánh

giữa hai giai đoạn trước và sau “Đồng Khởi” để biến của phong trào cách mạng miền Nam.

thấy được sự

chuyển

Như vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức

không chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ các sự kiện mà còn yêu cầu học sinh phải hiểu sự kiện và biết vận dụng các sự kiện đó để nghiên cứu kiến thức mới hoặc vận dụng vào thực tiễn. Nói cách khác đề kiểm tra xây dựng dựa vào chuẩn kiến thức phải đạt được ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng về mặt kiến thức.

* Nội dung kiểm tra, đánh giá phải thể hiện kết quả phát triển kỹ năng thực hành bộ môn.

Yêu cầu của xã hội đặt ra với ngành giáo dục hiện nay là phải đào tạo những con người có năng lực thực hành cao, thích ứng với môi trường năng động của xã hội hiện đại. Vì vậy nhiệm vụ ở nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh về kiến thức lý thuyết mà phải giúp các em phát triển năng lực thực hành. Đối với bộ môn lịch sử yêu cầu đặt ra là phải phát triển cho học sinh năng lực thực hành bộ môn cũng như năng lực thực hành trong cuộc sống. Do đó, trong kiểm tra phải có những câu hỏi nhằm phát triển kỹ năng cũng như là kiểm tra kỹ năng của học sinh.

Ví dụ sau khi học xong bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến

đấu chống đế

quốc Mỹ

xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu

vừa sản xuất (1965­ 1973)” giáo viên có thể đưa ra câu hỏi kiểm tra như sau:

“Em hãy lập bảng so sánh hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ 1965 đến 1973?”

Với câu hỏi trên giáo viên sẽ kiểm tra được kỹ năng thực hành lập bảng so sánh của học sinh. Trên cơ sở đó đánh giá kỹ năng của học sinh và có biện pháp điều chỉnh thích hợp với từng đối tượng học sinh.


* Nội dung kiểm tra, đánh giá phải thể hiện yêu cầu về giáo dục, tư tưởng, tình cảm của học sinh.

Lịch sử là môn học có ưu thế và nhiệm vụ trong việc giáo dục thế

hệ trẻ. Những con người và những sự kiện, hiện tượng thực trong quá

khứ

có sức tuyết phục và có sức rung cảm mạnh mẽ

với thế

hệ trẻ.

Những sự

kiện đó trước hết giáo dục cho thế

hệ trẻ

lý tưởng, trách

nhiệm của mình đối với đất nước, lòng tự hào trước những chiến công của cha anh, những thành tựu vật chất tinh thần mà cha ông để lại, qua đó khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc… Chính vì vậy, trong kiểm tra, đánh giá cũng cần có những câu hỏi mang nội dung giáo dục.

Ví dụ, sau khi học xong bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến

đấu chống đế

quốc Mỹ

xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu

vừa sản xuất (1965­ 1973)” giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau:

“Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972?”

Trả lời câu hỏi này học sinh không những phải nắm được về cơ

bản sự kiện chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” mà còn phải hiểu được ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện này. Qua câu trả lời của học sinh giáo viên sẽ đánh giá được nhận thức của học sinh về cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ ở Việt Nam mà đặc biệt là hành động bắn phá miền Bắc năm 1972, học sinh cũng phải thấy được tinh thần chiếu đấu anh dũng của nhân dân ta quyết tâm bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, một đề kiểm tra được coi là toàn diện về nội dung khi nó đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ba mục tiêu đó trong dạy học lịch sử có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhiệm vụ giáo dục và phát triển chỉ có thể hình thành trên cơ sở nắm vững kiến thức đồng thời chính việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Vì vậy, đổi mới kiểm tra, đánh


giá về mặt nội dung là phải đánh giá toàn diện cả ba mặt trên.

2.3.3. Kết hợp nhuần nhuyễn, đa dạng các hình thức kiểm tra đánh

giá.


Vấn đề


đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giá đã trở thành yêu

cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại và những yêu cầu của thực tế chúng tôi đề xuất một số hình thức kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu đổi mới như sau:

2.3.3.1. Tăng cường hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của học sinh kết hợp với kiểm tra, đánh giá của giáo viên.

Quá trình dạy học là quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Đây là một quá trình hoạt động luôn

luôn thay đổi, phát triển và có mối liên hệ xuôi­ ngược. Việc truyền

đạt thông tin của giáo viên tới học sinh là con đường liên hệ xuôi.

Trong quá trình học tập học sinh thu được hai tín hiệu ngược là nhờ kết quả kiểm tra, đánh giá do giáo viên tiến hành (liên hệ ngược ngoài) và tự kiểm tra, đánh giá của mình (liên hệ ngược trong). Do vậy, học sinh cần tận dụng việc kiểm tra, đánh giá của thầy, đồng thời tiến hành có

hệ thống việc tự kiểm tra, đánh giá của mình để

củng cố

và hiểu sâu

sắc hơn kiến thức như:

* Tái hiện lại kiến thức lịch sử đã học

“ Tái hiện là quá trình làm sống lại nội dung đã được ghi nhớ và giữ gìn”. Quá trình tái hiện những kiến thức lịch sử được biểu hiện dưới

ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng. Qua tái hiện học sinh tự

kiểm tra được trình độ kiến thức của bản thân để tự khắc phục, tái hiện kiến thức thể hiện bằng các hoạt động sau:

­ Tự lập và nhớ lại dàn ý bài học.

Ví dụ: Học xong tiết 2 của bài 23 “Khôi phục và phát tiển kinh tế­

xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973­ 1975)”, khi

học ở nhà, học sinh cần nhớ lại những kiến thức cơ bản của bài thông


qua lập dàn ý theo nội dung đã học như: Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Việc nhớ lại và lập dàn ý của bài học đã giúp cho học sinh tái hiện lại những kiến thức được tiếp thu trên lớp, củng cố lại một lần nữa để các em nhớ sâu và hiểu kỹ hơn.

­ Hình dung nhớ lại những sự kiện, khái niệm theo dàn ý đã lập.

­ Tự trình bày hoặc trao đổi với bạn về dàn ý đã lập.

Sau khi nhớ lại những nội dung cơ bản của bài đã học theo dàn ý đã lập, học sinh sẽ tiến hành tự trình bày hoặc trao đổi với bạn những nội

dung kiến thức đó. Hoạt động này vừa có tác dụng củng cố lại những

kiến thức đã tiếp thu một cách sâu sắc vừa rèn luyện cho học sinh tính tự giác học tập và khả năng trình bày, lập luận những vấn đề lịch sử.

* Tự giải quyết bài tập về nhà do giáo viên đưa ra.

Theo như ý kiến của các giáo viên ở trường THPT thì ra bài tập và hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà là một hình thức giúp các em tự kiểm tra, đánh giá. Khi điều tra học sinh chúng tôi cũng nhận thấy có 76/200 học sinh coi hoàn thành bài tập do giáo viên đặt ra là một hình thức tự kiểm tra, đánh giá.

Hoàn thành các bài tập về nhà sẽ giúp học sinh nắm vững các kiến thức đã học và rèn luyện được các kỹ năng, kỹ xảo. Để có thể làm tốt bài tập học sinh trước hết cần xác định được yêu cầu cụ thể của bài tập, sau đó nghiên cứu lại sách giáo khoa hoặc tìm tài liệu tham khảo (nếu có) theo sự định hướng của giáo viên rồi mới tiến hành làm bài tập (nếu bài tập là câu hỏi tự luận thì cần thiết phải lập đề cương sau đó mới viết).

Ví dụ: sau khi học xong bài 21 lịch sử lớp 12 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn


ở miền Nam (1954­ 1965)” giáo viên có thể đưa ra hệ thống bài tập về nhà cho học sinh như sau:

1. Tại Hội nghị

chính trị

đặc biệt (27/3/1964), Chủ

tịch Hồ

Chí

Minh đã khẳng định sau 10 năm khôi phục, cải tạo: “miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã

hi, con người đều đổi mi”. Bằng những sự anh (chị) hãy chứng minh câu nói trên.

kiện lịch sử

có chọn lọc

Học sinh phải độc lập suy nghĩ dưới sự hướng dẫn của giáo viên

đề hoàn thành bài tập. Khi làm bài tập học sinh sẽ tái hiện lại được

những kiến thức cơ bản đã được tiếp thu đồng thời vận dụng các kiến thức đó để giải quyết yêu cầu của đề bài ra.

* Tập trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa

Các câu hỏi

ở cuối mỗi mục, mỗi bài là một bộ

phận kênh chữ

trong sách giáo khoa, nó chính là sự thể hiện kiến thức cơ bản mà giáo viên và học sinh cần lưu ý.

Học sinh tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa ở cuối mỗi mục,

mỗi bài nhằm rèn luyện cho mình khả năng tái hiện, tưởng tượng, ghi

nhớ

nhất là khả

năng tư

duy và trình bày một vấn đề

lịch sử. Để

thực

hiện hình thức tự kiểm tra, đánh giá này học sinh cần tiến hành các công việc sau:

­ Xác định yêu cầu của câu hỏi.

­ Xác định nội dung của câu trả lời có trong sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Học sinh phải nghiên cứu lại sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo để xem phần kiến thức cần áp dụng để trả lời câu hỏi. Làm như vậy mới có cơ sở để trả lời câu hỏi một cách chính xác và khoa học nhất.

­ Dự kiến các câu trả lời dưới dạng dàn ý: đây là một thao tác rất quan trọng, bởi nó phát triển cho học sinh tư duy logic. Dàn ý được lập càng chi tiết thì việc trả lời càng chính xác rõ ràng.


­ Tái hiện những kiến thức có liên quan để

trả

lời. Sau khi đã có

được dàn ý sơ lược hay chi tiết, học sinh lần lượt vận dung các kiến thức đã tiếp thu để trả lời câu hỏi.

­ Tập trình bày câu trả lời dưới dạng một vấn đề lịch sử.

Ví dụ “Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền tuyến lớn miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973?”

Học sinh cần lần lượt thực hiện các thao tác sau:

­ Xác định yêu cầu của câu hỏi: khái quát lại những thành tựu trong việc chi viện cho miền Nam từ năm 1965­ 1973 của miền Bắc.

­ Nội dung để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên.

­ Dàn ý:

+ 1965­ 1969: miền Bắc đã đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội vào

miền Nam chiến đấu, gửi vào miền Nam hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng, lương thực, thực phẩm…

+ 1969­ 1971: miền Bắc vẫn đảm bảo tiếp nhận viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của miền Nam: trong 3 năm hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ trong đó có 60% bổ sung cho chiến trường miền Nam và cho các chiến trường Lào, Campuchia; khối lượng vận chất đưa vào miền Nam trong 3 năm tăng gấp 1,6 lần 3 năm trước đó.

+ 1972: có 22 vạn thanh niên miền Bắc được bổ trường miền Nam và hàng chục vạn khối lượng vật chất.

sung cho chiến

Sau khi đã lập được dàn ý chi tiết trên, học sinh tiếp tục tái hiện lại tri thức đã học và tập trình bày một vấn đề lịch sử sao cho trôi chảy, logic chặt chẽ. Như vậy, tập trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa là một biện pháp tự kiểm tra, đánh giá của học sinh rất có hiệu quả.

Việc tự kiểm tra, đánh giá của học sinh có liên quan chặt chẽ đến việc tự học. Việc tự học này phụ thuộc rất lớn ở thái độ học tập, sự nỗ lực của từng học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình


dạy học giáo viên cần thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh đồng thời học sinh cũng phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.

2.3.3.2. Sử dụng bài tập về nhà nhằm kiểm tra, đánh giá học sinh và giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Thực tế dạy học từ trước tới nay cả giáo viên và học sinh đều quan niệm rằng học lịch sử thì không cần bài tập, nếu có thì chỉ là những câu hỏi có tính hình thức mà không chú ý tới việc ra các bài tập thật sự phát triển hoạt động nhận thức độc lập của học sinh.

Xây dựng và sử dụng các dạng bài tập lịch sử trong dạy học lịch sử có vai trò quan trọng trọng việc củng cố tri thức lịch sử cho học sinh. Nó là một trong những biện pháp phát triển năng lực nhận thức độc lập, trong đó đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo của các em. Sử dụng các dạng bài tập còn là hình thức quan trọng để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bởi khi hoàn thành bài tập học sinh sẽ tự nhận thấy những thiếu sót của mình còn giáo viên sẽ nắm bắt được trình độ nhận thức của học sinh.

Bài tập lịch sử không phải là lời dặn dò chung chung của giáo viên vào cuối giờ học mà nó mang nội dung rộng và đòi hỏi tư duy, trí tuệ của học sinh.

Bài tập lịch sử

được xây dựng trên cơ

sở một số

sự kiện quan

trọng, một số bài học, một chương hay một quá trình học tập. Nó khơi

dậy tư duy của học sinh ở vùng phát triển gần nhất đồng thời nó lại

yêu cầu cao đối với các em nhằm khắc sâu, củng cố học và hoàn thiện kiến thức.

vững chắc bài

Bài tập lịch sử rất đa dạng và phong phú, có thể phân chia thành: bài

tập nhận thức, bài tập thực hành bộ môn, bài tập trắc nghiệm…Trong

dạy học lịch sử có thể sử dụng một số loại bài tập về nhà như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022