Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 17

KẾT LUẬN

Quá trình thực hiện Luận án, tác giả đã bám sát Khung lý thuyết nghiên cứu và các nội dung đã được xác định trong mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu. Trong Luận án, những vấn đề lý luận, chính sách, khuôn khổ pháp luật về HHDN, HHNH đã được nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống; kinh nghiệm quốc tế được tham khảo chọn lọc trong mối liên hệ với yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk review), với nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy, trong đó phải kể tới 02 kết quả điều tra xã hội học là “Báo cáo điều tra XHH về thực trạng tổ chức, quản lý, hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp” do Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ nội vụ thực hiện năm 2017[20] ; và “Báo cáo thực trạng năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp” do Phòng TM&CN Việt Nam thực hiện năm 2013 [25], cùng các tài liệu trong Hồ sơ trình Dự thảo “Luật về hội” do Bộ nội vụ chủ trì soạn thảo 2016 [3], đã cung cấp thông tin khá toàn diện thực trạng hoạt động của các HHDN, HHNH trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu chính sách hội nhập và những thành tựu hội nhập kinh tế của Việt Nam; những “cơ hội” và “thách thức” đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện các FTAs; cùng với những thực tiễn tốt trong tổ chức, hoạt động của các HHNH, trong đó nổi bật là những kinh nghiệm thành công của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), đã gợi ý về những cách làm, những lĩnh vực mà HHNH cần ưu tiên, tập trung nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

Với sự nghiêm túc trong nghiên cứu, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của Thầy hướng dẫn khoa học, Luận án đã từng bước giải quyết tương đối thỏa đáng các nhiệm vụ nghiên cứu, đó là (i) Làm rò các vấn đề lý luận về tính tất yếu và vai trò của HHNH trong nền kinh tế thị trường; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về khuôn khổ pháp lý, mô hình tổ chức, quản trị và biện pháp phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động của HHDN, HHNH, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những khuyến nghị đối với Việt Nam; (ii) Nghiên cứu chính sách, khuôn khổ pháp lý về HHDN, HHNH ở Việt Nam; đánh giá thực trạng hoạt

động của các HHDN, HHNH trong nền kinh tế và vai trò của HHNH trong giải quyết các thách thức đặt ra đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam ; (iii) Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tổng thể của HHNH; đổi mới phương thức đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Những kết quả nghiên cứu, thực hiện Luận án đã có ý nghĩa:

Đóng góp về mặt lý luận: Trên cơ sở lý luận chung về tính tất yếu, sự tồn tại khách quan của HHDN, HHNH trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh thực hiện chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, luận án đã xây dựng Khung lý thuyết nghiên cứu về đổi mới hoạt động HHNH và đề xuất ý tưởng “Triết lý về hiệp hội ngành hàng” dựa trên nền tảng là “Năng lực ngành hàng”; với 03 trụ cột là (i) Chính sách, thể chế về ngành hàng; (ii) Gia tăng lợi ích của hội viên; (iii) Quản trị tổ chức; và 03 tác động xã hội (i) Thúc đẩy tinh thần hợp tác; (ii) Củng cố Thương hiệu ngành hàng; (iii) Chia sẻ trách nhiệm xã hội.

Đóng góp về mặt thực tiễn:

- Từ kinh nghiệm quốc tế, liên hệ với truyền thống pháp lý và thể chế chính trị, xã hội Việt Nam, luận án kiến nghị với Nhà nước ban hành một Chính sách quốc gia về phát triển Hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Nhà nước ban hành “Luật hiệp hội kinh tế”, trong đó xác định theo “Mô hình châu Âu lục địa” (Continental model) để tổ chức Hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam; với 02 loại hình (i) Phòng Thương mại và Công nghiệp (được ủy thác thực hiện một số chức năng công) được tổ chức theo vùng lãnh thổ; (ii) Hiệp hội ngành hàng (cơ bản tự nguyện theo nguyên tắc dân sự) được tổ chức theo lĩnh vực, ngành hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

- Luận án cũng đề xuất một số giải pháp đối với các HHNH, bao gồm (i) Nhóm các giải pháp đổi mới công tác quản trị HHNH nhằm nâng cao năng lực tổng thể của HHNH ; và (ii) Nhóm giải pháp đổi mới phương thức thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

- Luận án đã có cảnh báo phù hợp về nguy cơ tiềm ẩn, có thể dẫn tới tình trạng thao túng giá cả, hạn chế tự do cạnh tranh trong hoạt động của các HHNH.

Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 17

Trong Luận án này, cùng với các kiến nghị chính sách đối với cơ quan Nhà nước và đề xuất giải pháp đối với HHNH thì “Triết lý về hiệp hội ngành

hàng” và “Bộ công cụ quản trị” là những kết quả nghiên cứu quan trọng, tác giả mong muốn những kết quả nghiên cứu nhận được sự quan tâm, thảo luận và được áp dụng trong hoạt động thực tiễn; trước hết nhằm góp phần đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động của các HHNH nông nghiệp nhưng cũng có thể được áp dụng đối với các HHNH khác.

Tác giả nhận thức rằng, mặc dù đã nỗ lực cố gắng với tinh thần khoa học nghiêm túc, Luận án chắc chắn còn những hạn chế, thiếu sót. Có thể kể tới như

(i) Các thông tin, số liệu được sử dụng trong phân tích thực trạng hoạt động của HHNH đều từ nguồn thông tin thứ cấp, chủ yếu từ 02 hoạt động điều tra xã hội học của Bộ nội vụ (2017) và Phòng TM&CN Việt Nam (2013); (ii) “Bộ công cụ quản trị” mới chỉ là đề xuất ban đầu, chưa được kiểm chứng thông qua áp dụng trong thực tiễn hoạt động của các HHNH…

Tác giả chân thành mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng, các nhà quản lý và các bạn quan tâm tới nghiên cứu này./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Xuân Sơn (2021), “Nâng cao vai trò của HHNH trong ứng phó với các biện pháp PVTM từ quốc gia nhập khẩu: Bài học kinh nghiệm ban đầu từ VASEP”, Tạp chí Nghiên cứu Công nghiệp và Thương mại, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Số tháng 2, 2021.

2. Nguyễn Xuân Sơn (2021), “Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hiệp hội doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Công thương, Kỳ 6, tháng 3, 2021.

3. Nguyễn Xuân Sơn (2021), “Triết lý về hiệp hội ngành hàng và giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội ngành hàng ở Việt Nam”, Tạp chí Công thương, Kỳ 12, tháng 5, 2021.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tiếng Việt


1. ADB Việt Nam (2018), Kinh tế tư nhân Việt Nam: Năng suất và Thịnh vượng, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội.

3. Bộ Nội vụ (2017), Hồ sơ trình Dự thảo “Luật về hội”, Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2010), Cẩm nang giới thiệu về luật chống bán phá giá của EU và Mỹ áp dụng cho mặt hàng thủy sản, Dự án hợp phần POSMA, Hà Nội.

5. GS. TS. Hoàng Văn Châu (2008), Phát triển các hiệp hội ngành hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Công Thương, Hà Nội.

6. Trần Thái Dương (2006), Đổi mới các hình thức tham gia xây dựng chính sách, pháp luật kinh tế của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

7. Mai Xuân Đào (2021), Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam sang thị trường Asean+3, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh doanh thương mại, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. TS. Vũ Công Giao, ThS. Lê Thị Thúy Hương (2016), Hội và tự do hiệp hội ở Việt Nam: Lịch sử phát triển và khung pháp lý, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 7(311) - tháng 4/2016.

9. Hồ Quế Hậu (2014), Vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế sau 30 năm đổi mới, Tạp chí Kinh tế và Phát triển Số 208, tháng 10, 2014, Hà Nội.

10. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2018), VASEP 1998 - 2018 xây dựng và phát triển, Hà Nội.

11. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2018), Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam, Hà Nội.

12. Nguyên Hương (2014), Các giải pháp thúc đẩy thị trường hàng hóa Nông Lâm Thủy sản Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

13. Đinh Cao Khuê, Nguyễn Thị Thủy, Trần Đình Thao (2020), Tổng quan một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2020, 18(9): 786-793.

14. Nguyễn Trọng Khương, Trương Thị Thu Trang (2017), Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14(342) - tháng 7/2017.

15. Đặng Thị Lan (2003), Vai trò của Hiệp hội đối với doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, Hà Nội.

16. Liên hiệp hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam (2008), “Vài nét về các tổ chức V-NGO hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn”, Hà Nội.

17. Trần Thanh Long (2010), Thực trạng và giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vượt rào cản thương mại quốc tế, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 4, tháng 4, 2010.

18. PGS. TS. Nguyễn Văn Nam (2004), Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Thương mại, Mã số: 2003-78-015, Hà Nội.

19. Hoàng Thúy Nga (2007), Hoạt động của các hội, hiệp hội ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thương mại, Hà Nội.

20. TS. Trần Văn Ngợi (2017), Báo cáo điều tra xã hội học về thực trạng tổ chức, quản lý, hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, Dự án của Bộ nội vụ nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với tập đoàn, tổng công ty nhà nước và hiệp hội doanh nghiệp, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, Hà Nội.

21. Oxfam Việt Nam (2016), Kỷ yếu hội thảo “Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”, Hà Nội.

22. TS. Nguyễn Minh Phong, ThS. Nguyễn Trần Minh Trí (2016), Hiệp hội doanh nghiệp với việc vận động chính sách vì mục tiêu phát triển bền vững,

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 16(320) T8/2016, Trang 33-39.

23. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Một số rủi ro chính của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập, Hà Nội.

24. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2015), Báo cáo thực tiễn tốt và bộ công cụ đánh giá năng lực hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Quỹ châu Á (The Asia Foundation) thực hiện, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Hà Nội.

25. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2013), Báo cáo thực trạng năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO của Việt Nam, Hà Nội.

26. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2012), Cẩm nang vận động chính sách thương mại quốc tế, Hà Nội.

27. Nguyễn Hữu Phúc (2009), Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động các hiệp hội Ong, Dâu -Tằm, Hồ tiêu, Dự án Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung Việt Nam, Quảng Bình.

28. Phạm Tú Tài (2015), Đổi mới hoạt động của hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

29. Nguyễn Hữu Tài (2007), Mối quan hệ giữa tiêu thụ và sản xuất nông sản thực phẩm của nông dân với các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Quản lý kinh tế 2007, Hà Nội.

30. TS. Hàn Mạnh Tiến (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, Đề tài NCKH, Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

31. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD (2015), Chính sách nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội

32. Tổ chức lao động quốc tế - ILO (2011), Tự do hiệp hội và phát triển, Hà Nội.

33. TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2020), Thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Cộng sản, 12-4-2020.

34. Hà Sơn Tùng (2018), Ứng dụng Ma trận SWOT cho tổ chức phi lợi

nhuận và giải pháp chiến lược cho Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 103 (2018), Hà Nội.

35. Lã Khánh Tùng, Nghiêm Hoa, Vũ Công Giao (2015), Hội và Tự do hiệp hội: Một cách tiếp cận dựa trên quyền, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

36. Nam Từ (2013), Một góc nhìn về các hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, Hà Nội.

37. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2012), Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách, Hà Nội.

2. Tài liệu tiếng Anh

38. Andrew More (1998), Core competencies for the senior Managers of Trade Associations, Trade Association Forum, UK.

39. Ben-xiLIN, Yu Yvette ZHANG (2020), Impact of the COVID-19 pandemic on agricultural exports, Journal of Integrative Agriculture, Volume 19, Issue 12, December 2020, Pages 2937-2945.

40. Christina Wiederer, FrankStraube (2019), A decision tool for policymakers to foster higher-value perishable agricultural exports, Transportation Research Interdisciplinary Perspectives, Volume 2, September 2019, 100035.

41. Daniel Gueguen (2007), European Lobbying in Perpetual Motion, Brusels.

42. David C.Benton, Katherine Thomas, Shirley A.Brekken (2017), Regulatory Bodies, Professional Associations, and Trade Unions: An Integrative Review, Journal of Nursing Regulation, Volume 8, Issue 3, October 2017, Pages 4-11.

43. Dongyang Zhang, Yumei Guo (2019), Financing R&D in Chinese private firms: Business associations or political connection?, Economic Modelling, Volume 79, June 2019, Pages 247-261.

44. Eric Costa, António Lucas Soares, Jorge Pinhode Sousab (2020), Industrial business associations improving the internationalisation of SMEs with digital platforms: A design science research approach, International Journal of Information Management, Volume 53, August 2020, 102070.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2022