Một Số Kết Quả Nghiên Cứu Làm Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Đổi Mới Hiệp Hội Ngành Hàng

45. Feras A. Batarseh, Munisamy Gopinath, Anderson Monken, Zhengrong Gu (2021), Public policymaking for international agricultural trade using association rules and ensemble machine learning, Machine Learning with Applications, Volume 5, 15 September 2021, 100046.

46. Georg Von Schnurbein (2008), Patterns of Governance Structure in Trade Associations and Unions, University of Basel, Switzerland.

47. Guangrong Ma, Oliver Meng Rui, Yiping Wu (2015), A springboard into politics: Do Chinese entrepreneurs benefit from joining the government- controlled business associations?, China Economic Review, Volume 36, December 2015, Pages 166-183.

48. Jose Brache, Christian Felzensztein (2019), Exporting firm’s engagement with trade associations: Insights from Chile, International Business Review, Volume 28, Issue 1, February 2019, Pages 25-35.

49. Ju-Fang Yen, Yan-Shing Chen, Chung-Hua Shen, Chih-Yung Lin (2014), Why do firms allow their CEOs to join trade associations? An embeddedness view, International Review of Economics & Finance, Volume 32, July 2014, Pages 47-61.

50. Mark Boleat (2003), Managing Trade Association, Trade Association Forum, UK.

51. Mark Boleat (2001), Good Practice in Trade Association Governance, Trade Association Forum, UK.

52. Markus Pilgrim and Ralf Meier (1995), National Chambers of Commerce, a Primer on the Organization and Role of Chambers Systems, Bornn, Germany.

53. Martin Pery (2008), Trade Associations in New Zealand, The University of Auckland, New Zealand.

54. Nir Kshetri, Nikhilesh, Dholakia (2009), Professional and trade associations in a nascent and formative sector of a developing economy: A case study of the NASSCOM effect on the Indian offshoring industry, Journal of International Management, Volume 15, Issue 2, June 2009, Pages 225-239.

55. OECD (2007), Policy Roundtables on Trade Associations,

Secretariat of OECD, Paris.

56. Peter Hultén, Andrew Barron, Douglas Bryson (2012), Cross- country differences in attitudes to business associations during the 2007–2010 recession, Journal of World Business, Volume 47, Issue 3, July 2012, Pages 352-361.

57. Richard F.Doner & Ben Ross Schneider (2000), Business Associations and Economic Development, Northwestern University, USA.

58. S.Nikfar (2014), Trade Associations, Reference Module in Biomedical Sciences, Encyclopedia of Toxicology (Third Edition), 2014, Pages 793-797.

59. Trade Association Forum (1998), Report “Core Competencies for the Senior Managers of Trade Associations”, UK.

60. Victor I. Fedotov (2004), Chamber of Commerce and Industry: Theory and Practice, US Chamber of Commerce, Washington DC20005, USA.

61. Vivek Anand Asokan, Masaru Yarime, Motoharu Onuki (2019), Bridging practices, institutions, and landscapes through a scale-based approach for research and practice: A case study of a business association in South India, Ecological Economics, Volume 160, June 2019, Pages 240-250.

3. Một số websites

- Bộ Công thương, https://www.moit.gov.vn

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông, https://mard.gov.vn

- Tổng cục Hải quan, https://customs.gov.vn

- Trung tâm WTO, https://www.trungtamwto.vn

- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, https://www.vasep.com.vn

- Bách khoa toàn thư mở, https://www.wikipedia.org

- Phòng thương mại Hàn Quốc: http://english.korcham.net

PHỤ LỤC


Phụ lục 1. Một số kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất giải pháp đổi mới Hiệp hội ngành hàng

1. Kinh nghiệm quốc tế về mô hình tổ chức HHDN

Hiệp hội của các tổ chức kinh tế, hay gọi chung là HHDN có 2 nhóm chính đó là (i) các hiệp hội đa ngành (không phân biệt ngành hàng) thường được gọi là các Phòng thương mại (hoặc Phòng thương mại và công nghiệp); (ii) các HHDN theo ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh thường được gọi là Hiệp hội ngành hàng (Trade/ Sector/Industry Association).

Nhìn chung các HHNH không có sự khác biệt lớn ở các quốc gia, theo đó HHNH được tổ chức trên cơ sở pháp luật dân sự, theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự cân đối ngân sách. Trong khi đó, các PTM lại có sự khác biệt về địa vị pháp lý, tổ chức, hoạt động. Có nhiều quan điểm trong phân loại mô hình tổ chức PTM, tuy nhiên cách phân chia thành 03 nhóm gồm Mô hình châu Âu lục địa, Mô hình Anh-Mỹ và Mô hình hỗn hợp được sử dụng rộng rãi hơn cả. [60]

1.1. Mô hình châu Âu lục địa (Continental model):

Theo mô hình châu Âu lục địa các PTM được Chính phủ ủy thác thực hiện một số chức năng công như tư vấn, phản biện chính sách về thương mại, xuất - nhập khẩu, cấp Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), thực hiện các chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, tổ chức các Trung tâm trọng tài,.... Các quốc gia thực hiện mô hình này đều ban hành Luật về PTM. Có thể khái quát các đặc điểm của PTM theo mô hình châu Âu lục địa như sau:

- Có Luật về Phòng thương mại;

- Đưa ra tiêu chí để xác định một doanh nghiệp phải tham gia PTM;

- Luật quy định PTM có chức năng tư vấn cho Chính phủ về chính sách liên quan tới doanh nghiệp, chính sách thương mại quốc gia;

- Chỉ có 01 tổ chức PTM trên một khu vực lãnh thổ (Phòng thương mại cấp quốc gia; và các PTM địa phương);

- Thực hiện một số chức năng công theo sự ủy quyền của Chính phủ;

- Chịu sự giám sát của Chính phủ và cơ quan hành chính cùng cấp.

Các quốc gia theo mô hình Châu Âu lục địa điển hình là Đức, Pháp, một số nước Đông Âu. Việt Nam theo mô hình XHCN, khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mô hình tổ chức PTM, HHNH cũng mang nhiều đặc trưng của mô hình Châu Âu lục địa [60].

Đối với các HHNH, pháp luật các quốc gia theo hệ thống châu Âu lục địa quy định quyền tự chủ trong hoạt động, ít chịu sự chi phối từ chính phủ, do vậy cũng ít nhận được sự hỗ trợ tài chính trực tiếp từ nhà nước. Tuy vậy, đối với một số ngành hàng quan trọng của quốc gia, nhà nước có thể ban hành luật riêng điều chỉnh hoạt động của HHDN của ngành hàng đó (như Luật hiệp hội Lúa Gạo Thái Lan, Luật Hiệp hội doanh nghiệp Cọ dầu Malaysia, Luật doanh nghiệp Gỗ dán Indonessia,....).

1.2. Mô hình Anh - Mỹ (Anglo-Saxon model):

Các quốc gia theo Mô hình Anh-Mỹ coi PTM và HHNH có địa vị pháp lý và chức năng bình đẳng, không có yêu cầu đặc biệt phải thực hiện các chức năng công. PTM và HHNH được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật dân sự, một doanh nghiệp tham gia một PTM hay HHNH hoàn toàn tự nguyện. Không có sự hạn chế về địa bàn lãnh thổ hay phạm vi ngành nghề hoạt động đối với PTM hoặc HHNH, vì thế các PTM và HHNH thường phải cạnh tranh để thu hút, phát triển hội viên.

Các PTM và HHNH phải tự chủ kinh phí hoạt động, ít khi nhận được hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách, vì vậy bên cạnh nguồn thu từ lệ phí tham gia, phí thường niên từ các thành viên, các PTM và HHNH phải chú trọng cung cấp dịch vụ, tổ chức các hoạt động để tạo nguồn thu đảm bảo hoạt động. Có thể nêu ra các đặc điểm của PTM, HHNH theo mô hình Anh-Mỹ là:

- Không có Luật riêng về PTM hay HHNH, các tổ chức này hoạt động theo khuôn khổ pháp luật dân sự, bình đẳng với các NGOs;

- PTM, HHNH được thành lập theo sáng kiến của tổ chức, cá nhân trên cơ sở quyền tự do lập hội;

- Việc trở thành thành viên của PTM, HHNH là hoàn toàn tự nguyện;

- PMT, HHNH không bị ràng buộc phải thực hiện các chức năng công.

Các quốc gia theo mô hình Anh - Mỹ như Hoa Kỳ, Anh, Canada, các nước Bắc Âu, Mỹ La-tinh, hay Philipine ở châu Á [25].

1.3. Mô hình hỗn hợp (Mixed model):

Như tên gọi đã hàm ý, PTM và HHNH theo Mô hình hỗn hợp có thể vận dụng kết hợp những đặc điểm của mô hình Châu Âu lục địa và mô hình Anh-Mỹ trong tổ chức, quản lý và định hướng hoạt động của mình. Các quốc gia theo Mô hình hỗn hợp điển hình như Nhật Bản và Thái Lan.

Bảng 1.1. Mô hình tổ chức PTM tại một số quốc gia


Mô hình Châu Âu lục địa

Mô hình Anh-Mỹ

Mô hình hỗn hợp

Đức Pháp Áo Italia Hà Lan

Tây Ban Nha

Hungary

Anh Hoa Kỳ Canada

Thụy Điển Phần Lan Thụy Sĩ

Philipine

Nhật Bản Thái Lan Braxin Mexico

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


2. Đề xuất ý tưởng “Triết lý về hiệp hội ngành hàng”

2.1. Triết lý và Triết lý về Hiệp hội ngành hàng

Là một loại hình tổ chức xã hội – nghề nghiệp, sự tồn tại và phát triển của mỗi HHNH phụ thuộc vào môi trường kinh tế - xã hội vĩ mô, thực trạng ngành hàng và năng lực quản trị tổ chức. Hoạt động của HHNH, bên cạnh mục đích là phục vụ lợi ích của doanh nghiệp thành viên, thì còn tạo ra những tác động tất yếu tới ngành hàng, nền kinh tế và xã hội.

Để diễn giải những nội dung trên qua một mô tả khái quát bằng ngôn ngữ đời thường, dưới đây tác giả đề xuất ý tưởng Triết lý về hiệp hội ngành hàng với mong muốn nhận được ý kiến trao đổi của các HHNH, các doanh nhân, các tổ chức và cá nhân có quan tâm nhằm hướng tới một cách hiểu chung về HHNH và vai trò của nó trong đời sống kinh tế - xã hội.

(1) Triết lý :

Triết lý là cách thức định nghĩa, diễn giải súc tích một ý niệm nhân sinh, xã hội được đúc kết từ trải nghiệm thực tiễn. Triết lý là quan niệm nền tảng để hình thành nhận thức chung của một cộng đồng, của xã hội và trở thành kim chỉ nam hướng dẫn cách xử thế, hành động cá nhân, của tổ chức trong những bối cảnh, tình huống thực tế đời sống.29

(2) Ý tưởng Triết lý về HHNH:

Hiệp hội ngành hàng là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực (ngành hàng); có mục đích là phục vụ lợi ích của hội viên; dựa trên nền tảng là thực trạng ngành hàng; cơ hội phát triển phụ thuộc vào chính sách ngành hàng và quy định pháp luật của nhà nước; hiệu quả hoạt động được quyết định bởi năng lực quản trị; tác động xã hội thông qua thúc đẩy tinh thần hợp tác, quảng bá danh tiếng ngành hàng, chia sẻ trách nhiệm xã hội; nguy cơ tiềm ẩn là thao túng giá cả, hạn chế cạnh tranh.

2.2. Triết lý HHNH qua biểu tượng “Ngôi nhà hiệp hội” :


Hình 2 1 Ngôi nhà hiệp hội ngành hàng Nguồn Đề xuất của tác giả 29 Xem 1

Hình 2.1 Ngôi nhà hiệp hội ngành hàng

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)


29 Xem https://vi.wikibooks.org/wiki/triet_ly; http://viethocjournal.com/2020/06/triet-ly-la-gi;

2.3. Phân tích các thành tố của Triết lý về HHNH

2.3.1. Mục đích của HHNH là phục vụ lợi ích của hội viên

Đây là nguyên tắc nền tảng, xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của tổ chức. HHNH là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, vì thế hoạt động của nó không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức mà nhằm gia tăng lợi ích cho hội viên (lợi ích vật chất: Tạo cơ hội, thuận lợi hóa kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; lợi ích tinh thần: Danh tiếng, sự tín nhiệm của xã hội), đây là “chất keo” gắn bó hội viên với HH.

2.3.2. HHNH phát triển trên nền tảng “năng lực ngành hàng”:

Năng lực của một ngành hàng, vai trò của nó trong nền kinh tế quốc gia được tạo bởi số lượng, năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng đó. Đó là những nhân tố nền tảng cho sự hình thành và phát triển của HHNH; đồng thời trong một ngành hàng phát triển thì HHNH mới có thể phát huy vai trò, chức năng của mình đối với cộng đồng doanh nghiệp, với ngành hàng.

Thực trạng hoạt động của những HHNH ở Việt Nam như VASEP (gắn với Ngành thủy sản), VICOFA (Ngành cà phê), VIFOREST (Ngành lâm sản và chế biến gỗ)… là minh chứng rò nét cho quan điểm này.

2.3.3. Hai trụ cột quan trọng của HHNH:

- Chính sách, thể chế ngành hàng là một bộ phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia, có vai trò định hướng, khuyến khích (hay hạn chế) đầu tư xã hội vào ngành sản xuất đó. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng xây dựng và triển khai các quy hoạch (đất đai, hạ tầng, dạy nghề, nghiên cứu khoa học, công nghệ…) qua đó thúc đẩy sự phát triển ngành hàng.

Chính sách, thể chế ngành hàng là nhân vĩ mô quan trọng, là tiền đề để HHNH hoạt động. Tuy nhiên, HHNH không thể thụ động chờ đợi mà thông qua chức năng “vận động chính sách” và “giám sát” thực thi chính sách ngành hàng, HHNH thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và sự phát triển chung của ngành hàng.

- Quản trị tổ chức là nhân tố bên trong quyết định năng lực của HHNH, bởi thông qua quản trị HHNH mới thực hiện được các hoạt động theo nhiệm vụ,

chức năng của tổ chức; mới huy động được và phân bổ sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, tài chính… cho các hoạt động chức năng, qua đó đạt được các mục tiêu đích của hiệp hội. Năng lực quản trị là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của HHNH.

2.3.4. Những tác động xã hội từ hoạt động của HHNH:

(1) Thúc đẩy tinh thần hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành hàng; giữa các chủ thể Nhà nước, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp; giữa HHDN, doanh nghiệp hội viên với các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu… qua đó nâng cao năng lực ngành hàng, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

(2) Xây dựng, quảng bá “Thương hiệu ngành hàng” (Collective reputation), HHNH là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, là biểu tượng ngành hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, như Gạo Việt Nam, Cà phê Robusta Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam, Cao su thiên nhiên Việt Nam, Thủy sản Việt Nam, Hạt điều Việt Nam… “Thương hiệu ngành hàng” góp phần tạo thành THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA, vì vậy xây dựng và củng cố “Thương hiệu ngành hàng” là trách nhiệm thuộc chức năng, nhiệm vụ của HHNH.

Trong mỗi ngành hàng đều có những doanh nghiệp lớn, sản phẩm của họ với những thương hiệu (Trade marks) đã chiếm được lòng tin khách hàng và có thị phần vững chắc trên thị trường. Tập hợp những thương hiệu của các doanh nghiệp tạo thành “Danh tiếng ngành hàng”, đồng thời “Danh tiếng ngành hàng” cũng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu; đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp khởi nghiệp.

(3) Chia sẻ trách nhiệm xã hội, các HHNH là những NGOs, là một phần cấu thành xã hội dân sự, hoạt động của HHNH tạo ra sự tương tác, điều hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và chủ thể khác trong xã hội. Trên thực tế, các ngành hàng đều sử dụng những nguồn lực, tài nguyên lớn của xã hội như lao động, đất đai, nguồn nước, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn…. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp thường có xu hướng muốn thâm dụng tài nguyên và lảng tránh hoặc giảm thiểu trách nhiệm xã hội. Chính vì vậy các HHNH có trách nhiệm vận động, khuyến khích, giám sát các doanh nghiệp trong ngành hàng, trước hết là các doanh nghiệp hội viên thực hiện trách

131

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 08/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí