Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Nền Kinh Tế Việt Nam


(Nguồn: Trung tâm WTO, 2021)

4.1.1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới nền kinh tế Việt Nam

a) Những tác động tích cực:

- Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo động lực thúc đẩy đổi mới thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam theo hướng ngày phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, ban hành và sửa đổi hệ thống pháp luật tạo môi trường kinh doanh thông thoáng minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển.

- Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các “Chuỗi cung ứng toàn cầu”, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng thêm lựa chọn nguồn cung ứng vật tư, thiết bị, công nghệ; đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, tăng thu ngoại tệ cải thiện cán cân thanh toán.

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo hiệu ứng tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nâng cao năng lực sản xuất và quy mô của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản trị là những nhân tố quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.[5]

b) Những khó khăn, thách thức:

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà trọng tâm là triển khai các FTAs, đặc biệt là các FTAs thế hệ mới đòi hỏi Việt Nam tiếp tục phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, giảm can thiệp của nhà nước vào các quan hệ kinh tế; đảm bảo sự tương thích, hài hòa giữa thể chế trong nước với thể chế và thông lệ quốc tế, tối đa hóa lợi ích quốc gia, đồng thời bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia về kinh tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo sức ép cạnh tranh to lớn với sản phẩm hàng hóa và các doanh nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn chế, trình độ công nghệ, trang thiết bị phần nhiều còn lạc hậu; mặt khác hoạt động xuất khẩu hàng hóa hay đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng tiềm ẩn những rủi ro, tranh chấp thương mại, đầu tư với đối tác quốc tế.

- Quá trình hội nhập quốc tế đã gắn kết nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ở nhiều quốc gia bất ổn, xu thế bảo hộ kinh tế nội địa có dấu hiệu trở lại ngay tại các các nền kinh tế lớn, các quốc gia công nghiệp phát triển ; cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến phức tạp, những nhân tố đó tạo thách thức cho công tác điều hành chính sách vĩ mô, ổn định nền kinh tế trong nước trước những tác động bất lợi từ bên ngoài.[14]

4.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

4.2.1. Những cơ hội cho xuất khẩu nông sản

- Mở rộng thị trường, thâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu: Thông qua việc triển khai các FTAs, nông sản Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ tại các quốc gia đối tác; các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có cơ hội hợp tác, liên kết, tham gia các chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu;

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp sản xuất lớn, chú trọng phát triển những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặc dù giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp trong GDP quốc gia, nhưng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp vẫn tăng lên nhờ thay đổi cơ cấu sản phẩm, tăng năng suất, phát triển chuỗi giá trị, tạo giá trị gia tăng trên từng đơn vị sản phẩm;

- Tiếp cận được nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại. Khi các FTAs được triển khai, sẽ có nhiều doanh nghiệp từ các quốc gia đối tác xem xét chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư để tranh thủ chi phí lao động ở Việt Nam còn tương đối thấp, các lợi thế tự nhiên của Việt Nam khá đa dạng. Điều này cũng mang lại nhiều lợi ích, giúp các công ty Việt Nam tiếp cận tri thức quản trị, công nghệ của tiên tiến của thế giới;

- Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện quy trình sản xuất, tăng cường liên kết, tổ chức sản xuất theo “chuỗi giá trị”, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các quy định của các thị trường phát triển.

Quá trình thực thi các FTAs tạo sức ép lớn đối với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam phải tiến hành cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường. Đây vừa là thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội thúc đẩy tiến bộ các ngành sản xuất của Việt Nam.[17]

4.2.2. Những thách thức đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản

- Sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa: Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, tầng lớp trung lưu trong xã hội ngày càng đông đảo, với nguồn thu nhập khá cao và ổn định có xu hướng tiêu dùng hiện đại, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhập khẩu đặc biệt là những sản phẩm có xuất xứ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cùng với việc thực thi các FTA, khi rào cản thuế quan được dỡ bỏ, hàng cao cấp nước ngoài trong đó có các loại nông sản sẽ dễ dàng thâm nhập nhập thị trường Việt Nam, lúc này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp sức ép lớn từ phía các doanh nghiệp nước ngoài.

Hộp 4.1 EVFTA - Những cơ hội, thách thức đối với nông sản Việt Nam26


"Với nền tảng chất lượng sản phẩm được chú trọng nâng cao, nhiều sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, cùng với tận dụng ưu đãi thuế quan theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức cho nông sản chủ lực Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ chưa có hiệp định thương mại tự do với EU như: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia..."

Trần Thành Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

“Nông sản xuất khẩu vào EU thường có giá cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của thị trường và luôn giữ được sự ổn định về giá mua cũng như sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường này không phải dễ vì yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm rất khắt khe; những tiêu chuẩn, đòi hỏi của EU cũng ngày càng cao, tần suất giám sát, kiểm tra cũng cao hơn các thị trường khác. Hơn nữa, nông sản là mặt hàng được bảo hộ tại EU, do đó doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều biện pháp bảo hộ khi xuất khẩu sang khối này”.

Trần Ngọc Quân

Phó vụ trưởng Vụ thị trường Âu –Mỹ, Bộ công thương

"Một yêu cầu quan trọng khi muốn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU mà DN Việt Nam ít chú ý là trách nhiệm của DN đối với xã hội và môi trường, uy tín của thương hiệu và thương hiệu của quốc gia. Vấn đề trách nhiệm xã hội của DN cần thực hiện sớm như: Tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, sử dụng năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước… và nhất là các chuẩn mực áp dụng với nhân viên và đối tác kinh doanh trong nước lẫn nước ngoài".

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu


- Tuân thủ chính sách, quy định pháp luật thương mại của quốc gia nhập khẩu: Thực tế hiện nay, sự hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về chính sách, thể chế của các quốc gia đối tác còn rất hạn chế. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng đầy đủ các lợi ích thuế quan do thiếu hiểu biết các FTAs, không đáp ứng được các thủ tục phức tạp mà các nhà nhập khẩu yêu cầu, thậm chí có


26 https://nhandan.vn/evfta-co-hoi-cang-lon-cang-nhieu-gian-nan(loạt bài từ 08-10/12/2020)

trường hợp hóa tới cảng đích thì không thể thông quan, phải tái xuất sang thị trường khác hoặc quay về Việt Nam.

- Đáp ứng đòi hỏi khắt khe liên quan quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc hay các quy trình sản xuất, công nghệ tiến tiến: Các FTAs hướng tới giảm thiểu và xóa bỏ thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu cần thỏa mãn nhiều quy định về nhãn mác, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và quy tắc xuất xứ. Đây đang là một cản trở đối với hàng xuất khẩu Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được sản xuất phân tán, được thu gom từ các hộ sản xuất nhỏ lẻ trước khi chế biến, đóng gói, nhiều loại nguyên liệu, bao bì được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng mức thuế ưu đãi theo FTAs. Bên cạnh đó, với sự trở lại của xu hướng bảo hộ mậu dịch ở nhiều quốc gia, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn thường xuyên phải ứng phó với các thách thức về các biện pháp bảo hộ phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật (TBT), kiện CBPG hay các biện pháp PVTM khác từ các thị trường nhập khẩu.

- Tuân thủ những quy định về vệ sinh, môi trường, lao động và công nghệ: Bên cạnh quy tắc xuất xứ, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS), quy định về môi trường, các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)... cũng sẽ tạo ra những khó khăn, cản trở nhất định tới hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ và các yêu cầu chứng nhận chất lượng tự nguyện, về trách nhiệm môi trường của rất nhiều tổ chức quốc tế là những thách thức lớn đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu như hồ tiêu, cà phê, sản phẩm đồ gỗ hay các mặt hàng thủy sản của Việt Nam hiện nay.

4.2.3. Một số thị trường quan trọng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

4.2.3.1. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, sức mua của người dân Mỹ rất lớn và văn hóa tiêu dùng cởi mở, khi mua sắm chủ yếu quan tâm tới tính năng sử dụng, chất lượng sản phẩm và giá cả phù hợp, ít bị chi phối bởi yếu tố thương hiệu. Hiện nay Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

lớn nhất của Việt Nam. Năm 2020, mặc dù Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, nhưng tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn tăng trưởng ấn tượng, đạt 10,4 tỷ USD (tăng 23,1% so với năm 2019).

Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, đạt khoảng 6,7 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2020 và tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.

4.2.3.2. Trung Quốc

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam với nhiều tương đồng về lối sống, phong cách sinh hoạt, khẩu vị ăn uống. Vì thế, giao thương giữa hai nước thường đạt được những con số ấn tượng.

Với xuất khẩu nông sản, Trung quốc là thị trường quan trọng, đứng đầu thị trường tiêu thụ rau quả, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam; đứng thứ hai về thị trường tiêu thụ gạo và đứng thứ 3 về tiêu thụ thủy sản… Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong năm 2020 đạt 8,06 tỷ USD, giảm 2,4% so với năm 2019. Nguyên nhân suy giảm, bên cạnh ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu sang Trung Quốc còn chịu tác động bởi thay đổi trong chính sách kiểm soát xuất nhập khẩu biên mậu của Trung Quốc, theo hướng thắt chặt kiểm dịch và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cùng nhiều yêu cầu chi tiết về cơ sở đóng gói, nhãn mác, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa...

Những tháng đầu năm 2021, hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc đã có mức tăng trưởng trở lại với kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đạt khoảng 4,7 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2020 và tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 của Việt Nam, chiếm 19,6% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành.

4.2.3.3. Khu vực EU

Ngày 30/6/2019, Việt Nam và EU ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã thúc đẩy giao thương mạnh mẽ giữa hai bên, trong đó có nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong năm

97

2020 đạt 3,39 tỷ USD. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính là thủy sản, cà phê, rau quả, đồ gỗ, sản phẩm mây, tre đan…

Tuy nhiên bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường, xuất khẩu nông sản của Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức như phải đáp ứng những quy định liên quan VSATTP, quy trình sản xuất, chế biến, quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc (như thẻ vàng IUU đối với các sản phẩm thủy sản đánh bắt tự nhiên) hay các điều kiện về bảo vệ môi trường, quyền của người lao động …

Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện đã thắt chặt quản lý hoạt động thương mại Biên mậu (xuất nhập khẩu tiểu ngạch) với Việt Nam, điều đó đang ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản (rau quả tươi, thủy sản đông lạnh, cao su, cà phê…) của các tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ.

4.2.3.4. Nhật Bản

Sự suy giảm dân số Nhật Bản cũng như cơ cấu dân số già là xu hướng chính ảnh hưởng đến tiêu dùng rau quả ở Nhật Bản. Cùng với đó, sự bùng nổ thực phẩm chế biến tiện lợi đã có tác động lên thực phẩm tươi. Nhật Bản hiện có nhu cầu nhập nhiều mặt hàng như cá, sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả. Tỷ trọng của nhóm hàng nông thủy sản – thực phẩm nhập khẩu chiếm xấp xỉ 10% tổng trị giá nhập khẩu các loại hàng hóa.

Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 FTA song phương, đa phương, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định CPTPP. Việc hai nước cùng tham gia những hiệp định này tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt khi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau. Đây là cơ hội để Việt Nam tăng cường xuất khẩu các loại nông sản sang thị trường này.

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu nông - lâm - thủy sản mang tính chiến lược của Việt Nam. Năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,34 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2019. Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Nhật Bản đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5,8% so cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia có các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, các giấy tờ theo quy định khi nhập khẩu rau quả vào Nhật Bản khá phức tạp như Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe; kết quả xét nghiệm; dư lượng thuốc BVTV, Chứng nhận của nhà sản xuất... Cùng với đó, còn phải tuân thủ nhiều quy định có liên quan trong Luật Vệ sinh thực phẩm, Luật Thuế quan và Hải quan,.... Đây là thách thức lớn đối với ngành hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 4.2 Xuất khẩu nông sản sang các thị trường lớn

(5 tháng đầu năm 2021)


Thị trường xuất khẩu

Kim ngạch (triệu USD)

Thị phần (%)

Hoa Kỳ

5.620

24,6

Trung Quốc

5.155

22,6

Nhật Bản

1.501

6,6

Hàn Quốc

1.115

4,9

EU và các thị trường khác

9.439

41,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Đổi mới hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 14

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2021)

4.2.3.5. Hàn Quốc


Mỗi năm Hàn Quốc chi khoảng 33 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản nên đây là một thị trường nhiều tiềm năng cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam, với các mặt hàng chính là gỗ và các sản phẩm từ gỗ, cà phê, hồ tiêu, cao su, thủy sản. Tuy nhiên nông sản Việt Nam mới chiếm khoảng 3,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc (2017).

Thách thức lớn nhất đối với hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Hàn Quốc là đáp ứng những quy định chặt chẽ về điều kiện đối với nông sản nhập khẩu. Các mặt hàng nông sản đã qua chế biến khi vào thị trường Hàn Quốc phải qua công đoạn kiểm dịch rất ngặt nghèo, như kiểm tra dư lượng thuốc BVTB ở các sản phẩm như cà phê, lạc nhân, hạt điều và trái cây; dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi và thủy sản…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2022