Dự Báo Xu Hướng Thị Trường Xuất Khẩu Nông Sản Trong Thời Gian Tới

4.2.4. Dự báo xu hướng thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới

Hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua. Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản đứng thứ 15 trên thế giới và luôn ở trong Nhóm dẫn đầu trong xuất khẩu cà phê, hạt điều, gạo, hồ tiêu, thủy sản, sản phẩm đồ gỗ…Trong giai đoạn tới, quá trình thực thi sâu rộng các FTAs như CPTPP, EVFTA, RCEP… trong đó có nhiều quốc gia thành viên của các FTAs này là thị trường xuất khẩu quan trọng của nông sản Việt Nam. Vì vậy có thể dự báo cơ hội thị trường xuất khẩu đối với nông sản vẫn rất tiềm năng và sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng.

Mặt khác, những xu thế thương mại nông sản thế giới cũng đang tạo ra những thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Có thể kể tới một số thách thức chính như sau:

- Quan hệ cung cầu trong thương mại nông sản toàn cầu: Theo những dự báo của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thì tăng trưởng tổng cầu nông sản đã đến ngưỡng bão hòa và chậm hơn so với tăng trưởng nguồn cung. Điều đó có thể dẫn đến xu hướng giảm giá nhẹ đối với hầu hết các mặt hàng nông sản trong 10 năm tới. Tuy nhiên nhu cầu đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm, sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn có tiềm năng tăng trưởng ổn định và xu hướng tăng giá.

- Chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia: Trong nhiều thập kỷ vừa qua, quá trình tự do hóa thương mại thông qua các FTAs đã giảm thiểu đáng kể hàng rào thuế quan trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, sau những bất ổn về kinh tế như khủng hoảng tài chính 2008, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng của Đại dịch COVID 19, đã xuất hiện sự quay lại của xu hướng bảo hộ thương mại trên toàn cầu với việc gia tăng sử dụng các HRKT, các biện pháp PVTM, như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ khẩn cấp…Theo thống kê của WTO, tính đến thời điểm 30/6/2019 các biện pháp phi thuế quan đang được các nền kinh tế thành viên áp dụng để kiểm soát hàng nhập khẩu như sau: 3.495 biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), 2.870 biện pháp kỹ thuật (TBT), 1868 biện

pháp CBPG đang có hiệu lực và 277 vụ việc đang được điều tra.27 Đây là xu thế rất đáng lo ngại, một thách thức lớn cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Trước những thách thức đó, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan QLNN khác cần huy động sự tham gia của các HHNH, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu, đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp, để hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vượt qua thách thức, giữ vững và phát triển thị trường trong thời gian tới.

4.3. Kiến nghị, đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động của HHNH nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2030

4.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

4.3.1.1. Hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp luật về HHNH:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

a) Về chủ trương, chính sách:

Các cơ quan nghiên cứu chính sách (của Đảng và Nhà nước) cần đề xuất một chính sách quốc gia (Nghị quyết của BCH Trung ương) về chủ trương, định hướng, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và những giải pháp cơ bản về phát triển hiệp hội kinh doanh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, chính sách quốc gia cần xác định MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN để phân chia hiệp hội kinh doanh thành các loại hình tổ chức hiệp hội phù hợp với thể chế kinh tế, xã hội và truyền thống pháp lý của Việt Nam. Theo tác giả, Mô hình châu Âu lục địa (Continetal model) có thể là lựa chọn phù hợp (xem Phụ lục 1). Theo đó phân chia hiệp hội kinh doanh thành 02 loại hình tổ chức:

(i) Hệ thống Phòng thương mại và công nghiệp, gồm: Phòng TM&CN Việt Nam là cấp quốc gia và các Phòng TM&CN địa phương được thành lập theo đơn vị hành chính cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW, mỗi địa phương chỉ có 01 Phòng TM&CN.

Phòng TM&CN là hiệp hội kinh doanh của các doanh nghiệp không phân biệt lĩnh vực hoạt động (đa ngành), được nhà nước ủy thác thực hiện một số


27 Lê Thị Việt Nga (2020), “Xu hướng bảo hộ thương mại bằng các biện pháp phi thuế quan và những tác động đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tienx tại Việt Nam”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2020

chức năng công và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí tương ứng với nhiệm vụ được giao.

(ii) Các hội/hiệp hội ngành hànglà hiệp hội kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (ngành hàng, phân ngành hay sản phẩm); ở cấp quốc gia thì gọi là “hiệp hội ngành hàng”, ở địa phương (cấp tỉnh) thì gọi là “hội ngành hàng”.

Các hiệp hội ngành hàng hoạt động theo nguyên tắc của tổ chức phi chính phủ (tự nguyện, tự chủ, tự trang trải chi phí hoạt động và phi lợi nhuận).

b) Về khuôn khổ pháp luật:

Trên cơ sở chính sách quốc gia về hiệp hội kinh doanh, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ) thực hiện thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng thành hệ thống quy phạm pháp luật và các chương trình, giải pháp thực hiện.

Theo đó cần ban hành một luật riêng điều chỉnh nhóm đối tượng này, tên luật có thể là “Luật hiệp hội kinh tế” (hoặc Luật hiệp hội kinh doanh), trong đó phân chia thành 02 loại hình tổ chức với địa vị pháp lý, mối quan hệ với cơ quan QLNN và mối quan hệ theo hệ thống như sau:

(a) Hệ thống Phòng thương mại và công nghiệp:

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là cấp Quốc gia, chịu sự quản lý hành chính của Chính phủ; Chính phủ ủy thác cho VCCI thực hiện một số chức năng công và VCCI được nhận hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách nhà nước tương ứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Các Phòng Thương mại và Công nghiệp địa phương, tổ chức theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, cơ bản thay thế mô hình “Hội, Hiệp hội doanh nghiệp đa ngành của các địa phương hiện nay; mỗi địa phương chỉ có MỘT PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP, chịu sự quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; UBND cấp tỉnh giao PTM&CN địa phương thực hiện một số chức năng công và hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách địa phương tương ứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Quan hệ giữa VCCI và các PTM&CN địa phương là quan hệ giúp đỡ, khuyến nghị và hợp tác.

Việc doanh nghiệp tham gia PTM&VN có thể là “bắt buộc” hoặc “tựnguyện”,theo đó những doanh nghiệp đạt một số “tiêu chí quy mô doanh nghiệp” (vốn, lao động, doanh thu) thì phải tham gia PTM&CN địa phương (doanh nghiệp quy mô vừa)/và VCCI nếu đạt tiêu cao hơn (doanh nghiệp quy mô lớn) để gương mẫu thực hiện trách nhiệm xã hội và các chính sách kinh tế của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương, đồng thời giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ trong huấn luyện, đào tạo nhân lực, thúc đẩy tinh thần kinh doanh.

Còn đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa đáp ứng tiêu chí thì khuyến khích tự nguyện tham gia.


Hình 4 1 So sánh địa vị pháp lý giữa PTM CN với HHNH Nguồn Đề xuất của tác 1

Hình 4.1 So sánh địa vị pháp lý giữa PTM&CN với HHNH

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

b) Hội/ Hiệp hội ngành hàng:

- Ở cấp Trung ương (phạm vi hoạt động toàn quốc) thì gọi là HIỆP HỘI; Hiệp hội giữ mối quan hệ chặt chẽ, là đối tác có trách nhiệm của Bộ ngành phụ trách lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội; có vai trò quan trọng, tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngành hàng ở cấp quốc gia.

- Ở cấp tỉnh, thành phố thì có tên gọi là HỘI; Hội có quan hệ chặt chẽ, là đối tác có trách nhiệm với UBND tỉnh trong thực hiện chính sách ngành hàng tại địa phương.

- Mối quan hệ giữa Hiệp hội ngành hàng và các Hội ngành hàng địa phương là mối quan hệ giúp đỡ, khuyến nghị và hợp tác.

Việc doanh nghiệp tham gia các hội, hiệp hội ngành hàng là tự nguyện.

- Cùng với đó, nhằm hoàn thiện pháp luật về chống độc quyền, bên cạnh Luật cạnh tranh (2018), Luật hiệp hội kinh daonh cần quy định trách nhiệm của hệ thống PTM&CN, các HHNH trong tuyên truyền, vận động và thực thi pháp luật về chống độc quyền, đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh bình đẳng; có chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi thao túng giá cả, lũng đoạn chính sách trong hoạt động của PTM&CN và các HHNH.

4.3.1.2. Đổi mới phương thức QLNN đối với hiệp hội ngành hàng

Cơ quan QLNN về ngành (như Bộ NN&PTNT) cần thực sự coi HHNH là đối tác quan trọng trong giải quyết các vấn đề chiến lược của ngành; trong xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy hoạch, chính sách phát triển ngành hàng (như thủy sản, chăn nuôi, rau quả…) hay quy hoạch, phát triển sản phẩm quan trong của nền kinh tế (như lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu…).

Cần có cơ chế “đặt hàng” đối với HHNH để khuyến khích sự tham gia, hợp tác của HHNH trong các thúc đẩy tiến bộ ngành hàng như xây dựng các “Chuỗi giá trị sản phẩm nông sản” theo hướng chuyên môn hóa, tăng cường liên kết, hợp tác giữa khâu “sản xuất nguyên liệu, chế biến, đóng gói, tiêu thụ” nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, và giá trị gia tăng cho sản phẩm. Nhà nước vận động các doanh nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các quy trình quản lý an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi (như VIETGAP, GLOBALGAP, HACCP…); sử dụng các thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến; thực hiện các Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của ngành hàng.

Chú trọng vai trò quan trọng của HHNH trong xây dựng, thực thi chính sách thị trường sản phẩm ngành hàng, bao gồm cả phát triển thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ngành hàng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ công thương và các bộ quản lý ngành hàng cần củng cố mối quan hệ đối tác với các HHNH trong hoạt động XTTM, nghiên cứu các quy định của FTAs và chính sách thương mại của quốc gia đối tác nhập khẩu sản phẩm ngành hàng để phổ biến, tập huấn và vận động các doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn sản phẩm trong khai thác nguyên liệu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm. Đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với HHNH khi quyết định áp dụng các biện pháp PVTM để bảo vệ ngành hàng sản xuất trong nước; cũng như khi ứng phó với các biện pháp PVTM từ thị trường nhập khẩu đối với các sản phẩm xuất khẩu của ngành hàng.

Có cơ chế phối hợp, giám sát hoạt động của HHNH và các doanh nghiệp thành viên hiệp hội trong thực hiện các quy định pháp luật về đảm bảo tự do cạnh tranh, chống độc quyền; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh lao động và an toàn thực phẩm.

4.3.1.3. Có chính sách, cơ chế hỗ trợ phù hợp để HHNH phát triển thuận lợi

Trong bối cảnh nhà nước ngày càng giảm thiểu can thiệp vào các quan hệ thị trường, với vai trò quan trọng của HHNH đối với sự phát triển của Ngành kinh tế như đã phân tích ở trên, thì Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ phù hợp để các HHNH có điều kiện phát triển và phát huy vai trò tích cực của mình đối với cộng đồng doanh nghiệp và đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.

Các chính sách hỗ trợ đối với HHNH có thể gồm (i) Ưu đãi về thuế, như xem xét miễn giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với HHNH; miễn giảm thuế GTGT đối với các dịch vụ mà HHNH cung cấp cho doanh nghiệp hội viên…;

(ii) Tạo điều kiện về văn phòng, trụ sở làm việc, trang thiết bị làm việc phù hợp với quy mô hoạt động của HHNH; (iii) Tăng cường sự tham gia của HHNH trong các chương trình, dự án phát triển ngành hàng có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (hoặc tài trợ) như khuyến nông, khuyến công, XTTM…

Đối với các HHNH gắn với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, các sản phẩm quan trọng của nền kinh tế quốc dân thì Nhà nước cần có chính sách ưu đặc thù hỗ trợ để HHNH thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình.

4.3.2. Đề xuất giải pháp đổi mới đối với các hiệp hội ngành hàng

4.3.2.1. Nhóm giải pháp chung về đổi mới quản trị HHNH

Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực trạng hoạt động của các HHNH, tác giả đã đề xuất ý tưởng “Triết lý về hiệp hội ngành hàng” và “Bộ công cụ quản trị” theo chủ thể quản lý trong HHNH (xem Phụ lục 1). Các kết quả nghiên cứu đó được sử dụng để đề xuất giải pháp đổi mới quản trị HHNH dưới đây:

(1) Quán triệt mục đích “Phục vụ lợi ích hội viên” và các nguyên tắc “Dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả” trong hoạt động của HHNH

- Phục vụ lợi ích của hội viên là “lý do tồn tại” của HHNH :

Hiệp hội ngành hàng là tổ chức phi lợi nhuận (Non-profit organization), vì thế HHNH không không hoạt động vì lợi ích kinh tế của tổ chức. Mục đích của HHNH là phục vụ lợi ích của các hội viên và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Vì thế, khi một doanh nghiệp tham gia HHNH, họ kỳ vọng nhận được lợi ích gia tăng từ hiệp hội. Lợi ích đó có thể là những giá trị vô hình như danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp, thông tin, kiến thức hữu ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; hay các giá trị kinh tế như chia sẻ tổn thất, rủi ro, thâm nhập thị trường mới; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh thông qua chuyên môn hóa sản xuất, tham gia chuỗi giá trị sản phẩm của ngành hàng...

Vì vậy các HHNH phải quán triệt nguyên tắc lấy mục đích phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp hội viên là cơ sở nền tảng của tổ chức. Bất cứ khi nào Ban lãnh đạo và bộ máy thường trực HHNH xao lãng nhiệm vụ trung tâm, cốt lòi là phục vụ hội viên thì ngay từ thời điểm đó HHNH bắt đầu “chệch hướng” và bắt đầu suy yếu.

- Dân chủ là bản chất của HHNH: Bởi vì HHNH được thành lập và hoạt động trên cơ sở “tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động và phi lợi nhuận”, vì vậy công tác quản trị HHNH phải thực sự dân chủ, vì lợi hội viên, lợi ích của HH, của ngành hàng.

Vì vậy HHNH cần thực hiện nguyên tắc dân chủ trong tổ chức, hoạt động của mình. Theo đó cần đảm bảo dân chủ trong tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, lựa chọn nhân sự lãnh đạo, quyết nghị cơ cấu tổ chức, hình thành bộ máy của Cơ quan thường trực hiệp hội; dân chủ trong tổ chức hội nghị thường niên, trong

cung cấp thông tin, thảo luận, quyết nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội nghị; quán triệt nguyên tác dân chủ trong xây dựng quy chế hoạt động, quản lý điều hành, chế độ báo cáo, cơ chế giám sát trong hoạt động của HHNH.

Nguyên tắc dân chủ đòi hỏi mọi hoạt động của HHNH phải đảm bảo “công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình”; quan tâm xây dựng được văn hóa tổ chức HHNH, khuyến khích sự quan tâm và tham gia của hội viên trong các công việc chung của hiệp hội.

- Chuyên nghiệp và hiệu quả là những đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển đối với mọi tổ chức:

Phải hướng tới tính chuyên nghiệp trong hoạt động, bộ máy điều hành cơ quan HHNH phải gọn nhẹ; thành viên Ban lãnh đạo phải có am hiểu, tâm huyết gắn bó với ngành hàng, có uy tín trong nội bộ ngành hàng và với các cơ quan QLNN, các đối tác bên ngoài HH; đội ngũ chuyên viên phải có chuyên môn nghề nghiệp phù hợp, nguyên tắc “đúng người, đúng việc” được áp dụng với mọi vị trí việc làm. Đặc biệt chú trọng tới các vị trí kế toán, kiểm toán; quản trị chất lượng; xúc tiến thương mại, pháp chế;

(2) Đổi mới toàn diện công tác quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động của HHNH

Công tác quản trị hiện đang là “trụ cột yếu nhất” của hầu hết các HHNH hiện nay, vì vậy đổi mới quản trị là giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao năng lực của HHNH. Đổi mới toàn diện công tác quản trị, trước hết là trách nhiệm của Ban lãnh đạo và Cơ quan thường trực của HHNH.

Đổi mới quản trị cần được thực hiện trước tiên và nhất quán trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở từng vị trí quản lý chủ chốt trong HHNH. Để thực sự đổi mới công tác quản trị, Ban lãnh đạo và các chức danh quản lý trong các HHNH cần nghiên cứu và thực hành áp dụng Bộ công cụ quản trị theo chủ thể quản lý trong HHNH (xem Phụ lục 1).

Đổi mới về quản trị cần nâng cao khả năng huy động nguồn lực để đảm bảo duy trì hoạt động bộ máy và tổ chức các hoạt động chức năng của HHNH. Trong đó trọng tâm là tăng cường năng lực tài chính của HHNH, đảm bảo “Tự trang trải kinh phí hoạt động”, hướng tới tổng nguồn thu phải lớn hơn các khoản chi phí để có kết dư cho niên độ kế tiếp. Việc phân bổ ngân sách phải quán triệt

107

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2022