Ý Nghĩa Của Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư

Thứ ba: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư rất quan trọng song không phải là quyền tuyệt đối. Cụm từ “bất khả xâm phạm” – như đã phân tích, chỉ mang tính chất nhấn mạnh, về mặt pháp lý không hàm nghĩa là quyền này không thể bị tước bỏ hay hạn chế trong mọi trường hợp. Trong thực tế, pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận, trong một số trường hợp nhất định, cơ quan nhà nước có quyền có thu thập, khai thác, sử dụng dữ liệu thông tin cá nhân phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích của cộng đồng.

Thứ tư: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư của mỗi cá nhân được ghi nhận và bảo vệ vô thời hạn, ngay cả khi cá nhân đó đã chết. Đây là một đặc điểm chung của các quyền nhân thân. Nó có nghĩa là cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi, hoặc khi bị Tòa án ra quyết định tuyên là đã chết, thì bí mật đời tư của họ vẫn được pháp luật duy trì bảo vệ. Điều này là bởi những thông tin cá nhân của người đã chết vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thân thích của họ. Do đó, theo pháp luật của các quốc gia, trong trường hợp muốn sử dụng những thông tin cá nhân của người đã chết thì phải được sự đồng ý của thân nhân họ.

Thứ năm: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư có sự gắn bó mật thiết với các quyền khác như: tự do ngôn luận và biểu đạt; quyền tự do hiệp hội và hội họp. Về vấn đề này, Điều 19 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR, 1948) đã khẳng định: mọi người có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, và tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và các ý tưởng thông qua bất cứ phương tiện truyền thông nào và không phân biệt biên giới. Điều 20 UDHR nêu rò: Mọi người có quyền tự do hội họp hòa bình và tự do hiệp hội. Không ai bị ép buộc phải theo một hiệp hội nào. Như vậy, một người không thể bị theo dòi giám sát ngầm về đời tư chỉ vì lý do họ thường xuyên thực hành các quyền tự do về ngôn luận và biểu đạt, cũng như tự do tham gia vào các cuộc

hội họp hòa bình hoặc các hiệp hội, trừ những trường hợp thuộc phạm vi hạn chế quyền theo luật quốc tế.

1.1.3. Ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Quyền về sự riêng tư rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và với xã hội. Sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để được là chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được phép biết gì về bản thân mình. Ranh giới chính đáng thiết lập cho sự riêng tư của bản thân cho phép mỗi người hạn chế sự tiếp cận của những người khác đối với thân thể, nơi ở, vật dụng, việc giao tiếp truyền thông và thông tin của bản thân mình ở mức độ an toàn, chấp nhận được. Các nguyên tắc và quy định pháp lý về quyền về sự riêng tư đem lại cho mỗi cá nhân khả năng bảo vệ bản thân trong những tình huống khó khăn, đặc biệt là trong quan hệ với những đối tượng có quyền lực. Bằng việc giảm thiểu những gì mà người khác biết về bản thân mình trong giới hạn chính đáng, sự riêng tư là cách thiết yếu để mỗi người có thể bảo vệ bản thân chống lại việc sử dụng quyền lực một cách tùy tiện, chống lại những người muốn nắm quyền kiểm soát người khác một cách bất hợp pháp.

Đối với các xã hội, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi thành viên cũng chính là tạo lập và bảo vệ nền tảng của đời sống cộng đồng. Một cộng đồng không thể tồn tại nếu các thành viên của nó không được bảo vệ khỏi những hình thức lạm dụng. Theo nghĩa đó, bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi cá nhân góp phần bảo đảm tính dân chủ, văn minh và sự phát triển ổn định, hài hoà của xã hội.

1.1.4. Nội dung và giới hạn của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Nội dung của quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư phụ thuộc phần lớn vào cách hiểu như thế nào là “đời sống riêng tư” (privacy, hay private life).

Về vấn đề này, mặc dù hầu hết các học giả và nhà hoạt động nhân quyền đều thừa nhận sự riêng tư (privacy) là một giá trị cần được pháp luật bảo vệ, nhưng hiện vẫn chưa có định nghĩa thống nhất nào về sự riêng tư [34]. Những cách thức định nghĩa phổ biến hiện nay về sự riêng tư thường dừng ở mức độ chung chung, chẳng hạn, dựa trên sự không-can-thiệp (non-interference) (Warren & Brandeis bàn về “quyền được riêng một mình” [39, tr.193-220]), hoặc ở phạm vi quá rộng, như mức độ tiếp cận một con người (Gavison đề cập đến sự bí mật, trạng thái cô đơn một mình, và tính ẩn danh [38, tr.421-471]), hoặc việc kiểm soát thông tin (Westin xây dựng thang đo về thái độ với sự riêng tư về thông tin [32, p.xvi, 487]), hoặc ở phạm vi quá hẹp, như đi vào chi tiết “thân mật riêng tư” (intimate) hoặc “nhạy cảm” (sensitive) (Inness nói đến giới hạn phạm vi của sự riêng tư [35, p.ix, 157]).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Theo Bygrave, những cách định nghĩa nêu trên đều có thể tìm thấy trong các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ sự riêng tư ở các quốc gia [36, tr. 319-348], cho thấy sự thiếu thống nhất trong quan niệm về vấn đề này trên thế giới. Mặc dù vậy, một số học giả đã phân định “sự riêng tư” trên các khía cạnh chính như: sự riêng tư về thông tin (information privacy) hay còn gọi là việc „bảo vệ dữ liệu‟ („data protection‟), sự riêng tư về mặt cơ thể (bodily privacy), sự riêng tư về giao tiếp (privacy of communications) và sự riêng tư về mặt không gian lãnh thổ (territorial privacy) [34].

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng, khái niệm “sự riêng tư” còn có sự giao thoa nhất định với các khái niệm như “quyền tự do” (freedom), “sự tự do” (liberty) và “sự tự chủ” (autonomy) [40, tr.320]. Chẳng hạn, trong bối cảnh nhất định, “sự riêng tư” được nhìn nhận như là một dạng của “sự tự chủ” - tức là khả năng của một cá nhân kiểm soát được dòng chảy thông tin về chính bản thân người đó.

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam - 3

Trong pháp luật quốc tế, có nhiều quy định liên quan đến sự riêng tư,

chẳng hạn như quy định về quyền về đời sống riêng tư (private life), sự riêng tư (privacy), cuộc sống gia đình, giao dịch thư tín, nơi ở [37]. Tuyên ngôn nhân quyền thế giới (UDHR) 1948 quy định về vấn đề bảo vệ sự riêng tư tại Điều 12, theo đó, sự riêng tư có thể được xem là một thuật ngữ bao trùm tất cả các quyền khác nhau được đề cập trong Điều 12 UDHR, trong đó có danh dự và uy tín cá nhân; việc bảo vệ gia đình, nơi ở, nơi cư trú, thư tín, điện thoại, thư điện tử và các phương tiện giao tiếp điện tử khác, cũng như sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần. Tóm lại, theo UDHR, các loại “phạm vi” riêng tư khác nhau bao gồm: sự toàn vẹn về thân thể; sự toàn vẹn về tinh thần; các mối quan hệ thân thiết; và sự cần thiết bảo vệ sự riêng tư ở nơi làm việc hoặc ở nơi khác.

Về giới hạn của quyền, như đã đề cập ở phần trên, theo luật nhân quyền quốc tế, mặc dù quyền về sự riêng tư rất quan trọng, song đó không phải là quyền tuyệt đối. Quyền về sự riêng tư cần được bảo vệ khỏi sự can thiệp tùy tiện hoặc trái pháp luật của mọi thể nhân và pháp nhân, trong đó bao gồm các cơ quan và nhân viên nhà nước, cũng như những người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các nhà nước có thể thu thập hoặc yêu cầu công dân cung cấp các thông tin về đời tư nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của quốc gia, cộng đồng hoặc của người khác.

Dù vậy, để phòng ngừa sự lạm dụng, luật nhân quyền quốc tế cũng quy định nhà chức trách chỉ có thể thu thập hoặc yêu cầu công dân cung cấp thông tin về đời tư khi những thông tin đó thực sự cần thiết để bảo vệ những lợi ích nêu trên [30, mục 7]. Cụ thể, bất cứ sự can thiệp hay giới hạn nào đối với quyền về sự riêng tư cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu sau [33, tr.5]:

- Phải tương thích với các quy định, mục tiêu, mục đích của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR);

- Được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy trình, thủ tục của pháp luật quốc gia và quốc tế;

- Lý do và quy trình, thủ tục phải được quy định trong pháp luật mà công chúng có thể tiếp cận đầy đủ, các biện pháp can thiệp phải được xác định rò ràng, cụ thể, chính xác để cá nhân bị tác động có thể dự liệu được trước bất cứ sự can thiệp nào;

- Có sự liên hệ một cách phù hợp và tương xứng với những mục tiêu hợp pháp của nhà nước, chẳng hạn như để thực thi pháp luật hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia, qua đó giảm thiểu tối đa khả năng tước bỏ hoặc hạn chế quyền về sự riêng tư, trên cơ sở có sự cân bằng giữa việc thực hiện mục tiêu của nhà nước và những giới hạn của quyền.

1.2. Vai trò và nội dung của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư

1.2.1. Vai trò của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Là một quyền con người cơ bản, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư có ý nghĩa đặc biệt với mỗi cá nhân và với toàn xã hội. Tuy nhiên, với tính chất là một quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư cần phải được ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Ở đây, pháp luật có vai trò là công cụ hiện thực hoá những nhu cầu, lợi ích chính đáng của con người vào thực tế cuộc sống.

Trong bối cảnh ở Việt Nam, vai trò của pháp luật với việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư thể hiện cụ thể qua những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất: Pháp luật thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản về quyền con người nói chung, trong đó có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư thành các quy tắc cư xử có tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội.

Từ trước đến nay, nhất là trong vài thập niên gần đây, vấn đề quyền con người, quyền công dân được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm. Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” đã khẳng định quan điểm của Đảng về quyền con người, trong đó xem quyền con người là giá trị chung của nhân loại, đồng thời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của loài người, gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Quan điểm đó tiếp tục được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) và các văn kiện Đại hội Đảng. Gần đây nhất, Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nêu rò: “Cần quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết” [7].

Trên cơ sở đường lối của Đảng Cộng sản, Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung chế định quyền con người, quyền công dân; trong đó có những quy định mới về nội hàm của quyền riêng tư: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” [20, Điều 21]. Quy định này cụ thể và toàn diện hơn so với quy định về quyền riêng tư trong Hiến pháp năm 1992 (Hiến pháp 1992 chỉ nói đến quyền không bị xâm phạm về chỗ ở, thư tín, điện thoại, điện tín, không nói đến quyền về sự riêng tư theo nghĩa rộng).

Thứ hai: Pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền về sự riêng tư của mỗi cá nhân trước mọi sự xâm phạm trái phép, đồng thời cũng là cơ sở để nhân dân giám sát việc các cơ quan nhà nước thực thi trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm quyền này của người dân.

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của các quy định pháp luật về bảo vệ quyền về sự riêng tư (mà qua đó cũng thể hiện vai

trò cơ bản của pháp luật về bảo vệ quyền này) đó là nhằm bảo vệ cá nhân trước những hành vi xâm phạm đời tư của rất nhiều chủ thể khác nhau, trong đó bao gồm các cơ quan và quan chức nhà nước. Đời sống riêng tư là khái niệm rộng, bao trùm hầu hết lĩnh vực và hoạt động của con người, vì thế rất dễ bị tuỳ tiện xâm phạm. Vì thế, pháp luật, với tính chất là đại lượng công bằng, là công cụ để thực thi công lý, là không thể thiếu và được coi là tấm lá chắn của mỗi cá nhân trước những hành vi xâm phạm quyền này, cho dù từ bất kỳ chủ thể nào.

Trong thực tế, bảo vệ đời sống riêng tư là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội, được thực thi qua nhiều cơ chế, cách thức khác nhau, nhưng trong đó cơ chế pháp lý là quan trọng và hiệu quả nhất. Mỗi cá nhân, với tư cách là chủ thể của những bí mật đời tư, có quyền được pháp luật bảo vệ, còn các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện sự bảo vệ đó, bao gồm việc kiềm chế không tuỳ tiện xâm phạm đời tư của công dân, và thực thi các biện pháp để ngăn ngừa và xử lý những vi phạm quyền này.

Thứ ba: Pháp luật tạo hành lang pháp lý cho chính cá nhân là chủ thể của quyền và các chủ thể khác các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác) có thể tìm kiếm, khai thác hợp pháp và hiệu quả những thông tin thuộc về các cá nhân, miễn là trong phạm vi hợp lý, để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong cuộc sống, từ đó tạo ra động lực phát triển và nguồn lực, giá trị cho xã hội.

Trong thời đại công nghệ số hóa như hiện nay, thông tin nói chung và thông tin cá nhân là một nguồn lực quý giá nếu được khai thác hợp pháp, hợp lý và hiệu quả. Đối với cá nhân, pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân bảo đảm tính hợp pháp trong việc chia sẻ những thông tin của họ và của người khác trong phạm vi cả trong và ngoài biên giới, từ đó giúp hỗ trợ các quyền công dân được phát huy tối đa. Đối với cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, việc sử

dụng thông tin cá nhân cũng rất cần thiết để mang lại lợi ích vật chất cũng như tinh thần cho cá nhân đó hoặc những lợi ích cao hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh các quốc gia đang xây dựng chính phủ điện tử, đô thị thông minh, nền kinh tế số… thì việc sử dụng thông tin cá nhân là rất cần thiết. Mặc dù vậy, để bảo đảm hài hoà lợi ích của cá nhân và của cộng đồng, cũng như để bảo vệ quyền về đời tư của mọi người, cần có những quy định pháp luật xác lập những giới hạn rò ràng và những trường hợp loại trừ để những chủ thể sử dụng thông tin cá nhân không phải chịu những hậu quả pháp lý. Đây là vai trò quan trọng của pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin cá nhân nói riêng và về quyền được bảo vệ đời sống riêng tư nói chung.

1.2.2. Nội dung pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ghi nhận nguyên tắc là mọi cá nhân được giữ bí mật về thông tin của mình, xem đó là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân.

Như đã đề cập ở phần trên, mục đích cốt lòi của quyền về sự riêng tư là để tôn trọng, bảo vệ cái “riêng” trong cái “chung”, cụ thể ở đây là những đặc tính cá biệt và không gian, lối sống riêng tư của cá nhân trong cộng đồng. Do đó, hạt nhân để xác lập các quyền, nghĩa vụ của cá nhân trong những vấn đề riêng tư chính là quyền tự quyết định của cá nhân đối với nhưng thông tin về bản thân mình. Từ cách tiếp cận đó, có thể xác định những nội dung cụ thể của pháp luật về quyền về sự riêng tư như sau:

Thứ nhất: Quy định về quyền được biết

Quyền được biết là quyền của cá nhân, với tư cách chủ sở hữu những thông tin về bản thân mình, được biết những thông tin đó đã, đang nằm ở đâu và được sử dụng bởi ai, nhằm mục đích gì? Quyền này là tiền đề để thực hiện

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí