Phân Biệt Dấu Hiệu Pháp Lý Của Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi (Điều 142 Blhs) Và Tội Giao Cấu Hoặc Thực Hiện Hành Vi Quan Hệ Tình Dục Khác Với

hiện hành vi quan hệ tình dục khác với mình. Người phạm Tội cưỡng dâm có thể dùng rất nhiều thủ đoạn khác nhau như: lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe doạ hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi chỉ là lời hứa…Tức là người phạm tội không trừ bắt ký một thủ đoạn nào miễn là thực hiện được ý đồ giao cấu với người bị hại hoặc lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu với mình. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đó chính là mối quan hệ giữa người phạm tội và bị hại. Người phạm Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và người bị hại có mối quan hệ phụ thuộc, ràng buộc nhau, người bị hại đang trong tình trạng lệ thuộc vào người phạm tội hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Đây chính là dấu hiệu pháp lý bắt buộc đối với cấu thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Nếu giữa nạn nhân và người bị hại không có quan hệ lệ thuộc hoặc nạn không trong tình trạng quẫn bách thì hành vi phạm tội sẽ cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nếu thoả mãn các dấu hiệu pháp lý khác của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Quan hệ lệ thuộc được thể hiện ở nhiều mặt như: về vật chất (như được nuôi dưỡng, trợ cấp tiền bạc…), về quan hệ xã hội (như giáo viên với học sinh, giữa bác sĩ với bệnh nhân,…), về quan hệ gia đình (như anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha…)Tất cả các mối quan hệ trên đều phải là mối quan hệ lệ thuộc thực tế, nghĩa là ý chí của nạn nhân phải bị áp đặt, chi phối mạnh mẽ bởi người thực hiện hành vi phạm tội. Tình trạng quẫn bách được hiểu là người đang trong tình trạng vô cùng khó khăn về vật chất hoặc tinh thần khiến họ phải miễn cưỡng cho giao cấu. Những trường hợp thường gặp như là: bị đe doạ tung clip nhạy cảm, không có tiền để chữa bệnh cho người thân, bị người khắc nắm được hành vi sai trái của mình nên phải giao cấu theo ý muốn của họ.

- Về hình phạt áp dụng. Đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có mức thấp nhất. Mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 142 là từ 07 năm đến 15 năm, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 là từ 20 năm, từ chung thân hoặc tử hình. Đối với tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS) có mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 là từ 05 năm đến 10 năm, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 là từ 12 năm đến 20 năm.

- Về chủ thể đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 12 BLHS). Đối với Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS) thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 (Điều 12 BLHS).

Thứ hai, giống nhau.

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có các dấu hiệu pháp lý giống nhau về khách thể và chủ quan của tội phạm thể hiện ở chỗ cả 2 tội phạm này đều xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người và đều thực hiện do lỗi cố ý.

1.3.2 Phân biệt dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS) và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)

Điều 145 BLHS quy định về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là hành vi của

một người đã thành niên giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không trái với ý muốn của nạn nhân.

Thứ nhất, khác nhau.

- Về mặt khách quan điểm khác biệt cơ bản giữa Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thể hiện ở ý chí của người bị hại. Người bị hại trong Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi họ giao cấu tự nguyện, nghĩa là họ đồng ý với hành vi giao cấu mà không bị đe doạ hay cưỡng ép như Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hay Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Về chủ thể đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 12 BLHS). Đối với giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) thì phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 (Điều 12 BLHS).

- Về hình phạt áp dụng. Đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có mức thấp nhất. Mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 142 là từ 07 năm đến 15 năm, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 là từ 20 năm, từ chung thân hoặc tử hình. Đối với Tội giao cấu hoặc hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) có mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 là từ 01 năm đến 05 năm, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 là từ 07 năm đến 15 năm. Sở dĩ có mức hình phạt thấp nhất và cao nhất khác nhau giữa 2 loại tội phạm này là do tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là cao hơn so với Tội giao cấu hoặc hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Thứ hai, giống nhau.

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có các dấu hiệu pháp lý giống nhau về khách thể và chủ quan của tội phạm thể hiện ở chỗ cả 2 tội phạm này đều xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người và đều thực hiện do lỗi cố ý.

Kết luận Chương 1

Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rò những vấn đề lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đề tài của luận văn đã đưa ra một số quan điểm về định tội danh nói chung qua đó, phân tích những ưu điểm, những hạn chế để từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra khái niệm về định tội danh nói chung và định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng và làm rò nhưng đặc điểm mang tính đặc thù của khái niệm định tội danh đối với loại tội phạm này. Mặt khác để bảo đảm việc định tội danh đúng khi định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, đề tài đã phân tích và làm rò các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định Điều 142 BLHS và Nghị quyết số 06/NQ-NĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng quy định từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS đồng thời có sự phân tích so sánh sự khác nhau và giống nhau về các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội phạm có liên quan. Kết quả nghiên cứu về lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại chương này dùng làm cơ sở để phân tích đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế tại chương 2 của luận văn.

Chương 2

THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1. Tổng quan tình hình định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2016 đến năm 2020

Thứ nhất, diễn biến tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong 5 năm qua kể từ năm 2016 đến năm 2020.

- Về yếu tố địa lý. Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Có tọa độ địa lý là 10o51'46"B – 11o30'B, 106o20' Đ – 106o58'Đ, Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương là cửa ngò giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển trong khu vực chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện.

Tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị hành chính trong đó có 3 thành phố là thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An; có 2 thị xã là thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và 4 huyện gồm huyện Bắc Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo và huyện Bàu Bàng; dân số có khoảng 2.163.600 người (tính đến năm 2020), trong đó chủ yếu là người từ các tỉnh phía bắc miền Trung và miền Tây Nam Bộ đến tìm kiếm việc làm và làm ăn sinh sống, học tập.

- Về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong điều kiển phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, do điều kiện thuận lợi về địa lý hành chính cho nên trong

những năm vừa qua, Bình Dương là tỉnh thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, nhiều khu công nghiệp lớn, khu chế xuất, khu kinh tế mở ra đời và phát triển mạnh mẽ thu hút một nguồn nhân lực lớn là người lao động trong và ngoài nước đến làm việc. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 18 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 2.163.600 người dân, GRDP đạt 317.786 tỉ Đồng (tương ứng với 13,6631 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 146,9 triệu đồng (tương ứng với 6315 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,5%.

- Về tôn giáo, Bình Dương hiện có rất nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Hoà Hảo…với 281 cơ sở tôn giáo (nhà thờ, chùa, thánh thất…)1.327 chức sắc, tu sĩ và 235.633 tín đồ các tôn giáo, chiếm 14,49% dân số toàn tỉnh. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn có nhiều trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và nhiều khu vui chơi giải trí... cũng thu hút một số lượng lớn người từ các tỉnh khác đến học tập, du lịch, thăm thân, vui chơi, giải trí.

Những đặc điểm về yếu tố địa lý, hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội, dân cư của tỉnh Bình Dương có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tội phạm nói chung cũng như Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng cũng luôn phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng và mức độ của hành vi phạm tội cũng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn và cũng ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế văn hóa xã hội và trật trị an của tỉnh Bình Dương nói riêng và của cả nước nói chung.

Bảng 2.1. Diễn biến tình hình tội phạm xảy ra trên địa bản tỉnh Bình Dương trong 05 năm qua kể từ năm 2016 đến năm 2020

Năm

Số vụ án, số bị can bị

khởi tố

Số vụ án, số bị can

bị truy tố

Số vụ án, số bị cáo đưa

ra xét xử sơ thẩm

Số vụ án

Số bị can

Số vụ án

Số bị can

Số vụ án

Số bị cáo

2016

2786

4869

2681

4582

2576

4286

2017

2336

3938

2335

3812

2268

3618

2018

2674

4317

2598

4163

2483

3964

2019

3107

5376

2997

5018

2905

4928

2020

3420

6323

3397

6122

3289

5912

Tổng

14.323

24.823

14.008

23.697

13.521

22.708

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 6

Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Bình Dương

Qua nghiên cứu và phân tích diễn biến tình hình tội phạm nói chung xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong 05 năm qua kể từ năm 2016 đến năm 2020 cho thấy số lượng tội phạm và số lượng người phạm tội phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, tính chất mức độ của tội phạm cũng ngày càng nguy hiểm và phức tạp hơn. Vấn đề này cũng phản ánh tình hình quản lý con người, quản lý trật tự an toàn xã hội có nhiều khó khăn phức tạp đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải quan tâm hơn nữa công tác phát hiện, điều tra xử lý tội phạm và tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho quần chúng nhân dân và đề ra các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn thích hợp

Thứ hai, diễn biến tình hình tội phạm tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong 05 năm qua kể từ năm 2016 đến năm 2020

Trong 05 năm qua trên địa bàn tỉnh Bình Dương CQĐT đã khởi tố 344 vụ/ 350 bị can, VKSND đã truy tố 338 vụ/ 343 bị can, TAND đã đưa ra xét xử 327 vụ/ 327 bị can cụ thể hàng năm như sau:

Bảng 2.2. Diễn biến tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2016 đến năm 2020.

Năm

Số vụ án, số bị can bị

khởi tố

Số vụ án, số bị can

bị truy tố

Số vụ án, số bị cáo đưa

ra xét xử sơ thẩm

Số vụ án

Số bị can

Số vụ án

Số bị can

Số vụ án

Số bị cáo

2016

57

58

55

56

53

53

2017

75

75

74

74

72

72

2018

26

29

26

29

24

24

2019

91

93

90

91

88

88

2020

95

95

93

93

90

90

Tổng

344

350

338

343

327

327

Nguồn: Phòng thống kê tội phạm VKSND tỉnh Bình Dương

Qua nghiên cứu và phân tích diễn biến tình hình các tội xâm phạm trẻ em trong đó có tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong 05 năm qua kể từ năm 2016 đến năm 2020 cũng có sự tương đồng với tình hình tội phạm nói chung đã xảy ra đó là tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em cũng phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng về số lượng vụ án và về số lượng người phạm tội. Đây cũng là vấn đề mà không chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mà cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cần phải quan tâm hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này theo đúng tinh thần mà các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn sắp tới.

Thứ ba, diễn biến tình hình tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong 05 năm qua kể từ năm 2016 đến năm 2020

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022