Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 10

chuyển đến, Chánh án TAND phải kịp thời phân công Thẩm phán, Hội thẩm có năng lực, kinh nghiệm của Tòa gia đình và người chưa thành niên thụ lý và nghiên cứu và xét xử vụ án. Trường hợp phát hiện Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa có vi phạm pháp luật không vô tư khách quan khi xét xử thì kịp thời ra quyết định thay đổi theo đúng quy định pháp luật và có hình thức xử lý đối với người vi phạm. Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tác động, ảnh hưởng đến xã hội, Chánh án quyết định việc xét xử kín cũng như quyết định phạm vi cung cấp thông tin về vụ án cho các cơ quan thông tin báo chí.

3.1.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với Cơ quan điều tra, giữa Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án nhân dân trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Mục đích chung của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đối với Tội hiếp dâm đối với người dưới 16 tuổi nói riêng là phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân công dân, tổ chức. Mặc dù mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng quá trình tiến hành tố tụng đòi hỏi các cơ quan này phải hợp tác, phối hợp với nhau. Đây là một đòi hỏi tất yếu, khách quan.

Thứ nhất, mối quan hệ giữa VKSND với CQĐT

Theo quy định của BLTTHS thì CQĐT có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra, được áp dụng các biện pháp do BLTTHS và các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động kiểm sát, điều tra vụ án hình sự Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giải quyết các vụ án hình sự đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình tố tụng nói chung và giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng. Hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác giữa hai cơ quan này.

Tăng cường mối quan hệ giữa CQĐT và VKSND trong giai đoạn khởi tố điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi được tiến hành trên các phương diện sau:

Quan hệ giữa VKSND với CQĐT trong quá trình giải quyết các vụ án được phát sinh từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 144 BLTTHS) đến khi kết thúc hoạt động điều tra thông qua việc CQĐT ban hành quyết định không khởi tố vụ án hoặc khi CQĐT ban hành bản kết luận điều tra đề nghị truy tố; bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều. Để thực hiện tốt mối quan hệ này ngay sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, CQĐT phải thông báo ngay cho VKS biết để tiến hành phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi hậu quả là chết người thì cần khám nghiệm hiện trường thì CQĐT phải thông báo cho VKSND cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Trong quá trình kiểm tra xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi khi có đầy đủ tài liệu chứng cứ chứng minh có hành vi phạm tội đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành Tội hiếp dâm đối với người dưới 16 tuổi và đã xác định được người phạm tội thì CQĐT phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can áp dụng các biện pháp ngăn chặn cưỡng chế theo quy định của pháp luật thì phải báo cáo với VKSND. Đối với các quyết định tố tụng cần

phải có sự phê chuẩn của VKSND thì CQĐT phải chuyển hồ sơ văn bản để nghị xét phê chuẩn cho VKSND, nếu đầy đủ tài liệu chứng cứ thì VKSND phải kịp thời phê chuẩn các quyết định đó và chuyển hồ sơ cho CQĐT để kịp thời tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo.

Khi kết thúc điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trước khi làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, Điều tra viên và Kiểm sát viên cần phải trao đổi thống nhất về tài liệu, chứng cứ để xem xét đánh giá đã đầy đủ hay chưa nhằm tránh trường hợp tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ mà đã làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố sau khi chuyển hồ sơ sang VKSND và VKSND chuyển hồ sơ sang TAND mới phát hiện chưa đầy đủ căn cứ để truy tố và xét xử bị can, bị cáo về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Từ thực tiễn công tác điều tra Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cho thấy việc phát hiện thu thập chứng cứ làm căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo đúng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Đối với việc khởi tố vụ án, lý do chủ yếu là do các cơ quan tiến hành tố tụng không hoặc khó nhận được trình báo của người bị hại hoặc nhân thân của người bị hại do bản thân họ không dám đưa vụ việc ra dư luận. Đối với việc khởi tố bị can lại càng khó khăn vì để khởi tố đúng người đã thực hiện hành vi phạm tội, buộc phải có kết luận giám định pháp y. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do người bị hại khai báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết nên người thực hiện hành vi phạm tội đã có đủ thời gian để xoá dấu vết tội phạm hoặc có những trường hợp người bị hại bị xâm hại trong thời gian dài nhưng không dám tố cáo, đến khi sự việc được phát hiện hoặc dám đứng ra tố cáo thì không còn chứng cứ để xác định được bị can. Vì thể không thể khởi tố được bị can. Chính vì vậy, Kiểm sát viên phải phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên trong việc phân tích đánh giá tài liệu chứng cứ để có quan điểm thống nhất trước khi báo cáo với lãnh đạo từng cơ quan nhằm bảo đảm cho Thủ trưởng CQĐT

ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Viện trưởng VKSND phê chuẩn quyết định khởi tố bị can kịp thời và đúng pháp luật.

Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 10

Thứ hai, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa VKSND với TAND trong giai đoạn xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Tăng cường mối quan hệ giữa VKSND với TAND được tiến hành trong những hoạt động sau đây:

Trường hợp VKSND truy tố bị can về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và chuyển hồ sơ sang tòa án nhân dân nhưng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa TAND xét thấy tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ chưa đầy đủ để kết tội bị cáo nên đã làm công văn trả hồ sơ cho VKSND để điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm phải nghiên cứu kĩ hồ sơ nếu thấy hồ sơ vụ án đã đầy đủ không cần phải điều tra bổ sung thì báo cáo lãnh đạo để làm văn bản tiếp tục truy tố bị can về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và chuyển hồ sơ cho TAND. Trường hợp hồ sơ còn thiếu tài liệu chứng cứ thì báo cáo lãnh đạo để làm văn bản chuyển cho CQĐT để tiến hành điều tra kịp thời.

VKSND phối hợp với TAND trong việc tổ chức phiên tòa xử kín đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong một số trường hợp khi xét thấy cần thiết.

3.2. Một số kiến nghị về hướng dẫn áp dụng pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng hiệu quả định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Thứ nhất, kiến nghị về hướng dẫn áp dụng pháp luật.

Mặc dù Điều 142 BLHS năm 2015 đã có những quy định cụ thể về các dấu hiệu định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Ủy ban thẩm phán TAND tối cao đã ban hành nghị quyết số 06 ngày 01/10/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 142 BLHS về tội phạm này. Tuy nhiên trong thực tiễn điều tra,

truy tố và xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi vẫn còn những khó khăn vướng mắc cụ thể như sau:

Về độ tuổi bị hại và mức xử phạt. Điều 142 BLHS chia Điều luật thành 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định mức hình phạt cơ bản của tội phạm là từ 7 năm đến 15 năm, khoản 2 và 3 quy định mức hình phạt tăng nặng của tội phạm.

Tại khoản 1, việc truy cứu đối với người phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi bị hại, được quy định ở 2 dạng:

Bị hại từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Phải có yếu tố trái ý muốn của bị

hại.

Bị hại dưới 13 tuổi: Không nhất thiết phải có yếu tố trái ý muốn của bị

hại. Người thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì dù đồng thuận hay không đồng thuận, vẫn phải chịu mức án ở khung cơ bản này.

Khoản 2 quy định các tình tiết định khung với mức hình phạt từ 12 đến 20 năm, nhưng không có tình tiết nào đề cập đến độ tuổi của bị hại để làm căn cứ xác định mức hình phạt ở khoản này.

Khoản 3 quy định mức hình phạt được quy định cao nhất trong Điều luật (từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình). Trong đó, điểm c quy định độ tuổi người bị hại là “dưới 10 tuổi”. Như vậy, trong trường hợp người bị hại dưới 10 tuổi, người phạm tội phải chịu mức hình phạt khởi điểm là 20 năm tù. Nhưng bị hại từ đủ 10 tuổi đến dưới 13 tuổi, thì người phạm tội chỉ phải chịu mức hình phạt ở khoản 1 với mức cao nhất là 15 năm tù. Trong khi đó, người bị hại dưới 10 tuổi với từ đủ 10 tuổi trên thực tế chỉ chênh lệch nhau có 1 ngày. Nếu so sánh với khoản 4 Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 1999, thì mức hình phạt của Điều 142 BLHS được quy định không phù hợp, tạo bất cập trong áp dụng trên thực tiễn.

Từ bất cập nêu trên đề nghị Liên ngành tư pháp trung ương hoặc Ủy ban thẩm phán TAND tối cao tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn vấn đề bất cập

nếu trên để tạo điều kiện cho CQĐT, VKSND, TAND khởi tố áp dụng đúng quy định của pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử.

Thứ hai, kiến nghị về ban hành quy chế.

Thực tiễn hiện nay có một số vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi do tính chất phức tạp trong việc thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội và xác định người thực hiện phạm tội, đặc biệt là xác định tuổi của người bị hại do đó có một số vụ án do không tiến hành các hoạt động điều tra truy tố xét xử kịp thời dẫn đến việc phát hiện thu thập tài liệu chứng cứ lại càng khó khăn phức tạp hơn và có khi không thực hiện được mặt khác việc kéo dài thời hạn nêu trên dẫn đến việc bị can chối tội, người bị hại không nhớ hết diễn biến của hành vi phạm tội nên việc khai báo không chính xác. Do đó kiến nghị CQĐT, VKSND, TAND cấp huyện và cấp tỉnh cần tiến hành quy chế phối hợp giữa công tác điều tra, truy tố và xét xử để bảo đảm việc giải quyết vụ án nhanh chóng kịp thời theo đúng quy đinh của pháp luật.

Thứ ba, về công tác tổng kết rút kinh nghiệm.

Qua khảo sát tình hình ở tỉnh Bình Dương và một số tỉnh cho thấy CQĐT, VKSND, TAND các cấp thường chỉ tổ chức tổng kết công tác và truyển khai công tác hàng năm chưa tiến hành hoạt động tổng kết công tác nghiệp vụ chuyên ngành về điều tra, truy tố, xét xử từng loại tội phạm cụ thể để làm rò các kết quả đạt được những tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần phải khắc phục kịp thời chính vì vậy đề nghị các CQĐT, VKSND, TAND các cấp hằng năm cần phải xây dựng các chuyên đề tổng kết công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi đồng thời qua từng vụ án cụ thể cũng phải tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm để phát huy những kết quả đạt được và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế tồn tại, khó khăn, vướng mắc và phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trực tiếp giải quyết loại án này.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích đánh giá những vấn đề lý luận và pháp luật tại chương 1 về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng như kết quả phân tích đánh giá thực trạng tình hình Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi của những kết quả đạt được những tồn tại khó khăn vướng mắc và nguyên nhân. Từ đó, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp về quán triệt và thực hiện đúng các quan điểm của Đảng và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước khi xử lý người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức và áp dụng các quy định của pháp luật đối với hoạt động định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và một số giải pháp kiến nghị khác có tính lý luận, tính thực tiễn và có tính khả thi cao khi định tội danh loại tội phạm này trong quá trình điều tra truy tố, và xét xử ./.

KẾT LUẬN

Mặc dù hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã được quy định trong BLHS tuy nhiên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi xảy ra trên thực tế diễn ra hết sức phức tạp và phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng tội phạm cả về người phạm tội với tính chất ngày càng đặc biệt nguy hiểm cùng với phương thức thủ đoạn thực hiện ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn gây khó khăn cho công tác phát hiện, thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu chứng cứ trong hoạt động định tội danh ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự. Đề tài của luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rò những vấn đề lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; đưa ra một số quan điểm về định tội danh nói chung qua đó, phân tích những ưu điểm, những hạn chế để từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra khái niệm về định tội danh nói chung và định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng và làm rò nhưng đặc điểm mang tính đặc thù của khái niệm định tội danh đối với loại tội phạm này. Mặt khác để bảo đảm việc định tội danh đúng khi định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, đề tài đã phân tích và làm rò các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định Điều 142 BLHS và Nghị quyết số 06/NQ- NĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng quy định từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS đồng thời có sự phân tích so sánh sự khác nhau và giống nhau về các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội phạm có liên quan. Kết quả nghiên cứu về lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại chương này dùng làm cơ sở để phân tích đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế tại chương 2 của luận văn.

Mặt khác đề tài của luận văn đã đi sâu vào việc phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại, khó khăn vướng mắc của hoạt động định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022