Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2

+ Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

+ Phạm vi về thời gian: 05 năm kể từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Trong quá trình thực hiện, để bảo đảm cho việc nghiên cứu của đề tài đi đúng hướng, đề tài luận văn sử dụng phương pháp luận là phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac – Lê Nin; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

- Phương pháp cụ thể: Để bảo đảm cho kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được mục đích, nhiệm vụ đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và làm rò những đặc điểm đặc thù của việc định tội danh đối với loại tội phạm này.

+ Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, hồ sơ vụ án dùng để có cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về định tội danh đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

+ Phương pháp chuyên gia dùng để trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có năng lực kinh nghiệm trong việc định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi qua đó tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo luật thuộc lĩnh vực luật Hình sựTố tụng hình sự và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng của ngành kiểm sát.

7. Cơ cấu của luận văn

Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cơ cấu thành 03 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Chương 2: Tổng quan tình hình định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương.

Chương 3: Các giải pháp đảm bảo định tội danh đúng định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ

ĐỊNH TỘI DANH TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI


1.1. Cơ sở lý luận về định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của định tội danh

1.1.1.1. Khái niệm của việc định tội danh

Định tội danh là vấn đề được cả người làm công tác thực tiễn cũng như làm công tác nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, khái niệm định tội danh vô cùng phong phú, mỗi khái niệm tập trung khai thác các tiêu chí khác nhau nhưng dù thế nào thì khái niệm định tội danh cũng cùng chung mục đích là làm sao định tội một hành vi được cho là nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm theo đúng tội danh đã được quy định trong BLHS. Sau đây có thể viện dẫn một số quan điểm khác nhau về khái niệm định tội danh.

Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm thì “định tội danh là quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là một dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do Luật Hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hoá và phân hoá trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.” [9, tr 716].

Quan điểm trên đây đã khái quát được vấn đề định tội danh là gì và ý nghĩa của việc định tội danh. Tuy nhiên, khái niệm này còn dài, chưa mang tính khái quát cao do đó việc nhận thức và áp dụng vào thực tiễn còn có những khó khăn nhất định.

+ Theo quan điểm của PGS.TS Vò Khánh Vinh: “định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện nhận thức đúng nội dung quy định pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng với mối liên hệ tương đồng giữa các dấu hiệu cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định.” [34, tr 9-10]

Quan điểm của GS.TS Vò Khánh Vinh về khái niệm định tội danh mang tính khái quát cao, tập trung vào nội dung định tội danh do đó dễ hiểu, dễ nhận thức hơn đặc biệt là đã làm rò vấn đề định tội danh là gì? Cần phải có phương pháp và phải trải qua các giai đoạn nhất định. Tuy nhiên khái niệm này chưa đề cập đến mục đích và ý nghĩa của định tội danh.

+ Theo quan điểm của TS Dương Tuyết Miên: “định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không, nếu có phạm tội thì tội đó là tội gì? Theo Điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tội danh cho hành vi nguy hiểm cho xã hội.” [3]

Quan điểm trên đây của TS Dương Tuyết Miên về khái niệm định tội danh là ngắn gọn, dễ hiểu. Tuy nhiên, khái niệm này còn đơn giản mang tính thực tiễn chưa khái quát được các nội dung có liên quan đến định tội danh.

+ Theo Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội về định tội danh và quyết định hình phạt thì: “định tội danh là hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nhằm cá biệt hoá các quy định của BLHS vào từng trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể xảy ra được thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và tình tiết khác của vụ án nhận thức đúng nội dung

quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và các tình tiết khác của vụ án, bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định” [23]

Quan điểm trên đây tương đối giống với quan điểm của GS.TS Vò Khánh Vinh về định tội danh. Khái niệm này đã khái quát được nội dung của định tội danh, căn cứ để định tội danh và yêu cầu khi định tội danh phải bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định. Tuy nhiên khái niệm này còn mang tính lý luận, tính khái quát chưa cao do đó việc nhận thức và nắm vững cũng như áp dụng còn gặp những khó khăn nhất định.

Từ sự nghiên cứu và phân tích một số quan điểm về khái niệm định tội danh, chúng tôi thống nhất cao với quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm và quan điểm của GS.TS Vò Khánh Vinh. Theo đó, khái niệm định tội danh được hiểu là: định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện nhận thức đúng nội dung quy định pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng với mối liên hệ tương đồng giữa các dấu hiệu cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định, làm tiền đề cho việc cá thể hoá và phân hoá trách nhiệm hình sự.

1.1.1.2 Đặc điểm của định tội danh:

+ Định tội danh là hoạt động thực tiễn: Đây chính là việc CQĐT, VKS, Toà án thực hiện các chức năng của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để xác định người, pháp nhân đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Hành vi phạm tội đó đã phạm vào tội phạm gì được quy định tại điều, khoản nào của BLHS.

+ Định tội danh là hoạt động nhận thức: hoạt động nhận thức ở đây bao gồm nhận thức về nội dung vụ án, các tình tiết liên quan đến vụ án cũng như nhận thức các quy định của pháp luật có liên quan.

+ Định tội danh là quá trình tư duy lôgic: quá trình định tội danh là quá trình nhận thức. Việc nhận thức phải trên nguyên tắc tư duy lôgic. Nghĩa là, đây là quá trình nhận thức khách quan, đánh giá mọi vấn đề phải dựa trên quy luật tự nhiên vốn có của nó.

+ Định tội danh mang tính khoa học, sáng tạo: định tội danh là việc các chủ thể có thẩm quyền hoạt động độc lập dựa trên cơ sở tuân theo quy trình chặt chẽ và theo trình tự thủ tục do pháp luật Tố tụng hình sự quy định.

1.1.1.3 Ý nghĩĩa của đđnh tội danh.

- Định tội danh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là yêu cầu bắt buộc đối với CQĐT, VKS, Toà án trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.

- Định tội danh đúng là thực hiện đúng chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, thực hiện đúng ý chí của nhân dân. Góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ có hiệu quả quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Định tội danh đúng là cơ sở cho việc thực hiện các chế định tố tụng khác trong khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, cụ thể như: xác định đúng thẩm quyền, là căn cứ để áp dụng đúng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế và xác định đúng thời hạn trong tố tụng.

- Ngoài ra định tội danh đúng còn có ý nghĩa trong tổ chức thi hành án, giúp cho công tác thống kê xác định chính xác tình hình tội phạm để từ đó có cơ sở đánh giá đúng diễn biến tội phạm và đề ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hợp lý.

- Đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm việc định tội danh đúng sẽ là yếu tố cấu thành niềm tin nội tâm trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, nâng cao uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Đối với công dân, định tội danh đúng tức là công lý được thực thi là biện pháp thuyết phục hữu hiệu nhất để người dân nghiêm chỉnh chấp hình pháp luật có hiệu quả.

- Đối với người phạm tội, định tội danh đúng giúp cho họ nhận thấy tính công bằng của các biện pháp áp dụng với mình, hình thành cho họ ý thức phải chấp hành các biện pháp đó và cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.

- Đối với hoạt động định tội danh sai: định tội danh sai sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực như: dẫn đến việc quyết định hình phạt không chính xác, không công bằng, truy cứu trách nhiệm hình sự người vô tội, bỏ lọt tội phạm, xâm phạm đến danh dự nhân phẩm quyền con người và quyền công dân. Mặt khác, định tội danh sai dẫn đến việc kháng cáo, kháng nghị kéo dài thời hạn giải quyết vụ án và có thể gây ra trường hợp khiếu nại, tố cáo gây ra bức xúc trong quần chúng nhân dân làm giảm uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, chủ thể và các giai đoạn định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

1.1.2.1. Khái niệm định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Định tội danh nói chung là quá trình hoạt động có tính tư duy lôgic, khoa học và sáng tạo, định tội danh chính là việc đánh giá, xem xét và đối chiếu sự phù hợp giữa hành vi tội phạm xảy ra trên thực tế với các yếu tố cấu thành tội phạm trong nội dung của từng điều luật cụ thể để xem xét có thoả mãn hay không thoả mãn để từ đó có cách giải quyết phù hợp đưa ra hình phạt tương ứng với mức độ hành vi phạm tội.

Tại Điều 142 BLHS, quy định chi tiết Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cụ thể như sau: người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực

hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác (Đây là dấu hiệu bắt buộc nếu nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tuy nhiên nếu nạn nhân dưới 13 tuổi thì hành vi trên không phải là dấu hiệu bắt buộc), nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ khác trái với ý muốn của nạn nhân (thái độ của nạn nhân trên chỉ áp dụng đối với nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, còn nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù trái ý muốn hay thuận tình đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi). Như vậy, việc định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tương tự như việc định tội danh một số loại tội phạm khác, đó cũng là quá trình hoạt động của các chủ thể tiến hành tố tụng sử dụng các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự cũng như các quy định của pháp luật có liên quan từ việc đánh giá sự phù hợp giữa hành vi khách quan của người phạm tội có thoả mãn các yếu tố cấu thành các Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 BLHS hay không, trên cơ sở đó đưa ra nhận định chính xác về tội danh cũng như mức hình phạt mà người thực hiện hành vi phải gánh chịu.

Như vậy: định tội danh Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi được hiểu là các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đã áp dụng quá trình áp dụng pháp luật để nhận thức sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành cụ thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 BLHS để xác định chính xác hành vi nguy hiểm đó có phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hay không để từ đó buộc người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi mà họ gây ra.

1.1.2.2. Đặc điểm định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Một là: Hoạt động định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật. Hoạt động thực tiễn này phải đảm bảo đúng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022