Khái Quát Đặc Điểm Tình Hình Tỉnh Đắk Lắk Liên Quan Đến Định Tội Danh Đối Với Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản

Chương 2

THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH ĐẮK LẮK LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dân cư tỉnh Đắk Lắk

2.1.1.1. Giới thiệu chung

Đắk Lắk (theo tiếng M'Nông: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc.Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển. Phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km, tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội

1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Tỉnh Đắk Lắk được tái lập vào ngày 26 tháng 11 năm 2003, trên cơ sở tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh mới là Đắk Lắk và Đắk Nông. Ngoài tỉnh lỵ là thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk còn có thị xã Buôn Hồ và 13 huyện gồm: Ea H’leo, Ea Súp, Ea Kar, M’Drắk, Lắk, Cư Kuin, Cư M’gar, Buôn Đôn, Krông Năng, Krông Pắc, Krông Ana, Krông Búk, Krông Bông; 184đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn; 2.207 thôn, buôn, tổ dân phố.

Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước.

Dân số toàn tỉnh Đắk Lắk khoảng 1,8 triệu người, mật độ dân số 135 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị khoảng 430.000 người, dân số sống tại nông thôn khoảng 1,37 triệu người. Trên địa bàn tỉnh, có 47 dân tộc khác nhau cùng người nước ngoài sinh sống. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái [50].

2.1.1.2. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh Đắk Lắk

Cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế trong nước, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk tiếp tục có bước phát triển; tốc độ tăng trưởng kinh tế có mức tăng khá. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phát triển khá, giữ vững vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu kế hoạch, chất lượng của nền kinh tế không cao, thiếu ổn định. Sản xuất công nghiệp cầm chừng; chưa có được những ngành, lĩnh vực, dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của ngành công nghiệp cũng như của nền kinh tế. Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) còn thấp, chậm được cải thiện; Hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều yếu kém, không đem lại kết quả như mong muốn; Cơ sở hạ tầng nhất là giao thông còn nhiều yếu kém và bất cập, cùng với việc xuống cấp của tuyến giao thông huyết mạch (Quốc lộ 14) chậm được đầu tư đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và lưu thông. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng không ổn định, nguy cơ tái nghèo cao; đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp khó khăn, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Thu ngân sách nhà nước 03 năm liền không đạt chỉ tiêu kế hoạch và có xu hướng giảm dần. Nợ đọng trong xây dựng cơ bản của

tỉnh nhiều làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư cho những năm sau cũng như khó khăn của của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng.

Nâng cao hiệu quả các mặt công tác phòng ngừa tội phạm. Điều tra làm rõ 1.084 vụ án (đạt tỷ lệ 88,1%), bắt 2.192 đối tượng, riêng án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng điều tra làm rõ 179/187 vụ, bắt 260 đối tượng, đạt tỷ lệ 95,72% [46].

2.1.2. Tình hình công tác thụ lý, giải quyết án hình sự và kết quả xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Đắk Lắk

Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 05 năm (2010 - 2014), Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý, giải quyết án hình sự hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) như sau:

Bảng 2.1: Tình hình công tác thụ lý, giải quyết án hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2014

Năm

Cấp xét xử

Thụ lý

Giải quyết

Còn lại

Vụ án

Bị cáo

Vụ án

Bị cáo

Vụ án

Bị cáo

2010

Sơ thẩm

1.605

3.073

1.559

2.951

46

122

Phúc thẩm

419

686

415

676

4

10

2011

Sơ thẩm

1.322

2.395

1.299

2.346

23

49

Phúc thẩm

428

730

422

706

6

24

2012

Sơ thẩm

1.430

2.655

1.397

2.551

33

104

Phúc thẩm

439

681

430

662

9

19

2013

Sơ thẩm

1.667

3.272

1.639

3.200

28

72

Phúc thẩm

493

826

486

817

7

9

2014

Sơ thẩm

1.569

3.107

1.543

3.020

26

87

Phúc thẩm

524

928

517

921

7

7

Tổng

Sơ thẩm

7.593

14.502

7.437

14.068

156

434

Phúc thẩm

2.303

3.789

227

3.782

2.076

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 6

(Nguồn: [34, 35, 36, 37, 38])

Tình hình công tác xét xử nói chung và tình hình xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng trong giai đoạn 05 năm (2010 - 2014) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.2: Tình hình công tác thụ lý, giải quyết án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2014


Năm


Cấp xét xử


Thụ lý

Giải quyết


Còn lại

Xét xử

Chuyển hồ sơ

Trả hồ sơ cho VKS

Vụ

án

Bị

cáo

Vụ

án

Bị

cáo

Vụ

án

Bị

cáo

Vụ

án

Bị

cáo

Vụ

án

Bị

cáo

2010

Sơ thẩm

39

54

35

49

0

0

3

4

1

1

Phúc thẩm

2

2

2

2

0

0

0

0

0

0

2011

Sơ thẩm

50

62

38

46

1

1

10

14

1

1

Phúc thẩm

10

10

10

10

0

0

0

0

0

0

2012

Sơ thẩm

58

75

47

58

0

0

8

11

3

6

Phúc thẩm

9

11

9

11

0

0

0

0

0

0

2013

Sơ thẩm

56

80

48

60

1

1

6

18

1

1

Phúc thẩm

4

5

4

5

0

0

0

0

0

0

2014

Sơ thẩm

58

99

46

68

0

0

8

20

4

11

Phúc thẩm

11

12

11

12

0

0

0

0

0

0

Tổng

Sơ thẩm

261

370

214

281

2

2

35

67

10

20

Phúc thẩm

36

40

36

40

0

0

0

0

0

0

(Nguồn: [34, 35, 36, 37, 38])



7593 vụ án hình sự cấp sơ thẩm 2303 vụ án hình sự cấp phúc

thẩm

261 vụ án LĐCĐTS cấp sơ thẩm

36 vụ án LĐCĐTS cấp phúc thẩm


Biểu đồ 2.1: Thể hiện số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm 3,4% so với tổng số vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk



14.502 bị cáo hình sự cấp sơ thẩm 3.789 bị cáo hình sự cấp phúc thẩm 370 bị cáo LĐCĐTS cấp sơ thẩm 40 bị cáo LĐCĐTS cấp phúc thẩm


Biểu đồ 2.2: Thể hiện số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm 2,6% so với tổng số người phạm tội hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk


180

160

99

140

75

80

120

62

100

54

Số bị cáo

80

60

50

58

56

58

Số vụ

39

40

20

0

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


Biểu đồ 2.3: Thể hiện số vụ án và số bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có xu hướng tăng dần theo từng năm


Bảng 2.3. Thống kê tội phạm xâm phạm quyền sở hữu xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2014


Điều luật

Tội danh

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng cộng

Tỷ lệ %

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

133

Cướp tài sản

55

155

41

96

42

114

35

89

44

142

217

596

8%

12%

134

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

0

0

1

3

4

10

1

1

0

0

6

14

0%

0%

135

Cưỡng đoạt tài sản

21

47

10

23

18

36

9

12

13

30

71

148

3%

3%

136

Cướp giật tài sản

27

54

22

40

24

52

28

71

25

47

126

264

5%

5%

137

Công nhiên chiếm đoạt tài sản

5

7

3

3

0

0

0

0

1

3

9

13

0%

0%

138

Trộm cắp tài sản

386

673

294

480

329

577

396

713

393

741

1798

3184

64%

62%

139

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

39

54

50

62

58

75

56

80

58

99

261

370

9%

7%

140

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

31

32

40

50

45

61

33

34

13

14

162

191

6%

4%

141

Chiếm giữ trái phép tài sản

0

0

2

12

0

0

0

0

1

1

3

13

0%

0%

142

Sử dụng trái phép tài sản

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0%

0%

143

Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

32

74

34

78

16

26

27

81

32

75

141

334

5%

7%

144

Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng

đến tài sản của nhà nước

0

0

1

4

0

0

0

0

0

0

1

4

0%

0%

145

Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài

sản

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0%

0%

Tổng cộng











2795

5131

100%

100%

(Nguồn: [34, 35, 36, 37, 38])

Qua thống kê tại Bảng 2.3 thể hiện nhóm tội xâm phạm sở hữu trong giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có 261 vụ trên tổng số 2.795 vụ, chiếm tỷ lệ 9%, xếp thứ 2 trong nhóm tội xâm phạm sở hữu; có 370 bị cáo trên tổng số 5131 bị cáo, chiếm tỷ lệ 7%, xếp thứ 3 trong nhóm tội xâm phạm sở hữu.


39



Cướp tài sản


Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Cưỡng đoạt tài sản

Cướp giật tài sản


Công nhiên chiếm đoạt tài sản Trộm cắp tài sản

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản


Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Chiếm giữ trái phép tài sản

Sử dụng trái phép tài sản


Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản


Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước

Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản


Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong nhóm tội xâm phạm sở hữu tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2014


2.2. ĐỊNH TỘI DANH VÀ NHỮNG VI PHẠM, SAI LẦM TRONG VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

2.2.1. Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp tội phạm hoàn thành

Định tội danh đối với tội phạm hoàn thành là việc so sánh, đối chiếu hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự quy định, từ đó xác định và tìm ra sự tương đồng.

Như vậy, định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp tội phạm ở giai đoạn hoàn thành là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra trên cơ sở đối chiếu, so sánh và

kiểm tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu của hành vi ấy với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự.

Trong khi đó, tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội do chủ thể thực hiện đã thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của điều luật tương ứng quy định tại Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự. Theo quy định của Điều 139 Bộ luật Hình sự, mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm ba dấu hiệu chủ yếu là:

- Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng phương thức dùng thủ đoạn gian dối.

- Hậu quả là việc gây thiệt hại cho chủ tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp dưới 2.000.000 đồng, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chiếm đoạt với phương thức là thủ đoạn gian dối để lừa đảo nêu trên với hậu quả thiệt hại xảy ra.

Với những dấu hiệu nêu trên, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, gây thiệt hại về mặt tài sản cho chủ tài sản với giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên, hoặc trường hợp dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Để định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp tội phạm hoàn thành, từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2010 - 2014, có thể thấy rằng các chủ thể định tội danh phải thực hiện những việc cụ thể sau đây:

Một là, đánh giá pháp lý về sự phù hợp giữa hành vi chiếm đoạt tài sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2023