Nhìn vào bảng số liệu thống kê, chúng ta thấy số vụ án và số bị can mà Tòa án nhân dân các cấp xét xử sơ thẩm cao nhất trong 5 năm qua là 12.284 vụ/16.010 bị cáo. So với cùng kỳ giai đoạn trước, Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý, xét xử tăng hơn 10% về số vụ và số bị cáo. Số lượng các vụ án ma túy toàn ngành trung bình hàng năm chiếm gần 20% trong tổng số các vụ án hình sự phải giải quyết. Ở nhiều Tòa án địa phương số vụ án ma túy chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số các vụ án hình sự mà Tòa án đã thụ lý (chỉ riêng năm 2006, số lượng các vụ án ma túy mà Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội phải thụ lý, giải quyết chiếm 32% trong tổng số các vụ án hình sự, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An là 31%, Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng là 38%, Tòa án tỉnh Lai Châu là 53%, Tòa án tỉnh Điện Biên là 55%... Một số Tòa án nhân dân cấp huyện ở các tỉnh này có năm số lượng các vụ án về ma túy chiếm tới 75% đến 85 % tổng số án hình sự mà các Tòa này phải giải quyết). Khi xét xử các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc theo khung hình phạt mà điều luật đã quy định. Các Tòa án đều phối hợp chặt chẽ với Công an, Viện kiểm sát để lựa chọn các vụ án điểm về ma túy và tổ chức xét xử lưu động các vụ án này tại địa bàn xảy ra vụ án.
2.4. Một số tồn tại, hạn chế của việc định tội danh đối với các tội phạm về ma túy
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình định tội danh đối với tội phạm về ma tuý còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau:
Thứ nhất, một số vụ án không xác định đúng tội danh, đã khởi tố sai tội danh hoặc phải ra các quyết định thay đổi tội danh của bị can, một số vụ án chứng cứ buộc tội yếu nhưng vẫn khởi tố sau đó phải đình chỉ, ví dụ như vụ án Trần Như Anh cùng đồng bọn phạm tội Tàng trữ, vận chuyển, mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (gồm 12 bị can, có 4 bị can đã bị truy tố về tội Mua bán trái phép chất ma túy, 8 bị can bị truy tố về tội tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy) xảy ra tại thành phố Phan Thiết, Kiên Giang. Ngày 5/6/2006 Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết đã có quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung đề nghị Viện kiểm sát thành phố Phan Thiết xem xét lại tội danh của một số bị can trong vụ án. Viện kiểm sát thành phố Phan Thiết gửi hồ sơ lên Viện kiểm sát tỉnh Kiên Giang xin thỉnh thị tội danh. Thấy vụ án phức tạp, sau khi họp Uỷ ban kiểm sát, Viện kiểm sát tỉnh Kiên Giang lại gửi hồ sư xin thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh, ma túy- Vụ 2) về tội danh đối với 5 bị can: Bùi Tấn Minh, Hà Văn Hậu, Tiêu Vũ Phương, Thái Anh Quốc bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Rạch Gía khởi tố về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Qua nghiên cứu thấy hồ sơ vụ án thể hiện: 7 bị can trong vụ án (gồm Bùi Tấn Minh, Hà Văn Hậu, Tiêu Vũ Phương, Thái Anh Tuấn, Phạm Anh Quốc, Nguyễn Hoàng Hà, Võ Ma Ry và Nguyễn Văn Hậu) là các đối tượng nghiện ma túy, chưa bị bắt buộc cai nghiện, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về ma túy lần nào. Các bị can này có lần một bị can rủ, có lần các bị can tụ tập cùng nhau góp tiền mua ma túy tổng hợp (thuốc lắc) hoặc có những lần một bị can bỏ tiền ra mua bao cả bọn rồi đến vũ trường, quán karaoke, khách sạn để cùng sử dụng. Qua nghiên cứu hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 2) đã phát hiện 3 bị can bị khởi tố sai tội danh, 4 bị can chứng cứ buộc tội quá yếu nhưng cơ quan tiến hành tố tụng cấp cơ sở vẫn khởi tố, truy tố. Căn cứ tiết c, d, điểm 2, Mục II của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/2/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của BLHS; nhiều người nghiện cùng góp tiền mua, người nghiện có chất ma túy hoặc bỏ tiền mua chất ma túy cho người nghiện khác cùng sử dụng bị bắt giữ nếu trọng lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự (đối với ma túy ở thể rắn là 2 gam) về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy thì người đó phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy. Nếu trọng lượng chất ma túy chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, thì đối với người nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội Sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy. Vụ 2 thấy trong vụ án có 7 bị can Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố sai tội danh và khởi tố khi bị can chưa đủ yếu tố để xử lý hình sự, quá trình kiểm sát điều tra Viện kiểm sát thành phố Phan Thiết không phát hiện được, khi chuyển sang Tòa án nhân dân Phan Thiết để xét xử, Tòa án cũng không phát hiện ra mà chỉ đề ra trong Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là đề nghị Viện kiểm sát xe xét hành vi Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy của 8 bị can (các bị can đều đã bị tạm giam từ 3-5 tháng, đang tại ngoại). Ngày 25/9/2006, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có Công văn số 3060/VKSTC-V2 trả lời thỉnh thị vụ án Trần Như Anh đề nghị Viện kiểm sát tỉnh Kiên Giang ra Quyết định đổi tội danh đối với 3 bị can: Bùi Tấn Minh, Thái Anh Tuấn, Tiêu Vũ Phương (mỗi bị can phải chịu trách nhiệm về hành vi tàng trữ trên 2 gam ma túy tổng hợp) từ tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy sang Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, đồng thời đề nghị xem xét miễn trách nhiệm hình sự đối với 4 bị can: Hà Văn Hậu, Phạm Anh Quốc, Nguyễn Văn Hậu và Võ Ma Ry (mỗi bị can chỉ chịu trách nhiệm dưới 2 gam ma túy tổng hợp). Qua việc giải quyết vụ án cho thấy do khi khởi tố, truy tố bị can, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết vụ án không thận trọng trong xem xét hành vi phạm tội cũng như nghiên cứu các văn bản hướng dẫn để áp dụng.
Thứ hai, một số vụ án chứng cứ còn yếu, chưa thể hiện rõ về tội danh, do đó giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra còn có nhiều quan điểm khác nhau khởi tố hoặc không khởi tố, giữa tội này với tội khác, trong khi các văn bản hướng dẫn xử lý tội phạm ma túy vừa thiếu vừa không rõ
ràng dẫn đến sự thiếu thống nhất trong xử lý. Số ít các vụ án Cơ quan điều tra cung cấp không đầy đủ các tài liệu ban đầu để phê chuẩn dẫn đến việc phê chuẩn không chính xác. Một số vụ án Kiểm sát viên chưa bám sát tiến độ giải quyết án, chưa đề ra yêu cầu điều tra do đó chất lượng điều tra chưa tốt, hồ sơ trả đi trả lại nhiều lần, thậm chí để quá hạn. Bên cạnh đó một số Điều tra viên không thực hiện đầy đủ các yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên dẫn đến hồ sơ vụ án chưa đầy đủ phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Khi phê chuẩn, gia hạn các vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra có quan điểm khác nhau và đều bảo vệ quan điểm của mình dẫn đến vụ án phải kéo dài, phải trả hồ sơ nhiều lần, thậm chí phải đình chỉ hoặc Tòa án tuyên không phạm tội. Nhiều vụ án phức tạp, liên quan đến nội bộ, từ một vụ án liên quan đến nhiều vụ án khác, nhiều tội danh, bị can liên tục thay đổi lời khai, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chưa phối hợp chỉ đạo giải quyết án kịp thời dẫn đến thời hạn giải quyết kéo dài, tổ chức điều tra, kiểm sát khó khăn.
Thứ ba, nhiều vụ án Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa chủ động trong quan hệ phối hợp giải quyết án ma túy ở giai đoạn điều tra. Điều tra viên không trao đổi hoặc trao đổi không cụ thể với Kiểm sát viên những vấn để khó khăn, phát sinh trong quá trình điều tra vụ án, đến khi vụ án kết thúc điều tra, Kiểm sát viên mới tiếp cận đầy đủ hồ sơ vụ án thì mới phát hiện thiếu sót. Với những vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì Kiểm sát viên sẽ lúng túng, đề xuất xử lý không chính xác dẫn đến vụ án bị Tòa án trả hồ sơ hoặc Tòa tuyên không phạm tội. Như vụ án Nguyễn Văn Sơn phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy ở Hà Giang, quá trình điều tra kiểm sát viên không theo sát vụ án để đề ra các yêu cầu điều tra ngay từ đầu, không phát hiện và yêu cầu Cơ quan điều tra xác minh làm rõ những vấn đề cần chứng minh
trong vụ án, đặc biệt án ma túy truy xét, đến khi kết thúc điều tra rất khó khăn trong việc chứng minh tội phạm.
Có thể bạn quan tâm!
- Tội Sản Xuất, Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Các Phương Tiện, Dụng Cụ Dùng Vào Việc Sản Xuất Hoặc Sử Dụng Trái Phép Chất Ma Túy (Điều 196)
- Tội Chứa Chấp Việc Sử Dụng Trái Phép Chất Ma Túy (Điều 198)
- Số Liệu Thống Kê Về Tình Hình Phạm Tội Về Ma Túy Trên Địa Bàn Cả Nước.
- Tăng Cường Công Tác Hướng Dẫn Áp Dụng Pháp Luật
- Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy - 12
- Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Thứ tư, cơ sở pháp lý của mối quan hệ phối hợp giải quyết án hình sự nói chung và án ma túy nói riêng giữa Viện kiểm sát và cơ quan Cảnh sát điều tra không có giới hạn và không quy định cụ thể được vì mối quan hệ phối hợp mang tính trừu tượng, khó xác định ranh giới cụ thể trên cơ sở quy định của pháp luật. (Hiện nay, mới có quy chế phối hợp giải quyết án hình sự giữa Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý với Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma tuý). Có nhiều vụ án phối hợp chồng chéo, có vụ thiếu phối hợp, nhiều vụ án phối hợp nhưng thiếu khoa học hoặc trong quá trình phối hợp nhưng quan điểm xử lý khác nhau dẫn đến khó khăn cho quá trình giải quyết án .
Những tồn tại, hạn chế trong việc định tội danh đối với các tội phạm về ma túy có nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:
Một là, án ma túy là loại án có đặc thù riêng mà hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động định tội đối với các tội phạm về ma túy còn chưa đầy đủ và thiếu tình đồng bộ, nhất là sự bất cập của BLHS đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng định tội danh trong giải quyết án ma túy. Nghiên cứu các qui định của BLHS sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009, chúng tôi thấy vẫn còn nhiều qui định chưa cụ thể, rất dễ dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau nếu không có văn bản hướng dẫn định tội danh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn, đối với phần qui định tội phạm về ma túy không có điều luật qui định khái niệm cơ bản về ma túy và tội phạm ma túy để phân biệt với các tội phạm khác, nhiều tội phạm về ma túy có tính nguy hiểm khác nhau nhưng lại gộp vào một điều luật (ví dụ: tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy qui định tại Điều 194 BLHS); một số cấu thành cơ bản của tội phạm chưa cụ thể (ví dụ: Điều 197-
tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); một số hành vi có tính nguy hiểm cao cho xã hội như: tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép số lượng lớn tiền chất qua biên giới nhưng không chứng minh được mục đích để sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195 BLHS) thì vẫn không bị coi là tội phạm…
Hai là, trình độ chuyên môn của một số Kiểm sát viên, Điều tra viên và Thẩm phán còn hạn chế, chưa nắm vững BLHS, BLTTHS và một số văn bản hướng dẫn khác về điều tra, xử lý tội phạm về ma túy, dẫn đến sai sót trong việc định tội danh đối với các tội phạm về ma túy. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, trách nhiệm của một số Kiểm sát viên và Điều tra viên chưa cao, chưa thực hiện đầy đủ các quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật, còn thụ động chờ Cơ quan điều tra kết thúc điều tra chuyển hồ sơ đến mới nghiên cứu, chưa chủ động đề ra những yêu cầu điều tra của Cơ quan điều tra và Điều tra viên so với thực tế khách quan của vụ án, chưa giám sát hết hoạt động của Cơ quan điều tra và Điều tra viên nên hoạt động kiểm sát điều tra đối với các vụ án ma túy chưa cao.
Ba là, diễn biến tình hình tội phạm ma túy ngày càng hết sức phức tạp, đa dạng, các đối tượng phạm tội ma túy ngày càng hoạt động tinh vi, xảo quyệt và manh động. Trong quá trình tiến hành hoạt động phạm tội, các đối tượng có xu hướng quốc tế hóa hoạt động phạm tội, hình thành đường dây, tổ chức cấu kết rất chặt chẽ. Khi bị phát hiện các đối tượng thường sử dụng vũ khí nóng, công cụ nguy hiểm chống trả quyết liệt lực lượng vây bắt. Nhiều đối tượng người nước ngoài vào Việt Nam phạm tội, do đó việc xác định nhân thân, quốc tịch và xác minh hành vi phạm tội có liên quan hết sức khó khăn, không mở rộng vụ án được hoặc không có cơ sở để chứng minh tội phạm.
Một bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người lạc hậu, những đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, khu vực có truyền thống trồng, sản xuất và sử dụng trái phép chất ma túy… còn thiếu hiểu biết pháp
luật, chạy theo lợi ích cá nhân, bao che, tiếp tay cho tội phạm ma túy hay trực tiếp tham gia hoạt động phạm tội ma túy.
Sự tác động của tội phạm quốc tế vào Việt Nam, đặc biệt là tội phạm ma túy. Các đối tượng phạm tội ma túy ở trong nước câu kết với những đối tượng ma túy ở nước ngoài, hình thành các đường dây tổ chức gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, bắt giữ.
Bốn là, đội ngũ cán bộ giải quyết các vụ án ma túy còn chịu nhiều áp lực và còn thiếu so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách xã hội ưu đãi đối với những cán bộ trực tiếp chiến đấu với tội phạm ma túy chưa thực sự được quan tâm. Cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện kỹ thuật còn hạn chế chưa đáp ứng được công tác phục vụ đấu tranh phòng, ngừa tội phạm ma túy. Một số địa phương có nhiều án phức tạp, nhưng cán bộ làm án ma túy quá ít (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Sơn La…). Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm về ma túy còn hạn chế. Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định khác với pháp luật phòng, chống ma túy của các nước. Quan hệ phối hợp với các nước láng giềng chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay, trong hoạt động phòng, chống ma túy chúng ta tập trung vào quan hệ chủ yếu với ba nước là: Lào, Campuchia, Trung Quốc. Trong mối quan hệ này, chủ yếu chúng ta mới quan hệ mật thiết có hiệu quả với nước bạn Lào. Do đó, trong thời gian qua chúng ta đã bắt giữ được một số đối tượng ma túy chạy trốn ở Lào, trở thành những ông trùm chuyên cung cấp ma túy vào Việt Nam. Còn mối quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia và Trung Quốc vẫn còn những hạn chế nhất định.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
3.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật hình sự liên quan đến các tội phạm về ma túy
Tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn phạm tội mới trong khi một số quy định của BLHS đã lạc hậu và có những bất cập, văn bản hướng dẫn áp dụng luật chưa cập nhật... nên việc áp dụng xử lý tội phạm gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong khi đó các điều luật cụ thể chưa nêu rõ những cấu thành cơ bản của tội phạm, dấu hiệu đặc trưng của một số tội phạm làm cho việc định tội danh hiện đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp, dễ có sự nhầm lẫn như: các tội “mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý” hoặc giữa tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” với tội “chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý”... Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung Chương XVIII của BLHS quy định các tội phạm về ma tuý theo hướng tách các điều luật ghép nhiều tội thành các tội phạm độc lập.
Về các giải pháp cụ thể đối với một số điều luật qui định về tội phạm ma túy:
Thứ nhất, chúng ta cần có văn bản quy định để phân biệt chất gây nghiện, chất hướng thần (chất ma túy) với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (để chữa bệnh có chứa hàm lượng nhất định chất ma túy). Hầu hết các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương đều coi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là tội phạm ma túy và bị xử lý rất nghiêm khắc; ngược lại, có một số địa phương, đơn vị không xử lý về hình sự những người tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái