Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình - 14

trong thời gian vay vốn.

3.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

* Đối với Nhà nước

- Tiếp tục hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần quan trọng vào việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh và ngân hàng, đồng thời tạo nên sự yên tâm bỏ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, có được sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô các thành phần kinh tế mạnh dạn hơn trong việc đầu tư chiều sâu, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo ra nhu cầu vốn lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Sớm xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các Bộ luật. Vì hiện nay, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Đất đai còn có điểm chưa thống nhất về thế chấp, bảo lãnh tài sản.

- Cần có văn bản quy định cụ thể để tránh hình sự hoá hoạt động tín dụng ngân hàng. Vấn đề này, hết sức nhạy cảm lâu nay đã hạn chế đến công tác mở rộng tín dụng.

- Cần có văn bản quy định trách nhiệm dân sự xuyên suốt trong quá trình thực hiện trách nhiệm trả nợ (lãi) của người vay khi được toà án thụ lý, để hạn chế tính chay ì không trả nợ của người vay.

- Tính pháp lý của việc ngân hàng tự phát mãi tài sản bảo đảm hiện nay còn yếu, do đó ngân hàng khó tự chủ phát mãi tài sản để thu hồi nợ.

- Cần quy định thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Việc quy định như vậy không chỉ có lợi trong việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp mà còn tác động cho các doanh nghiệp làm ăn công khai, nghiêm chỉnh, đồng thời làm căn cứ để các ngân hàng thẩm định cho vay vốn.

* Đối với Ngân hàng Nhà nước:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC),

bắt buộc các tổ chức tín dụng phải cập nhật và báo cáo kịp thời, chính xác các thông tin về khách hàng vay vốn. Đồng thời, xây dựng Ban đánh giá xếp loại chất lượng tín dụng của các khách hàng có dư nợ.

- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhằm đưa ra các kiến nghị, tiếng nói chung để tránh những động cơ cạnh tranh thiếu lành mạnh gây ra hậu quả cho hoạt động ngan hàng. Đồng thời, làm cho tiếng nói của Hiệp hội thực sự trở thành đại diện cho hệ thống ngân hàng phản ánh, kiến nghị những chính sách và các yếu tố cần thiết trước cơ quan quản lý nhà nước.

* Đối với NHNo&PTNT cấp trên:

- Sớm khiển khai chương trình thông tin khách hàng mới trên cơ sở dữ liệu ORACLE để khai thác thông tin về các khoản nợ xấu qua hệ thống này.

- Đầu tư về công nghệ và trang bị kỹ thuật, công nghệ thông tin để chi nhánh Thăng Bình không bị tụt hậu làm hạn chế khả năng cạnh tranh và chậm tiến độ hội nhập với bên ngoài qua đó tăng khả năng quản lý chất lượng tín dụng.

- Tạo điều kiện cho chi nhánh trực tiếp chuyển tiền ngoại tỉnh không qua phòng điện toán NHNo&PTNT tỉnh, tránh chậm trễ về thời gan để thu hút khách hàng nhằm nâng cao nguồn thu nhập từ dịch vụ chuyển tiền.


kết luận


Quá trình thực hiện công nghiệp hoá và hiện hoá đất nước thời gian qua, nền kinh tế có bước phát triển đáng kể. Đạt được như vậy là có sự nổ lực của các ngành, các cấp; trong đó ngành ngân hàng đã có phần góp sức rất lớn. Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình đã góp phần đắc lực trên địa bàn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh nhất là cho ngành nông lâm ngư nghiệp phát triển.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng bộc lộ không ít tồn tại hạn chế. Trước hết là chưa đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hiệu quả kinh doanh chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro chưa được khống chế ở mức hợp lý. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, các thị trường tài chính ngày càng

phát triển, mở rộng, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế, ngay cả thị trường nội địa tăng nhanh. Trong điều kiện kinh doanh mới, thị trường luôn sôi động và động khó lường. Do vậy, việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng là đòi hỏi cấp thiết để các ngân hàng thương mại duy trì được sự phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo cho nhu cầu phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Xuất phát từ yêu cầu đó. Việc chống đỡ rủi ro của các ngân hàng thương mại không thể bị động, mang tính chất phòng thủ, mà phải chuyển sang tích cực phản công bằng các biện pháp chống đỡ phong phú và có hệ thống, từ việc phân nhóm các rủi ro, tổ chức mạng lưới giám sát, quản lý đến việc tìm các giải pháp giảm nhẹ hậu quả do rủi ro gây ra.

Nhìn chung rủi ro trong hoạt động tín dụng là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay. Do đó, đề tài chỉ phân tích và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm vì nó quyết định tới hiệu quả kinh doanh và phục vụ khách hàng của mỗi ngân hàng; với suy nghĩ đó tác giả hy vọng cùng với tập thể Ban giám đốc chỉ đạo, điều hành NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình làm tốt nhiệm vụ của mình, góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng cả nước thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vị trí “chủ lực và chủ đạo trên thị trường tiền tệ” Việt Nam và góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Thăng Bình trong thời gian tới./.

Tài liệu tham khảo


1. André Barbier - Jacques Proutat, Người dịch, Nguyễn Lâm Hoè (1993), Phân tích tài chính dành cho chủ ngân hàng, Nxb Viện khoa học ngân hàng, Hà Nội.

2. TS. Dương Đăng Chinh (2000), Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Chính phủ (29/12/1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

4. Chính phủ (25/10/2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/1999/NĐ-CP. .

5. Cục thống kê Quảng Nam (2006), Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2005.

6. TS. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Ngô Quan Huân - Võ Thị Quý - Nguyễn Quang Thu - Trần Quang Trung (1998),

Quản trị rủi ro, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. TS. Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Giáo trình lý thuyết tài chính-tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Huyện uỷ Thăng Bình (2006), Nghị quyết Đại hội huyện đảng bộ lần thứ XIX, 2006-2010.

10. Các Mác (1995), Tư bản, quyển 3, tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính - Thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nxb Tài chính, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Một số vấn đề cơ bản về tài chính tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2000-2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam (2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), Báo cáo tổng kết.

14. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Bình (2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), Báo cáo tổng kết.

15. Josette Peyrad, Người dịch, Đỗ Văn Thận (2000), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16. Peter S.Rose, Người dịch, Nguyễn Huy Hoàng (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

17. PGS. Mai Siêu (2003), Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. TS. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

19. Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (31/12/2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN quy định về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

20. Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (3/11/2004), Quyết định số 1260/NHNN-CSTT về việc thực hiện quy định bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

21. Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (3/2/2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/ QĐ-NHNN.

22. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (22/5/2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

23. PGS.TS. Nguyễn Đình Tự (số chuyên đề năm 2005), Tạp chí Ngân hàng.

24. Uỷ ban nhân dân huyện Thăng Bình (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thăng Bình giai đoạn 2006-2010.

25. PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2005), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nxb Thống kê, Hà Nội.


Mục lục


rang

Mở đầu 1

Chương 1: Một số vấn đề về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng 5

của ngân hàng thương mại

1.1. Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.2. Một số vấn đề về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 22

1.3. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng thương mại và 29 bài học rút ra

Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông 33

nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng bình

2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình

2.2. Thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình

2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro

tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng bình

3.1. Phương hướng hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Bình

3.2. Một số giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình

3.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình


33


47


62


71


71


75


100

Kết luận 1

02

Danh mục tài liệu tham khảo 1

03




Bảng 1.1:

danh mục các bảng biểu


RRTD theo nguồn rủi ro năng lực tài chính của khách hàng.......


Trang


23

Biểu 2.1:

Trình độ của đội ngũ cán bộ.........................................................

36

Biểu 2.2:

Tình hình huy động vốn 2001-2005 của chi nhánh......................

38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình - 14

Biểu 2.3: Hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Bình............................ 41


Biểu 2.4: Hoạt động cho vay HSX của chi nhánh Thăng Bình.................... 43


Biểu 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Bình 47

..........


Biểu 2.6a: Tình hình về RRTD theo thời hạn của chi nhánh Thăng Bình ... 47

Biểu 2.6b: RRTD theo ngành nghề cho vay của chi nhánh Thăng Bình ..... 48

Biểu 2.7: Cơ cấu nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ........ 50

Biểu 2.8: RRTD theo nguyên nhân cho vay của chi nhánh Thăng Bình ..... 51

Biểu 2.9: Các chỉ tiêu đặt ra và mức độ hoàn thành của chi nhánh ............. 58

Biểu 2.10: Tình hình trích lập quỹ dự phòng và xử lý RRTD của chi 60 nhánh Thăng Bình.......................................................................

Biểu 2.11: Tình hình thu hồi nợ xử lý RRTD của chi nhánh Thăng Bình ... 61

Biểu 2.12: Tình hình nợ quá hạn và nợ khó đòi theo hình thức bảo đảm ..... 62

Bảng 3.1: Bảng liệt kê nguồn rủi ro thông tin .............................................. 76

Bảng 3.2: Bảng liệt kê nguồn rủi ro khách hàng .......................................... 77

Bảng 3.3: Bảng liệt kê nguồn rủi ro nhân viên ngân hàng ........................... 78


danh mục các sơ đồ, đồ thị


Trang


Sơ đồ 1.1: Lưu đồ các nguồn rủi ro trong quá trình xét duyệt cho vay 23


Sơ đồ 1.2: Mô tả chuổi DOMINO của Henrich 24

.................................................


Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh Thăng 39 Bình ...................................................................................................................

Đồ thị 2.2: Cơ cấu huy động của chi nhánh Thăng Bình theo kỳ hạn 40

...............


Đồ thị 2.3: Cơ cấu vốn dư nợ của chi nhánh Thăng Bình theo kỳ hạn 42

..............


Đồ thị 2.4: Tốc độ tăng trưởng cho vay HSX của chi nhánh Thăng Bình 44

.........


Đồ thị 2.5: Tỷ trọng dư nợ các ngành kinh tế 45

....................................................


Đồ thị 2.6: Tỷ lệ NQH và tỷ lệ nợ khó đòi của chi nhánh Thăng Bình 49

.............


Đồ thị 2.7: Tỷ trọng dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế 50

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quá trình thẩm định cho vay tại chi nhánh Thăng Bình 59

.........

Sơ đồ 3.1: Lưu đồ các nguồn rủi ro cấp tín dụng 75

Ngày đăng: 26/04/2022