Thực Trạng Kết Quả Hoạt Động Môi Giới Của Ctck Việt Nam


Sàn giao dịch là nơi chủ yếu diễn ra các hoạt động giao dịch của các công ty chứng khoán, nhận thức được tầm quan trọng của phát triển sàn giao dịch các CTCK cố gắng bố trí sàn giao dịch tại những vị trí trung tâm và tương đối khang trang và hiện đại. Nhiều CTCK đã chuyển sang các sàn giao dịch lớn hơn và tiện lợi hơn về vị trí.

Cách bố trí sàn giao dịch tùy thuộc vào diện tích và quan điểm về cách tiếp cận thị trường của mỗi công ty. Nhìn chung, các công ty đều có cố gắng bố trí sàn giao dịch thuận tiện nhất cho khách hàng, có thể coi là bố trí theo kiểu “một cửa”. Nghĩa là khách hàng chỉ phải tiếp xúc tại một điểm duy nhất với một nhân viên duy nhất trong công ty, nhân viên này có trách nhiệm liên hệ nội bộ và giúp khách hàng thực hiện toàn bộ các công việc cho tới khi lệnh được đưa vào sàn. Để làm việc này thuận tiện, các công ty thường bố trí các nhân viên nghiệp vụ theo lối vòng tròn liên tục, mỗi nhân viên thực hiện một khâu công việc khác nhau như nhận lệnh và kiểm tra lệnh, theo dõi tài khoản và treo ký quỹ, duyệt lệnh và gửi vào sàn. 1.3.1.2 Hệ thống mạng lưới

Nói đến hệ thống mạng lưới là nói đến địa bàn hoạt động. Các công ty chứng khoán đều có ý tưởng trở thành những công ty lớn, có chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành phố. Không công ty nào có ý định chỉ dừng lại ở Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh. Do vậy, mạng lưới cũng đang là vấn đề bức xúc của các công ty chứng khoán. Nhiều công ty chứng khoán đã mở rộng mạn lưới ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như công ty chứng khoán ACBS đã có hệ thồng mạng lưới ở các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, An Giang

và Cần Thơ, Cà Mau. 35 Và các công ty chứng khoán khác như BVCS,

BCS, SSI… cũng mở rộng chi nhánh ra nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Có một thực tế phát sinh là các công ty phát hành rất muốn công ty chứng khoán mở chi nhánh hay đại lý tại địa phương mình để phục vụ cho cổ đông có nhu cầu chuyển nhượng, ví dụ như SACOM muốn có địa điểm



35 Nguồn: www.abcs.com..vn


nhận lệnh tại Đồng Nai, HAPACO muốn có địa điểm nhận lệnh tại Hải Phòng. Đây cũng là vấn đề đặt ra khi thu hút các công ty vào niêm yết vì niêm yết trước hết nhằm phục vụ các cổ đông hiện thời của công ty.

Theo quy định của luật chứng khoán mới hiện nay, các CTCK phải thông báo trụ sở chính, các chi nhánh và các đại lý nhận lệnh, về các thay đổi liên quan đến địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh và các đại lý nhận lệnh. (Điều 104 luật Chứng Khoán 2006)

1.3.2. Hệ thống thông tin

Công nghệ thông tin có thể coi là một cơ sỏ vật chất quan trọng nhất của 1

Công nghệ thông tin có thể coi là một cơ sỏ vật chất quan trọng nhất của CTCK nói riêng và TTCK nói chung và đặc biệt quan trọng trong hoạt động môi giới chứng khoán. Tuy nhiên hiện nay có thể thấy các CTCK vẫn còn yếu về hệ thống thông tin nên việc nhập lệnh của CTCK trước giờ khớp lệnh rất mất thời gian, hệ thồng phần mềm của các CTCK không thống nhất, dẫn đến sai sót và gây nghẽn mạch với nhứng biểu hiện “thắt nút cổ chai” khi hệ thống thông

tin trở nên quá tải trong việc xử lý các lệnh. Vì vậy phát triển và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đang là một nghiệm vụ cấp bách đối với các CTCK trong hoạt động MGCK của mình. Hệ thống thông tin của CTCK gồm:

ưng cho bất cứ sàn giao dịch n

ậy, ngay từ khi bắt đầu triển

a, Bảng điện

Có thể nói chiếc bảng điện là đặc tr

Bảng điện TTGDCK Hà Nội

ào,

nhất là đặc trưng cho các CTCK. Do v khai

TTGDCK TP. HCM, Trung tâm đã phối hợp cùng các công ty triển khai và nhập về một số bảng điện của Thái Lan. Các bảng điện này được lắp tại sàn giao dịch của TTGDCK và trụ sở chính của các công ty CK. Tương lai, hệ


thống bảng điện có thể được mở rộng bằng cách ghép các bảng vào với nhau, việc này đã được các CTCK tính toán hợp lý. Có thể đánh giá chung, hệ thống bảng điện của tất cả các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay là tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các CTCK đều có bảng điện nối mạng trực tiếp với bảng điện của TTGDCK để cập nhật thông tin nhất cho khách hàng.


Hệ thống thông tin tại CTCK thành phố HCM-HSC

b, Máy tính, phần mềm và hệ thống website Để đáp ứng nhu cầu kết nối

thông tin với Trung tâm giao dịch Tp Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch ở Hà Nội, tất cả các ty đều trang bị một máy chủ và nhiều máy tính cá nhân. Tuy nhiên, công suất sử dụng các máy này chưa cao do

nhiều công việc vẫn được làm thủ công. Các máy tính được sử dụng chủ

yếu trong công việc thống kê, lưu ký, văn phòng nhưng mới ở mức độ sơ khai; tuy nhiên hiện nay các CTCK cũng trang bị nhiều máy tính để phục vụ khách hàng khai thác thông tin tại sàn giao dịch của công ty.

Đồng thời các CTCK cũng rất quan tâm tới phần mềm tin học để phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán, đặc biệt là hoạt động môi giới. Hầu hết các CTCK đều xây dựng trang web riêng cho công ty của mình và thường xuyên cập nhật thông tin, phát triển các dịch vụ trực tuyến phục vụ cho hoạt động môi giới. Thông qua trang web nhà đầu tư có thể tra cứu tài khoản trên mạng, tra cứu tài khoản qua SMS, giao dịch trực tuyến, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán hay cầm cố chứng khoán. Các công ty chứng khoán như HSC, SSI… cũng đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng và chờ đợi khung pháp lý cho hoạt động giao dịch trực tuyến qua mạng internet


vốn hiện nay đang bị độc quyền bởi công ty chứng khoán ngân hàng Ngoại Thương VCBS (thực hiện lệnh qua mạng internet).


c.Hệ thống thông tin nội bộ, điện thoại cho hoạt động môi giới

Hệ thống thông tin, điện thoại liên lạc là phần quan trọng góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng quản trị cho công ty môi giới chứng khoán. Một CTCK tốt là một công ty có đầy đủ thông tin cho khách hàng và một công ty được quản lý tốt phải có mối quan hệ thông tin giữa các nhân viên và những người quản lý.

Bước đầu số lượng công việc của một nhân viên chứng khoán đã tăng đáng kể cho nên các CTCK cũng đang tiến hành phát triển hệ thống thông tin nội bộ. Ví dụ như công ty chứng khoán Sài Gòn SSI đã tiến hành trang bị loa nội bộ để thông báo các quyết định của ban quản lý, đặc biệt là mỗi giờ sáng trước giờ giao dịch, đều có báo cáo quan điểm của công ty về TTCK làm căn cứ cho nhân viên MGCK khuyến nghị với khách hàng.

Điện thoại là phương thức thông tin chủ yếu của nghề MGCK. Nhìn chung, điện thoại tại các công ty được trang bị đầy đủ, nhiều công ty đã lắp đặt tổng đài để tiết kiệm chi phí và kiểm soát các cuộc gọi. Hệ thống điện thoại hiện nay tại các CTCK ở Việt Nam đã tương đối tốt, nhưng so với chuẩn mực của ngành vẫn chưa phải là đầy đủ. Theo kinh nghiệm một số nước, họ thường nối máy trực tiếp giữa công ty với nhân viên MGCK tại sàn, với các máy điện thoại này, thông tin được truyền nhanh hơn và chi phí rẻ hơn so với dùng máy điện thoại thường.

2. Thực trạng kết quả hoạt động môi giới của CTCK Việt Nam

2.1 Số lượng tài khoản của khách hàng

Ngay từ khi mới được thành lập, các CTCK đã bắt tay ngay vào hoạt động MGCK, đây là một nghiệp vụ quan trọng và nổi bật trong hoạt động của các CTCK. Kể từ khi đi vào hoạt động cho tới nay đã qua 6 năm và số


lượng nhà đầu tư CK mà công ty CK thu hút được ngày càng nhiều. Nếu như năm 2001, số lượng tài khoản giao dịch chỉ ở mức là 8780 tài khoản thì tới năm 2002 con số này đã tăng lên 13600 tài khoản và vảo năm 2004 đã tăng lên 21600 tài khoản. Năm 2005, tổng số tài khoản giao dịch tại các CTCK tăng gần 35% so với năm 2004, trong đó tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 1,4% với 419 tài khoản. Đến hết tháng 6 năm 2006 số lượng tài khoản giao dịch của khách hàng đạt trên 52000 tài khoản (tăng 200% so với cùng kỳ năm 2005), trong đó tổng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 98,98% tổng tài khoản, số tài khoản của tổ chức chiếm tỷ lệ khá nhỏ. 36

Bảng 5: Số lượng tài khoản giao dịch


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

5/2005

6/2006

Lượng tài khoản

3000

8780

13600

16490

21600

23000

52000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.


Nguồn: UBCK NN

Biểu đồ 5:


Lượng tài khoản giao dịch


Lượng tài khoản

Lượng tài khoản





























60000

50000

40000

30000

20000

10000

0


2000

2001

2002

2003

2004

31/5/2005

30/6/2006

Năm



36 Nguòn: UBCKNN, tạp chí Chứng khoàn Việt Nam số 4 và số 7 năm 2006


Lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh, theo báo cáo của các công ty chứng khoán, tháng 7 năm 2005 số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) mới chỉ ở con số 287 tài khoản thì đến tháng 5 năm 2006 con số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng 419 tài khoản (tăng 46%). Tháng 5 năm 2006 con số tài khoản của nhà ĐTNN đã tăng lên tới 859 tài khoản (tăng 105% so với tháng 12/2005).

Vậy là trong vòng 5 tháng đầu năm số tài khoản của nhà ĐTNN trên TTCK đã tăng 2,05 lần.37 Tính đến cuối tháng 6 năm 2006 thì số lượng tài khoản của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tăng khoảng 60% so với thời điểm cuối năm 2005 và tăng 17 lần so với thời điểm cuối năm 2000.38

Tuy vậy, theo nhận định của ông Don Lam, tổng giám đốc công ty quản lý quỹ Vina Capital, TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành, gọi là thị trường nhưng thực ra vẫn còn rất ít hàng hóa, đặc biệt là chất lượng chưa cao, thị trường cũng thiếu đội ngũ nhà đầu tư có kiến thức,

nên dễ có những phản ứng đồng loạt có tính chất cực đoan mà ngay cả nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng khó đối phó.39

Trong suốt hơn 6 năm hoạt động số lượng tài khoản đầu tư ở từng công ty chứng khoán đã tăng rõ rết. Trong năm qua hoạt động MGCK của BVSC gặt hái được nhiều thành công và luôn duy trì ở vị trí một CTCK có thị phần đứng đầu. Số lượng tài khoản mở tại BVSC tính đến cuối năm 2005 đã đạt mức hơn 7000 tài khoản, tăng hơn 50% so với năm 2004. Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu đạt trên 1400 tỷ đồng, chiếm trên 22% thị phần giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ toàn thị trường.40 Công ty chứng khoán Sài Gòn tính đến cuối năm 2005 cũng đạt mức gần 6000 tài khoản và công ty SSI cũng kiểm soát gần 60% thị phần môi giới cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài.



37 Nguồn: TTGDCK Hà Nội


38 Nguồn: Tạp chí chứng khoán Việt Nam, số tháng 7 năm 2006, Bài “TTGDCK thành phố HCM”

39 Nguồn: Tạp chí Đầu tư chứng khoán số 40, ngày 2 tháng 10 năm 2006

40 Nguồn: bảo việt chứng khoán www.bvcs.com,vn


Hiện nay, tính đến hết tháng 7 năm 2006, thì ba CTCK đứng đầu về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản là VCBS, chiếm 25% tổng số tài khoản toàn thị trường (khoảng gần 12000 tài khoản). BVSC và SSI cùng chiếm 18,2% tổng số tài khoản (gần 9000 tài khoản). Ngân hàng phát triển châu á (ADB) dự tính là vào năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng 50 CTCK quản lý khoảng 2,5 triệu tài khoản.


Biểu đồ 6:

Thị phần tài khoản đầu tư đến tháng 6/2006



0.386


0.182

0.25





VCBS BVSC SSI

Others

0.182

Nguồn: tạp chí chứng khoán Việt Nam số tháng 7 năm 2006, bài: “thị trường CK Việt Nam sau 6 năm hoạt

Nhìn vào lượng tăng tài khoản đầu tư mở tại các công ty môi giới chứng khoán trong thời gian vừa qua có thể thấy rằng, hoạt động MGCK bước đầu đã thu hút được sự tham gia của công chúng đầu tư và đồng thời cũng làm góp phần làm phong phú thêm hoạt động của TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻ.

2.2 Phí môi giới chứng khoán

Hoạt động với tư cách là một đại lý trung gian trên thị trường, các công ty chứng khoán sẽ được hưởng hoa hồng môi giới chứng khoán. Thông thường, ở các nước trên thế giới, tiền hoa hồng được tính bằng phần trăm trên tổng giá trị giao dịch. Số tiền mua bán càng nhỏ thì phần trăm hoa hồng càng lớn. Nhìn vào thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có thể thấy, công chúng đầu tư thường quan tâm đến mức tăng giảm của từng loại


cổ phiếu, đến biên độ giá ... còn mức phí hoa hồng môi giới chứng khoán là bao nhiêu thì dường như không được nói đến nhiều vì mức hoa hồng môi giới chứng khoán phổ biến từ trước đến nay vẫn “đóng đinh” là 0,5% trên tổng giá trị giao dịch cổ phiếu tại hầu hết các công ty chứng khoán. Đó chính là mức phí hoa hồng môi giới chứng khoán trần do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quy định áp dụng đối với tất cả các CTCK hoạt động trên TTCK Việt Nam.

Bắt đầu từ ngày 29/ 11/ 2000, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã chính thức áp dụng chế độ thu phí mới đối với khách hàng. Theo đó, mức phí dịch vụ MGCK (hoa hồng môi giới) mua, bán chứng khoán cho khách hàng quy định lại là tối đa 0,5% trị giá giao dịch (đối với cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư) và tối đa là 0,15% trị giá giao dịch (đối với trái phiếu) [41].

Nếu như trong thời gian đầu hoạt động các công ty chứng khoán còn áp dụng mức phí môi giới như nhau và bằng với mức phí trần mà bộ tài chính quy định thì hiện nay để cạnh tranh và thu hút khách hàng các công ty chứng khoán như ARSC, BSC, BVSC, IBS ... liên tục thông báo giảm phí MGCK. Các công ty CK chứng khoán thực hiện việc giảm phí, miễn phí để khuyến khích các hoạt động đầu tư và thu hút khách hàng.

Việc giảm phí môi giới chứng khoán lần này vừa là yêu cầu chính đáng của nhà đầu tư để duy trì và mở rộng thị trường, vừa là mục đích của các công ty chứng khoán nhằm kích cầu chứng khoán, góp phần phát triển thị trường chứng khoán và khuyến khích tăng cường hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán phù hợp với quy mô của thị trường. Tuy nhiên, song song với việc giảm phí môi giới chứng khoán, các công ty chứng khoán cũng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn trước



41 Thông tư số 02/2000/ TT - UBCK1 ngày 29/ 11/ 2000 của UBCKNN quy định về phí môi giới mua, bán chứng khoán cho khách hàng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022