Danh Mục Khu Hệ Động Vật Khu Bttn Pù Huống


nên sự khác biệt khí hậu giữa sườn Bắc và sườn Nam Pù Huống. Địa hình địa thế phong phú đã tạo nên tính đa dạng sinh học cực kỳ phong phú và có giá trị cao trong Khu BTTN Pù Huống.

- Rừng nguyên sinh: Đây là loại rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Thành phần thực vật chủ yếu là Pơ mu có đường kính đạt tới 100-200 cm, Sa mộc dầu và Sồi lá mỏng. Ngoài ra còn có các loài sến mật, táu muối… . Thành phần thực vật tầng cao chủ yếu là sến mật, táu, giổi xanh, trường mật… Tầng dưới tán gặp các loài bời lời ba vì, máu chó Bắc bộ, ràng ràng… Tầng thực vật mục khá dày, đôi chỗ xen lẫn các loài giang, sặt.

Trong loại hình rừng nguyên sinh thì rừng lùn thường gặp ở đỉnh tam giác Pù Huống có diện tích hẹp, có thân cây cằn cỗi, cây có rêu, phong lan bám đầy. Có các loại cây điển hình là: đỗ quyên, sơn liễu, truông treo… Tầng rừng chỉ cao không quá 5m, đường kính cây gỗ nhỏ dưới 30cm, cây lá nhỏ gỗ cứng. Kiểu rừng này có tầng thảm mục chưa phân hoá luôn có mây che phủ ẩm ướt và lạnh.

Ngoài ra rừng núi đá phụ ít bị tác động, vẫn còn giữ nhiều nét nguyên vẹn và hiểm trở có các loài thực vật phổ biến như nghiến, sến mật, trâm núi, gội núi… Đây là điểm phân bố và cư trú chủ yếu của các loài Sao la, Sơn dương.

- Rừng thứ sinh: Ở độ cao 500 m, chủ yếu là loài chò chỉ chiếm ưu thế trên đất ven suối. Kiểu rừng này có các loài ưu thế tầng cao như trường mật, lát, sến mật,…. Thành phần thực vật tán cao gặp chủ yếu là sến mật, re, trường mật, cà ổi. Trong loại rừng thứ sinh thì rừng tre nứa phân bố rộng, rải rác khắp hai sườn núi. Đây là kiểu rừng xuất hiện sau nương rẫy và chiếm một diện tích khá lớn. Xen lẫn với rừng tre nứa vẫn có các loại thân gỗ nhỏ, một số các loài thực vật khác: ràng ràng mít, sim, mua,…

Về đa dạng loài và vốn gen

Tại Pù Huống, quần hệ rừng á nhiệt đới núi thấp (800-1.600 m) với thành phần thực vật đặc trưng của vùng khí hậu hơi lạnh như Pơ mu, Thông tre, Sa mộc dầu, Đỉnh tùng cùng với các đại diện thực vật phía Bắc như họ Thích, họ Đỗ quyên, họ Dẻ, họ Chè, họ Hồi. Sự có mặt của Đỉnh tùng là điểm đặc biệt của vùng này.


Điểm đặc biệt cần nhắc đến là thảm thực vật rừng trên núi đá vôi Pù Huống rất đặc trưng gồm các loài mang tính chỉ thị như Trai lý, Nghiến, Đinh, Ruối ô rô,…. Theo thống kê sơ bộ thì ở đây có khoảng 1.200 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 533 chi của 138 họ, trong đó có 33 loài quý hiếm đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ.

Khu hệ động vật: Khu BTTN Pù Huống vẫn còn giữ được những giá trị đa dạng sinh học đặc trưng của vùng núi bắc Trường Sơn. Bước đầu điều tra, khảo sát đã xác định được 291 loài động vật thuộc 86 họ của các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư. Trong đó có 8 loài quý hiếm và đặc hữu là Voọc đen Hà Tĩnh, Voọc mông trắng, Cu li nhỏ, Vượn đen tuyền, Chà vá, Báo hoa mai, Trĩ sao và Gà lôi trắng. Có 48 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN.

Bảng 2.8. Danh mục khu hệ động vật Khu BTTN Pù Huống


Lớp

Số họ

Số loài

Sách đỏ VN (2007)

(ĐV: loài)

Sách đỏ IUCN (1996)

(ĐV: loài)

Thú

24

63

18

8

Chim

42

176

6

5

Bò sát

14

35

10

-

Lưỡng cư

6

17

1

-

Cộng

86

291

35

13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 9

(Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm – Khu BTTN Pù Huống)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Vùng lõi 3)

Theo kết quả khảo sát sơ bộ của đoàn điều tra hỗn hợp Frontier - Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật năm 1999 thì diện tích rừng tự nhiên ở đây còn khá lớn (>56.000 ha) trong đó có 34.000 ha rừng tự nhiên ít bị tác động.

Về đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan

Đại diện của 4 lớp quần hệ là rừng kín, rừng thưa, thảm cây bụi, thảm cỏ đều có mặt ở đây, đặc tính nguyên sinh của rừng ở đây còn cao. Ở độ cao trên 2000 m thường có mặt các đại diện của hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới như họ Thích, họ Đỗ quyên, họ Chè.


Về đa dạng loài và vốn gen

Số lượng loài thực vật bậc cao hiện thống kê được khoảng 600 loài trong khoảng 1.500 loài, trong đó có 30 loài quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Thực vật hạt trần: Bước đầu khảo sát có 7 loài, trong đó có 4 loài quí hiếm là: pơ mu, bách xanh, kim giao và sa mu dầu. Trong đó có loài sa mu dầu là một loài quí hiếm phân bố cực hẹp.

Thực vật hạt kín: Có 26 loài được ghi vào sách đỏ, trong đó có những loài có giá trị đáng chú ý như: Sến mật, trai, sao hải nam, chò chỉ, tô hạp, trám trẩu, mạy châu.

Động vật: Đã thống kê được 193 loài động vật có xương sống, 8 loài bò sát quí hiếm: Rùa núi viền, rùa hộp trấn vàng, rùa đầu to, trăn gấm,… Khu hệ chim 131 loài, các loài quí hiếm như: gà lôi trắng, niệc hung, cắt nhỏ bụng trắng,….

Bước đầu đã phát hiện được 45 loài thú chiếm 25% tổng số thú của toàn quốc (chưa kể các nhóm dơi, chuột ); 131 loài chim thuộc 10 bộ, 33 họ. Khu hệ thú móng guốc bao gồm một số loài lớn như: Bò tót, Sơn dương, Nai, Mang lớn, Hoẵng,…

Quá trình khảo sát đã thu được mẫu vật lạ của 1 loài Mang nhỏ trọng lượng khoảng 12-15kg. Mẫu vật đã được giám định ADN tại Copenhaga Đan Mạch tháng 9/1997 và được thừa nhận là loài mới, loài Mang Pù Hoạt.

Số lượng quần thể của Vọoc xám còn đáng kể với mật độ dễ gặp, Vượn đen phân bố chủ yếu ở núi phía Bắc núi Pù Hoạt – Pù Pha Lông, các loài Hổ, Báo Hoa mai, Báo lửa, Báo gấm, Sói, Gấu và các loài Cầy tập trung ở núi Pù Pha Nhà giáp Lào. Sói đỏ xuất hiện nhiều, khoảng 3 đàn, mỗi đàn 7 – 10 con, trong số 27 loài quí hiếm.

Như vậy có thể thấy, hệ sinh thái rừng của Nghệ An có thể được ví là "rừng vàng", đặc biệt là diện tích tương đối lớn rừng nguyên sinh là nguồn tài nguyên tự nhiên quý báu đối với sự phát triển DLST của tỉnh và đang là đối tượng đầu tư của của du lịch Nghệ An trong những năm gần đây mà trọng tâm là các khu du lịch gắn


với các khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Hệ sinh thái đất ngập nước

+ Hệ sinh thái ngập mặn ven biển

Điển hình cho hệ sinh thái đất ngập nước của Nghệ An trước hết cần kể đến là hệ sinh thái ngập mặn ven biển. Hệ sinh thái ngập mặn ven biển được xếp vào nhóm hệ địa – sinh thái vùng cửa sông – ven biển. Với đường bờ biển dài và có 6 cửa lạch đổ ra biển, hiện nay Nghệ An có khoảng 1.215ha rừng ngập mặn, phân bố chủ yếu ở các con sông bắt nguồn từ 6 cửa lạch, dọc hai bờ sông: sông Mai Giang, sông Hoàng Mai, sông Thơi, sông Bùng, sông Lam, kênh nhà Lê....

Trước năm 1985 rừng ngập mặn được bao phủ dọc bờ sông thành phần loài rất đa dạng. Nhưng sau 1985 do ngăn mặn để làm lúa, rừng ngập mặn bị tàn phá, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tăng quá mức sẽ dẫn đến hậu quả không thể lường trước được nguồn lợi và môi trường. Đến năm 1994 được sự hỗ trợ của Hội chữ thập đỏ Nhật Bản toàn tỉnh Nghệ An tiến hành trồng rừng ngập mặn và đã có những thành công đáng kể. Rừng ngập mặn chiếm diện tích nhiều nhất là ở huyện Quỳnh Lưu và sau đó là huyện Diễn Châu với các loài thực vật ưu thế là: Đước vòi (Rhizophora stylosa) và loài cây Trang (Kandelia candel), còn ở Hưng Hoà chỉ với diện tích nhỏ là: 55,83 ha chủ yếu là loài Bần chua (Sonneratia caseolaris).

Trên các bãi bồi từ các cửa lạch: lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, quần thể Mắm biển mọc thuần loại vì ở đây độ mặn khá cao từ 25-30‰, đất cát chiếm tỷ lệ rất cao chỉ có quần thể Mắm mới sống được trên nền đất cát đó.Trên bãi triều cao có nhiều cát thì loài muống biển (Ipomaea pes-carpae) xâm nhập tạo thàng thảm tươi dọc ven sông, biển. ở các bãi triều ngập trung bình, giàu mùn, đất bùn sét có nhiều mùn bã hữu cơ như ở Quỳnh Lương, Quỳnh Thanh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Diễn Kim, Diễn Bích, thành phần loài cây phức tạp hơn tạo thành một quần xã hén hợp như: Đước Vòi (Rhizophora stylosa), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Trang (Kandelia candel), thỉnh thoảng gặp một vài cá thể của loài Sú (Aegiceras corniculatum), Ô rô lá to (Acanthus ilicifolius). Bởi vì Mắm biển không


thể cạnh tranh nổi về ánh sáng với các loài trên đồng thời độ mặn cũng như chất đất đã quyết định đào thải chúng. Các vùng đất cao như gò đồi, ven đê....cây ưu thế vẫn là Ráng biển (acrosstichum aureum), Vạng hôi (Clerodendron inerme), Dứa sợi (Pandanus tectorius), Cúc tần (Pluchea indica), Vuốt hùm (Caesalpinia bonduc) và thảm thực vật thân thảo khác .

Trên các bãi triều chỉ ngập triều cao, quần thể Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza) chiếm ưu thế và phát triển tốt như ở Quỳnh Dị (gần lèn) cây cao đến 3,5m, tán phủ 5m, chúng nhờ hệ thống rễ phát triển mạnh, có ưu thế trong cuộc cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng, đã tiêu diệt dần các loài khác để tạo thành một quần thể thuần loại.

Những nơi chỉ ngập triều thật cao thì quần xã cây ngập mặn với thành phần loài là: Giá (excoecaria agallocha), cỏ Gà (Cynodon dactylon), củ gấu biển (Cyperus malaccensis). .. Ở những vùng đất chua mặn, độ măn 5-15‰ như ở Hưng Hoà, Quỳnh Diễn thấy xuất hiện loài Bần chua (Sonneratia caseolaris) chiếm hoàn toàn ưu thế, cây cao đến 8m, đây là loài thực vật chỉ thị cho môi trường nước lợ.

Những khu rừng ngập mặn ngoài việc tạo ra những cảnh quan môi trường đẹp, có tác dụng bảo vệ an toàn các tuyến đê ven sông, biển còn là nơi trú ngụ của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Vì vậy nơi đây rất thuận lợi cho việc hình thành các điểm du lịch tham quan nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái vùng cửa sông - ven biển.

+ Hệ sinh thái hồ

Do đặc điểm tự nhiên, truyền thống canh tác nông nghiệp và nhu cầu phát triển năng lượng thủy điện, Nghệ An là tỉnh có số lượng hồ khá lớn (249 hồ).

Tuy có số lượng lớn nhưng hồ ở Nghệ An chủ yếu là hồ nhân tạo với nhiệm vụ chính là trữ nước phục vụ tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, điều hòa dòng chảy. Vì vậy hệ sinh thái ở các hồ tương đối đơn điệu, chủ yếu là rừng trồng, hệ động thực vật kém phong phú và ở mỗi hồ có đặc điểm sinh thái riêng phù hợp với điều kiện hình thành và sinh thái cảnh của hồ. Tuy nhiên, cũng có một số hồ có giá trị DLST như hồ Xuân Dương (Diễn Châu), hồ Tràng Đen (Nam Đàn), hồ Khe Gỗ (Nghi


Lộc),…Đây là những hồ thủy lợi tương đối lớn của hệ thống hồ thủy lợi Nghệ An, phong cảnh xung quanh đẹp, thơ mộng với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành rất thích hợp cho các hoạt động tham quan, vãn cảnh, tắm hồ,….

Hồ Xuân Dương, hay còn gọi là Đập Xuân Dương (Ba Ra Xuân Dương), là một hồ nước rất lớn được ngăn bởi dãy núi là Rú Dẻ và Rú Chạch (Bạch Y) và Rú Ba Chạng, thuộc xã Diễn Phú. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các xã ở phía nam Diễn Châu. Hồ xuất phát từ xã Nghi Văn huyện Nghi Lộc. Đập chắn và hệ thống đóng mở nước được xây dựng từ thời Pháp còn có tên gọi là Cột nhà lầu. Cửa đập được xây dựng kiên cố bằng đá xanh nằm giữa 2 ngọn núi thuộc dãy núi Rú chạch và Rú Ba Chạng. Thời kháng chiến chống Mỹ khu vực này chịu không ít bom đạn. Mỹ quyết tâm phá đập chắn nhưng không được vì đập đã được 2 ngọn núi chở che. Dấu tích còn sót lại trên núi là rất nhiều hố bom. Xung quanh hồ là nhiều rừng thông và cây cổ thụ đã được nuôi giữ nhiều năm, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, có nhiều động và khe núi đẹp. Khung cảnh nơi đây rất giống Đà Lạt.

Hệ sinh thái vùng cát ven biển

Đất cát cũ ven biển với diện tích khoảng 21.428 ha, phân bố dọc ven biển, khu vực này có thảm thực vật phát triển hạn chế, chủ yếu là muống biển, cỏ dại,… xen một số cây bụi với độ che phủ thấp. Cây thân gỗ chỉ là cây trồng mà phổ biến là Phi lao. Phi lao có tác dụng giữ nước, chống cát bay và tạo độ râm mát cũng như tô điểm thêm cho vẻ đẹp bờ biển. Quần xã động vật ở hệ sinh thái này chủ yếu là các loài bò sát như kỳ nhôn, rắn,…

Đất cát biển có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhưng kali dễ tiêu nghèo, thích hợp và đã được đưa vào trồng các loại cây như: rau, lạc, đỗ, dâu tằm,….

Trong quá trình phát triển, lợi thế của vùng là có mặt bằng xây dựng khá thuận lợi, ít phải đền bù giải tỏa, gần hệ thống giao thông và lưới điện quốc gia. Vì vậy, đây là điều kiện rất thuận lợi để xây dựng hệ thống CSHT và cơ sở vật chất phục vụ du lịch.


b. Các cảnh quan tự nhiên gắn với thủy văn

Sông ngòi

Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả (hay còn gọi là sông Lam) là hệ thống sông lớn và quan trọng của tỉnh Nghệ An. Phần lớn mạng lưới sông ngòi ở Nghệ An đều thuộc hệ thống sông này. Đây là sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội. Cụ thể, trên lãnh thổ Việt Nam, nó chảy qua địa phận huyện Kì Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào và Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ.

Tổng cộng chiều dài của sông khoảng 513 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Tuy nhiên có nguồn khác thì cho rằng dòng sông này có hai nguồn chính, nếu tính theo đầu nguồn từ Nậm Mơn (từ dãy Pu Lôi) thì Sông Lam dài 530 km, nếu tính đầu nguồn bắt đầu từ Nậm Mô (cao nguyên Trấn Ninh) thì chiều dài sông là 432 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3%. Mật độ sông suối là 0,60km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước. Tổng lượng nước 2190 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km². Lưu lượng trung bình mỗi năm tại Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm.

Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, khi gần tới biển chảy ngược lên hướng Bắc.


Ở thượng nguồn sông ngòi kết hợp với địa hình dốc, hiểm trở để hình thành nên những thác nước hùng vĩ như Thác Khe Kèm, Thác Sao Va,….Là những địa điểm lý tưởng cho hoạt động du lịch giải trí mạo hiểm. Khi về đến hạ nguồn, sông chảy hiền hòa, thơ mộng là điều kiện thuận lợi để hình thành các tuyến du lịch bằng thuyền dọc sông Lam.

Ngoài ra, cùng với núi Hồng Lĩnh, sông Lam được xem là biểu tượng của Nghệ An. Hai bên dòng sông Lam có những làng văn hóa của Nghệ An và Hà Tĩnh như Yên Hồ (Đức Thọ), Tiên Điền, Uy Viễn (Nghi Xuân), Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh), Trung Cần, Hoành Sơn, làng Kim Liên (Nam Đàn) tạo nên một vùng văn hóa LamHồng. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tả ngạn sông Lam đã hai lần được chọn đóng Đế đô của cả nước. Lần thứ nhất, năm 722, Mai Hắc Đế xây thành Vạn An ở La Nam thuộc huyện Nam Đàn. Lần thứ hai, năm 1788, Nguyễn Huệ xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở chân núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, thuộc thành phố Vinh. Có thể coi sông Lam, con sông chảy qua làng Kim Liên, qua núi Quyết, Bến Thuỷ, Cửa Hội... là điểm hội tụ, là nơi hình thành và phát triển văn hoá xứ Nghệ, là trung tâm du lịch của Nghệ An. Khai thác dòng sông Lam thơ mộng như một dải lụa dát vàng tô điểm cho từng vùng, từng cảnh không những giúp phát triển du lịch Nghệ An mà còn tạo ra sự phối kết hợp nhịp nhàng với du lịch các vùng phụ cận, trong đó có Hà Tĩnh

Suối

Vùng miền núi và giáp ranh giữa miền núi và trung du có nhiều suối khe, từ những dốc lớn, nước chảy xiết tạo nên những phong cảnh hấp dẫn như suối Bò Đái (Thanh Chương), suối An Quốc (Hưng Nguyên), suối nước lạnh phía bắc huyện Quỳnh Lưu,…

Do kết cấu địa chất và tàn dư của các vết nứt gãy địa tầng trong khu vực nên trên địa bàn có nhiều suối nước khoáng và suối nước nóng nhưng hiện nay chưa được điều tra tỉ mỉ và khai thác. Có thể kể đến như Suối nước nóng – khoáng Bản Khạng (Quỳ Hợp) chất lượng tốt, thuộc loại khoáng Cacbonic với lưu lượng 0,5 lít/s. Suối nước nóng – khoáng Giang Sơn (Đô Lương), Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Suối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023