Các Điểm Du Lịch Sinh Thái Chủ Yếu Ở Nghệ An


liền với ngày hội mùa màng, lễ tết của từng vùng, từng dân tộc. Các huyện đồng bằng tổ chức lễ hội vào những ngày lễ để tưởng nhớ các vị anh hùng đã có công bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Một số lễ hội đặc trưng:

- Huyện Nam Đàn có lễ hội Làng Sen, lễ hội Vua Mai.

- Huyện Đô Lương có lễ hội Đền Quả Sơn, lễ hội dòng họ Nguyễn Cảnh.

- Huyện Quỳ Châu có lễ hội Hang Bua.

- Huyện Quỳnh Lưu có lễ hội Đền Cờn, lễ hội đất học Quỳnh Đôi.

- Huyện Quế Phong có lễ hội đền Chín Gian.

- Huyện Yên Thành có lễ hội Đức Hoàng.

- Huyện Diễn Châu có lễ hội Đền Cuông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

- Huyện Anh Sơn có lễ hội Uống nước nhớ nguồn.

- Thị xã Cửa Lò có lễ hội Sông nước Cửa Lò.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 11

- Huyện Hưng Nguyên có lễ hội Đền Hoàng Mười, lễ hội rước Hến.

- Huyện Thanh Chương có lễ hội đình Võ Liệt, lễ hội đền Bạch Mã.

- Huyện Nghi Lộc có lễ hội đền Nguyễn Xí.

- Huyện Nghĩa Đàn có lễ hội làng Vạc.

- Lễ hội Xăng khan (miền núi Nghệ An, 21 - 23 tháng giêng âm lịch hàng năm).

Sản phẩm thủ công truyền thống

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống trên đất Nghệ An rất phong phú, đa dạng và lâu đời. Làng nghề ở đây gắn liền với phong tục tập quán, tâm linh và sinh hoạt cộng đồng của người dân tại các thôn làng, gắn liền với giếng nước, đình làng nên nhiều làng vẫn còn gìn giữ, lưu truyền nghề qua nhiều thế hệ. Các ông Tổ, cụ Tổ làng nghề được dân làng vinh danh xây dựng các đình, đền, miếu thành Hoàng làng để tôn thờ. Hàng năm đến dịp là tổ chức thờ cúng để tưởng nhớ công lao của họ đã giúp dân làng có nghề làm ăn sinh sống như: nghề rèn ở Nho Lâm; chạm trổ đá Diễn Bình; dệt Phường Lịch (Diễn Châu); làm gốm gia dụng bằng tay và bàn xoay ở Viên Thành (Yên Thành); nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu đan của đồng bào các dân tộc Thái, H'Mông... Tuy nhiên, do thời gian và tác động của nhiều biến


cố lịch sử, một số làng nghề đã và đang mai một.

Nghệ An đã lựa chọn một số làng nghề đủ tiêu chí xếp loại làng nghề.

- Làng đan nứa trúc Xuân Nha -Hưng Nguyên.

- Nghề dệt thổ cẩm - Quỳ Châu

- Làng rèn Nho Lâm - Diễn Châu

- Làng đục - chạm trổ đá ở Diễn Bình - Diễn Châu

- Làng nồi đất - Trù Sơn - Đô Lương

- Làng nghề nước mắm Vạn Phần - Cửa Hội

Như vậy có thể thấy nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đóng vai trò chủ đạo kết hợp với sự đặc sắc của tài nguyên du lịch nhân văn nằm đan xen, gắn liền với các tài nguyên du lịch tự nhiên tạo điều kiện cho việc kết hợp loại hình DLST với văn hóa, làng nghề, du lịch cộng đồng,… làm cho các tuyến DLST của tỉnh càng thêm hấp dẫn du khách, đáp ứng ngày càng cao của du khách trong nước cũng như quốc tế.

2.2.2. Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu ở Nghệ An‌

Tiềm năng DLST của Nghệ An là rất lớn, tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Tây và ven biển phía Đông. Vì vậy các điểm DLST chủ yếu được tập trung ở những khu vực này.

Các điểm DLST ở Nghệ An có thể chia thành 2 nhóm chính là :

- Điểm DLST quốc gia có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn có khả năng thu hút nhiều khách thăm quan.

- Điểm DLST địa phương có tài nguyên du lịch hấp dẫn khách du lịch.

2.2.2.1.Các điểm du lịch sinh thái cấp quốc gia

a. Vườn quốc gia Pù Mát

Nằm ở phía tây Nam tỉnh Nghệ An, về phía bắc dãy Trường Sơn, trên địa bàn 3 huyện là Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương. Vườn quốc gia Pù Mát cạnh quốc lộ 7, cách thành phố Vinh 160 km, cách đường Hồ Chí Minh 20 km, cách cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn 140 km, cách Kim Liên – quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh 80km


theo quốc lộ 46 và là điểm quan trọng trong tour du lịch Cửa Lò - Vinh - Kim Liên - Pù Mát.

Là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An - 1 trong 6 Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam - VQG Pù Mát không chỉ có giá trị lớn về mặt đa dạng sinh học mà còn là một địa chỉ DLST đầy hấp dẫn ở khu vực miền Trung.

VQG Pù Mát có diện tích rộng lớn gồm vùng lõi rộng 94.804ha và vùng đệm rộng 86.000 ha, nằm trên sườn Đông của dãy Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt – Lào. Đây được đánh giá là khu vực rừng tự nhiên lớn, tiêu biểu và có nhiều thành phần thực vật phong phú và đa dạng vào loại bậc nhất Việt Nam. Điều đặc biệt là nơi đây vẫn giữ được vẻ hoang sơ, nguyên sinh là những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển loại hình DLST

VQG Pù Mát nằm trên địa hình dãy núi đá vôi kết nối nhau, có đỉnh Pù Mát cao 1.841m - được ví như một Fansipan thứ hai của Việt Nam. Nét nổi bật của VQG Pù Mát là nét hoang sơ của những khu rừng nguyên sinh, sự hùng vĩ của những thác nước, hang động và nhiều thắng cảnh khác.

Thác Khe Kèm, Suối Mọc, sông Giăng, rừng Săng lẻ là những điểm du lịch chính, hấp dẫn của VQG.

Có thể kể đến trước hết là thác Khe Kèm – được ví là Dải lụa trắng trên nền xanh thẳm của VQG Pù Mát. Thác có độ cao 500m, khí hậu ôn hòa mát mẻ nhiệt độ trung bình 200C; hai bên bờ thác nước có thảm thực vật với hàng trăm loại hoa thích hợp cho việc tổ chức các loại hình DLST, ẩm thực và du lịch cộng đồng.

Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, vào mùa đông dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá.


Ngoài ra, VQG Pù Mát cũng đã khảo sát và tổ chức hình thức du lịch mới là ngồi thuyền ngược dòng sông Giăng khám phá vẻ đẹp kì thú, hùng vĩ của núi rừng Pù Mát và đến thăm 3 bản của người dân tộc Đan Lai đang sinh sống tại thượng nguồn sông Giăng.

Một điểm DLST khác cũng cần được nhắc đến đó là Rừng săng lẻ (hay còn có tên gọi khác là Thung lũng xanh) thuộc xã Tam Đình huyện Tương Dương (Nghệ An), diện tích rừng rộng trên 100 ha. Khu rừng này được đưa vào diện quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt từ năm 1964, nhờ vậy mà gần 50 năm nay, khu rừng vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên hoang dã của nó. Toàn bộ diện tích trên 100 ha chạy dài 5 km theo QL 7A, rộng hơn 200m, tạo nên một khu rừng nguyên sinh che nắng và tạo nền khí hậu mát mẻ tự nhiên. Để phát huy tác dụng của khu rừng nguyên sinh này UBND huyện Tương Dương đang phối hợp với Vườn Quốc gia Pù Mát xây dựng đề án tiếp tục mở rộng khu rừng này lên trên 300 ha, đồng thời xây dựng tuyến DLST trong khu Vườn quốc gia Pù Mát, trong đó khu rừng săng lẻ là một điểm đến quan trọng, tạo khu vui chơi thưởng ngoạn cho du khách trong mùa hè.

Ngoài sự hùng vĩ, đa dạng về hệ sinh thái, những nét tuyệt mỹ của cảnh quan thiên nhiên..., nói đến Vườn quốc gia Pù Mát không thể không kể đến các nét đẹp văn hóa cổ truyền đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Đây chính là tiềm năng du lịch nhân văn phong phú và đa dạng của VQG Pù Mát.

VQG Pù Mát là nơi tập trung sinh sống của 6 dân tộc anh em (Kinh, Khơ Mú, Thái, Mông, Ơ Đu và Đan Lai). Nét đặc trưng của các bản làng dân tộc thiểu số ở Pù Mát là những không gian lễ hội đặc sắc, những điệu múa lăm vông, nhảy sạp, những ché rượi cần làm say lòng người và chứng kiến nhiều phong tục tập quán khác lạ. Đây là nét hấp dẫn đối với du khách đặc biệt là những du khách muốn khám phá những nét đặc sắc, độc đáo trong đời sống sinh hoạt và văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Đặc biệt, Pù Mát là nơi cư trú chính của người dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái như: Kiến trúc nhà sàn, những làng văn hóa Thái cổ như Bản Nưa, Bản Yên Thành ở Con


Cuông,...; Những nét sinh hoạt cộng đồng (múa lăm vông với cồng chiêng, hát dân ca Thái,...) đã được bảo tồn gần như nguyên vẹn; Các lễ hội lớn gắn với bản sắc văn hóa người Thái còn được duy trì và phát huy như Lễ hội văn hóa dân tộc Thái hàng năm tại Môn Sơn, Con Cuông, Một số ngành nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển tốt như dệt thổ cẩm (Vải thổ cẩm của người Thái đẹp nổi tiếng nhờ có màu sắc sặc sỡ và hoa văn độc đáo), đan hàng thủ công mỹ nghệ ở Con Cuông,.... Để tăng thêm tính hấp dẫn cho vùng du lịch đặc biệt này, Ban quản lí VQG Pù Mát đã cho xây dựng những làng nghề truyền thống của người Thái để du khách tới tham quan, tìm hiểu tập quán sinh hoạt của đồng bào nơi đây.

b. Khu du lịch biển Cửa Lò

Biển Cửa Lò nằm bên bờ biển Đông, được ôm gọn giữa 2 cửa biển là Cửa Lò ở phía Bắc và Cửa Hội ở phía Nam. Với chiều dài 10,2km, bãi biển rộng, có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn và bằng phẳng, nước biển trong xanh, sạch và có độ mặn cao, bãi biển Cửa Lò được Tổ chức du lịch thế giới và Tổng cục du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những bãi biển đẹp, sạch và an toàn nhất ở Việt Nam và là điểm du lịch nổi tiếng của Nghệ An.

Nằm giữa 2 cửa biển, cửa sông lớn, lại được bao bọc bởi các đảo ven biển, lại có nhiều di tích lịch sử như đền thờ Nguyễn Xí, đền thờ Nguyễn Sư Hồi, đền Thu Lũng, chùa Lô Sơn, chùa đảo Ngư,….Cửa Lò trở thành nơi hội tụ của biển, trời, sông, núi và đảo, người xưa gọi là “nhân sơn quần tụ”.

Trong thời gian gần đây, ở ven biển đã hình thành những điểm nuôi cá Dò biển Đông mang lại hiệu quả cao. Các điểm nuôi cá Dò biển Đông không chỉ có giá trị về kinh tế mà hiện nay đã được các công ty lữ hành ở Cửa Lò đưa vào chương trình du lịch nhằm tạo điều kiện cho du khách tham quan nghiên cứu quy trình nuôi cá Dò biển Đông của người dân ở đây.

2.2.2.2. Điểm DLST địa phương

a. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ở phía tây tây bắc tỉnh Nghệ An có diện tích 49.860 ha, nằm trên địa giới hành chính của 11 xã thuộc 5 huyện: xã Cắm


Muộn, Quang Phong (huyện Quế Phong); xã Châu Thành, Châu Cường và Châu Thái (huyện Quỳ Hợp); xã Châu Hoàn, Diễn Lãm (huyện Quỳ Châu); xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông); và các xã Nga My, Yên Hoà và Yên Tĩnh (huyện Tương Dương). Đây là vùng lõi thứ hai của Khu dự trữ sinh quyển Miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận.

Tính đến năm 2011 độ che phủ rừng ở khu bảo tồn là 86,6%. Đây được đánh giá là khu BTTN có hệ sinh thái đa dạng và còn giữ được tính nguyên sinh tương đối cao. Ngoài ra, 12 xã trong Khu BTTN này đang là nơi trú ngụ của 8.533 hộ dân, với gần 50.000 nhân khẩu thuộc các dân tộc Thái, Mông và Khơ-mú với những nét riêng độc đáo của đời sống sinh hoạt, sản xuất, văn hóa, xã hội. Với nguồn tài nguyên DLST đó, tỉnh Nghệ An đã quy hoạch xây dựng thành khu DLST Pù Huống nằm trong cụm du lịch Quỳ Châu, Quế Phong và vùng phụ cận. Tuy nhiên đến nay hoạt động DLST đây vẫn còn rất hạn chế, nguồn tài nguyên DLST đang ở dạng tiềm năng.

b. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thuộc hai huyện miền núi Quế Phong và Quỳ Châu. Đây là khu BTTN có hệ động - thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loài đặc hữu, được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Trên độ cao trên 2.300m có một số loài thực vật đặc hữu quý hiếm như Pơ mu, Bách xanh, Samu,…. Đặc biệt là cây Sa mu dầu với bán kính 2,8m và cao gần 60m. Loài thực vật này có diện phân bố rất hẹp, chỉ phân bố ở miền núi cao phía Tây Nghệ An, Thanh Hóa. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển DLST, đặc biệt dành cho những đối tượng du khách ham thích khám phá thiên nhiên, leo núi mạo hiểm hay các nhà khoa học nghiên cứu về tính đa dạng sinh học và khám phá vẻ đẹp, sự hùng vĩ của núi rừng Nghệ An.

c. Rừng bần – tràm chim Hưng Hòa (TP Vinh)

Rừng bần cách thành phố Vinh khoảng 8km về phía Đông Bắc, thuộc địa phận xã Hưng Hòa, thành phố Vinh. Khu rừng ngập mặn này được dân địa phương gọi là rừng bần. Rừng rộng hơn 70ha, trải dài đến 4km, phía ngoài tiếp giáp sông


Lam, phía trong giáp đê 42.

Rừng bần còn có tên gọi là tràm chim vì động vật ở đây chủ yếu là các loại chim như: cò, vạc, chèo bẻo, chim sâu, cu gáy...Có thể nói rừng Bần Hưng Hòa là mô phỏng sân chim miệt vườn Cà Mau vì ở đây gần như có đủ các loài chim mà đất rừng Phương Nam vốn có. Nhóm chim ở rừng bần Hưng Hòa có tính đa dạng sinh học cao nhất, với 31 loài, 19 họ và 12 bộ chim. Đặc biệt là có 3 loài chim quý hiếm được ghi trong Sách đỏ, đó là Bồ nông chân dài, Bói cá lớn, Quạ khoang và 13 loài chim trú đông, 2 loài chim di cư… Không chỉ có các loài chim chọn Rừng bần làm nơi trú ngụ, kiểm chứng của các nhà khoa học cho thấy, ở rừng bần Hưng Hòa còn có 63 loài động vật xương sống sinh sống. Ngoài ra, còn có 3 loài thú, 10 loài bò sát, 5 loài ếch nhái và 14 loài cá, trong đó có loài cá Sú vàng rất có giá trị về kinh tế và y học thực nghiệm. Loài động vật không xương sống ở rừng bần Hưng Hòa cũng rất đa dạng phong phú, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tại đây đã có tới 150 loài, trong số này có những loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ như Vẹm xanh, Bọ ngựa; loài có giá trị kinh tế và thẩm mỹ như Rươi, Bướm Phượng..v.v...

Cây bần chủ yếu là nguyên sinh, chiếm tỷ lệ khoảng 85% diện tích rừng, những cây còn lại là sú, vẹt, cây dây leo... Cây bần ra hoa và kết quả vào tháng 7, 8 và kéo dài đến tháng 12 dương lịch, rụng lá vào tháng 2 và đến cuối tháng 4 dương lịch mới đâm chồi, nảy lộc, vì thế quanh năm rừng bần là điểm DLST, giải trí lý tưởng. Đến thăm rừng bần vào mùa lá rụng, du khách có thể nhìn thấy cả khoảng rừng bao la với hàng vạn con chim đậu trên những cây bần. Vào mùa ra hoa kết trái, du khách sẽ được thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên của hoa bần và quả bần chín, ngắm những đàn chim ẩn mình trong cành lá, khi có tiếng động là cất cánh bay. Ngoài ra, hoa bần có nhiều phấn thích hợp cho việc nuôi ong, mang lại nguồn kinh tế cao.

Sự tồn tại của rừng Bần - tràm chim còn giúp cho môi trường sinh thái ổn định, làm hàng rào chắn sóng bảo vệ đê điều và cuộc sống của cư dân nơi đây. Rừng bần dần trở thành một điểm DLST mới đang thu hút ngày càng nhiều du khách tới thăm. Các công ty lữ hành trong tỉnh hiện đang xây dựng tour du lịch tham quan khám phá rừng ngập mặn với nhiều hoạt động du lịch như bơi thuyền trên sông, câu cá, cắm trại... và thưởng thức các đặc sản địa phương.


Rừng ngập mặn Hưng Hòa kết hợp với các điểm du lịch khác như núi Quyết

- Bến Thủy - Công viên Trung tâm - Khu vui chơi giải trí hồ Cửa Nam - Công viên Thành cổ - Công viên Nguyễn Tất Thành, sẽ tạo nên một tour du lịch đầy hấp dẫn và bổ ích. Không chỉ có thế, từ bến thuyền Hưng hòa, ngược nguồn dòng Lam du khách sẽ đến với Khu di tích cố tồng bí thư Lê Hồng Phong của vùng quê Hưng Nguyên, đến với Đình Trung Cần và Hoành Sơn, Khu di tích Kim Liên, lăng và mộ Mai Hắc Đế, Khu di tích danh nhân Phan Bội Châu...Từ trung tâm của xã Hưng Hòa, xuống bến thuyền sang bên kia sông, du khách sẽ đến với quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân Nguyễn Công Trứ và sẽ được đắm chìm trong giai điệu mượt mà của ca trù Cổ đạm...

d. Hang Bua (Quỳ Châu)

Tiếng Thái gọi hang động là Thẳm, nên người dân còn gọi tên hang Bua là Thẳm Bua (hang Sen). Hang Bua là một thắng cảnh đẹp của miền Tây Nghệ An, nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc bản Na Nhàng, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 168km về hướng Tây Bắc. Núi “Phà Én” nằm ở phía Bắc dãy Trường Sơn, có nhiều hang động được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng, nhưng hang Bua kỳ thú nhất và có diện tích lớn nhất. Đây là một di tích lịch sử gắn liền với những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái xưa và có thể là một trong những di tích khảo cổ học của Nghệ An. Lòng hang rất rộng, có nhiều măng đá, nhũ đá tạo nên những hình thù vô cùng sống động và có thể chứa được hàng trăm du khách. Điều đặc biệt là khi đến đây, khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng quang cảnh bên trong với những hình thù kỳ lạ, những hòn đá được kiến tạo một cách tự nhiên thành hình ông già thổi sáo, bộ cồng chiêng, cây cổ thụ bằng đá được đánh bóng, ruộng bậc thang... và những dụng cụ sinh hoạt thời xưa của cư dân Thái như bó lúa, cái liềm...

Tại hang còn lưu giữ nhiều khối hình tượng trưng những huyền thoại đặc sắc như Thần Núi (Phí-Pu-Phá-hủng) và Thần Nước (Phí-Nặm-Huồi-hạ) giao tranh; Chuyện tình Tạo Khủn-tinh và Nàng Ni.... Cấu trúc hang Bua, bao gồm hai cửa kề nhau là Hang Lớn (Thẳm Ộm) nằm ở phía Tây Bắc, hang Bé (Thẳm Nọi) nằm ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023