Lực Lượng Lao Động Của Tỉnh Nghệ An Giai Đoạn 2006 - 2010


giữ nước của dân tộc. Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của người dân Nghệ An còn được minh chứng qua hàng loạt di tích, lịch sử cách mạng đã được xếp hạng, những bảo tàng để giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngoài ra, những nét đặc sắc, độc đáo của văn hóa các dân tộc miền núi phía tây Nghệ An gắn liền với các hệ sinh thái tự nhiên là cơ sở quan trọng để hình thành các điểm, tuyến DLST kết hợp du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, góp phần tăng thêm tính hấp dẫn cho các điểm, tuyến du lịch.

2.1.3.3. Xã hội

Về dân số, theo niên giám thống kê năm 2010 của tỉnh Nghệ An, tổng số dân của tỉnh năm 2010 là 2.929.107 người, mật độ dân số là 178 người/km2. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Nhờ tăng trưởng kinh tế nên đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện đáng kể, đặc biệt các miền núi cao, đồng bào dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm đi rõ rệt, hiện nay chỉ còn 27,14% hộ nghèo và phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo sẽ tiếp tục giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2005. Các vấn đề xã hội được chăm lo và chuyển biến tích cực; một số hủ tục lạc hậu được hạn chế;

Hơn nữa trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của sự phát triển kinh tế, tỉnh Nghệ An đã quan tâm đến vấn đề đào tạo tay nghề cho người lao động bằng nhiều hình thức, trình độ và tay nghề của người lao động ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Bảng 2.3 : Lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010



ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

LĐ được giải quyết việc làm

bình quân hàng năm

Nghìn

người

31,0

32,2

32,7

32,0

34,0

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo trong

tổng số lao động

%

32,5

36,0

36,5

38,5

40,0

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề

%

18,4

21,3

24,0

26,8

30,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 8

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2010)


Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn (tỷ lệ dân nông thôn chiếm 86,9% tổng số dân của tỉnh) và các vùng đồng bằng, trung du. Trong khi đó, vùng núi phía Tây chiếm hơn 2/3 diện tích nhưng dân cư thưa thớt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động DLST ở các tỉnh miền núi phía Tây.

Về giáo dục, Nghệ An là vùng đất có truyền thống hiếu học, công tác giáo dục

- đào tạo được tỉnh chú trọng và phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, tất cả các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và 100% số xã, phường đã được công nhận phổ cập tiểu học và chống mù chữ. Số học sinh các cấp học ngày càng tăng. Chất lượng dạy và học từng bức được nâng cao. Tuy công tác giáo dục thời gian qua cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhưng tỉnh cũng đang đứng trước nhiều thách thức về cơ sở vật chất kĩ thuật, về chất lượng đào tạo, nhất là ở khu vực miền núi. Vì thế, trong định hướng phát triển của mình, Nghệ An đã chú trọng mục tiêu phát triển giáo dục chất lượng toàn diện nhằm phát huy hơn nữa truyền thống hiếu học của địa phương

Nhìn chung, Nghệ An có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp phát triển đồng bộ, con người Nghệ An năng động, chịu khó học hỏi. Đây là những thuận lợi để thúc đẩy Nghệ An phát triển kinh tế toàn diện, trong đó có ngành du lịch.

2.2. Tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An‌

2.2.1. Các loại tài nguyên DLST ở Nghệ An‌

Tài nguyên DLST ở Nghệ An rất đa dạng và phong phú. Đây là cơ sở để tỉnh Nghệ An xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế đến với xứ Nghệ.

2.2.1.1. Tài nguyên DLST tự nhiên

Môi trường cho sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật (sinh thái cảnh) hay các điều kiện sinh thái có liên quan chặt chẽ đến lịch sử hình thành và vị trí địa lý của lãnh thổ. Những đặc điểm cơ bản về lịch sử hình thành lãnh thổ, vị trí địa lý và sự đa dạng của các điều kiện địa lý đã tạo ra sự phong phú, đa dạng và có tính

Hình 2.2. BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN



TỈ LỆ 1:1.500.000

Biên tập bản đồ: Vũ Thị


chất pha trộn của các hệ sinh thái. Đây chính là cơ sở để tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc, độc đáo, làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến DLST tỉnh Nghệ An.

a. Các hệ sinh thái tự nhiên điển hình ở Nghệ An

Hệ sinh thái rừng

Xét về mặt sinh thái và tài nguyên, rừng không chỉ là nơi để cung cấp một lượng gỗ hay chất đốt nào đó, hoặc một loại cây thuốc có thể sử dụng được mà rừng chính là một tổ hợp mà trong đó các quần hệ thực vật cùng tồn tại và cùng với các loài sinh vật khác để tạo ra và duy trì tính đa dạng về loài, về tổ thành. Cùng với môi trường xung quanh, rừng tạo thành các vùng cư trú sinh thái và cả một hệ sinh thái để cho các cá thể, các loài sinh vật khác nhau sinh sống. Do vậy thảm thực vật rừng còn được coi là bộ mặt phản ánh tính đa dạng sinh học cho một vùng, một địa phương.

Hệ sinh thái rừng điển hình của Nghệ An tập trung chủ yếu ở phía Tây và được quy hoạch vào các khu bảo tồn thiên nhiên mà cụ thể là Khu dữ trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An với vùng lõi gồm : VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống, Khu BTTN Pù Hoạt. Đây là những khu vực được quy hoạch nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học và đồng thời cũng trở thành nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho DLST của tỉnh.

Khu dữ trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Tổ chức Văn hoá, khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận và xếp hạng khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An vào tháng 9/2007. Được thiết lập trên địa phận hành chính của 9 huyện miền núi gồm Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quế Phong và Quỳ Châu, đây là khu sinh quyển có diện tích lớn nhất Việt Nam trong đó vùng lõi 191.922, vùng đệm 503.270 ha. Hiện có 473.822 người sinh sống trong khu sinh quyển này. Là khu sinh quyển kết nối ba vùng lõi VQG Pù Mát (diện tích 93.523 ha), Khu BTTN Pù Huống (diện tích 41.127 ha), Khu BTTN Pù Hoạt (diện tích trên 34.723 ha) tạo nên một hành lang bảo tồn duy trì tính liên tục cảnh quan và sinh


thái, đa dạng sinh học với nhiều loài đặc hữu quý hiếm của khu vực. Khu sinh quyển này thể hiện sự hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên và không gian văn hoá của các dân tộc cùng chung sống duy trì bản sắc văn hoá.

Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt - Lào.

Vườn quốc gia Pù Mát (vùng lõi 1)

Pù Mát là khu vực còn rừng tự nhiên lớn nhất và tiêu biểu của Nghệ An nói riêng và Bắc Trường Sơn nói chung, là nơi có thành phần thực vật phong phú và đa dạng vào loại bậc nhất Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động vật, thực vật, là nơi hội tụ các yếu tố địa lý thực vật.

Về đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan:

Xếp theo hệ thống phân loại của UNESCO 1973 thì VQG Pù Mát có đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ, đó là lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cây thảo.

Về đa dạng loài và vốn gen:

- Khu hệ thực vật: Tổng hợp kết quả các đợt điều tra từ trước đến nay cho thấy hệ thực vật Pù Mát có số lượng loài tương đối phong phú. Bước đầu ghi nhận được VQG Pù Mát có 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch.


Bảng 2.4. Danh mục thực vật có mạch ở VQG Pù Mát


Ngành thực vật

Số họ

Số chi

Số loài

Ngành lá thông

1

1

1

Ngành Thông đất

2

3

7

Ngành Mộc Tặc

1

1

1

Ngành Dương Xỉ

16

45

74

Ngành Thông

5

8

9

Ngành Ngọc Lan

135

547

1.205

Lớp Ngọc Lan

115

463

1.051

Lớp Hành

20

86

154

Tổng cộng

160

607

1.297

(Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm – VQG Pù Mát)

Các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt: Trong số 1.297 loài đã được ghi nhận thì có 37 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và 20 loài được liệt kê trong Danh mục Đỏ của IUCN (2002)

Bảng 2.5. Số lượng loài thực vật quý hiếm của VQG Pù Mát được ghi trong sách đỏ

Mức độ

E

V

R

T

DD

Sách đỏ VN (2007)

1

12

9

3

12

Sách đỏ IUCN (2002)

1

3

16

-

-

(Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm – VQG Pù Mát)

Ghi chú:

E (Endangered): Nguy cấp V (Vulnerable): Sẽ nguy cấp R (Rate): Hiếm

T (Threatened): Bị đe dọa

DD (Data deficient): Thiếu dẫn liệu


Đặc biệt, ở đây đã phát hiện ra cây Sa mu dầu cực lớn và đã được xếp hạng Cây Di sản Việt Nam. Cây Sa mu dầu có tên khoa học là Cunninghamia konishii hayata, thuộc họ Taxodiaceae. Người dân địa phương (đồng bào Thái) tại Con Cuông gọi là cây Mậy Pẹc. Cây Sa mu dầu này hiện vẫn đang sinh trưởng và phát triển bình thường, có tán lá thưa, hình nón hẹp, thân thẳng, không có bạnh với chiều cao khoảng 70m; có chu vi thân đo được là 23,7m, đường kính thân 5,5m. Đây là loài cây đặc hữu của vùng rừng núi phía Tây Nghệ An cần được bảo tồn và phát triển nguồn gen.

Khu hệ động vật: Kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã thống kê được 1.121 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá... Con số thống kê này đã chứng tỏ VQG Pù Mát là nơi có tính đa dạng sinh học cao

Bảng 2.6. Danh mục các loài động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát


Lớp

Số bộ

Số họ

Số loài

Thú

11

30

132

Chim

14

49

361

Bò sát

2

15

53

Lưỡng cư

2

6

33

5

19

83

Bướm ngày

1

11

365

Bướm đêm

1

2

94

Cộng

36

132

1.121

(Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm – VQG Pù Mát)

Điều đặc biệt quan trọng đối với khu hệ động vật Vườn quốc gia Pù Mát là tính đa dạng các yếu tố đặc hữu cao. Trong số đó có những loài đặc trưng như Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn, Chà vá chân nâu, Vượn má vàng, Voọc xám, Thỏ vằn, Cầy vằn, Trĩ sao, Khướu mỏ dài,.. Như vậy về lĩnh vực bảo tồn loài, Pù Mát chẳng những là một khu tầm cỡ quốc gia mà còn có giá trị cho cả Lào và Đông Dương.


Nhóm động vật quý hiếm. Thành phần và số lượng loài động vật quý hiếm Pù Mát khá cao, ít nhất đến nay có 85 loài đã ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 425 loài ở mức độ toàn cầu có trong danh lục đỏ của IUCN 2006.

Đặc biệt quan trọng là quần thể của một số loài chim, thú lớn thực sự có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn khả năng bảo tồn phát triển trong quá trình quản lý và bảo vệ Vườn quốc gia Pù Mát. Đó là Voi, Hổ, Sao la, Bò tót, ...

Bảng 2.7. Nhóm động vật quý hiếm ở VQG Pù Mát

(Đơn vị: loài )

Lớp

Sách Đỏ Việt Nam năm 2007

Cộng

IUCN

2006

CR

EN

VU

LR

DD

Thú

3

17

18

2

2

42

93

Chim

2

1

8

4

-

15

287

Bò sát

4

9

7

-

-

20

17

Lưỡng cư

-

1

2

-

-

3

23

-

1

4

-

-

5

5

Cộng

9

29

39

6

2

85

425

(Nguồn: Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm – VQG Pù Mát)

Ghi chú:

CR: Rất nguy cấp (Critically Endangered) EN: Nguy cấp (Endangered)

VU: Sẽ nguy cấp (Vulnerable) LR: Ít nguy cấp (Lower risk)

DD: Thiếu dẫn liệu (Data deficient)

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Vùng lõi 2)

Về đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan

Khu bảo tồn này nằm trong phạm vi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và Đông Bắc-Tây Nam với đỉnh cao nhất là Pù Hon cao 1.447 m. Khu BTTN Pù Huống nằm ở đầu nguồn của sông Cả và sông Hiếu. Địa hình chia cắt tạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023