Bảng Điểm Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Tuyến Dlst [2]


- Điểm du lịch khai thác thuận lợi trung bình : 25 - 35

- Điểm du lịch khai thác ít thuận lợi : 14 - 24

Như vậy, việc xác định mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm DLST trên địa bàn tỉnh và căn cứ vào tình hình cụ thể về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách sẽ là cơ sở để xác định xem điểm DLST nào được ưu tiên đầu tư phát triển và đưa vào hoạt động.

Ví dụ :

Nếu một điểm DLST có tiềm năng thu hút cao và tiềm năng khai thác rất thuận lợi thì đương nhiên điểm DLST đó sẽ được ưu tiên đầu tư để đưa vào hoạt động trước hết

Nếu một điểm DLST A có tiềm năng thu hút cao nhưng tiềm năng khai thác chỉ khá thuận lợi. Trong khi đó, một điểm DLST B khác có tiềm năng thu hút khá và tiềm năng khai thác rất thuận lợi. Để xác định điểm DLST nào được ưu tiên đầu tư trong trường hợp trên thì cần căn cứ vào nguồn ngân sách đầu tư cho du lịch của tỉnh. Cụ thể : nếu tỉnh có nguồn ngân sách dồi dào thì sẽ chọn điểm DLST A để ưu tiên đầu tư trước. Còn nếu nguồn ngân sách của tỉnh có hạn thì chọn điểm DLST B để ưu tiên đầu tư.

Bảng 1.3. Đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm DLST

Tiềm năng thu hút

Tiềm năng khai thác

Cao

Khá

Trung bình

Kém


Rất thuận lợi

Ưu tiên phát triển

nhất

Ưu tiên phát triển

nhất

Ưu tiên phát triển

Không phát triển


Khá thuận lợi

Ưu tiên phát triển

nhất

Ưu tiên phát triển


Phát triển

Không phát triển

Thuận lợi trung bình

Ưu tiên

phát triển

Phát triển

Phát triển

Không

phát triển

Ít thuận lợi

Không phát

triển

Không phát

triển

Không

phát triển

Không

phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 6

(Nguồn : Xử lý từ bảng 1.1 và bảng 1.2)


1.2.2. Đánh giá tuyến DLST [2]

Thực tế sự phát triển của du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng minh luận điểm: các điểm du lịch sẽ thực sự được khai thác có hiệu quả khi được liên kết với các điểm du lịch khác và với các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Và việc hình thành các tuyến du lịch là cách hiệu quả để tạo được các mối liên kết đó. Vì vậy, để đánh giá được giá trị của các tuyến du lịch cần xác định thông qua các chỉ tiêu:

a. Xác định chỉ tiêu

* Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng

Các tuyến du lịch được xác định bằng việc nối các điểm du lịch dựa trên hệ thống giao thông của lãnh thổ nghiên cứu. Tuyến du lịch càng có nhiều điểm DLST được xếp hạng cao thì càng hấp dẫn. Từ đó có thể phân bậc chỉ tiêu này như sau :

- Nhiều: Có 3 điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế

- Khá nhiều: Có 2 điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế

- Trung bình: Có 1 điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế

- Ít: Không có điểm DLST trở lên được xếp hạng quốc gia hoặc quốc tế

* Sự kết hợp các loại hình điểm du lịch khác nhau trên tuyến du lịch

Nếu một tuyến DLST có sự kết hợp càng nhiều loại hình điểm du lịch khác để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch phong phú thì tuyến du lịch đó càng có nhiều điều kiện để phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý đến sự tương thích của các điểm du lịch khi xây dựng tuyến du lịch để đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể phân chia chỉ tiêu này thành 4 cấp như sau :

- Nhiều: Kết hợp trên 3 loại điểm du lịch khác và có thể tạo ra trên 4 sản phẩm du lịch

- Khá nhiều: Kết hợp 2 - 3 loại điểm du lịch khác và có thể tạo ra 3 - 4 sản phẩm du lịch

- Trung bình: Kết hợp 1 loại điểm du lịch khác và có thể tạo ra trên 1-2 sản phẩm du lịch

- Ít: Không có sự kết hợp các loại điểm du lịch khác, sản phẩm du lịch đơn điệu


* Phương tiện sử dụng

Nếu tuyến du lịch có thể sử dụng được càng nhiều loại phương tiện vận chuyển thì mức độ thuận lợi và hiệu quả hoạt động càng cao.

- Nhiều : Có thể vận chuyển dễ dàng bằng 3 loại phương tiện trở lên

- Khá nhiều : Có thể sử dụng được 2 loại phương tiện thông dụng

- Trung bình : Chỉ vận chuyển được bằng 1 loại phương tiện

- Ít : Các phương tiện vận chuyển khó khăn

b. Xác định hệ số các chỉ tiêu

Tương tự như đối với việc đáng giá điểm DLST, việc xác định hệ số các chỉ tiêu được thực hiện như sau : "Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng" chiếm vị trí quan trọng nên hệ số 3 ; "Sự kết hợp các loại điểm du lịch khác" được xác định hệ số 2 ; "Phương tiện sử dụng trong tuyến" có thể được cải thiện bằng việc đầu tư CSHT giao thông nên có hệ số 1. Ta có bảng điểm tổng hợp sau :

Bảng 1.4: Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tuyến DLST [2]



TT


Tiêu chí


Trọng số

Thang điểm

Rất

nhiều, thuận lợi

Khá

nhiều, thuận lợi

Trung bình

Ít, kém

thuận lợi

1

Số lượng các điểm du

lịch được xếp hạng

3

12

9

6

3

2

Sự kết hợp các loại

điểm du lịch khác

2

8

6

4

2

3

Phương tiện sử dụng

trong tuyến

1

4

3

2

1


Tổng số điểm


24

18

12

6

* Phân hạng kết quả

- Tuyến du lịch rất hấp dẫn : 21 - 24

- Tuyến du lịch khá hấp dẫn : 16 - 20

- Tuyến du lịch hấp dẫn trung bình : 11-15

- Tuyến du lịch kém hấp dẫn : 6 – 10


1.3. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới và Việt Nam‌

1.3.1. Tình hình và xu hướng phát triển DLST trên thế giới‌

Xuất phát từ những lợi ích DLST mang lại trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững, trong những năm gần đây nhu cầu DLST của khách du lịch đang ngày càng phổ biến và phát triển DLST là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), trên phạm vị toàn cầu, lượng khách du lịch tham gia hoạt động DLST ở các vùng thiên nhiên hoang dã chiếm khoảng 7-10% lượng khách du lịch. Vì vậy, loại hình DLST đã và đang được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư, phát triển và đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

Ecuađo sử dụng khoản thu nhập từ DLST tại đảo Galaparos để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, DLST trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động DLST. Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyến khích DLST và gần đây đã thiết lập một số vùng DLST của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Tại Úc và Niuzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều hướng về DLST. Đây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước này.

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia thành công trong việc phát triển kinh tế. Điển hình có thể kể đến như Nhật Bản, Costa Rica, Quốc đảo Maldives,…

DLST ở Nhật bản

DLST của Nhật Bản thực sự trở thành một loại hình du lịch được quan tâm phát triển từ đầu những năm 1990, khi Ủy ban Môi trường (nay là Bộ Môi trường) Nhật Bản tiến hành nghiên cứu về các giải pháp phát triển DLST ở đảo Okinawa (đảo phía Nam Nhật Bản). Ủy ban Môi trường tham gia vào Liên minh Di sản Thế giới năm 1992. Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động về DLST ở các địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc. Năm 1994, Hiệp hội Bảo vệ Di sản Thiên nhiên Nhật Bản cho ra đời “Hướng dẫn về DLST”. Sau sự ra đời của một số Hiệp hội DLST tại một số địa phương là sự ra đời của Hội đồng Xúc


tiến DLST Nhật Bản năm 1998. Hội đồng này là cơ quan cao nhất của nhà nước đưa ra các chính sách phát triển DLST tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng. Hội đồng bao gồm cả những đại diện của những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (các bộ Môi trường; Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch; Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản …), các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương, các hiệp hội du lịch, đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực DLST. Đứng đầu Hội đồng là Bộ truởng Bộ Môi trường Nhật Bản.

Chính sách do Hội đồng Xúc tiến DLST đưa ra không chỉ tập trung trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch này ở Nhật Bản mà còn liên quan tới bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giảm các tác động tiêu cực của du lịch và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường.

DLST tại Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và ngày càng định hình rõ là một trào lưu của khách du lịch. DLST cũng đã trở thành một trong những hướng ưu tiên của chính phủ Nhật Bản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Bộ Môi trường trực tiếp đầu tư phát triển các mô hình thí điểm về DLST trong khoảng thời gian 3 năm. Các mô hình này được chia thành ba nhóm: nhóm các vùng bảo tồn tự nhiên (tại Shiretoko, Shirakami, Ogasawara, Yakushima), nhóm các vùng có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, Rokko, Sasebo), và nhóm các vùng có tài nguyên nhân văn đặc sắc đi cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên tái sinh (Tajiri, Hanno-naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano). Nội dung chính của các dự án này gồm:

- Hình thành các “Hội đồng xúc tiến DLST địa phương” với sự tham gia của chính quyền địa phương, hướng dẫn viên, công ty lữ hành, các tổ chức phi lợi nhuận, giới nghiên cứu …

- Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên

- Phát triển nguồn nhân lực hay xây dựng các chương trình phát triển DLST tại các địa phương.


Bên cạnh các dự án phát triển DLST là một loạt các dự án nhằm sử dụng hữu hiệu hơn các vườn quốc gia. Tại Nhật Bản có 28 vườn quốc gia, đón nhận khoảng 370 triệu lượt khách một năm. Nhiều trong số này đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, giao thông, rác thải do quá tải. Một loạt các dự án của Nhà nước được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề này cũng như xây dựng nền tảng cho phát triển bền vững tại các vườn quốc gia. Ví dụ như quy định về số lượng ô tô được ra vào 25 vườn quốc gia, tu tạo hệ thống đường mòn lên núi và bảo vệ thảm thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống nhà vệ sinh tại các vùng núi, phát triển các hệ thống kiểm soát việc sử dụng các vườn quốc gia… Bộ Môi trường Nhật Bản cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây dựng và phổ biến các quy định và tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực Đông Á”.

DLST ở Costa Rica

Với diện tích hơn 51 000 km2 – tuy chưa bằng vùng Rhônes Alpes nằm giữa sông Rhônes và dãy núi Alpes nổi tiếng của Pháp, nhưng đất nước nhỏ bé Costa Rica ở vùng Trung Mỹ, cất giấu đến 6 % các loài sinh vật của nhân loại và được mệnh danh là viện bào chế thuốc vĩ đại nhất mà thiên nhiên tặng cho loài người.

Nhận thức được vai trò quan trọng của tự nhiên, chính quyền Costa Rica đã sớm thực hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả các biện pháp nhằm bảo tồn những tài nguyên thiên nhiên quý giá. Các biện pháp này được thực hiện thông qua nhiều khâu từ giáo dục, đào tạo đến việc nâng cao đời sống cho người dân địa phương để họ vừa ý thức vừa không có nhu cầu săn bắt động vật quý hiếm, không khai thác bừa bãi bất kỳ một loài thảo mộc nào được coi là thần dược. Năm 1986 sau nhiều thập niên với chủ trương phá rừng để chăn nuôi và cải thiện đời sống cho người dân, tổng thống Oscar Arias là người đầu tiên "ký hòa ước" với Thiên nhiên : trong thời gian ngắn, gần 30 khu bảo tồn sinh thái đã liên tục được thành lập. Đồng thời, mỗi ngày, con em đều được giáo dục để hòa mình sống với môi trường thiên


nhiên, coi đó là tài sản lớn nhất của cả một dân tộc. Costa Rica vĩnh viễn quay lưng lại với các hoạt động phá rừng

Kết quả cho đến nay trung bình mỗi năm lại có thêm 160 loài động và thực vật mới được tìm thấy trong kho tàng thiên nhiên vô giá này. Từ các loài cỏ cây, muông thú quý hiếm nhất đến những giống chim, báo … mà hiếm một nơi nào trên trái đất này có được.

Chỉ bấy nhiêu cũng đủ để các khu rừng nhiệt đới hay các khu rừng tràm của Costa Rica thu hút các nhà đầu tư Canada, Mỹ và Nam Mỹ với mục đích sau cùng là biến các khu bảo tồn thành những địa điểm du lịch đặc sắc thành những phòng thí nghiệm phong phú nhất đối với các nhà nghiên cứu của thế giới.

Với lợi thế đó, Costa Rica xem du lịch nói chung và DLST nói riêng là ngành kinh tế mũi nhọn. Chính quyền đã có chính sách bảo vệ thiên nhiên một cách hữu hiệu. Họ đã dành hơn 30% diện tích đất đai cho thiên nhiên, muông thú và con người chỉ được thăm viếng giới hạn, tuyệt đối không được sinh sống, khai phá và săn bắn trong vùng này. Điều này khiến cho du khách yêu thiên nhiên rất hài lòng. Đến Costa Rica, du khách không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi lửa Arenal, rừng rậm Monteverde ẩn trong sương, thác nước huyền bí La Paz... mà còn được nghỉ ngơi trong những khách sạn sinh thái (không máy lạnh, không truyền hình và không điện thoại) ẩn mình trong các khu rừng nhiệt đới bên bờ Thái Bình Dương.

Nhờ vậy, mỗi năm có 2 triệu du khách nước ngoài tìm đến với thiên đường nhỏ bé này và ngành DLST trở thành nguồn ngoại tệ lớn nhất của Costa Rica

1.3.2. Tình hình và xu hướng phát triển DLST ở Việt Nam‌

Tuy hoạt động DLST còn tương đối mới mẻ nhưng trong những năm gần đây DLST nước ta đang có chiều hướng phát triển mạnh với một số loại hình phù hợp với điều kiện đặc thù trên lãnh thổ và bước đầu đã mang lại những hiệu quả tổng hợp.

Hoạt động DLST ở nước ta hiện nay tập trung chủ yếu trong các khu dự trữ sinh quyển, VQG, Khu BTTN như VQG Ba Bể, VQG Cúc Phương, VQG Bạch


Mã, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, VQG Nam Cát Tiên,....vvv. Ngoài ra, trong những năm gần đây, có nhiều địa phương và cơ sở kinh doanh du lịch đã đầu tư xây dựng thêm hệ thống CSHT và CSVCKT tại các điểm du lịch có điều kiện tự nhiên thuận lợi để đẩy mạnh sự phát triển của loại hình DLST như: ở các khu nghỉ núi Bà Nà (Đà Nẵng), Sapa (Lào Cai), Tràng An (Ninh Bình), Đà Lạt (Lâm Đồng),….; hay ở các khu nghỉ biển Cửa Lò (Nghệ An), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nha Trang (Khánh Hòa), Lăng Cô (Huế), Phú Quốc (Kiên Giang), Hạ Long (Quảng Ninh),….

Những sản phẩm và loại hình DLST chủ yếu ở nước ta hiện nay là tham quan, nghiên cứu khoa học tại các Khu dự trữ sinh quyển, VQG, KBTTN; tắm suối khoáng nóng; đi bộ; leo núi; quan sát hệ sinh thái chim; thăm bản làng người dân tộc;….

Kể từ năm 2000 trở đi, nhiều công ty lữ hành đã bắt đầu đầu tư phát triển các tour DLST như: Tour du lịch “Nghìn trùng thác bạc” do công ty du lịch Khánh Hòa tổ chức, tour du lịch tham quan nhà vườn do công ty du lịch TP Huế tổ chức; Tour du lịch “Đảo xanh quyến rũ” ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), du lịch sông nước Nam bộ,…..

Nhận thức được vai trò to lớn của DLST trong sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, hầu hết các địa phương trên phạm vi cả nước đều đã và đang tiến hành xúc tiến triển khai hoặc mở rộng các dự án đầu tư DLST, trong đó có nhiều dự án có vốn đầu tư rất lớn như dự án Khu DLST Duyên Hải – Cần Giờ, dự án Khu đô thị Sinh thái Du lịch Nghỉ dưỡng Thể thao Tam Nông – Phú Thọ với vốn đầu tư 1,4 tỷ USD,....

Nhìn chung, sự phát triển của DLST ở nước ta hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Hi vọng với sự quan tâm và chỉ đạo của Nhà nước, các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý du lịch, kết hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn cả nước, DLST nước ta trong tương lai sẽ không ngừng phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn có.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí