Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 10


Mọc (Con Cuông),… Đây đều là các suối nước khoáng – nóng có thể khai thác và sử dụng ngay, là cơ sở để hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

c. Các cảnh quan tự nhiên gắn với địa hình

Đồi núi

Đồi núi là dạng địa hình chủ yếu của Nghệ An. Các kiểu địa hình độc đáo kết hợp với các yếu tố tự nhiên khác đã tạo cho Nghệ An có tiềm năng to lớn để hình thành và phát triển các điểm, tuyến DLST.

-Vùng núi Pu Hoạt bắc sông Cả và vùng núi Trường Sơn

Vùng núi Phu Hoạt có đỉnh cao nhất là đỉnh Phu Hoạt (2.453m), mức độ chia cắt lớn với mạng lưới sông suối chằng chịt. Ngoài ra có một số đỉnh cao khác như P.Long (1.570m), Pho May (1.562m).

Vùng núi Trường Sơn Bắc có phương chính Tây Bắc – Đông Nam, bị chia cắt phức tạp: Dải núi cao từ Nam sông Cả đến đèo Mụ Dạ có bề ngang hẹp với nhiều đỉnh cao trên 2.000m như Pulaileng (2.711m – đỉnh núi cao nhất Nghệ An), Rào Cả (2.335m). Các dãy núi cao nối tiếp nhau liên tục, trùng trùng điệp điệp trên lãnh thổ Kỳ Sơn và kéo dài theo dọc biên giới tự nhiên Việt – Lào. Địa hình núi cao, chia cắt mạnh là điều kiện rất thuận lợi cho sự hình thành các nhà máy thủy điện – nguồn cung cấp điện năng chủ yếu cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các huyện miền Tây Nghệ An. Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch leo núi mạo hiểm và khám phá các hệ sinh thái rừng nguyên sinh.

- Vùng đồi thấp

Vùng đồi thấp kéo dài từ huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn rải rác có dạng đồi bát úp xuống các huyện đồng bằng Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên với độ cao trên dưới 200m, đột khởi có một số đỉnh cao vượt lên nhưng không quá 500m, sườn thoải. Các vùng đồi này rất thuận lợi cho việc hình thành các trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc nhỏ. Bên cạnh đó, những dạng đồi này còn xen kẽ trong các thành phố, thị xã như Lâm Viên,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.


Núi Quyết thuộc thành phố Vinh. Đây là những cảnh quan đặc thù giúp cho việc phát triển du lịch đa dạng trên lãnh thổ.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 10

- Địa hình Karst

Địa hình Karst ở Nghệ An không giống như ở các nơi khác, không có hoặc hiếm thấy những dải địa hình Karst liền mạch. Thường là các dạng đồi núi Karst rải rác mà dân địa phương thường gọi là "lèn". Khu vực đá vôi là nơi chuyển tiếp giữa vùng núi Phu Hoạt và đồi bát úp 200-300m, tập trung ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Chây, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Ngoài ra còn thấy rải rác ở các huyện Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu. Nhiều khối núi đá vôi do quá trình Karst diễn ra mãnh liệt đã để lại các dạng địa hình đá vôi lởm chởm có nhiều hang động, thung, đồng Karst, có nơi là các lèn đá vôi. Có một số điểm có thể khai thác tốt cho du lịch trước mắt như Hang đá mặt trắng ở Bài Sơn – Đô Lương thuộc 1 trong 8 hang động quốc gia. Ngoài ra còn có các hang như hang Bua, hang Thẩm Ồm (huyện Quỳ Châu), Hang Ốc, hang nàng Màn (Con Cuông) ; hang Chùa (Tân Kỳ),…

Bờ, bãi biển

Nghệ An có diện tích vùng biển 1.230 hải lí vuông và đường bờ biển dài 82km. Bờ biển thuộc đoạn bờ thấp và bằng phẳng kéo dài từ nam Thanh Hóa vào, có nhiều cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội). Nhiều mỏm núi đâm ra sát biển như núi Mộ Dạ, mũi Rồng,….tạo thành một số vịnh tương đối kín (như vịnh Diễn Châu). Có nhiều bãi tắm đẹp, nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn vừa phải rất thuận lợi để phát triển du lịch như bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Diễn Thành, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương....

Bên cạnh đó, cách bờ biển khoảng 4-5km ngoài khơi cũng có một số đảo nhỏ tính từ Bắc vào Nam có thể kể đến như Hòn Ngư, Hòn Mắt, Hòn Sục (hay còn gọi là đảo Sụp, Hòn Sụp), đảo Lan Châu, Cồn Niêu, Hòn Tuần. Đây là các đảo nhỏ, độc lập và cách xa nhau. Vì vậy, tính chất sinh thái và khu hệ sinh vật trên đảo và vùng nước xung quanh các đảo tương đối thuần nhất, tính đa dạng không cao. Tuy nhiên, những đảo này ngoài giá trị về an ninh quốc phòng còn có giá trị về DLST với phong cảnh đẹp, non nước hữu tình, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, là


nơi lý tưởng để hình thành các điểm du lịch cao cấp kết hợp DLST với giải trí, nghỉ dưỡng.

Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các điểm du lịch thám hiểm, giải trí, tham quan nghiên cứu,.... Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập hiện nay thì đây là điều kiện tốt để du lịch Nghệ An mở rộng và phát triển về phía đông, hình thành và phát triển các tuyến du lịch biển trong nội tỉnh, quốc gia và quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ trong tương lai.

2.2.1.2. Tài nguyên DLST nhân văn

Tài nguyên DLST nhân văn bao gồm những nét văn hóa truyền thống với các hoạt động văn hóa nghệ thuật cho đến cả những sinh hoạt đời thường, những phương tiện đi lại, các mối quan hệ cộng đồng làng xã, tập tục của người địa phương…đều là những yếu tố thu hút du khách, từ đó đưa đến nhu cầu hòa nhập với người dân bản địa.

Tài nguyên DLST nhân văn được chia thành 2 nhóm: nhóm các hệ sinh thái nông nghiệp điển hình và nhóm văn hóa bản địa

a. Các hệ sinh thái nông nghiệp điển hình

Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển với nhiều loại đất khác nhau là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, có nhiều loại có giá trị cao. Hệ sinh thái nông nghiệp giữ vị trí quan trọng ở Nghệ An, chiếm tới hơn 75% diện tích lãnh thổ.

Nhóm hệ sinh thái nông nghiệp được chia thành 3 phân hệ : Phân hệ đồng ruộng (hay phân hệ trồng trọt), phân hệ vườn làng (hay phân hệ quần cư nông thôn) và phân hệ sông, hồ, ao đầm (hay phân hệ thủy vực).

Một số mô hình trang trại hiệu quả cũng là đối tượng để nghiên cứu, hình thành các điểm du lịch như trang trại nuôi chim trĩ đỏ, nuôi nhím, nuôi lợn rừng, bồ câu,…. ;


Đặc biệt hiện nay ở Nghệ An đã hình thành một số trang trại chuyên nuôi các loài động vật quý và đầu tư xây dựng thành các điểm DLST phục vụ nhu cầu tham quan nghiên cứu, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn sinh học. Điển hình như tại khu trang trại tại xóm Đồng Nông, xã miền núi Diễn Lâm, huyện Diễn Châu (Nghệ An) hiện nay đang nuôi 2 con Tê giác được mua từ Châu Phi về, ngoài ra trong trang trại này còn nuôi một số động vật quý hiếm như chồn, cáo, đà điểu, lợn rừng,…. Hay cũng ở xã Diễn Lâm mới đây đã đón chào sự ra đời của 2 chú hổ trắng tại trang trại Trại Bò. Và đây là lần đầu tiên có hổ trắng chào đời ở Việt Nam.

Ngoài ra, một số trang trại chăn nuôi với quy trình công nghệ cao, khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng là tiềm năng lớn để xây dựng thành các điểm DLST hấp dẫn, có hiệu quả. Trại bò của Tập đoàn TH, doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu sữa TH true Milk, được đặt ở huyện Nghĩa Đàn vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp chứng nhận là mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mang tầm cỡ một trang trại đẳng cấp quốc tế. Cũng ở huyện Nghĩa Đàn, tổng công ty sữa Vinamilk đã xây dựng trang trại bò sữa công nghệ cao với diện tích rộng gần 41 hécta, tổng vốn đầu tư là 100 tỷ đồng. Đây hứa hẹn sẽ là điểm tham quan lý tưởng cho DLST tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên ở Nghệ An hiện nay nhóm hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu vẫn mang giá trị nông nghiệp, giá trị về du lịch thì vẫn còn ở dạng tiềm năng. Việc nghiên cứu để xây dựng các sản phẩm du lịch vẫn còn nhiều hạn chế và để đưa vào khai thác du lịch còn cần rất nhiều thời gian.

b. Văn hóa bản địa

Tiềm năng về văn hóa bản địa cho phát triển DLST ở Nghệ An cũng rất đa dạng và phong phú. Với truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, chinh phục, cải tạo thiên nhiên và xã hội của Nghệ An đã tạo ra cho mảnh đất này có một bề dày văn hoá lịch sử, một kho tàng văn hoá kiến trúc và một nét văn hoá về phong cách sống, ứng xử và quan hệ riêng có của con người Nghệ An. Hiện nay, trên mảnh đất này có nhiều công trình, di tích lịch sử lưu danh các lãnh tụ, anh hùng, danh nhân lịch sử, khoa bảng, các nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng như: Mai Hắc Đế, Phan


Bội Châu, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, thi sĩ Hồ Xuân Hương và Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá của nhân loại.

Lịch sử phát triển Nghệ An là lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc, đặc biệt là từ thời kỳ cách mạng năm 1930 - 1931 với cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, tiền thân cho cao trào cách mạng trong cả nước sau này. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Nghệ An luôn là hậu phương lớn của tiền tuyến, đóng góp rất lớn sức người, sức của cho công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Văn hóa bản địa gắn liền với Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Điểm nhấn cho tài nguyên nhân văn phát triển DLST ở Nghệ An chính là Văn hóa bản địa gắn liền với Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học rất cao và có tính đa dạng về văn hóa dân tộc lớn nhất trong số các Khu Dự trữ sinh quyển Việt Nam. Đặc biệt, có 2 dân tộc chỉ có duy nhất ở Nghệ An và đang trong tình trạng bị suy thoái, mai một nghiêm trọng về bản sắc văn hóa đó là dân tộc Đan Lai (còn khoảng 3.000 nhân khẩu ở huyện Con Cuông) và dân tộc Ơ Đu (còn khoảng 340 nhân khẩu ở huyện Tương Dương).

Theo thống kê của Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh Nghệ An, tính đến nay, người Thái ở Nghệ An có trên 300.000 người, chiếm 69,39% dân số đồng bào các dân tộc thiểu số toàn tỉnh và 64% dân số sống trong Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. Đặc trưng văn hóa – nhân văn khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An được thể hiện nổi bật trong cộng đồng tộc người Thái với những giá trị bản địa rất đặc sắc: Truyện dân gian, truyện cổ tích, trường ca, những làn điệu dân ca lăm, khắp, xuối, nhuôn… cùng các nhạc cụ như: khèn, bè, pí, xi xa lo, boong bu, tập tính… được sáng tạo trong lao động, sinh hoạt lễ hội dân gian của đồng bào Thái, những phong tục tập quán độc đáo thể hiện nếp sống văn hóa, tâm linh và văn hóa cộng đồng. Việc đưa những bản sắc văn hóa đặc sắc vào phát triển du lịch sẽ góp phần cải thiện mức sống của người dân thông qua các hoạt động dịch vụ và bảo tồn. Vì vậy, phát triển DLST kết hợp với du lịch cộng đồng được xem là hướng đi đúng cho


du lịch miền tây Nghệ An phát triển.

Mặt khác còn phải kể đến giá trị cội nguồn tộc người Ơ Đu, từng một thời từ thế kỷ thứ 11 trở về trước đã là một bộ tộc với nền văn hóa rực rỡ ngã ba sông Nậm Nơn – Nậm Mô - sông Cả. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ơ Đu ở Nghệ An có 340 người, chiếm 90,4 % tổng số người Ơ Đu tại Việt Nam. Đây được xác định là tộc người đang ở tình trạng nghèo khổ nhất, có dấu hiệu thoái hóa về thể chất và hoàn cảnh sống. Năm 2010, tỉnh Nghệ An đã khởi công xây dựng nhà văn hóa cộng đồng cho tộc người thiểu số Ơ Đu tại bản Văng Môn (xã Nga My, huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An). Nhà văn hóa được xây dựng theo kiểu nhà sàn quay đầu vào núi của người Ơ Đu. Đây cũng là nơi để sinh hoạt cộng đồng và bảo tồn tiếng Ơ Đu trước nguy cơ thất truyền. Ngoài ra, một số lễ hội truyền thống của người Ơ Đu như lễ hội đón tiếng sấm trong năm, tết cơm mới,… vẫn còn tồn tại sẽ là tài nguyên hấp dẫn, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm DLST của huyện Tương Dương nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

Khi nói đến văn hóa bản địa gắn liền với khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An không thể không nhắc đến những phong tục độc đáo của người Đan Lai – tộc người thiểu số đang sinh sống trong vùng lõi của VQG Pù Mát. Do sự khắc nghiệt của tự nhiên, đời sống của các bản người Đan Lai vẫn còn rất hoang dã và gần như biệt lập với bên ngoài. Chính điều này đã hình thành nơi đây những phong tục, tập quán kỳ lạ, độc đáo như tục ngủ ngồi, đẻ ngồi, bắt cá ban đêm, tục tắm cho trẻ sau khi sinh trên dòng sông Giăng,…..làm tăng thêm sức hấp dẫn cho DLST tỉnh Nghệ An.

Như vậy có thể thấy khu dự trữ sinh quyển tây Nghệ An không chỉ có những hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng mà gắn bó với các hệ sinh thái tự nhiên đó là kho tàng các di sản văn hóa độc đáo, quý báu của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Đây là những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là cơ sở cho sự hình thành các điểm, tuyến DLST của tỉnh Nghệ An.

Di tích lịch sử và văn hóa

Hiện nay, theo thống kê Nghệ An có gần 1.000 di tích đã được nhận biết, trong đó có 165 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, gồm 129 di tích cấp quốc


gia và 37 cấp địa phương. Hầu hết các di tích tập trung ở các vùng đồng bằng như: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Yên Thành, Đô Lương và thành phố Vinh. Phần lớn các di tích được xếp hạng tại Nghệ An là các di tích lịch sử văn hoá trong đó nhóm di tích lịch sử, khảo cổ, công trình kiến trúc, đình chùa chiếm nhiều về số lượng. Đặc biệt di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng gắn liền với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh và cũng là tài nguyên thu hút được nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Một số di tích lịch sử văn hoá nổi bật phục vụ phát triển du lịch:

- Khu di tích Kim Liên: Khu di tích Kim Liên gắn với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình. Năm 2009, khu di tích đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt công nhận là khu di tích quốc gia đặc biệt.

- Thành Cổ Nghệ An được xây dựng năm 1804 dưới triều Gia Long, năm 1831 được xây dựng bằng đá có 3 cửa: cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu. Đây là chứng tích ghi lại nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với triều đại nhà Nguyễn và lịch sử chống Pháp của nhân dân Nghệ An.

- Làng Vạc: Là di chỉ khảo cổ thuộc xã Nghĩa Hoà huyện Nghĩa Đàn. Di chỉ Làng Vạc được phát hiện vào năm 70 và qua các đợt khai quật, tìm kiếm các nhà khảo cổ học đã thu thập được hàng trăm, hàng ngàn hiện vật văn hoá đồ đồng tiêu biểu cho thời kỳ Đông Sơn, cách đây khoảng 2.500 – 2.000 năm.

- Khu di tích Mai Hắc Đế: Ở huyện Nam Đàn, nằm trong quần thể du lịch núi Đụn, hiện có 3 hạng mục tiêu biểu đó là: đền thờ Mai Hắc Đế, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ vua Mai.

- Đền Cuông - An Dương Vương: Cách thành phố Vinh chừng 30 km về phía Bắc, theo quốc lộ 1A, ngôi đền nằm bên sườn núi Mộ Dạ (còn có tên là Dạ Muỗi), là nơi thờ Thục Phán An Dương Vương cùng với truyền thuyết cây nỏ thần. Hàng năm, vào dịp 15 tháng 02 âm lịch, lễ hội đền Cuông được nhân dân tổ chức trọng thể.

- Di tích đình Hoành Sơn (Khánh Sơn - Nam Đàn)


- Di tích đình Trung Cần (Nam Trung - Nam Đàn)

- Di tích đền Cờn (Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu).

- Di tích đền thờ - mộ Nguyễn Xí (Nghi Hợp - Nghi Lộc)

- Di tích đền Hồng Sơn, Chùa Cần Linh, núi Quyết, Phượng Hoàng - Trung Đô, đền Quang Trung, di tích thành Cổ Vinh, khu di tích Bến Thuỷ và di tích đền Ông Hoàng Mười (TP.Vinh)

- Di tích nhà lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong (Hưng Thông - Hưng Nguyên)

- Di tích đền Bạch Mã (Võ Liệt - Thanh Chương)

- Di tích đình Võ Liệt (Võ Liệt - Thanh Chương)

- Di tích đền Quả Sơn (Bồi Sơn - Đô Lương)

- Khu di tích Truông Bồn (Đô Lương)

- Di tích nghĩa trang liệt sỹ 12/9 (Thái Lão - Hưng Nguyên)

- Cụm di tích Xứ uỷ làng Đỏ Hưng Dũng (Hưng Dũng - TP.Vinh)

- Nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào (Anh Sơn)

- Di chỉ khảo cổ học Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu)

- Di chỉ khảo cổ học Đồng Mõm (Diễn Thọ - Diễn Châu)

Tuy nhiên các di tích lại phân bố phân tán, một số di tích chưa được tôn tạo, bảo vệ nên ngày càng bị hư hại, một số di tích nằm trên các địa bàn giao thông khó khăn,...Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành và thu hút khách du lịch đến tham quan tại các điểm du lịch này.

Lễ hội

Nghệ An vốn là mảnh đất văn vật, là nghĩa khí đất thiêng của Đại Việt xưa; là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số nên có nhiều lễ hội với nội dung và cách tổ chức đa dạng. Đặc biệt, các huyện miền Tây là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc thiểu số như Thái, Đan Lai, Ơ – Đu,... có nhiều phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc và các nghề truyền thống lâu đời như dệt thổ cẩm, đan lát...

Lễ hội tại Nghệ An thường gắn với sinh hoạt cộng đồng và được tổ chức tại các các công trình văn hóa, di tích và các trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Lễ hội có hai phần chính: lễ và hội. Đồng bào các dân tộc thiểu số thường tổ chức lễ hội gắn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023