Đánh Giá Các Điểm, Tuyến Dlst Ở Nghệ An 2.3.1.đánh Giá Điểm Dlst


phía Đông Nam. Trước cửa hang Lớn có hai tảng đá giống như hai con ếch đang canh. Cửa chính và cửa phụ có hình hoa sen (còn gọi là Boọc Bua) rất lạ mắt. Phía trước hang Bua là thung lũng Chiềng Ngam rộng lớn, cây cối xanh tốt quanh năm, bản làng sầm uất. Thung lũng này còn là nơi tụ cư của người Thái với những bản làng sầm uất, yên vui. Đây cũng là nơi gặp nhau của 3 con sông: Sông Quàng, sông Viết, sông Hạt để rồi hợp lưu thành sông Hiếu thơ mộng uốn mình chảy qua các huyện Quỳ Châu - Quỳ Hợp - Nghĩa Đàn đổ về sông Lam cùng xuôi ra biển Đông.

Theo sử sách ghi chép lại, vào năm 1937 vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn là Bảo Đại đã đến vãn cảnh hang Bua và tổ chức thi người đẹp ở đây. Từ đó, hàng năm ở hang Bua, cứ vào đầu xuân lại diễn ra các hoạt động lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Hàng năm, cứ vào ngày 21, 22 và 23 tháng Giêng âm lịch, tại đây diễn ra Lễ hội Hang Bua. Lễ hội quy tụ đông đảo bà con đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông về đây dự hội với những sắc áo và làn điệu dân ca của dân tộc mình. Đặc biệt có các điệu nhảy sạp, ném còn, thổi khèn, bắn nỏ,…. Tại hang Bua còn tổ chức cuộc thi người đẹp vùng sơn cước rất độc đáo và lạ mắt. Vào dịp lễ hội hang Bua thu hút khách thập phương bởi những bộ áo váy rực rỡ, những điệu khèn những khúc nhuôn, xuối, lăm dìu dặt thiết tha trên bãi cỏ, trong lều trại, bên ánh lửa bập bùng của nhà sàn...Tất cả hòa ùng âm thanh của núi rừng, hang động làm cho Hang Bua rực rỡ, sống động, say mê quyến rũ lòng người.

Năm 1997, Hang Bua được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích thắng cảnh cấp quốc gia.

Vùng núi Tây Bắc Nghệ An còn chứa đựng nhiều vùng văn hóa hang động ở phủ Quỳ như văn hóa hang động tập trung trong các dãy núi đá vôi thuộc 4 huyện phía Tây Bắc Nghệ An: Nghĩa Đàn - Quỳ Hợp - Quỳ Châu- Quế Phong, nổi tiếng về các hang động với những phong tục tập quán lễ hội đặc sắc nhiều khung cảnh tự nhiên nên thơ và huyền thoại- là địa chỉ hẫp dẫn đối với du khách gần, xa thích DLST vào mùa hè.


e. Suối nước nóng - khoáng Giang Sơn (Đô Lương)

Nằm trên địa phận xã Giang Sơn – huyện Đô Lương, với diện tích 160ha, cách TP. Vinh 80km về phía Tây, sát với quốc lộ 15A, cách thị trấn Đô Lương 14km, cách cột mốc số O huyền thoại 6km, rất thuận lợi cho việc tổ chức các tour du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Đây là nguồn nước tự nhiên chảy từ trong lòng núi, qua thăm dò đã phát hiện mỏ nước khoáng nóng có trữ lượng lớn (trên một triệu m3 nước) và rất tốt cho sức khỏe con người. Xung quanh lại có cảnh đẹp tự nhiên, đa dạng các loài cây bản dịa, xung quanh là đồi núi bao bọc, với một không gian yên tĩnh không khí trong lành.

Chính vì vậy huyện đã chủ trương xây dựng nơi đây thành một khu DLST nghỉ dưỡng hấp dẫn. Được sự phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An cho đề án quy hoạch xây dựng khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn, một số hạng mục đã được bước đầu đầu tư như xây dựng tuyến đường giao thông từ quốc lộ 15 vào và bao quanh, đầu tư hệ thống đường điện, nhà nghỉ,…với một mong muốn sơm đưa khu du lịch suối nước khoáng nóng Giang sơn trở thành một khu DLST nghi dưỡng bổ ích và hấp dẫn để phục vụ tham quan du lịch nghỉ dưỡng, tắm chữa bệnh cho du khách trong xu thế phát triên hiện nay . Khu du lịch suối nước nóng Giang sơn Đô lương sẽ là điểm nhấn quan trọng trong tuyến du lịch Vinh - Nam Đàn - Đô lương - Cột mốc số O - VQG Pù Mát.

f. Thác Sao Va (Quế Phong)

Thuộc xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, cách thành phố Vinh khoảng 190km về phía tây bắc, cách thị trấn Quỳ Châu khoảng 40km, Thác Sao Va (hay còn có tên là Tạt Sao Va, thác Hai mươi sải) là ngọn thác hùng vĩ với những thác nước dài, chảy nhanh và mạnh tạo màu nước trắng xóa, mờ sương, mát rượi giữa vùng rừng núi nhấp nhô, sông suối uốn quanh ghềnh thác. Thác được ví như một Cam Ly nơi miền tây Nghệ An.

Đã bao đời, người Kinh, người Thái, người Mông sống hòa vào thiên nhiên, là nơi từng che chở, nuôi dưỡng không ít bản làng trù phú. Trong nhiều bản Thái ngày nay còn giữ vẹn nguyên được những nếp nhà sàn truyền thống dọc các sườn


đồi hay ven bờ suối. Không chỉ bảo tồn được văn hóa nhà sàn, điệu dân ca, điệu khắp, câu nhuôn mà còn duy trì được nhiều nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, gìn giữ được những công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt đặc trưng...

Từ Sao Va du khách có thể ngược dốc Phú Phương lên đỉnh Pú Pỏm để đến với Đền Chín Gian, nơi khai lập 9 mường lớn, xem những dấu tích của lịch sử từ những thế kỷ XV còn được mọi người kể lại hoặc được ghi lại trong sử sách. Để chứng kiến các nghi lễ truyền thống như Lễ rước, Lễ chém trâu, Lễ Đại tế, Lễ tạ. Hay cũng từ Sao Va xuôi xuống chân núi tiến vào lòng hồ thủy điện Hủa Na, Cửa khẩu Thông Thụ...

Với những tiềm năng to lớn về tự nhiên và nhân văn, thác Sao Va hứa hẹn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn, lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

g. Làng nghề dệt thổ cẩm Châu Tiến - Quỳ Châu

Nghề dệt thổ cẩm là một nghề mang đậm dấu ấn truyền thống của đồng bào người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, hình thành từ hàng trăm năm trước, như một phần không thể thiếu trong đời sống của bà con. Sản phẩm dệt thổ cẩm bao đời nay vẫn thế, được làm theo phương pháp thủ công truyền thống với những tấm vải, những chiêc váy, khăn đủ hoa văn, màu sắc, chuyển tải những triết lí văn hoá, tín ngưỡng các dân tộc trong cuộc trường kì tìm tiếng nói chung với tự nhiên mà tồn tại. Các mẫu mã vốn có nguồn gốc từ cuộc sống được cách điệu, tạo hoa văn sặc sỡ, công phu, giàu tính sáng tạo trên thứ chất liệu cỏ cây của núi rừng.

Người phụ nữ dệt thổ cẩm thường tự làm cho mình một chiếc khăn Piêu - một thứ sản phẩm đặc biệt của thổ cẩm. Du khách đến với làng nghề dệt thổ cẩm Châu Tiến sẽ không cầm được lòng mình khi bên một chiếc nhà sàn ven suối, giữa cảnh non nước hữu tình, những người phụ nữ vẫn nhẫn nại và đam mê với tiếng thoi như muôn đời nay, sắp đặt từng sợi chỉ, trong khi trời dệt từng sợi nắng chiều xuống tóc. Tính cách và tuổi tác được thể hiện rất rõ trên những sản phẩm thổ cẩm của người Thái. Với những cô gái Thái đang yêu thì không thể giấu nổi tình cảm của mình bằng những gam màu sáng chủ đạo. Còn những người phụ nữ lớn tuổi thì

thiên về những gam màu trầm, về những đường nét rắn rỏi và đậm nét suy tư.


Hàng dệt thổ cẩm của người Thái ở Quỳ Châu với những họa tiết hoa văn phong phú, nhã nhặn đã thực sự chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng trong nước và quốc tế. Những chiếc khăn Piêu trên cơ sở những mô tuýp truyền thống, kết hợp với những nét hiện đại hay những chiếc túi xách xinh xắn được dệt bằng chất liệu tơ tằm đã có mặt không chỉ ở nhiều thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà cũng đã được xuất khẩu sang Nhật Bản và nhiều quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Bỉ, Ý… Và đặc biệt nhất có lẽ là nghệ thuật nhuộm màu sử dụng các loại chất liệu cỏ cây, hoa, lá của người Thái mà không có nơi nào có thể sánh được đã nâng giá trị hàng dệt Quỳ Châu lên thành một loại mặt hàng thời trang cao cấp.

2.2.3. Các tuyến DLST chủ yếu ở Nghệ An‌

Nghệ An có nguồn tài nguyên DLST phong phú, đa dạng phân bố ở cả phía Đông và phía Tây, các điểm du lịch lại khá gần với các trục đường quốc lộ (Quốc lộ 1A, quốc lộ 7, Đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15,….), đường sắt Bắc – Nam, cảng biển Cửa Lò, Cửa Hội, sân bay Vinh,… Đây là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các tuyến du lịch nói chung và tuyến DLST nói riêng của tỉnh Nghệ An. Trên các tuyến du lịch có nhiều điểm du lịch khác nhau với nhiều loại hình du lịch, nhiều sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn, có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau,….Như vậy, Nghệ An có rất nhiều tiềm năng để hình thành và phát triển các tuyến DLST không chỉ trong phạm vi của 1 khu du lịch, một huyện hay một tỉnh mà còn mở rộng ra phạm vi quốc gia, quốc tế.

Hiện nay Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Tổng cục du lịch và các công ty lữ hành trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh tiến hành các cuộc thăm dò, khảo sát thực tế tại các điểm du lịch nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc hình thành các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế. Tỉnh đã xây dựng được một số tuyến du lịch nhưng chủ yếu là các tuyến du lịch tổng hợp, kết nối các điểm du lịch với những chức năng khác nhau, những sản phẩm du lịch khác nhau và các loại hình du lịch đa dạng. Còn các tuyến du lịch chuyên đề thì chưa được định


hình một cách rõ nét do còn nhiều hạn chế về sự phân bố nguồn tài nguyên du lịch và sự yếu kém nhất định về hệ thống CSHT.

Đối với loại hình DLST, là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng của tỉnh nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên cho đến nay vấn đề khai thác tiềm năng này vẫn còn là bài toán khó đối với du lịch tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh đã hình thành và đưa vào khai thác một số tuyến DLST nội tỉnh. Lấy TP.Vinh làm trung tâm và dựa vào hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy các tuyến DLST chính của tỉnh Nghệ An như sau:

- Tuyến 1: Cửa Lò – Diễn Châu - Vườn Quốc gia Pù Mát

- Tuyến 2: Vinh - Quỳ Châu - Quế Phong

- Tuyến 3: Vinh – Cửa Lò – Bãi Lữ – Diễn Châu – Quỳnh Phương

- Tuyến 4: Vinh – Suối khoáng nóng Giang Sơn (Đô Lương) - đường Hồ Chí Minh – Ngã ba Tri Lễ – Vườn quốc gia Pù Mát.

2.3. Đánh giá các điểm, tuyến DLST ở Nghệ An 2.3.1.Đánh giá điểm DLST‌‌‌

2.3.1.1. Lựa chọn điểm đánh giá

Dựa vào mối tương quan trong tỉnh, các điểm được tác giả lựa chọn để đánh giá gồm:

- VQG Pù Mát

- KBTTN Pù Huống

- KBTTN Pù Hoạt

- Biển Cửa Lò

- Rừng bần – tràm chim Hưng Hòa (TP Vinh)

- Hang Bua (Quỳ Châu)

- Thác Sao Va (Quế Phong)

- Suối nước nóng Giang Sơn (Đô Lương)

- Làng nghề dệt thổ cẩm Quỳ Châu


2.3.1.2. Kết quả đánh giá các điểm du lịch

a. Kết quả đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của các điểm DLST Nghệ An

Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch các điểm DLST các tỉnh Nghệ An


STT


Điểm DLST

Chỉ tiêu


Tổng điểm


Xếp hạng

Độ hấp dẫn

(HS 3)

Tính an toàn

(HS 2)

Tính liên kết

(HS 1)

1

VQG Pù Mát

12

6

4

22

Cao

2

KBTTN Pù

Huống

12

6

3

21

Cao

3

KBTTN Pù Hoạt

12

6

3

21

Cao

4

Biển Cửa Lò

12

4

4

20

Cao

5

Rừng bần

Hưng Hòa

9

8

4

21

Cao

6

Hang Bua

6

8

3

17

Khá

7

Thác Sao Va

9

6

4

19

Khá

8

Suối nước nóng

Giang Sơn

6

6

3

15

Khá

9

Làng nghề dệt thổ

cẩm Quỳ Châu

6

8

3

17

Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 12

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ bảng 1,2,3 trong Phụ lục 1)

Bảng điểm đánh giá tiềm năng khai thác các điểm DLST ở Nghệ An cho thấy: Nhìn chung các điểm DLST được lựa chọn ở trên đều có tiềm năng thu hút khách du lịch khá cao. Các điểm DLST chủ yếu đạt loại cao và khá cao, trong đó có VQG Pù Mát, khu BTTN Pù Hoạt, khu BTTN Pù Huống, biển Cửa Lò và rừng bần

– Tràm chim Hưng Hòa (Vinh) là những điểm được xếp cao nhất về khả năng thu hút khách du lịch. Đây là những điểm có vị trí tương đối thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các loại hình du lịch khác nhau, có khả năng liên kết cao với các điểm du lịch khác, có tài nguyên DLST hấp dẫn, độc đáo.

83

b. Kết quả đánh giá tiềm năng khai thác của các điểm DLST Nghệ An (bảng 2.10)

Bảng 2.10. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng khai thác các điểm DLST tỉnh Nghệ An



ST T


Điểm DLST

Chỉ tiêu


Tổng điểm


Xếp hạng

Sức chứa khách du lịch

(HS 3)

Độ bền vững


(HS 3)

CSHT & CSVCKT


(HS 3)

Thời gian hoạt động du lịch


(HS 2)

Hiệu quả kinh tế


(HS 2)

Vị trí điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch

(HS 1)

1

VQG Pù Mát

9

9

9

8

6

2

43

Khá thuận lợi

2

KBTTN Pù Huống

9

9

3

8

2

2

33

Thuận lợi

trung bình

3

KBTTN Pù Hoạt

9

9

3

8

2

1

32

Thuận lợi

trung bình

4

Biển Cửa Lò

12

9

12

6

8

4

51

Rất thuận lợi

5

Rừng bần Hưng Hòa

12

9

9

6

6

4

46

Khá thuận lợi

6

Hang Bua

6

12

6

6

6

2

38

Khá thuận lợi

7

Thác Sao Va

9

9

3

8

6

1

36

Khá thuận lợi

8

Suối nước nóng -

khoáng Giang Sơn

9

9

6

8

4

3

39

Khá thuận lợi

9

Làng nghề dệt thổ

cẩm Quỳ Châu

3

9

3

8

4

2

29

Thuận lợi

trung bình

(Nguồn:Kết quả tổng hợp từ bảng 4,5,6,7,8,9 phần Phụ lục 1)


Qua kết quả đánh giá các điểm DLST tỉnh Nghệ An về tiềm năng khai thác có thể thấy: Các điểm DLST ở Nghệ An nhìn chung tương đối thuận lợi để khai thác tiềm năng DLST. Trong đó có điểm DLST được đánh giá rất thuận lợi là Cửa Lò. Đây là điểm DLST có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, CSVCKT phục vụ du lịch, CSHT khá hoàn thiện và đang được đầu tư có trọng điểm, hứa hẹn sẽ là điểm DLST hấp dẫn của du lịch Nghệ An. Các điểm DLST còn lại có khả năng khai thác ở mức khá và trung bình. Đây là những điểm DLST còn hạn chế về CSHT và CSVCKT nên việc thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn.

c. Tổng hợp kết quả đánh giá các điểm DLST tỉnh Nghệ An

Bảng 2.11. Bảng đánh giá tổng hợp mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác


STT


Điểm DLST


Tiềm năng thu hút


Tiềm năng khai thác


Mức độ ưu tiên đầu tư phát triển

1

VQG Pù Mát

Cao

Khá thuận lợi

Ưu tiên phát triển

nhất

2

KBTTN Pù Huống

Khá

Thuận lợi trung

bình

Phát triển

3

KBTTN Pù Hoạt

Khá

Thuận lợi trung

bình

Phát triển

4

Biển Cửa Lò

Cao

Rất thuận lợi

Ưu tiên phát triển

nhất

5

Rừng bần Hưng Hòa

Cao

Khá thuận lợi

Ưu tiên phát triển

nhất

6

Hang Bua

Khá

Khá thuận lợi

Ưu tiên phát triển

7

Thác Sao Va

Khá

Khá thuận lợi

Ưu tiên phát triển


8

Suối nước nóng - khoáng Giang Sơn


Trung bình


Khá thuận lợi


Phát triển


9

Làng nghề dệt thổ cẩm Quỳ Châu


Trung bình

Thuận lợi trung bình


Phát triển

(Nguồn: Kết quả tổng hợp và đánh giá từ bảng 2.9 và bảng 2.10)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023