Tiềm Năng Phát Triển Các Điểm, Tuyến Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Nghệ An


Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN‌

2.1. Khái quát đặc điểm địa lý tỉnh Nghệ An có liên quan đến phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái

2.1.1. Vị trí địa lý‌

Nghệ An là tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, nằm trong toạ độ địa lý: 18o33'10"B - 19o57'43" B

103o52'53"KĐ - 105o45'50" KĐ

Giới hạn lãnh thổ của Nghệ An:

Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên giới dài 196,13 km. Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên giới dài 92,6 km.

Phía Tây giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 419 km. Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km.

Diện tích đất tự nhiên của Nghệ An là 16.490,25 km2 (lớn nhất cả nước). Về

mặt hành chính, Nghệ An có 1 thành phố, 2 thị xã và 17 huyện. Hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 1 thị xã; Phía đông là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị xã và thành phố Vinh.

Với vị trí trên, Nghệ An có lợi thế đặc biệt về kinh tế và chính trị, vừa gắn liền với với lục địa, vừa thông thương với đại dương; thuận lợi giao lưu quốc tế cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ, đường không; nằm trên hành lang kinh tế Đông -Tây nối liền Myanma -Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông, là cửa ngõ cho các nước trong khu vực với Biển Đông và thế giới. Đây là tiền đề quan trọng cho việc mở rộng và phát triển du lịch Quốc tế.

Nghệ An có chung đường biên giới tiếp giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có nhiều tuyến đường giao thông và cửa khẩu quốc tế quan trọng nối hai nước là điều kiện thuận lợi cơ bản thu hút khách du lịch quốc tế từ thị trường Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nước Châu Á khác đến tham quan du lịch Nghệ An và Việt Nam, trong đó tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - LuangPrabăng - Viên

Hình 2.1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH NGHỆ AN


(Nguồn: http://bandohanhchinh.wordpress.com/2011/03/29/b%E1%BA%A3n-d%E1%BB%93-hanh-


Chăn và Đông Bắc Thái Lan có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch tỉnh Nghệ An.

Là một tỉnh nằm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ, trên trục giao thông Bắc Nam, Nghệ An không những có lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, thương mại mà còn trở thành trung tâm du lịch vùng, quốc gia và là điểm dừng chân khá quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á.

Nhìn chung, Nghệ An có vị trí địa lý rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch nói chung và DLST nói riêng, nhất là trong thời kỳ hội nhập sâu sắc như hiện nay giữa các quốc gia trên thế giới.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên‌

2.1.2.1. Địa hình

Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Địa hình Nghệ An chủ yếu mang tính chất đồi núi thấp, với độ cao phần lớn từ 500m đến 1.000m. Đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ.

Đồi núi chiếm trên ¾ diện tích của tỉnh. Khu vực cao hơn cả là các dãy núi Trường Sơn và Phu Hoạt ở phía tây và tây bắc. Dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với các sống núi bị chia cắt phức tạp, có nhiều đỉnh cao trên 2000m. Dãy Phu Hoạt có mức độ chia cắt lớn, với mạng lưới sông suối chằng chịt. Ngoài đỉnh Phu Hoạt cao 2.452m còn có nhiều đỉnh khác cao trên 1.500m như Pu Long, Pho May,….

Địa hình thấp dần về phía đông nam với vùng đồi núi thấp kéo dài từ các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn rải rác có dạng đồi bát úp xuống các huyện đồng bằng Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên với độ cao trên dưới 200m, đột khởi có một số đỉnh cao vượt lên nhưng cũng không quá 500m, sườn thoải.

Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông và Đông Nam của Nghệ An. Đồng bằng nhỏ hẹp, được bồi đắp phù sa bởi hệ thống sông Cả là chủ yếu.


Đường bờ biển dài 82km, địa hình thuộc loại bờ biển thấp, bằng phẳng, kéo dài từ Nam Thanh Hoá vào, có nhiều cửa sông cắt xẻ và một số nhánh núi đâm ra sát biển. Với chiều dài bờ biển, Nghệ An có nhiều điều kiện để hình thành một số cảng biển và bãi tắm phục vụ du lịch, nhất là khu vực từ Cửa Lò đến Cửa Hội. Ngoài ra, ven bờ còn có một số hòn đảo đẹp như Hòn Ngư, Đảo Mắt,…

Như vậy có thể thấy với đặc điểm địa hình Nghệ An tương đối đa dạng, phức tạp với nhiều dạng, kiểu địa hình khác nhau là cơ sở để tỉnh Nghệ An hình thành và phát triển các điểm DLST gắn với các kiểu địa hình độc đáo và trên cơ sở đó để xây dựng các tuyến DLST hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Địa hình núi cao ở phía Tây hiểm trở là điều kiện thuận lợi để duy trì các hệ sinh thái tự nhiên nguyên sinh, mang tính đặc hữu cao. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế khi tỉnh Nghệ An muốn phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền Tây, khai thác tiềm năng du lịch, mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội giữa các địa phương với nhau và xây dựng hệ thống CSHT, CSVCKT nói chung và CSVCKT phục vụ du lịch nói riêng.

2.1.2.2. Khí hậu

Nghệ An thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh. Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam, chiều Đông - Tây và theo độ cao của địa hình. Hằng năm, Nghệ An nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn với tổng bức xạ là 131,8kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt độ trong năm hơn 8.5000C. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.500-1.700 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,90C, cao nhất là 430C và thấp nhất là 200C, lượng mưa trung bình năm là 1.800 – 2.000 mm.

Về chế độ nhiệt có sự phân hóa theo hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Tháng lạnh nhất là tháng 1 do chịu ảnh hưởng của đới khí hậu á đới và gió mùa Đông Bắc, tháng nóng nhất là tháng 7 do chịu ảnh hưởng của gió Tây mang hiệu ứng phơn. Đặc điểm của loại gió này là khô, nóng và hoạt động theo từng đợt. Cả năm có 5-7 đợt, từ tháng 5- tháng 8, tốc độ trung bình 2-3m/s, tốc độ lớn nhất có thể đạt 42m/s. Dưới ảnh hưởng của gió Tây Nam mang hiệu ứng Phơn nhiệt độ không khí tăng đột ngột, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng trên địa bàn toàn tỉnh.


Khí hậu nóng nực không thích hợp với sức khỏe con người nhưng lại phù hợp với du lịch tắm biển và nghỉ mát núi cao. Vì vậy thời kỳ này là thời kỳ hoạt động mạnh của du lịch ở các bãi biển, VQG, khu BTTN,…

Tuy nhiên, Nghệ An cũng là một trong những địa phương có nhiều bão nhất trong năm, 3-4 cơn/năm, đồng thời cũng là vùng chịu ảnh hưởng của hầu hết các cơn bão vào Việt Nam. Các cơn bão thường kèm theo mưa lớn, giông, lốc có cường độ lớn gây xói mòn, rửa trôi mạnh ở miền núi, ngập lụt ở vùng đồng bằng. Đây là trở ngại lớn cho việc khai thác du lịch về mùa mưa ở Nghệ An.

Đặc điểm khí hậu trên đã tạo ra tính mùa cho hoạt động DLST của tỉnh Nghệ An. Theo đó, mùa DLST phát triển mạnh của Nghệ An thường là vào mùa hè tức là khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Còn các tháng khác trong năm thì ít phát triển do ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc.

2.1.2.3. Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn tỉnh Nghệ An phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phù hợp với độ nghiêng của địa hình. Sông ngắn dốc, chảy xiết ở miền núi nhưng khi xuống đồng bằng thì lòng sông mở rộng, nước chảy hiền hòa. Phần lớn sông ngòi của tỉnh nằm trong hệ thống sông Cả. Đây là một trong những mạng lưới sông lớn của nước ta. Dòng chính dài 390km (chỉ tính riêng phần chảy

trong tỉnh) và 86 phụ lưu cấp 1, 2. Hệ thống sông này đã tạo nên một mạng lưới thủy văn khá đều trên địa bàn tỉnh với mật độ trung bình 0,6km/km2 (xấp xỉ mật độ sông suối toàn miền Bắc). Độ dốc bình quân chung cho toàn lưu vực là 18,3%. Cùng với núi Hồng Lĩnh, dòng sông Lam được xem là biểu tượng của xứ Nghệ gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của con người xứ Nghệ. Vì vậy, sông ngòi Nghệ An cũng có giá trị rất lớn về du lịch, đặc biệt là DLST gắn liền với du lịch

cộng đồng.

Bên cạnh đó, ở miền núi và trung du có mạng lưới khe suối tương đối nhiều, đặc biệt có một số suối nước nóng, nước khoáng như suối nước nóng – khoáng Bản Khạng (Quỳ Hợp), Giang Sơn (Đô Lương),…Đây hứa hẹn sẽ là những điểm DLST tiềm năng cho tỉnh Nghệ An.


2.1.2.4. Sinh vật

Nguồn tài nguyên sinh vật của Nghệ An tương đối phong phú và đa dạng.

Nếu như ở khu vực trung du chủ yếu là rừng trồng và đồi trọc thì vùng miền núi phía tây Nghệ An vẫn còn giữ được diện tích khá lớn rừng nguyên sinh – biểu hiện đặc trưng của rừng giàu nhiệt đới Việt Nam. Rừng Nghệ An có hệ sinh thái đa dạng với 1.513 loài thực vật bậc cao, 241 loài động vật, trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm và đặc hữu như bò tót, voi Châu Á, Sao La, Mang lớn,… tập trung chủ yếu ở VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống, khu BTTN Pù Hoạt…rất thuận lợi cho việc hình thành các điểm, tuyến DLST nói riêng và các điểm, tuyến du lịch nói chung của tỉnh Nghệ An

Về sinh vật biển Nghệ An đã xác định có khoảng 200 loài tảo, gần 190 loài động vật nổi, 300 loài động vật đáy, 267 loài cá, 20 loài tôm và các nguồn lợi sinh vật khác. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm cho phát triển du lịch với những loại thực phẩm đặc sản biển.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội‌

2.1.3.1. Kinh tế

Mức độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và tương đối ổn định

Trong những năm qua, nền kinh tế Nghệ An đã có bước phát triển khá, tương đối ổn định trên tất cả các khu vực kinh tế. Năm 2011, tổng thu nhập quốc dân GDP đạt được hơn 18 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế đạt 10,38%. Giá trị của các khu vực kinh tế tăng liên tục qua các năm, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp và thương mại có bước tăng trưởng đáng khích lệ.

Bảng 2.1. Tổng thu nhập quốc dân GDP theo giá năm 1994 tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010


ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng GDP

Tỷ đồng

11.334

12.525

13.829

14.815

16.372

Tốc độ tăng trưởng GDP

%

10,24

10,51

10,58

7,13

10,51

Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

3.754

3.866

4.104

4.229

4.391

Công nghiệp - xây dựng

Tỷ đồng

3.612

4.229

4.801

5.238

6.022

Dịch vụ

Tỷ đồng

3.968

4.430

4.924

5.348

5.959

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 7

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 tỉnh Nghệ An)


Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế Nghệ An đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhất là cơ cấu ngành. Tỷ trọng của khu vực 1 (nông – lâm- ngư nghiệp) giảm, trong khi đó tỷ trọng của khu vực 2 (công nghiệp – xây dựng), khu vực 3 (Dịch vụ) tăng nhanh và tăng liên tục. Đây là sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển dịch chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010

(Đơn vị: %)



2006

2007

2008

2009

2010

Cơ cấu kinh tế

100

100

100

100

100

Nông, lâm, ngư nghiệp

33,05

31,02

30,94

30,47

28,47

Công nghiệp - Xây dựng

30,35

32,00

32,05

32,07

33,44

Dịch vụ

36,60

36,98

37,00

37,46

38,09

(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2010 )

Xuất phát từ tính chất tổng hợp của kinh doanh du lịch nên có thể thấy sự phát triển và xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói chung và DLST nói riêng. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có và các chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp, kết quả thu hút đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng dự án và quy mô vốn đăng ký. Từ năm 2006 đến 2010, có 381 dự án (với số vốn đầu tư là 142.594,32 tỷ đồng) được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 12 dự án đầu tư CSHT tỷ đồng (hỗ trợ CSHT từ trung ương là 33 tỷ đồng). Các dự án đều nhằm mục tiêu phục vụ phát triển du lịch tại các cụm, điểm du lịch như: Khu du lịch Kim Liên, khu du lịch biển Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Thành, biển Quỳnh Lưu, khu du lịch VQG Pù Mát...

Chất lượng CSVCKT du lịch ngày càng được đầu tư hoàn thiện, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nhiều vùng trên địa bàn.


Dịch vụ giao thông vận tải và CSHT: Toàn tỉnh có 9.300 cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ với 14.600 lao động; vận chuyển hàng hoá tăng bình quân 23,4%/năm; vận chuyển hành khách tăng 14,3%/năm với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Về CSHT, Nghệ An có mạng lưới giao thông hoàn thiện với đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển sớm hình thành phát triển và đang được đầu tư nâng cấp nên đã góp phần thuận tiện cho việc đi lại giữa các vùng và tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế trên địa bàn. Hệ thống đường bộ nối liền quốc tế, các tỉnh, khu vực kinh tế và một số đường liên thôn, liên xã đến các điểm du lịch, khu dân cư vừa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đến các vùng sâu, vùng xa đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt đến các điểm du lịch miền núi phía Tây ảnh hưởng phát triển du lịch.

Dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm đã được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức, kết quả huy động vốn liên tục tăng.

2.1.3.2. Văn hóa

Nghệ An in đậm dấu ấn văn hoá – lịch sử của đất nước trong suốt cả quá trình dựng nước và giữ nước. Người dân Nghệ An tuy nghèo nhưng vẫn luôn nổi tiếng về tinh thần hiếu học cũng như thái độ lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Vùng đất còn nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt đã phần nào tạo cho con người những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm và kiên nghị. Nghệ An cũng là cái nôi của nhiều anh hùng dân tộc như Mai Hắc Đế, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh…

Nơi đây cũng là địa danh mang nhiều nét đặc sắc của dòng văn học dân gian với các thể loại phong phú như ca dao, hò, vè, đặc biệt là các làn điệu dân ca như hát ví dặm, hát phường nón, phường củi, phường vải.... Các tác phẩm dân gian này được hun đúc, lưu truyền qua bao thế hệ và tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa Nghệ An.

Nghệ An rất giàu truyền thống trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh 1930-1931 là một dấu son trong truyền thống đánh giặc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023