Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Thành Và Phát Triển Các Điểm, Tuyến Du Lịch Sinh Thái


- Hỗ trợ bảo tồn và quản lý bền vững về sinh thái: Đây là đặc trưng khác biệt của DLST so với các loại hình du lịch khác. Trong DLST, hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được quán lý cho sự bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch. Đó là lí do tại sao các nhà quản lý vườn quốc gia nên đặt ưu tiên cao nhất cho việc quản lý các hoạt động du lịch trong vườn quốc gia của họ.

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường. Đặc điểm giáo dục môi trường trong DLST là đặc trưng cơ bản phân biệt DLST với loại hình du lịch thiên nhiên khác. Nhờ có hoạt động giáo dục môi trường mà bản thân khách du lịch trở thành người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục môi trường trong DLST có thể được coi là công cụ quản lý hữu hiệu cho các khu tự nhiên.

- Hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương. DLST phải đảm bảo cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực. Cộng đồng địa phương có thể tham gia vào những công việc vận hành DLST trên phương diện cung cấp kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ và các sản phẩm phục vụ khách. Những lợi ích này nhất thiết phải lớn hơn sự trả giá về môi trường và văn hóa – xã hội nảy sinh từ hoạt động du lịch mà cộng đồng địa phương phải gánh chịu.

- Thỏa mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách. Khách DLST thường có mong muốn được trải nghiệm trong thiên nhiên và mức độ đáp ứng nhu cầu này sẽ thể hiện chất lượng của hoạt động DLST. Vì vậy, các dịch vụ du lịch làm hài lòng du khách, về mặt trải nghiệm thiên nhiên chỉ nên đứng sau công tác bảo tồn.

1.1.3.3. Các nguyên tắc của DLST

DLST được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới sự phát triển bền vững. Các nguyên tắc được đảm bảo trong DLST là các nguyên tắc không chỉ cho các nhà quy hoạch, quản lý, điều hành mà còn có cả những hướng dẫn viên DLST.


Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thuộc Tổng cục du lịch đã tổng kết thành 4 nguyên tắc cơ bản cho hoạt động DLST như sau :

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 4

- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

1.1.3.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST

a. Có sự tồn tại các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao

Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp ( agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu ( ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology).

Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (eco- systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường).

Như vậy có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động DLST thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên (natural reserve), đặc biệt ở các VQG (national park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn


tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn (rural tourism ) hoặc các trang trại (farm tuorism) điển hình.

b. Hướng dẫn viên phải am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách DLST, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên.

Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.

c. Người điều hành du lịch phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn tại các điểm DLST

Hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành DLST phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.

d. Tuân thủ chặt chẽ các quy đinh về sức chứa

Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.

Đứng ở góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa


khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối vớ mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.

Đứng ở góc độ sinh học: Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tục sinh họa của các loài thú hoang sã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp (như làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xói mòn,…)

Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó khịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Sức chứa này đạt tới ngưỡng khi có quá nhiều khách du lịch đến điểm tham quan làm du khách phải chịu nhiều tác động do du khách khác gây ra (như khó quan sát các loài thú hoang dã, đi lại, rác thải,…). Những tác động này làm giảm đáng kể sự hài lòng của du khách.

Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.

Ngoài ra, khi xác định sức chứa tại 1 điểm du lịch cũng cần quan tâm ở góc độ quản lý, sức chứa có thể được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

e. Thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch.

Việc thoả mãn mong muốn này của khách DLST về những kinh nghiêm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST.


1.1.3.5. Tài nguyên DLST

a. Khái niệm

Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành các điểm, khu du lịch và hiệu quả kinh tế của các hoạt động dịch vụ.

Theo luật du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.[20]

Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài nguyên DLST là 1 bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch nó bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa được tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.

Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng thì mới được xem là tài nguyên DLST.

b. Đặc điểm tài nguyên DLST

- Tài nguyên DLST phong phú, đa dạng trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn.

- Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với các tác động của con người

- Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau

- Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư hoặc được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch

- Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài

- Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào :


+ Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn tiềm ẩn

+ Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách DLST

+ Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đặc biệt ở những nơi có hệ sinh thái nhạy cảm

+ Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng DLST

c. Phân loại tài nguyên DLST

Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch gồm :

- Tài nguyên DLST tự nhiên :

+ Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu BTTN,…)

+ Các cảnh quan tự nhiên gắn với thủy văn như hồ, thác nước, suối nước

nóng,…


+ Các cảnh quan tự nhiên gắn với địa hình như hang động, núi, gò, đồi,…

+ Các cảnh quan tự nhiên gắn với biển như bãi biển, vịnh, đảo san hô,….

- Tài nguyên DLST nhân văn :

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp điển hình (vườn cây ăn quả, trang trại,….)

+ Các giá trị văn hóa được hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại

của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết,…. của cộng đồng.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái

1.1.4.1. Vị trí địa lý

Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện cho phép và tùy thuộc vào đặc điểm vị trí địa lý từng vùng để đưa đến tiềm năng du lịch khác nhau. Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình


du lịch độc đáo của từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền. Vì vậy, khi xác định các điểm, tuyến DLST thì vị trí địa lý là yếu tố cơ sở, tiền đề quan trọng được xem xét đầu tiên trong không gian lãnh thổ.

Đánh giá vị trí địa lý không chỉ là xác định tọa độ, ranh giới lãnh thổ, các mối quan hệ với các ngành khác mà còn phải đánh giá ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý đối với sự phát triển của ngành du lịch. Tức là phải xác định được vị trí tương đối của các điểm du lịch với các cửa khẩu quốc tế quan trọng, các thị trường khách du lịch lớn trong vùng và các vùng phụ cận, các tuyến giao thông chính, các bến cảng, sân bay,….

1.1.4.2. Tài nguyên DLST

Không giống các ngành dịch vụ khác khi mà sự phân bố bị quy định nhiều hơn bởi thị trường tiêu thụ, hoạt động du lịch có tính định hướng tài nguyên, liên quan mật thiết với sự phân bố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ du lịch (các điểm du lịch, tuyến du lịch, trung tâm du lịch và các vùng du lịch). Đặc biệt đối với DLST – loại hình du lịch gắn với tự nhiên và văn hóa bản địa thì tài nguyên DLST là một trong những yếu tố tác động trực tiếp không chỉ đến sự hình thành mà còn đến ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của các điểm, tuyến DLST.

Ảnh hưởng của tài nguyên DLST đến sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Quy mô hoạt động DLST ở một lãnh thổ được xác định trên cơ sở là sự phong phú, đa dạng, đặc sắc và độc đáo của nguồn tài nguyên DLST.

Tài nguyên DLST cũng quyết định đến tính nhịp điệu và sức hấp dẫn của các điểm, tuyến DLST. Số lượng tài nguyên DLST vốn có, chất lượng và mức độ kết hợp các tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển các điểm, tuyến DLST của lãnh thổ đó. Nơi nào có nhiều tài nguyên có chất lượng cao, có nhiều hệ sinh thái độc đáo, đặc sắc, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và có mức độ kết hợp các tài nguyên DLST cao thì sẽ tạo nên những điểm, tuyến DLST hấp dẫn, thu hút khách du lịch và đem lại hiệu quả kinh tế cao.


1.1.4.3. Cơ sở hạ tầng (CSHT ) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) phục vụ du lịch

Đối với sự phát triển du lịch, CSHT và CSVCKT là những nhân tố đảm bảo biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực.

a. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

CSVCKT phục vụ du lịch bao gồm: cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống ; mạng lưới thương mại dịch vụ, cơ sở thể dục thể thao, vui chơi giải trí, cơ sở y tế,….

Đối với ngành du lịch, CSVCKT là yếu tố không thể thiếu để hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch. CSVCKT sẽ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở, đi lại và một số nhu cầu khác của khách du lịch. Trên cơ sở đó, nó sẽ góp phần quan trọng trong quá trình tạo ra và hiện thực các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, muốn hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch cần quan tâm đầu tư hoàn thiện hệ thống CSVCKT phục vụ du lịch.

b. Cơ sở hạ tầng

Bên cạnh hệ thống CSVCKT, hệ thống CSHT cũng có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển các điểm, tuyến du lịch. CSHT là những phương tiện vật chất của toàn xã hội, được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương, hỗ trợ các ngành kinh tế trong đó có ngành du lịch.

CSHT bao gồm: Mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mang lưới điện, hệ thống cấp thoát nước,...

CSVCKT và CSHT là điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại tham quan, nhu cầu giao lưu trong nước và quốc tế, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của du khách cũng như các hoạt động phục vụ kinh doanh du lịch. Vì vậy, khi quy hoạch các điểm, tuyến du lịch cần quan tâm nhiều đến hệ thống này, coi đây là tiêu chí quan trọng để hình thành các điểm, tuyến du lịch.

Như vậy có thể thấy đối với hoạt động du lịch nói chung, hệ thống CSVCKT và CSHT là yếu tố không thể không xem xét đến khi muốn hình thành và phát triển du lịch trên một lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, đối với DLST – loại hình du lịch dựa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023