Phương Pháp Thu Thập, Xử Lý, Phân Tích Và Tổng Hợp Tư Liệu


cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tư liệu

Đây là phương pháp cần thiết trên cơ sở tổng quan tài liệu có sẵn cho phép ta hiểu biết những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và những vấn đề cập nhật đang đặt ra. Việc thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đó phân tích, xử lý, phân loại các số liệu, tư liệu đó ra thành từng loại, từng nhóm sẽ giúp chúng ta có được những vấn đề trọng tâm, những nội dung và kết luận cần thiết cho đề tài đang nghiên cứu. Trên cơ sở tài liệu phong phú đó sẽ tổng hợp để có được cái nhìn toàn diện, khái quát về vấn đề nghiên cứu.

4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Là phương pháp quan sát, thu thập trực tiếp thông tin du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý

Tác giả đề tài đã thực hiện các chuyến khảo sát sau:

- Khảo sát các điểm DLST như biển Cửa Lò, VQG Pù Mát (thuộc địa phận huyện Con Cuông), rừng bần Hưng Hòa (Vinh), Hang Bua, làng nghề dệt thổ cẩm Châu Tiến (Quỳ Châu), thác Sao Va (Quế Phong), Khu BTTN Pù Hoạt, khu BTTN Pù Huống, Suối nước nóng - khoáng Giang Sơn (Đô Lương)

- Khảo sát một số tuyến du lịch: Diễn Châu – Vinh - Cửa Lò; Diễn Châu – Suối khoáng nóng Giang Sơn (Đô Lương) – Tân Kỳ - Đường Hồ Chí Minh - VQG Pù Mát; Diễn Châu – Quỳ Châu – Quế Phong;

4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Đây là phương pháp truyền thống của khoa học địa lý. Phương pháp bản đồ có 2 chức năng chính:

+ Phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, các dòng du khách.


+ Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, trên cơ sở đó để đưa ra các định hướng phát triển và tổ chức hoạt động du lịch trong tương lai.

5. Đóng góp của đề tài‌

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về điểm, tuyến du lịch nói chung và DLST nói riêng.

- Hệ thống hóa các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá các điểm, tuyến DLST phù hợp với đặc thù lãnh thổ tỉnh Nghệ An

- Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển các điểm, tuyến DLST của tỉnh Nghệ An

- Sử dụng kết quả đánh giá và hiện trạng phát triển các điểm, tuyến DLST để làm cơ sở cho việc định hướng phát triển các điểm, tuyến DLST của tỉnh. Bước đầu đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tại các điểm, tuyến DLST của tỉnh Nghệ An

6. Cấu trúc đề tài‌

Đề tài gồm 4 phần chính:

- Phần mở đầu

- Phần nội dung: Gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở khoa học về điểm, tuyến du lịch và du lịch sinh thái

+ Chương 2: Tiềm năng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái ở Nghệ An

+ Chương 3: Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái ở Nghệ An đến năm 2020

- Phần kết luận

- Phần tài liệu tham khảo và phụ lục.


Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI‌

1.1. Tổng quan các vần đề cơ bản liên quan‌

1.1.1. Khái niệm du lịch‌

Du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp theo từ “Tour” mà chúng ta thường hiểu là một cuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát. Từ những năm 30 của thế kỷ XX đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu những mặt khác nhau của du lịch và đưa ra rất nhiều khái niệm về du lịch:

- Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (Internationl Union of Official Travel Oragnization - IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”[15].

- Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma-Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ”[15].

- Theo I.I.Pirogionic, 1985 thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [15].

- Theo luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[20]


1.1.2. Điểm, tuyến du lịch‌

1.1.2.1. Điểm du lịch

Điểm du lịch có thể được hiểu là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa, lịch sử, KT - XH,…) hay có thể là một công trình nhân tạo hoặc là sự kết hợp cả hai yếu tố trên ở quy mô nhỏ.

Theo khoản 8, Điều 4, Chương 1, Luật du lịch Việt Nam: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”[20].

Cũng theo Luật du lịch Việt Nam, căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút khách du lịch, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ, điểm du lịch phân thành hai cấp:

Điểm du lịch địa phương: là nơi có tài nguyên hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 10.000 lượt khách tham quan một năm.

Điểm du lịch quốc gia: Là nơi có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách tham quan một năm.

1.1.2.2. Tuyến du lịch

Theo khoản 9, Điều 4, Chương 1, Luật du lịch Việt Nam: “ Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắm với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàngkhông” [20].

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức lãnh thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với nhau thành một lịch trình du lịch phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định các tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện.

Hiện nay có nhiều cách phân loại tuyến du lịch:

- Theo hệ thống giao thông: Tuyến du lịch bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.



vùng.

- Xét về mặt không gian lãnh thổ, tuyến du lịch được chia như sau:

+ Trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, thì có tuyến nội vùng và tuyến liên


+ Trong phạm vi một tỉnh thì có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh.

- Theo tính đa chức năng của các điểm du lịch:

+ Tuyến du lịch tổng hợp (DLST, giải trí,…)

+ Tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch có cùng chức năng.

1.1.2.3. Quan hệ giữa điểm và tuyến du lịch

Điểm và tuyến du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các điểm du lịch liên kết với nhau tạo thành các tuyến du lịch.

Quy mô và mật độ phân bố các điểm du lịch trên lãnh thổ ảnh hưởng đến tổ chức khai thác các tuyến du lịch. Nếu quy mô của các điểm du lịch lớn, mật độ các điểm cao, số lượng tuyến nhiều, thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm và xây dựng thành các tour du lịch hấp dẫn, khai thác hiệu quả.

Các điểm du lịch có chất lượng cao, càng đẹp, càng hấp dẫn, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế liên kết với nhau sẽ tạo thành các tuyến du lịch với sản phẩm thu hút du khách, tạo điều kiện cho việc phát triển CSHT & CSVCKT du lịch dọc trên tuyến. Ngược lại, tuyến du lịch với sản phẩm hấp dẫn sẽ thu hút được sự quan tâm của du khách về các điểm du lịch tạo thành các tuyến đó.

Chức năng của các điểm du lịch có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với chức năng tuyến du lịch. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch đồng chức năng tạo điều kiện hình thành và phát triển các tuyến du lịch chuyên đề. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch với chức năng đa dạng tạo điều kiện phát triển các tuyến du lịch tổng hợp với sản phẩm du lịch đa dạng và ngược lại.

1.1.3. Du lịch sinh thái‌

1.1.3.1. Khái niệm

Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới mẻ và đang là mối quan tâm của nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có nhiều cách đặt vấn đề về DLST và sự tìm kiếm để đi đến sự thống nhất về bản chất của loại hình du


lịch này vẫn đang được tiếp tục trên nhiều diễn đàn quốc tế và trong nước.

Ở góc nhìn hẹp, có thể thấy DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép "du lịch" và "sinh thái" hay có thể hiểu là du lịch gắn với tự nhiên.

Tuy nhiên không nên coi DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên vì thuật ngữ này có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên (ví dụ trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, và bám vách đá leo núi). Những hoạt động du lịch này có thể có mà cũng có thể không thuộc loại hoạt động thân thiện với môi trường.

Đến năm 1993, Lindberg và Hawkins đã đưa ra định nghĩa phản ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của DLST. Theo đó, "DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương" [1].

Một định nghĩa đang thịnh hành khác đã liên kết các yếu tố văn hoá và môi trường một cách cụ thể hơn là định nghĩa do Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra. Định nghĩa này cho rằng “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực" (Ceballos-Lascurain, 1996) [1].

Trong hội thảo về Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST như sau: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [11].

Năm 2000, GS – TSKH Lê Huy Bá cũng đưa ra định nghĩa về DLST như sau: “DLST là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt


chẽ, hài hóa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [1].

Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [11].

Thực tế, đã có rất nhiều các định nghĩa khác về DLST, trong đó, Buckley (1994) đã tổng quát như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường thì mới được xem là DLST”. Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung phát triển cộng đồng [11].

Và trong hội thảo về DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch kết hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/1998 cũng đã đưa ra quan điểm về DLST và xác định vị trí của DLST trong hệ thống các loại hình du lịch như sau: “DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”[19].


Sơ đồ 1.1: Khái niệm và vị trí của loại hình DLST

Nguồn gốc Các loại hình du lịch


- Giáo dục

tồn


Sinh thái

- Nghỉ dưỡng

Du lịch dựa vào thiên nhiên (nature – based tourism)

- Mạo hiểm nâng cao

- Thể thao nhận thức

- Thắng cảnh - Có trách nhiệm bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 3

- Tham quan


- Vui chơi giải trí

-…..vvv


Du lịch dựa vào văn hóa (culture – based tourism)

- Tham quan nghiên cứu

- Hành hương lễ hội

-……vvvv


Công vụ

- Hội nghị hội thảo

- Hội chợ

- Quá cảnh

- Tìm cơ hội đầu tư

-……vvv



1.1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của DLST

Từ các định nghĩa trên có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của DLST để phân biệt với các loại hình du lịch khác như sau:

- DLST là loại hình du lịch dựa vào sự hấp dẫn của tự nhiên và văn hóa bản địa. Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn với các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng sinh học và những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Đặc biệt những khu tự nhiên còn tương đối hoang sơ, ít bị tác động bởi các hoạt động của con người. Chính vì vậy hoạt động DLST thường được diễn ra và thích hợp với các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023