Bảng Điểm Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Tiềm Năng Thu Hút Khách Du Lịch Của Điểm Dlst [2], [10]


vào thiên nhiên, về với thiên nhiên, có đi kèm các hoạt động bảo tồn và giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đặc sắc, độc đáo nhưng lại rất nhạy cảm thì việc phát triển CSVCKT và CSHT phải luôn chú trọng đến việc bảo tồn tài nguyên, giảm tối thiểu mức độ tác động của con người đến tự nhiên.

1.2. Phương pháp đánh giá các điểm, tuyến DLST‌

1.2.1. Đánh giá điểm DLST‌

Trên thế giới nhiều năm qua, phương pháp đánh giá tổng hợp được sử dụng khá phổ biến không chỉ đối với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên mà còn cả đánh giá tài nguyên nhân văn. Riêng ở Việt Nam, trong thời gian gần đây do nhu cầu du lịch bắt đầu phát triển những công trình về đánh giá tổng hợp lãnh thổ cho mục đích du lịch được phát triển. Trong đó các tác giả như Phạm Trung Lương, Hồ Công Dũng, Đặng Duy Lợi,… đã đề cập đến các tiêu chí như: vị trí của điểm du lịch, độ hấp dẫn, CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững của điểm du lịch và hiệu quả kinh tế

Để đánh giá các điểm DLST ở tỉnh Nghệ An, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp bằng cách lựa chọn các chỉ tiêu và cho điểm để xác định tiềm năng. Cụ thể đó là việc xem xét theo hai tiêu thức: Tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của từng tài nguyên. Mỗi chỉ tiêu được phân cấp theo 4 bậc: Rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình và kém thuận lợi với điểm tương ứng là 4,3,2,1.

1.2.1.1. Đánh giá tiềm năng thu hút của điểm DLST

a. Xác định chỉ tiêu

Tiềm năng thu hút khách của điểm DLST được đánh giá dựa trên 3 chỉ tiêu : độ hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết [2]

- Độ hấp dẫn

Độ hấp dẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá tiềm năng thu hút khách của điểm DLST. Độ hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp, xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng.

Độ hấp dẫn của điểm DLST được phân chia thành 4 cấp:


+ Cao: Có trên 5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có hệ sinh thái đa dạng, độc đáo, điển hình, được bảo tồn tốt và hình thành được trên 5 sản phẩm du lịch

+ Khá: Có 3-5 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có hệ sinh thái tương đối đa dạng, được bảo tồn khá tốt và hình thành được 3-5 sản phẩm du lịch

+ Trung bình: Có 1-2 phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, có tính đa dạng sinh học vừa phải và hình thành được không quá 2 sản phẩm du lịch

+ Kém: Không có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng văn hóa đặc sắc, địa hình và cảnh quan đơn điệu không ấn tượng gì cho du khách, chỉ hình thành được 1 sản phẩm du lịch.

- Tính an toàn :

Tính an toàn của điểm DLST được đánh giá theo hai khía cạnh là sinh thái và

xã hội.


Tính an toàn của điểm DLST được chia thành 4 cấp :

+ Cao: Không xảy ra trường hợp mất ổn định nào về an ninh, sinh thái và

thiên tai. Không có hiện tượng khủng bố, quấy nhiễu, trộm cắp, bắt cóc, trấn lột, bán hàng rong, ăn xin và không có dịch bệnh

+ Khá: Không có các đặc trưng riêng như trên. Tuy nhiên chỉ có các họat động ăn xin, quấy nhiễu, bán hàng rong nhưng không thường xuyên

+ Trung bình: Không có các đặc trưng như trên. Các hoạt động ăn xin, quấy nhiễu, bán hàng rong hoạt động mạnh.

+ Kém: xảy ra các hoạt động cướp giật, bắt cóc, dịch bệnh, đe dọa đến tính mạng và xâm phạm tài sản của khách du lịch

- Tính liên kết

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động mang tính liên kết cao. Tính liên kết điểm DLST ở đây được đánh giá bằng sự có mặt của các điểm tài nguyên du lịch nằm lân cận điểm du lịch được xem xét trong phạm vi bán kính không quá 25km [2]


+ Tốt : Có thêm ít nhất 4 điểm tài nguyên du lịch

+ Khá: Có thêm 2-3 điểm tài nguyên du lịch

+ Trung bình: Có thêm 1 điểm tài nguyên du lịch

+ Kém : Không có điểm tài nguyên du lịch nào khác có thể liên kết được

b. Xác định hệ số các chỉ tiêu

Mỗi chỉ tiêu đều có tác động đến tiềm năng thu hút khách du lịch theo các mức độ khác nhau. Chỉ tiêu có mức độ tác động lớn thì hệ số càng lớn. Trong 3 chỉ tiêu trên, "độ hấp dẫn" là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển của điểm DLST nên có hệ số 3. Trong khi đó, chỉ tiêu "tính an toàn" ít quan trọng hơn và có thể thay đổi bởi tác động của con người nên có hệ số 2. Chỉ tiêu "Tính liên kết" có hệ số 1. Từ đó, thang điểm đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của điểm DLST như sau :

Bảng 1.1 : Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của điểm DLST [2], [10]

TT

Tiêu chí

Trọng số

Thang điểm

Cao

Khá

Trung bình

Kém

1

Độ hấp dẫn

3

12

9

6

3

2

Tính an toàn

2

8

6

4

2

3

Tính liên kết

1

4

3

2

1


Tổng số điểm


24

18

12

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển các điểm, tuyến du lịch sinh thái của tỉnh Nghệ An - 5

* Phân hạng kết quả

- Điểm du lịch thu hút cao : 20 – 24

- Điểm du lịch thu hút khá: 15 - 19

- Điểm du lịch thu hút trung bình : 10 - 14

- Điểm du lịch thu hút kém: 6 - 9

1.2.1.2. Đánh giá tiềm năng khai thác của điểm du lịch sinh thái[2]

a. Xác định chỉ tiêu

- Sức chứa du lịch [2]

Sức chứa du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động


của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội.

Ở bất kỳ điểm tiếp nhận du lịch nào thì khái niệm của sự phát triển bền vững đều liên quan đến sức chứa.

Chỉ tiêu sức chứa khách du lịch để đánh giá tiềm năng khai thác của một điểm DLST được xác định theo 4 cấp :

+ Lớn: có khả năng tiếp nhận trên 1000 người/ngày, trên 250 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số tương ứng là 500 người/ngày và 100 người/lượt.

+ Khá: có thể tiếp đón 500 - 1000 người /ngày, từ 150 - 250 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số tương ứng là 300 - 500 người/ngày và 50 – 100 người/lượt.

+ Trung bình: có sức chứa 100 - 500 người/ngày, từ 50 - 150 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số tương ứng là 100 - 300 người/ngày và 30 - 50 người/lượt

+ Nhỏ: có sức chứa dưới 100 người/ngày, dưới 50 người/lượt tham quan đối với điểm tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân văn, con số tương tứng là dưới 100 người/ngày và dưới 30 người/lượt.

- Độ bền vững [2]

Chỉ tiêu này nói lên mức độ phá hủy các thành phần tự nhiên tại các điểm du lịch hay nói cách khác là khả năng bền vững của các thành phần tự nhiên khi triển khai hoạt động du lịch

+ Cao: trong trường hợp điểm du lịch không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường nhanh; công trình văn hóa lịch sử còn được bảo tồn tốt, không bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới ẩm và thiên tai, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc trên 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

+ Khá: trong trường hợp điểm du lịch có từ 1 - 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại nhưng ở mức độ không đáng kể, có khả năng tự phục hồi tương


đối nhanh; công trình văn hóa lịch sử có bị phá hoại, có khả năng phục chế nhanh, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 50 đến 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.

+ Trung bình: trong trường hợp điểm du lịch có từ 1 - 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên, kinh tế - xã hội bị phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi nhanh được; công trình văn hóa lịch sử bị phá hoại tương đối, có khả năng sửa chữa và tôn tạo chậm, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 10 đến 50 năm, hoạt động du lịch có thể bị hạn chế.

+ Kém: trong trường hợp điểm du lịch có từ 2 - 3 thành phần tự nhiên bị phá hoại nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất chậm; công trình văn hóa lịch sử bị phá hoại nặng, khả năng phục chế nguyên trạng kém, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn.

- CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch [2]

Đối với DLST, tuy hệ thống CSHT CSVCKT không giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của loại hình du lịch này nhưng khi đánh giá sự thu hút của một điểm DLST thì không thể không đề cập đến yếu tố này bởi lẽ đối với bất kỳ loại hình du lịch nào thì việc đảm bảo những nhu cầu cơ bản của khách du lịch là điều không thể thiếu.

CSHT & CSVCKT phục vụ du lịch ở một điểm DLST được phân thành 4 cấp :

+ Tốt: Có CSHT và CSVCKT đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

+ Khá: Có CSHT và CSVCKT đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia

+ Trung bình: Có được một số CSHT và CSVCKT nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ hiện đại, tiện nghi

+ Kém: CSHT và CSVCKT vẫn còn thiếu thốn mà nếu có thì chất lượng thấp và chỉ có tính chất tạm thời

- Vị trí của điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch (tính từ trung tâm gửi khách gần nhất) [2]:


Chỉ tiêu này phản ánh vị trí tương đối giữa điểm tài nguyên với điểm phân phối khách và điều kiện đường giao thông cho phép tiếp cận điểm du lịch (tính thời gian tiếp cận chuẩn cho phương tiện là ô tô du lịch).

Trong phạm vi đề tài tác giả xác định điểm phân phối khách là TP Vinh. Từ đó có thể phân loại các vị trí điểm du lịch như sau :

+ Rất thuận lợi : khoảng cách dưới 50km, hoặc thời gian đi đường ít hơn 1 giờ, có thể đi đến dễ dàng bằng 2 - 3 phương tiện thông dụng.

+ Khá thuận lợi: khoảng cách từ 50 đến 100 km, hoặc thời gian đi đường 1 - 2 giờ, có thể đi đến bằng 1 - 2 loại phương tiện thông dụng.

+ Thuận lợi trung bình: khoảng cách từ 100 đến 150 km, hoặc thời gian đi đường 2 - 3 giờ, có thể đi đến bằng 1 loại phương tiện thông dụng.

+ Kém thuận lợi: khoảng cách trên 150 km, hoặc thời gian đi đường trên 3 giờ, phương tiện vận tải khó khăn, nhiều hạn chế

- Hiệu quả kinh tế [2]:

Đối với mỗi điểm du lịch, để xác định được hiệu quả kinh tế trong tổng thể phát triển của vùng thường phải đưa ra những tiêu chuẩn đo lường về mặt kinh tế. Những tiêu chuẩn đó được sắp xếp thành 2 nhóm :

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận = Tổng doanh thu/tổng chi phí

Tuy nhiên hiện nay phần lớn các điểm du lịch tự nhiên ở tỉnh Nghệ An còn ở dạng tiềm năng, chỉ có một vài điểm được quản lý khai thác và đón khách, còn các điểm du lịch khác chủ yếu là tự phát và không bán vé tham quan nên rất khó để xác định doanh thu. Vì vậy việc xác định hiệu quả kinh tế tại các điểm DLST đươc thực hiện ở đây còn mang tính định tính và bằng phương pháp thực nghiệm là chủ yếu. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các điểm du lịch tác giả căn cứ chủ yếu là số lượng, thành phần khách du lịch tham quan. Cụ thể :

+ Cao: Đã và đang được khai thác, đón khách du lịch nội địa và quốc tế thường xuyên

+ Khá: Đã và đang được khai thác, đón khách du lịch nội địa thường xuyên


+ Trung bình : Đang được khai thác nhưng mức độ chưa cao, chủ yếu đón khách du lịch nội địa nhưng không thường xuyên

+ Kém : Đang ở dạng tiềm năng

- Thời gian hoạt động du lịch (tính mùa)[3]

Thời gian hoạt động du lịch là số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người (được xác định thông qua mối tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người) và số ngày có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch (số ngày có thời tiết khô ráo thuận lợi cho các hoạt động du lịch và số ngày có thể tiếp cận, khai thác các giá trị của tài nguyên cho việc thỏa mãn các nhu cầu của khách).

+ Rất dài: có hơn 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và trên 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.

+ Dài: có 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và 120 - 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.

+ Trung bình: có 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và 90 - 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.

+ Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người.

Khi đánh giá, trong trường hợp số thời gian thích hợp nhất của điều kiện khí hậu đối với sức khỏe con người và số thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch có khác biệt thì lấy số thời gian triển khai tốt các hoạt động du lịch làm tiêu chí chính để đánh giá. Có thể xác định thời gian có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người bằng giản đồ thực nghiệm về tương quan nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối trung bình của UNWTO. Thời gian trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch là thời gian của năm trừ đi những ngày có điều kiện thời tiết


đặc biệt không phù hợp với hoạt động du lịch như ngày mưa, bão, sương mù, tính thời vụ của tài nguyên.

b. Xác định hệ số các chỉ tiêu

DLST là một loại hình du lịch nhưng có đặc trưng là chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường và giữ vững tính đa dạng sinh học. Chính vì vậy hệ số của các chỉ tiêu "Độ bền vững", "sức chứa" và "CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch" được đánh giá ở hệ số 3. Các chỉ tiêu "Thời gian hoạt động du lịch" và "hiệu quả kinh tế" được đánh giá hệ số 2. Chỉ tiêu "vị trí điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch" có thể được thay đổi bởi tác động của con người nên xác định hệ số 1. Ta có bảng tổng hợp điểm đánh giá các chỉ tiêu xác định khả năng khai thác của điểm DLST như sau :

Bảng 1.2 : Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng khai thác của điểm DLST


TT


Tiêu chí


Trọng số

Thang điểm

Rất Thuận lợi

Thuận lợi

Thuận lợi trung bình

Ít thuận lợi

1

Sức chứa khách du lịch

3

12

9

6

3

2

Độ bền vững

3

12

9

6

3

3

CSHT và CSVCKT

phục vụ du lịch

3

12

9

6

3

4

Thời gian hoạt động du lịch

2

8

6

4

2

5

Hiệu quả kinh tế

2

8

6

4

2


6

Vị trí điểm du lịch và khả năng tiếp cận điểm du lịch


1


4


3


2


1


Tổng số điểm


56

42

28

14

(Nguồn : Đề tài xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu [2],[10])

* Phân hạng kết quả

- Điểm du lịch khai thác rất thuận lợi: 47 – 56

- Điểm du lịch khai thác khá thuận lợi: 36 - 46

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí