Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 28

TL: Mình nghĩ là ít lắm. Vì người VN ở Đan Mạch định cư đã lâu, họ có gia đình, cuộc sống ổn định rồi. Họ ở đây lâu rồi. có đối tượng khác là người VN sang đây theo thời vụ, làm rồi về, chả mấy khi sang. Nhưng đối tượng mình quen biết thì họ ở đây lâu rồi. Họ có nền tảng vững chắc rồi, họ không muốn phá hủy nó.

- PV: Trong giao tiếp, giáo dục con cái, anh chị theo phong cách văn hóa của BL hay của Việt Nam?

TL: Cả hai. Mẹ thì nói tiếng Việt với con, bố thì nói tiếng Ba Lan với con. Đi học thì con nói tiếng Anh. Vào các ngày lễ như Tết cổ truyền, Noel thì mình vẫn tổ chức bình thường. Nó là sản phẩm của hai nền văn hóa. Nó hiểu cả hai thứ tiếng, nó cũng biết cả hai nền văn hóa. Cháu biết người VN thì cháu nói tiếng Việt,gặp người nước ngoài cháu nói tiếng BL hoặc tiếng Anh.

- PV: Theo chị lý do vì sao nhiều cặp vợ chồng VN-BL thường hay ly dị nhau?

TL: Cái cặp mình biết đã bỏ nhau ấy, anh chồng thì còn trẻ, vợ thì ở trong Bình Dương, không biết một câu tiếng BL tiêng Anh nào hết, quen nhau qua mạng, thành ra theo mình nghĩ là cái văn hóa nó khác hẳn nhau. Mình đã gặp cô này rồi, khôgn có tình cảm gì, chỉ đơn giản là lấy cậu BL để sang BL, đổi đời. Và sau này, khi có đứa con thì cũng chia tay dù anh chồng cũng là dân tỉnh lẻ và khó lấy vợ. Anh ta kiếm được cô vợ VN xinh xắn là tốt rồi nhưng không bền.

PV: Cô vợ sang BL sống hay sống ở đây?

TL: Ba Lan. Nhưng sau đấy một năm, có con rồi thì ly dị nhau vì chồng không chịu nổi cách sống. Cô kia cũng không chịu nổi nông thôn ở Ba Lan. Cô ấy đi về VN.

PV: Đứa con ấy bây giờ sống ở đâu? TL: Sống ở BL với bố.

PV: như vậy cái khác biệt ở đây là khác biệt về văn hóa. Họ không hiểu nhau, họ đến với nhau là cảm tính? Chính xác!

PV: Thế còn trường hợp thứ hai mà chị biết là như thế nào?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

TL Trường hợp thứ hai kia là bác này cũng lớn tuổi. Cả hai cũng lớn tuổi. Qua mai mối họ lấy nhau. Ở với nhau một hai năm thì bác ấy cũng không quen cuộc sống ở Ba Lan. Người Việt là nữ. Sang đấy không hợp sau một thời gian thì chia tay nhau xong về. Họ không có con vì cũng lớn tuổi rồi.


Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 28

Xin cảm ơn chị!


15. Khách thể 15

Tarnow, Krakow.

Công việc: Institute of European cooperation. Sang Ba Lan năm 1974.

Có hai con, một trai một gái. Hiện cả hai con đã lập gia đình.


Đã sống, học tập, làm việc tại Ba Lan 42 năm. Khi đi học cũng là do duyên nợ, không có ý định ở lại Ba Lan. Nhưng tình cờ gặp vợ rồi yêu nhau, ở lại đây.

- Chú có nhận thấy mối quan hệ vợ chồng giữa người Việt Nam với người Ba Lan khác mối quan hệ này ở người Việt Nam với người Việt Nam không? Khác thế nào?

Trả lời: Thực ra với bản thân chú thì khó so sánh vì chú không có vợ Việt Nam. Nhưng xã hội Việt Nam chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn của chú nó khác, trẻ hơn chú nó khác và đến bây giờ thì khác hẳn. Số người phụ nữ giữ được sự thủy chung rất ít. Còn người phụ nữ Ba Lan thì có đặc điểm thế này, người ta bên Đạo Thiên Chúa. Đạo Thiên Chúa chỉ cho người ta lập gia đình một lần, cho nên người ta khác hẳn con gái Việt. Con gái Ba Lan khi đã lập gia đình thì chung thủy lắm, biết hi sinh vì gia đình.

- Người Việt Nam sống tại Ba Lan có hiện tượng sống cùng người khác như vợ chồng, dù có thể đã có gia đình tại Việt Nam. Theo chú hiện tượng này có phổ biến không? Khoảng bao nhiều phần trăm?

Hiện tượng này khá nhiều. Không chỉ chồng mà có thể vợ, khi đã đi sang này thì hạnh phúc gia đình sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân có thể có yếu tố ngoại cảnh và yếu tố nội cảnh. Ngoại cảnh là hai người trong gia đình không gần nhau thì tình cảm xa cách đi. Mà nhu cầu sinh lý, nhu cầu tình cảm của con người đều có cả. Mặc dù người phụ nữ Việt Nam ngày xưa rất chung thủy, nhưng nó cũng chỉ đến mức độ. Ngày nay thì xã hội, thời đại nó khác nên cũng không thể đổ tội cho ai được.

Cũng có thể nhiều đôi cặp với nhau để làm ăn, không chỉ vấn đề tình cảm, không bỏ vợ bỏ chồng nhưng vẫn ăn ở với nhau, tài sản thì vẫn riêng. Nhiều trường hợp như vậy.

- Mối quan hệ cha mẹ và con cái của người Việt Nam bên này khác nhiều với mối quan hệ đó ở Việt Nam không?

Có thể chia thành nhiều giai đoạn. Ngày trước thì nó khác, bây giờ do chính sách giáo dục của mình nó thụ động quá nên trẻ con Việt hiện nay theo chú nhận định thì như con gà công nghiệp: quan hệ xã hội rất kém, thứ hai nữa là bố mẹ chiều con quá. Thế hệ chú và cả sau nữa cứ nghĩ trước mình khổ, bây giờ chiều nó tí. Cái đó rất nguy hiểm. Trẻ con trở nên thụ động. Không chỉ như vợ chồng chú, con lai đấy, mà ngay cả những người giàu có cũng thế, kể cả đi học ở các nước tiên tiến về thì khi quay lại đây có thể thấy sự đồng hóa với xã hội kém lắm, về đại thể là không có sức bật, không hòa mình được với xã hội Ba Lan.

- Cha mẹ Việt đôi khi vẫn rõ tính áp đặt với con cái, chú có thấy điều đó rõ không?

Không chỉ với con cái mà với vợ mình cũng thế. Đặc điểm của những lứa đôi tồn tại được lâu dài vài ba chục năm ấy là người con gái Ba Lan phải rất hiền, không nói nhiều. Vì đàn ông Việt tính phong kiến vẫn còn cao.

- Vậy lý do của việc nhiều cặp Việt Nam – Ba Lan ly dị có thể là do tính gia trưởng của người chồng, ngoài ra còn gì nữa không ạ?

Những năm 90 trở về trước thì người dân Ba Lan rất gần gũi, người Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu sinh và sinh viên, biết tiếng Ba Lan, trình độ văn hóa khác và ngoại ngữ cũng khác. Trong tình cảm gia đình nếu ngôn ngữ bất đồng thì làm sao hiểu được.

Sau này có những người lao động sang đây làm việc, buôn bán rồi lấy nhau, sinh con đẻ cái thì không biết nhiều tiếng Ba Lan. Vẫn sống với nhau, sinh con đẻ cái… Lúc làm ăn được thì không sao, lúc không làm ăn được thì xảy ra nhiều vấn đề. Họ không hòa nhập được, không đồng cảm được với nhau, không hiểu nhau được. Ngôn ngữ là quan trọng. Sinh hoạt hàng ngày, con cái… không chỉ kiếm tiền mà còn nuôi dạy. Đó là nguyên nhân chính: không hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán. Phần lớn những gia đình như thế là tan vỡ.

- chú có thích có ít nhất một đứa con trai không?

Theo tôi con nào cũng được. Con gái tình cảm hơn. Phong tục tập quán mình thích con trai nhưng con gái thì nó thông minh, quan tâm hơn.


Xin chân thành cảm ơn bác.


16. Khách thể 16

Tuổi: 39

Nơi sống: Lodz Nghề nghiệp: nấu ăn Năm kết hôn 10 năm


Hỏi: Lý do anh sang Ba Lan là gì?

- Lúc đó ở quê có nhiều người đưa họ hàng, người quen sang Ba Lan làm việc. Mình cũng đi theo diện này. Lúc đầu không có giấy tờ, đi du lịch rồi trốn ở lại. Sau đó mình có giấy tờ nhân đạo.

Anh nói rõ hơn về giấy tờ nhân đạo được không?

- Giấy tờ nhân đạo là những người ở Ba Lan làm việc trên 5 năm mà không có giấy tờ hợp pháp thì được cấp giấy tờ nhân đạo. Có giấy tờ này thì được ở lại Ba Lan làm việc bình thường nhưng không được sang nước khác. Kể cả về Việt Nam thì về rồi không được sang lại.

Hỏi. Anh có thể chia sẻ thêm về suy nghĩ của anh về gia đình được không?

- Quan trọng, đi làm cũng vì gia đình chứ. Mình có vợ con ở nhà rồi mới sang đây. Hơn chục năm có được về nước đâu. Nói thật, có tiền mình về nước ngay. Nhưng phải chấp nhận ở lại làm ăn đã. Em trai mình khi sang đây thì nó phát hiện bị bệnh, bên này hệ thống bảo hiểm cũng tốt, bệnh viện chu đáo mới sống được chứ nó bệnh tật vậy, ở Việt Nam thì không thể có tiền mà chạy chữa.

Hỏi: Sang bên này anh lập gia đình với người Ba Lan, anh suy nghĩ thế nào về vấn đề này?

- Sang đây rồi, phải tìm hướng làm ăn, tìm việc để làm, rồi từ đó tìm người làm cùng, hỗ trợ nhau. Làm sao mà làm một mình được. Mà có làm một mình, cuộc sống cũng phải có lúc này lúc kia. Nên việc đó là bình thường. Nếu ở trong nước có thể coi việc mình ra nước ngoài rồi chung sống cùng người vợ Ba Lan là rất to chuyện, nhưng ở bên này, không thế thì làm sao được.

Hỏi: Anh nhận thấy mối quan hệ vợ chồng bên này thế nào? Có khác so với ở Việt Nam không?

- Có những cái khác. Bên này mối quan hệ đó bình đẳng hơn. Ở Việt Nam kiểu gì đàn ông dù không nói ra cũng phải là người đứng đầu. Tất nhiên dù bình đẳng hơn xưa thì chồng vẫn phải là người quyết những cái quan trọng, phải tự chủ. Ở bên này người chồng không vậy. Ít gia trưởng hơn.

Hỏi: Giờ ta trao đổi chút về mối quan hệ cha mẹ - con trong gia đình, theo anh thì con cái của người Việt Nam bên này có ứng xử khác với con cái ở Việt Nam không, ứng xử với cha mẹ trong gia đình ấy?

- Có khác, khác là thế này, về mặt văn hóa, trong gia đình Việt mà ở bên này, đặc biệt với gia đình lấy tây thì rất khác rồi, nên trẻ cũng khác. Ví dụ như nó có cả hai ngôn ngữ (Việt Nam – Ba Lan) thì tư duy nó cũng khác. Nó không biết nhiều về phong tục, văn hóa Việt, nhưng nó vẫn biết ít nhiều. Điều đó khiến nó không quá xa lạ nhưng cũng không hoàn toàn là người Việt Nam. Nó cũng có thể chăm chỉ học hành nhưng tự do hơn. Lớn lên là thích đi học và không muốn ở cùng. Nhà mình không có con bên này, nhưng đó là điều mình nhận thấy như vậy.

- Hỏi: anh có thích có con trai không?

Mình có con trai ở nhà (Việt Nam) rồi. Hi vọng sớm đón được vợ sang rồi sau đó đến con. Nhưng mình thì vẫn thấy thích có con trai. Trai hay gái thì vẫn bình thương nhưng cũng thích con trai.

- Hỏi: Tiếp xúc với người Việt Nam bên này, em nhận thấy người Việt Nam hay sống cùng nhau như vợ chồng, dù ở Việt Nam đã có gia đình, anh thấy hiện tượng này có phổ biến không? Anh suy nghĩ và lý giải thế nào?

Nhiều đấy, lý giải thì mình nói ở trên rồi. Sang đây, phải thế mới sống và làm ăn được. Cố gắng làm ăn, hạn chế chơi bời, cờ bạc, để dành dụm cho gia đình ở Việt Nam, có điều kiện thì đưa vợ sang làm cùng. Thế là được. Chứ nói thật, có mà hâm mà sống một mình bao nhiêu năm trời.

- Hỏi: sống bên này, anh có cố gắng giữ gìn những nét văn hóa Việt không?

Có, Ewa cũng biết một số phong tục Việt Nam. Như quen với việc ăn cơm. Giao thừa ở Việt Nam thì bên này là 6h tối, mình vẫn làm ở quán, nhưng nó bật bia chúc mừng. Sinh nhật tớ thì alo mấy người bạn quen quen, uống rượu với nhau sau giờ làm, làm các món ăn Việt Nam.

- Hỏi: Sống cùng người vợ Ba Lan, anh có nhận thấy sự khác biệt văn hóa nhiều không? Tại sao nhiều người lập gia đình với người nước ngoài lại hay ly dị?

Mình thấy có những cái khác. Thực ra họ cũng rất tôn trọng gia đình, chung thủy. Nhưng khác là khác trong nếp nghĩ, cách sống. Giờ ai cũng phải lo làm ăn, kiếm tiền cả, khó mà có thể đòi hỏi những điều đạo đức cao siêu gì. Ở với nhau, cùng thu chi tính toán đã. Suy nghĩ đơn giản hay phức tạp thì quán cũng phải có lãi đã rồi thì mới tính việc khác được. Cuộc sống mà. Mình làm vất vả, nó biết, nó cũng động viên chăm sóc đấy. Nhưng nếu nói về sự lam lũ, chịu khó thì nó không thể bằng mình được.

- Hỏi: Anh có định về Việt Nam không?

Giờ cứ làm ăn đã. Sau mà đón được vợ từ Việt Nam sang thì tốt. Cuộc sống ở đây cũng quen rồi. Vâng, xin cảm ơn anh


17. Khách thể 17

Anh/chị vui lòng cho biết 5 điều mà anh/chị cho là quan trọng nhất, ý nghĩa nhất với anh/chị là gì?

Sức khỏe, hạnh phúc, gia đình, kinh tế, thành công.


Anh/chị có thể chia sẻ những suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa, vai trò của gia đình với anh/chị được không?

Là một trong những điều quan trọng nhất, ai cũng có. Lúc rơi vào khó khăn hoạn nạn, bơ vơ xứ người, thèm có một gia đình, một ngôi nhà để sống, để về. Việc đi du học, sang Ba Lan làm ăn, lấy vợ, a thấy đó cũng là một lựa chọn, đúng sai thì tùy cách nhìn nhưng luôn phải xây đắp cho gia đình.


Lý do gì khiến anh/chị sang Ba Lan? Anh/chị có định quay trở về sinh sống tại Việt Nam hay không? Vì sao?

Mình sang Ba Lan làm ăn. Những năm đầu làm ăn còn dễ, giờ khó hơn. Mình không có ý định quay về Việt Nam. Ba Lan là quê hương thứ hai rồi. Giờ vợ con, gia đình, công việc bên này. Cứ bị cuốn vào công việc, cũng không nghĩ nhiều đến về VN nữa.


Anh/chị suy nghĩ như thế nào về quan hệ tình dục không dựa trên hôn nhân?

Mình không nghĩ nhiều, mỗi người có một cách sống riêng. Hoàn cảnh, cuộc sống, cách nghĩ, cách sống của họ khác mình.


Có ý kiến cho rằng sống và làm việc ở nước ngoài, quan điểm về sự chung thủy, gắn bó vợ chồng cũng khác so với ở Việt Nam. Anh chị có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?

Ba Lan và Việt Nam khác về nền văn hóa, nhưng họ cũng rất chung thủy, tôn trọng bạn đời. Phải hiểu nền văn hóa, đất nước họ thì mới nhận xét đúng đắn được. Mình nhận thấy người Ba Lan cũng rất chung thủy với bạn đời. Mình không tìm hiểu sâu về tư tưởng, văn hóa của họ nhưng mình nhận ra điều đó trong quá trình sinh sống, làm việc tại đây và trong sinh hoạt với người Ba Lan.


Anh/chị suy nghĩ như thế nào về việc cần phải có con trai?

Người Việt Nam ta hay thích con trai. Kể cả có nói không thích thì cũng rất mong có một đứa con trai. Theo mình biết Ba Lan trước kia cũng vậy. Nhưng gần đây điều đó không còn nữa. Nhiều người còn thấy con gái gần gũi, hay quan tâm, thăm hỏi bố mẹ hơn con trai. Với nhiều người Việt Nam, đặc biệt thế hệ bằng tuổi mình trở lên, không có con trai là phải “cố” đấy. Nhưng mình thì thấy bình thường, không quan trọng việc này.

Anh/chị nhận thấy sự khác nhau trong mối quan hệ cha mẹ - con cái khi ở Việt Nam và ở Ba Lan không? Khác nhau như thế nào?

Có khác. Con cái bên này nó tự chủ hơn. Nhiều đứa thành đạt đấy. Nó tự tin với con đường, nghề nghiệp của nó. Không như ở Việt Nam mình phải theo con đường của bố mẹ, rồi bố mẹ định hướng. Đây thì nó theo đuổi con đường và đam mê của nó. Nó lớn lên thích tự do chứ không thích ở cùng bố mẹ, lấy tiền của bố mẹ.


Mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình người Việt khi sinh sống ở Ba Lan và ở Việt Nam có khác nhau không? Khác nhau như thế nào?

Ở đâu thì anh chị em cũng lo làm ăn cả. Giờ ai cũng bận. Nhiều người nhờ anh em làm ăn được rồi đưa sang đây, sau đó thì lại bất hòa mà không liên lạc với nhau. Nhưng nói chung, bên này ít có tính duy tình, bảo vệ lẫn nhau kiểu sau lũy tre làng như ở Việt Nam.


Anh/chị có suy nghĩ như thế nào về hiện tượng nhiều người dù đã có gia đình ở Việt Nam nhưng vẫn sống, cặp bồ với người khác khi sống tại đây?

Mỗi người có một cuộc sống, hoàn cảnh riêng. Nhưng với những người Việt Nam mình biết thì họ phải vậy để làm ăn, sinh sống. Ở bên này xa gia đình, xa các mối quan hệ xã hội. Ví dụ, một người đàn ông Việt làm nấu ăn ở một thị trấn nhỏ cách trung tâm thành phố cả trăm km. Có khi cả tháng mới trực tiếp gặp người Việt Nam, vậy thì họ phải liên lạc với nhau, tìm đến nhau mà sinh sống làm ăn. Nhu cầu tâm sinh lý, rồi chia sẻ khó khăn, vui buồn. Có người khi về Việt Nam còn đến thăm gia đình, chồng của chính người vợ đang sinh sống với mình như vợ chồng ở Ba Lan. Cái đó là cuộc sống. Không ai giống ai. Người Ba Lan, nhất là những người có học vấn, gia đình cơ bản họ không làm vậy, họ có đức tin, nhưng những người lao động bình thương sang đây làm ăn thì phải chấp nhận hỗ trợ nhau như vậy để phát triển, để làm ăn. Ai cũng phải cố gắng bươn chải, sinh sống và hỗ trợ nhau ở đất khách quê người này.

Theo nhận định của anh/chị, có khoảng bao nhiêu phần trăm người Việt Nam ngoại tình, sống cặp với người khác tại đây?

Nhiều đấy. Xa xôi cách trở, người ta tìm đến nhau để hỗ trợ trong công việc, cuộc sống.

Có khi vẫn có tài sản riêng, có khi làm ăn chung, nhưng nhìn chung khá nhiều.

Theo anh/chị, đâu là lý do của hiện tượng ngoại tình, cặp bồ như trên?

Mình nói phía trên rồi. Họ phải sống, phải nương tựa vào nhau nơi đất khách.

Anh/chị đã làm gì để gìn giữ những giá trị gia đình Việt, gìn giữ “nếp nhà” trong điều kiện sống tại Ba Lan?

Mình vẫn tổ chức các hoạt động như đón tết, tụ tập bạn bè Việt, làm các món ăn Việt Nam…. Trong đó, đều dùng tiếng Việt, hát karaoke bài hát tiếng Việt. Nói là ở nước ngoài nhưng thực ra cuộc sống, giao tiếp mình vẫn thường xuyên với người Việt Nam. Con mình đều biết tiếng Việt.

Theo bạn, vì sao nhiều cặp vợ chồng Việt Nam – Ba Lan thường ly dị?

Cũng tùy trường hợp. Với những người có học vấn cao, công việc ổn định, gia đình con cái đều đã ở Ba Lan. Gia đình họ vẫn hạnh phúc. Con họ đều trưởng thành, học đại học và có công việc tốt. Nhóm hay ly dị, bỏ nhau thường rơi vào những người lao động chân tay, nhiều khi lấy cô gái tây đi làm phụ cùng để có giấy tờ. Sau đó làm ăn không được, cô gái nghiện rượu… hay lý do nào đó mà bỏ nhau. Nếu nói là khác biệt văn hóa thì mình không nhận thấy rõ lắm. Thực ra là do hoàn cảnh, công việc. Khi đã có một cuộc sống ổn định, mọi thứ đầy đủ rồi thì cứ sống vui khỏe, thích thì về Việt Nam chơi, rồi lại sang Ba Lan. Con cái thì nó ở riêng nhưng cuối tuần về thăm bố mẹ. Còn ly dị thì có thể ở nhóm cuộc sống và công việc chưa ổn định như vậy.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí