Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 26

việc. Chứ tây không thế, tội gì ông ngồi xem tv, internet nó phải phục vụ cho ông. Với tính cách như thế thì không bao giờ tồn tại được. Đương nhiên.

- Hỏi: Ở bên này có hiện tượng nhiều người Việt Nam ở nước ngoài dù đã có gia đình ở Việt Nam vẫn thường hay sống với người khác như vợ chồng. Theo anh vì sao lại như thế?

Cái đấy là đương nhiên. Ví dụ bạn sinh ra lớn lên, trưởng thành đều có nhu cầu sinh lý. Người ta đã có nó một thời gian dài. Thiếu người ta phải tìm. Cái đó không phải là cái xấu. Cái nhu cầu sinh lý để đảm bảo cho sự phát triển bình thường về trí tuệ, suy nghĩ, phong cách… tất cả các thứ. Thiếu nó đi, sẽ ảnh hưởng đến mọi vấn đề. Nó làm con người trẻ lại. Năm nay mình 55 tuổi rồi. Mà nhìn vẫn còn trẻ. Cái đấy là khía cạnh cực kỳ quan trọng mà mọi người không để tâm.

Cảm ơn anh vì sự chia sẻ!

Không vấn đề gì. Những việc học hành có gì không hiểu bạn cứ hỏi, mình sẽ trả lời.


4. Khách thể 4

Có hai con gái cùng người vợ Ba Lan. Các con đã lớn, có người đang sống bên Anh. Năm sinh: 1956

Công việc: nấu ăn tại Lodz.

Đại không có ý định quay về Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.


Nội dung phỏng vấn:

Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 26

- Bác sang Ba Lan từ bao giờ?

- Sang được gần 20 năm rồi. Cuối năm 1996. Trước đó, năm 1988 là đi theo diện lao động hợp tác tại CHDC Đức (Đông Đức), cuối năm 1996 thì sang BL.

- Sau đó bác lấy cô gái Ba Lan?

- Lập gia đình với vợ Ba Lan từ năm 2000, đến năm 2008 thì ly dị.

- Bác có con với người vợ Ba Lan chứ ạ?

- Tôi có 02 người con gái. Tôi muốn nuôi con nhưng người ta không cho nuôi. Ở Ba Lan là chế độ mẫu quyền. Mình chỉ có nghĩa vụ đóng góp.

- Bác vẫn thường xuyên gặp các con của bác chứ ạ?

- 18 tháng nay tôi chưa gặp. Hai con và mẹ nó làm việc bên Anh. Hi vọng tháng 12 này chúng nó về Ba Lan thì có thể gặp.

- Hai con của bác có biết tiếng Việt không?

- Tiếng Việt thì chúng không biết vì thế này, tôi làm bếp, một ngày 12 tiếng ở bếp, cả thời gian đi về nữa là một ngày 14-15 tiếng không có ở nhà, không có thời gian cho con học tiếng Việt. Tôi có ý định đưa con về Việt Nam học tiếng Việt 1 – 2 năm nhưng sau đó vợ chồng ly dị nên không đưa về được.

- Khi bác đang còn sống cùng người vợ và con Ba Lan của mình, bác sắp xếp bố trí cuộc sống gia đình thế nào để “nếp nhà’ của người Việt vẫn được duy trì trong gia đình mình?

- Thực ra mà nói là không có thời gian sắp xếp. Tất cả những người Việt Nam làm đầu bếp bên này nếu như có người vợ Việt ở cùng thì còn có thời gian cho gia đình, không thì không có thời gian.

- Bác có ý định quay về sống tại Việt Nam không?

- Chắc là không về vì hiện nay tôi có thể sống ở 4 nước: Đức, Anh, Ba Lan, Việt Nam. Vì các nơi tôi đều có con cả. Không nhất thiết phải cưới nhưng ở các nước đó tôi đều có con, giấy khai sinh đều ghi rõ tôi là bố. Tôi ở đâu cũng được. Nhưng không có ý định về Việt Nam. Về Việt Nam cũng chả biết làm gì, thứ nữa, bên này khí hậu nó ưu đãi, dễ chịu.

- Khi sống bên này, bác có nhận thấy quan điểm về sự chung thủy của người Việt Nam cũng khác đi không?

- Anh cũng là người Việt Nam anh biết, người Á Đông mình đề cao sự gia giáo, chung thủy nhưng bên này thì là mẫu quyền, người vợ có khi chống nạch quát chồng cũng phải chịu. Đi làm về có bao nhiêu lương phải nộp hết cho vợ, khi nào cần mua vé tàu phải

ngửa tay xin vợ. Đấy là ở châu Âu. Phong tục tập quán Châu Á lại khác. Vì lý do đấy nên rất nhiều cặp Việt Nam Ba Lan cuối cùng rồi cũng ly dị. Tiếng có thể học, nhưng phong tục tập quán rất khó học cho nên đổ vỡ. 100 trường hợp lấy người Ba Lan thì phải đến 80

– 90% là ly dị. Rất ít hạnh phúc.

Đấy là người Việt Nam lấy người Ba Lan. Còn với người Việt Nam lấy người Việt Nam bên này, vấn đề quan hệ tình cảm cũng ảnh hưởng rất nhiều. Tôi biết nhiều trường hợp đón vợ chồng từ Việt Nam sang bên này nhưng rồi chồng vợ đó cũng bỏ đi với người khác. Nhà mình là người đàn ông làm chủ. Sang bên này nói vợ không nghe nữa. ở nhà có khi bị đánh người vợ cũng phải chịu, sang đây người vợ không chấp nhận thế nữa, thằng khác nó dỗ ngon ngọt nên dễ theo…

- Người Việt Nam bên này, dù đã có gia đình ở Việt Nam nhưng vẫn dễ sống với người khác như vợ chồng. Theo bác tại sao lại như vậy?

- Cái này nó là nhu cầu của cuộc sống. Ví dụ người phụ nữ sang đây, làm ăn một mình, phải có người đàn ông để cùng làm những công việc nặng nhọc. Thứ hai nữa là nhu cầu tình cảm, lúc đói lúc no, cái sinh lý là chuyện bình thường. Cái cơ bản là cuối cùng người ta có làm ra cái gì để gửi cho vợ, cho chồng ở Việt Nam hay không. Đấy là vấn đề mình phải suy nghĩ nhất, còn tình cảm mình đã ở Châu Âu này rồi thì mình chấp nhận, nó là nhu cầu, không đáng trách, không thuộc phạm trù đạo đức. Cách nghĩ của tôi là như thế, rất thoáng.

- Theo bác khoảng bao nhiêu % người Việt sống bên này ngoại tình?

- Thực ra cái này tôi nói ra có thể sau này anh đưa lên mạng cộng đồng lại trách tôi, nhưng tôi chưa nhìn thấy ai vợ chồng ở Việt Nam mà sang đây lại sống độc thân. Tôi chưa nhìn thấy ai độc thân để chung thủy với vợ chồng ở Việt Nam cả. Tất cả đều thế nọ thế kia không hình thức này thì hình thức khác. Cái này tôi khẳng định. Còn việc kết bạn với nhau để làm ăn thì đấy là đòi hỏi của cuộc sống. Tôi không phản đối người ta mà tôi cũng không ủng hộ. Còn tôi chưa thấy ai sang đây 3 – 4 mà sống một mình cả. Còn nói thế nào thì người ta có miệng người ta cứ nói. Nếu đón được vợ/chồng sang đây thì lại sống với nhau bình thường.

- Bác có nhận thấy sự khác nhau trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái của người Việt bên này với ở Việt Nam không?

- Thực ra kể cả trẻ con ở Việt Nam bây giờ cũng thay đổi, cũng khác xưa nhiều. Còn trẻ con bên này, nhiều đứa bố mẹ cũng ở bên này nhưng rất lười. Vì nó không muốn đi làm, nó ở nhà, điều kiện nó có, nó khác nhiều. Nguy cơ lớn nhất với trẻ con người Việt bên này là mất gốc, không biết tổ quốc là ai. Đó là tôi nói con của người Việt Nam lấy người Việt Nam thôi đây, con của người Việt Nam lấy người Ba Lan còn lớn hơn.

- Lại nói chuyện về con cái, trong suy nghĩ của bác, bác có mong muốn có ít nhất một đứa con trai hay không?

- Điều ấy thì dù sao mình vẫn là người Việt Nam. Tôi đi nước ngoài từ năm 1988, gần 30 năm nhưng vẫn là người Việt Nam, đó là vấn đề nối dõi, tôi thực hiện điều đó rồi. Tôi có con trai ở nhà, cháu nội cũng là cháu trai. Nên tôi yên tâm, không lo lắng gì cả (lo lắng không có người nối dõi tong đường). Cháu nội học giỏi, khỏe khoắn.

- Một mối quan hệ khác là quan hệ giữa những người anh chị em ruột trong gia đình, bác có nhận thấy rằng ở bên này người ta thay đổi nhiều so với ở Việt Nam không?

- Anh em ruột bên này thì dối trá lừa đảo nhau cũng có, nhưng giúp đỡ nhau cũng có. Ở đâu cũng có mặt này mặt nọ.


5. Khách thể 5

Sinh năm: 1982.

Dũng có hai con đang sống tại Ba Lan. Công việc: bán hàng tại Ptak

Mẹ của Dũng là công nhân may sang Ba Lan 26 năm trước. Bà là những người Việt Nam đầu tiên sang Ba Lan. Năm Dũng 9 tuổi (1991), Dũng được mẹ đón sang Ba Lan ở cùng. Bố vợ của Dũng cũng là người nhập cư. Ông đến từ Ỉaq, sau đó lấy vợ Ba Lan và ở lại đây. Cách nói tiếng Việt, cách nghĩ của Dũng đã khác nhiều với người Việt Nam.


- Dũng sang Ba Lan lâu chưa? Trả lời: Từ năm 9 tuổi.

- Vậy mà tiếng Việt của Dũng vẫn rất tốt. Những thông tin chung Dũng đã chia sẻ trong bảng hỏi rồi, ở đây, chỉ xin hỏi thêm một số thông tin khác cụ thể hơn.

- Hỏi: Từ những trải nghiệm trong cuộc sống của mình, Dũng nhận thấy mối quan hệ cha mẹ - con cái ở Việt Nam và ở đây khác nhau như thế nào?

Trả lời: Khác thì chắc chắn là khác nhiều vì hoàn cảnh nó khác. Ở Việt Nam thì ai cũng đi làm cả, thời gian cho con cái không có. Bây giờ thì khác, cuộc sống đầy đủ, quan tâm tới con cái nhiều hay ít do bố mẹ chứ không phải vì kinh tế nữa.

- Hỏi: Dũng có nhận thấy mối quan hệ giữa những người anh chị em ruột trong gia đình ở đây thay đổi nhiều so với ở Việt Nam không?

TRả lời: Cũng không hẳn. Có thể ở Việt Nam mọi người gần hơn thì nó khác, còn trường hợp này thì một người ở nước khác thì nó có vẻ xa hơn nhưng tình cảm thì không thay đổi.

- Hỏi: tiếp xúc với người Việt Nam tại Ba Lan, sẽ thấy rất nhiều người Việt Nam dù ở Việt nam đã lập gia đình ở Việt Nam nhưng vẫn sống với người khác như vợ chồng tại Ba Lan. Theo Dũng vì sao lại vậy?

Trả lời: thiếu thốn về tình cảm, người ta tìm đến nhau để chia sẻ dù chắc chắn cả hai phải biết.

- Hỏi: Theo Dũng vì sao, người Việt Nam và Ba Lan lấy nhau thì gia đình hay gặp trục trặc, ly hôn, tan vỡ?

Trả lời: Vì người ta lấy nhau vì hoàn cảnh chứ không phải vì tình cảm. Ví dụ như người ta cần phải có giấy tờ cư trú. Và họ thường là gặp nhau tình cờ chứ không phải có sự hiểu nhau gì cả. Nó không xuất phát từ tình yêu thực sự mà vì lợi ích gì đó. Người Việt Nam thì vì lợi ích cá nhân, vì giấy tờ, với người Tây kia thì vì kinh tế. Hai bên lợi dụng nhau, người này có giấy tờ cư trú rồi cũng không cần nữa; người kia có tiền hoặc hết tiền rồi thì bỏ nhau.

Sống ở đây từ nhỏ thì tiếng, văn hóa đủ để giao tiếp, còn lớn lên mới đến đây thì không đủ tiếng, đủ văn hóa để hiểu nhau, để dạy con nên phải li dị.

- Hỏi: Trong gia đình mình, Dũng làm gì để giữ được những nét văn hóa của người Việt?

Trả lời: Thực ra sống ở đây từ bé nên văn hóa người Việt em biết được bao nhiêu thì biết thôi. Chứ còn giữ hay không với em thì cái đấy cũng không quan trọng lắm. Được bao nhiêu thì được chứ không phải bắt buộc. Cái gì bắt buộc thì khó hơn tự nhiên. Ý muốn thì có, muốn nó hiểu biết văn hóa Việt chứ không phải bắt nó làm. Vì thực ra nó gốc Việt nhưng nó không sinh ra ở Việt Nam, không quay về lớn lên ở Việt Nam, nó không chung sống với người Việt Nam. Bây giờ nói tóm lại nó là người Ba Lan nó phải tiếp thu kiến thức, văn hóa Ba Lan sau này lớn lên nó phát triển thêm về nguồn gốc thì tự nó.

Những người sang đây làm ăn một thời gian rồi xác định về Việt Nam thì họ cần hơn vì con họ sẽ chung sống với người Việt Nam. Ít ra cũng cần có những ý cơ bản đề có thể hòa nhập với xã hội Việt Nam. Còn con em để nó tự do, lớn lên nó cảm thấy một thú vị nào đấy, nó sẽ tự tìm hiểu. Nó không tìm hiểu được chỗ khác thì nó hỏi mình. Gia đình em cũng là tự do. Đứa trẻ gia đình khác đẻ ra một tháng là đến nhà thờ, nhà em không vậy, đứa trẻ khi sinh ra không có lựa chọn gì cả. Nó lớn lên nó muốn theo đạo nào là việc của nó.

Cảm ơn Dũng, những chia sẻ của Dũng rất cởi mở và khác với nhiều người Việt Nam sang đây làm ăn!

6. Khách thể 6

Sống tại: Lodz

Công việc: Công nhân may

Hiền hiện nay vẫn đang sống với người chồng Ba Lan tại thành phố Lodz. Họ có một con trai đang học đại học.


- Hỏi: Chị Hiền sang Ba Lan lâu chưa ạ?

- Chị sang đây năm 1989, theo đoàn công nhân may. Khi sang Ba Lan, chị 18 tuổi.

- Chị có ý định quay về sống tại Việt Nam không?

- Chị chưa biết được vì còn gia đình bên này.

- Lý do gì khiến chị sang Ba Lan?

- Lúc đó thi trượt đại học, có điều kiện cơ hội thì sang bên này làm việc. Sau đó lấy chồng năm 1992. Chị có một thằng con trai.

- Sống với người chồng Ba Lan tại đây, chị có thấy gia đình mình có nhiều khác biệt với gia đình Việt Nam nói chung không?

- Có những khác biệt, nhưng chị không thấy nhiều lắm. Chồng chị nói chung thoải mái. Không kiểm soát, kiểm tra xem mình đi đâu, gặp ai. Công việc trong gia đình thì anh ấy làm ít thời gian hơn chị nên cũng về sớm hơn. Việc nhà như cơm nước, giặt giũ ai có thời gian thì làm, không phân chia theo kiểu người vợ làm việc trong nhà như mình. Nói chung chồng chị thoải mái.

- Trong cuộc sống hàng ngày, chị làm gì để giữ được những nét văn hóa của người Việt Nam trong gia đình mình như ngôn ngữ, phong tục tập quán…?

- Tiếng Việt thì chị bận không có điều kiện dạy nó nên nó biết rất ít nhưng trong những ngày lễ Tết thì chị vẫn làm các món ăn Việt như xôi, bánh đa nem… Nó rất thích. Nói chung cả chồng con đều thích đồ ăn Việt. Lâu lâu mình không làm là con lại bảo mẹ làm nem hay đậu phụ. Chị tiếp xúc với gia đình chồng nhiều hơn với người Việt. Gia đình chồng cũng thích đồ ăn Việt.

- Trong suy nghĩ của chị, chị có thích có một đứa con trai không?

- Thích con trai! Muốn có một đứa con trai. Nhiều lúc cứ nghĩ không thích có con gái vì nó lại khổ như mình.

- Người Việt sống tại đây có hiện tượng khá phổ biến là sống với người khác như vợ chồng dù đã có gia đình tại Việt Nam, theo chị tại sao lại như vậy?

- Chị không biết. Nhưng chị cảm tưởng họ thiếu thốn tình cảm với họ làm kinh tế thì giúp nhau.

- Vậy tỷ lệ đó có cao không chị?

- (Cười). Cái đấy thì chị không biết. Chị sang đây khi còn trẻ lại lấy chồng tây nên cũng không biết nhiều lắm.

- Theo chị những hiện tượng sống cùng người khác như vậy có chấp nhận được không?

- (Cười). Nhà chị có hàng xóm trước kia là vợ chồng nhưng bây giờ đã bỏ nhau. Mặc dù vậy họ thỉnh thoảng vẫn qua lại, thân mật với nhau. Chị thì chị không bao giờ làm được thế. Chị chung thủy với chồng. Kể cả người Ba Lan cũng tùy từng người, không phải ai cũng chung thủy với chồng. Anh nhà chị lại khác.

- Theo chị tại sao những gia đình người Việt Nam lấy người Ba Lan thường hay ly dị?

- Có thể là khác biệt văn hóa, không hợp nhau, tiền nong hay cái gì đấy. HỌ có thể lấy nhau vì kinh tế, người Việt mình làm ra tiền thì họ lấy, lấy để lợi dụng người Việt hoặc trước kia thì nhiều người Việt lấy người Ba Lan vì họ cần giấy tờ để sống hợp pháp tại Ba Lan.

- Thế còn khác biệt văn hóa thì sao? Như trong gia đình chị, chị có cảm nhận sự khác biệt quá lớn về văn hóa không?

- Có nhưng chị không nhiều. chị lấy chồng vậy là 24 năm. Nói chung cãi nhau thì gia đình nào cũng có lúc cãi nhau, nhưng như gia đình chị là thoải mái, không ràng buộc. Gia đình

chị không có sự phân công người này phải làm việc này, việc kia. Có khi chị bận anh ấy làm tất. Ai có thời gian thì làm.

- Mối quan hệ cha mẹ và con cái bên này có khác nhiều với ở Việt Nam không?

- Có khác biệt chút ít. Như thằng cu nhà chị nó tự lập cao hơn ở Việt Nam. Nó không thích hỏi han nó quá nhiều. Nó biết cách nó làm, nó tự giác. Chị thoải mái với nó, không có ràng buộc. Ngày xưa chị ở nhà bố luôn bắt phải thế này thế nọ.

- Mối quan hệ của những người anh chị em ruột bên này thì thế nào?

- Nói chung cũng vậy. Chị thấy không có sự khác biệt nhiều lắm. cũng có người quý nhau, gắn bó, người không quý nhau…


Vâng, xin cảm ơn chị!


7. Khách thể 7

Sang Ba Lan năm 1974 để học đại học. Sau đó Hòa gặp và lấy Maciej.


Chúng tôi gặp gỡ và trò chuyện với nhau trong một cuộc hội thảo, do hội trường hội thảo không yên tĩnh nên tôi không thể tiến hành ghi âm. dưới đây là những thông tin, đánh giá của Hòa về các cặp gia đình Việt Nam – Ba Lan.

- Lý do những cặp vợ chồng Việt Nam – Ba Lan thường hay li hôn: Người ta bỏ nhau vì lúc đến với nhau có thể vì kinh tế, vì tiền. Nhiều khi là các cô gái từ miền quê nào đó lên thành phố, không có nghề nghiệp, học vấn…. Sống với người Việt, một thời gian sau sẽ có đứa con là tất yêu. Sau đó vẫn bỏ nhau.

- Lý do người Việt Nam sống tại Ba Lan sống chung với người khác như vợ chồng dù đã có gia đình tại Việt Nam: họ thiếu thốn về tình cảm và cần phải dựa vào nhau trong cuộc sống. Một cách chủ quan, cô Hòa cho rằng phải đến 70 – 80% người Việt Nam sống tại đây ngoại tình, sống chung với người khác như vợ chồng.

- Về sự yêu thích con trai, Hòa cho biết cô không thích con trai vì con trai không gần giũi, tâm sự nhiều với mẹ bằng con gái.

- Về nền nếp sinh hoạt trong gia đình, cô luôn tuân theo những phong tục tập quán của người Việt trong các dịp lễ tết, trong gia đình cô cũng có bàn thờ tổ tiên, thắp hương vào các dịp cần thiết, ăn uống theo phong cách Việt. Con của Hòa đều nói chuyện với mẹ bằng tiếng Việt.

- Hòa không có ý định quay về Việt Nam. Hiện nay con cháu của cô đều đang sinh sống ở Warsaw nên cô cũng sẽ sống ở đây.


8. Khách thể 8

Tuổi 25.

Nghề nghiệp: nấu ăn.

Sống tại BL 3.5 năm. Sinh tại Việt Nam. Từng bị bắt vì sống bất hợp pháp tại BL. Sau đó, vợ vào trại giam làm thủ tục cưới.


PV: 5 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn là gì?

- Gia đình, công việc, bạn bè.

PV: Gia đình được bạn đề cập đến ở trên là số một, vậy bạn vui lòng nói rõ hơn ý nghĩa, vai trò của gia đình với bạn được không?

- Con người Việt Nam mình từ xưa đến nay đã vậy rồi. Người VN thường hay nói của chồng công vợ đúng không. Nhưng em thì nghĩ rằng mình phải để cho vợ tự do, không thể nói là để vợ ở nhà lo công việc tất cả mọi thứ. Vợ đi làm là việc của vợ, mình đi làm là việc của mình. Còn hai vợ chồng lúc nào cũng vậy, cười nói vui vẻ, đi làm cả ngày về nhà phải tươi cười với vợ. Như em đi chơi em cũng nói với vợ: hôm nay tao đi chơi. Thì ok thôi. Không như VN mình đi

chơi phải đưa vợ đi cùng. Bên này nó không thích cái kiểu mình đi mà mình không nói. Mình phải nói, nó sẽ cho đi. Mình chỉ cần có một lời nói với nó là xong.

PV: như vậy, theo ý kiến của bạn, gia đình là số một. và trong gia đình, khác với quan điểm của VN truyền thống, cũng không áp đặt, dân chủ hơn?

- Vâng. Đúng vậy.

PV: Lý do gì thúc đẩy bạn sang BL?

- Nói thật là em “có vấn đề” ở VN nên em phải đi. Nói đúng ra là vấn đề về pháp luật thì em mới đi. Thực sự ra em sang đây không phải là chuyện tiền.

PV: Nam có ý định quay trở về sống ở VN không?

- Em nghĩ là em về già mới về VN. Chứ còn tuổi mình bây giờ mà nói là về VN ngại lắm. PV: Nam nghĩ gì về vấn đề quan hệ tình dục không dựa trên hôn nhân?

- Ở VN mình thì chuyện này là không chấp nhận được. Còn ở bên này, mình đi đâu mình phải theo lối sống, văn hóa của nó. Bên này ví dụ như mình đi diskoteka chẳng hạn, chỉ một cốc bia mà hợp là mình có thể sex, có thể quan hệ tình dục. Nhưng chỉ là qua đường vậy thôi. Còn nếu thực sự yêu nhau, thì ở Việt Nam bây giờ cũng như tây rồi.

PV: như vậy, với Nam, vấn đề sex cũng không có gì quan trọng lắm? Có thể chấp nhận được?

- Vâng.

PV: Sống ở đây, với những quan điểm như trên, Nam có thấy rằng sự chung thủy cũng khác đi?

- Đúng vậy. Ví dụ: mình vẫn theo kiểu có mới nới cũ, đã có vợ nhưng thấy co nào xinh vẫn cứ tán tỉnh. Nhưng cũng chỉ là chơi bời vậy. Chứ cũng không ai muốn bỏ vợ. Đó là nền tảng rồi. Ai cũng cần phải có gia đình.

PV: Vậy nam có thấy khi sống ở đây, quan điểm về sự chung thủy của người Việt nam cũng khác đi không?

- Khác, khác nhiều.

PV: Nam nghĩ gì về việc cần phải có ít nhất một đứa con trai?

- Em có nghĩ về vấn đề này. Phải có một đứa con trai. Con ở tây hay ở ta không quan trọng.

PV: Nam nhận thấy mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái của người Việt khi ở đây như thế nào? Có khác nhiều so với VN không?

- ở bên này không còn giữ được như ở VN. Ví dụ, bên này mẹ bảo con đi mua một đồ gì đấy. Nhưng con bảo tao đang bận thì mẹ cũng chịu thôi chứ không biết làm thế nào cả. Ở Việt Nam mà thế là có thể bị bố mẹ đánh, chửi ngay chứ bên này không được. Đánh nó gọi công an thì rầy chuyện. Bên này con cái gọi xưng với bố mẹ là tao mày là chuyện bình thường.

PV: Một mối quan hệ khác là quan hệ giữa anh chị em ruột của người Việt khi ở BL. Nam có nhận thấy nó khác nhiều so với khi ở VN không?

- Khác. Khác vì tiền bạc. Sang bên này người Việt chỉ có suy nghĩ là tiền. Kiếm được thật nhiều tiền. Lúc đầu đưa anh em sang đây, đầu tiên thì không sao. Sau vài năm vì tiền cái là anh em chả coi nhau ra gì cả. Em thấy nhiều như vậy.

PV: Nam có suy nghĩ như thế nào với hiện tượng nhiều người VN đã lập gia đình ở nhà, nhưng sang bên này lại cặp, sống chung với người khác như vợ chồng?

- Cái này tùy từng người. Nhưng em nghĩ, nếu làm như vậy thì tốt nhất đừng có cho ở nhà biết. và tất nhiên, vẫn phải lo lắng cho ở nhà. Phải có trách nhiệm với gia đình ở Việt nam. Còn ở bên này thì “bà có nhu cầu tôi cũng có nhu cầu”. ta đến với nhau. Còn gia đình người nào cứ phải lo cho gia đình người đấy. Nhu cầu ở đây là nhu cầu về tình dục, nhu cầu chia sẻ với nhau trong cuộc sống.

PV: vậy, theo Nam, khoảng bao nhiêu phần trăm người Việt Nam sang đây ngoại tình?

- Em nghĩ khoảng 80 – 90%. Thậm chí là như thế cả.

PV: Bây giờ Nam đã có gia đình ở đây, để giữ nếp nhà, giữ bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam, Nam làm gì?

- Bây giờ mình là trụ cột trong gia đình, mình phải xứng đáng là trụ cột trong gia đình. Còn sang bên này văn hóa khác với văn hóa của mình. Mình phải hiểu văn hóa của họ và họ cũng phải hiểu văn hóa mình. Ví dụ, trong ăn uống, nó phải học theo khẩu phần, cách ăn của mình, học nấu theo kiểu của mình. Vợ em nấu ăn đồ VN bình thường.

PV: Theo Nam vì sao nhiều cặp vợ chồng Việt Nam - Ba Lan thường ly dị?

- Vì tiền bạc, con cái. Cụ thể: chồng đi làm mà không cung cấp đủ cho vợ con là bỏ nhau. Những người lấy người VN bên này, hầu như đều không đi làm. Chỉ chồng là người VN đi làm. Hoặc nếu đi làm thì cũng đủ chi tiêu cho họ, không còn cho con cái. Còn tiền nhà cửa, nuôi con người chồng phải lo lắng. Nếu người chồng không đáp ứng được như cầu đó thì nó phải bỏ để theo thằng khác. Nói cách khác, nó dựa vào kinh tế của mình. Lúc không đáp ứng được thì thôi đấy.

Mặt khác, người Việt Nam ở đây cũng “nhiều trò”, có người thì đánh bạc, có người thì nghiện ngập, có người thì chơi bời.

Mà người Việt Nam phụ thuộc vào nó nhiều hơn. Ví dụ như giấy tờ. PV: nếu đã phục thuộc vào giấy tờ thì làm sao lại phải ly dị?

- Người VN mình đôi khi chơi cái kiểu lấy được xong giấy tờ là xong. Bỏ luôn. Con cái mình nhiều khi cũng không quan tâm luôn.

PV: như vậy, lý do của việc người VN _ BL lấy nhau thường đi đến ly dị là thứ nhất họ lợi dụng mình về kinh tế. Thứ hai nữa người Việt cũng có nhiều nhược điểm, trong cách sống và thứ ba, đôi khi đến với nhau vì giấy tờ cư trú. Xong rồi thì bỏ. Còn gì nữa không?

- Em cũng không nhớ hết được.

OK. Xin cảm ơn Nam, chúng ta kết thúc ở đây!


9. Khách thể 9

1. Thông tin chung: lấy chồng người Ba Lan, hiện chồng đã mất, chị đang sống cùng con gái tại Warszawa


- Interviewer: Chị ở Ba Lan như vậy là 28 năm rồi nhỉ?

- Đúng rồi

- Chị sinh ở Việt Nam nhỉ?

- Chị sinh ở Việt Nam.

- Chị vui lòng chị kể cho em năm điều quan trọng nhất với chị trong cuộc sống?

- Năm điều quan trọng nhất? Sống ở đây? Hay đấy nhà, năm điều quan trọng: Sức khỏe là một, tiền là hai, công việc làm, con cái, con cái rất quan trọng và điều cuối cùng là tình cảm, tình bạn, mối quan hệ để chia sẻ.

- chị có thể chia sẻ với em về ý nghĩa vai trò của gia đình với chị?

- Mình trước hết là người vợ, người mẹ, đảm đương với chồng con đều rất quan trọng.

- Lý do gì thúc đẩy chị sang Ba Lan?

- Chị gặp ông xã chị ở Việt Nam, cũng từ tình cảm chân thành đến với nhau. Chị cảm thấy chị thích. TRước hết chị không nghĩ về kinh tế, chị nghĩ tình cảm là quan trọng nhất đối với chị. Trong tình yêu, trước hết lấy chồng là ở với người đó được không? Hai người có yêu nhau, hạnh phúc với nhau không? Tất nhiên trong cuộc sống anh ta cũng phải đảm bảo cho chị. Vì chị tiếng tăm không biết, nên chồng chị cũng phải có việc gì đó để nuôi vợ. Nói thật là như vậy, không phải vì kinh tế mà rõ ràng là phải như thế. Tức là ông xã có nghề nghiệp ổn định mà mình là phụ nữ thì mình có nghề rồi đúng không? Mình lấy chồng xa thì bắt buộc mình phải như thế. Điều quan trọng nhất là hai người phải hợp với nhau, phải yêu nhau, chia sẻ được với nhau. Trước hết là có ở với nhau được hay không. Cả hai cái đấy (tình yêu, kinh tế) ông xã chị đều được cả thì chị với lấy.

- Nhìn chung chị hài lòng với mối quan hệ hôn nhân của mình chứ?

- Chị hài lòng chứ em.

- Chị có ý định quay trở về Việt Nam hay không, quay trở về sống tại Việt Nam ấy?

- Chị chưa biết, không thể nói trước được cuộc sống sau này. Hồi trước thì ông xã còn sống, bây giờ con gái chị nó lớn rồi. Tương lại thị nếu con gái chị nó lấy chồng ở đây chẳng hạn thì chị phải ở đây cho gần con thôi, không thể về Việt Nam được. Thứ hai chị gắn với Ba Lan nên không về Việt Nam. Nếu về chỉ về chơi thôi. Xác định gắn bó như tổ quốc thứ hai. Về Việt Nam là thăm bạn bè, gia đình tổ tiên của mình, anh chị em ruột đó là nghĩa vụ. Và rõ ràng chị rất thích về Việt Nam chơi còn ở thì chưa chắc được. Hoàn cảnh chị nó khác.

- ở Ba Lan có xu hướng em tiếp xúc và thấy khá phổ biến là họ khá thoáng trong quan hệ nam nữa, sex mà không dựa trên hôn nhân, chị nghĩ gì về vấn đề này?

- Chị nghĩ thế này, hồi trước chị rất là khó tính. Chị nghĩ phong tục tập quán của mình, nó cái gì cũng nề nếp. Tóm lại trước là không chấp nhận. Nhưng bây giờ chị nghĩ thời đại nó khác rồi. Chị nghĩ chuyện đấy là bình thường. Bây giờ chị nhìn khác. 28 năm sống bên này chị thấy cuộc sống nó khác hẳn, không phải như chị nghĩ hồi xưa nữa. Bây giờ chuyện quan hệ thế là bình thường. Người ta có thể dễ dàng chia sẻ với nhau hơn. Nhỡ không may lấy chồng mà ông chồng.... (cười). Không chị nói thật mà. Thời bọn chị thì không được phép như thế. Thời bọn chị ông xã nhà chị cũng lo, không hiểu mình có sinh con được không, cũng lo. Mình thì bao giờ phải cưới mới được. Nhưng trong giai đoạn đó thì cuối cùng ông xã phải chấp nhận như thế. Bây giờ thì chị nghĩ chuyện ấy (sex) là bình thường. Tại phong tục của mình nó quen, mình không thể như thế được. Cưới xong thì muốn làm gì thì làm.

- Như vậy, theo chị thì sự chung thủy, gắn bó vợ chồng khi sống ở nước ngoài người Việt Nam ta cũng có những thay đổi nhất định?

- Chị nghĩ là có thay đổi nhất định. Dứt khoát là có thay đổi. Có thể rất yêu thương chồng nhưng tiếp xúc với môi trường như thế, lời ra tán vào cuối cùng lay động mặc dù rất yêu chồng, thương chồng nhưng rời cánh tay, xã hội đưa đẩy bắt buộc mình phải như thế. Nên nhiều khi chị nghĩ cái đó phải thông cảm khôgn thể trách được. Bởi vì mỗi người có hoàn cảnh của riêng họ: xa gia đình, sống độc thân chẳng hạn, sang đây làm ăn người ta cô đơn. Mới đầu chị gặp, chị nghe chị rất là không thích, không tin. Sau một thời gian chị tiếp xúc chị thấy chuyện đó là bình thường, không có gì là lạ nữa, chấp nhận em ạ. Ai giữ được sự chung thủy thì giữ, tốt nhất là nên giữ vẫn hơn. Giữ được thì người phụ nữ vẫn có những giá trị của mình hơn. Nhưng phải thông cảm vì xã hội, môi trường tiếp xúc như thế bắt buộc mình phải thay đổi. Kiểu gì mình cũng phải phản bội, không ít thì nhiều. Chắc chắn là như thế.

- Chị nghĩ gì về vấn đề người Việt Nam ta thích có con trai?

- Theo chị nghĩ, là người VN ai cũng thích có thằng con trai. Nhưng chị thì chị khác. Nếu ông xã là người VN thì dứt khoát có con trai. Nhưng chồng chị là tây, họ coi con trai con gái ngang nhau, thậm chí thương con gái hơn cả con trai. Mặc dù kinh tế đầy đủ những người ta chỉ đẻ có một đứa. Chỉ một con gái nhưng không đẻ đứa thưa hai mặc dù kinh tế đầy đủ, vợ còn trẻ. Theo chị nghĩ quan niệm con trai con gái đấy do từng người một, từng nền văn hóa. Thế mình không đẻ được con trai thì sao. Con gái cũng là con. Con trai hay gái đều như nhau miễn là nó đối xử với mình có tốt không. Chị thấy như nhau dù người Việt Nam vẫn thích có thằng con trai (cười).

- Sống ở nước ngoài, chị có nhận thấy mối quan hệ giữa những người anh em ruột không gắn bó với nhau như ở Việt Nam không?

- Đúng rồi. Cái đó rất là đúng. Chị thì khác, không phải mình tự khen mình. Mình lấy chồng từ những ngày đầu rất nghèo mình tự tay gây dựng nên. Mình hay nghĩ đến chuyện giúp đỡ, thương người. Bao giờ chị cũng nghĩ tình cảm là quan trọng nhất. Người Việt Nam sang sau mình, kinh tế ổn định rồi, có thể họ lại coi nhẹ chuyện tình cảm. Bản thân chị không thế. Nhưng hầu như người ta nghĩ chuyện kinh tế trước, tình cảm sau vì người ta sang đây mục đích đầu tiên là buôn

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí