dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa trong thời đại toàn cầu, đồng thời cũng làm rõ hơn những thay đổi trong gia đình của người nhập cư gốc Việt. Về mặt nội dung và phương pháp nghiên cứu, tổng quan tài liệu cho thấy định hướng giá trị gia đình của người nhập cư đã được quan tâm, làm rõ từ nhiều khía cạnh khác nhau cả ở bình diện lý luận như quá trình thích nghi và tiếp biến các giá trị văn hóa đến những hành vi ứng xử hàng ngày như trừng phạt về thân thể, ưa thích con trai, xung đột giá trị giữa các thế hệ trong gia đình…; tuy vậy, định hướng giá trị gia đình thể hiện trong niềm tin và xu hướng hành vi của họ dường như còn ít được quan tâm làm rõ. Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa về thang đo các giá trị, tiến hành phỏng vấn sâu nhằm làm sáng tỏ hơn các nội dung vốn không dễ để khảo sát trên diện rộng như dự định mang thai, định kiến giới, chiến lược ứng phó khi bị xâm hại tình dục… Tuy vậy, chưa có những nghiên cứu sử dụng định hướng giá trị truyền thống như nội dung nền tảng để so sánh giữa nhóm nhập cư và không nhập cư, chưa có nghiên cứu nào trên thế giới phỏng vấn sâu với những người nhập cư lập gia đình với người nước ngoài nhằm làm rõ hơn sự khác biệt về định hướng giá trị văn hóa trong họ. Chính vì vậy, nghiên cứu này cố gắng làm sáng tỏ hơn những nội dung còn chưa được quan tâm làm rõ nhằm đóng góp có ý nghĩa trong dòng chảy các nghiên cứu về quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa trên thế giới và định hướng giá trị nói chung cũng như định hướng giá trị gia đình của người nhập cư và không nhập cư nói riêng.
Trên cơ tiến hành khảo sát thực tiễn, luận án đã chứng minh những khác biệt nhất định trong định hướng giá trị của hai nhóm khách thể cả từ bình diện các giá trị phổ quát đến các giá trị gia đình. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai nhóm phản ánh rõ nét xu hướng gìn giữ cũng như thay đổi, tiếp biến các giá trị văn hóa gia đình của người Việt Nam trong quá trình giao thoa với các giá trị văn hóa của nhân loại. Một mặt đó là quá trình khẳng định, lưu giữ các giá trị văn hóa của người Việt Nam; mặt khác, cũng diễn ra quá trình hấp thụ các giá trị mới, thay đổi các giá trị cũ theo xu hướng chung của nhân loại.
Trong mối quan hệ cha mẹ - con, bên cạnh việc khẳng định các giá trị truyền thống như khẳng định sự hi sinh chăm sóc của cha mẹ cho con, sự bao bọc của bố
143
mẹ nhập cư khi con họ có thể bị bắt nạt, rơi vào thế yếu khi ở môi trường nhập cư là sự khẳng định và tôn trọng quyền độc lập của con. “Cá không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư” dường như ít nhấn mạnh hơn ở nhóm khách thể nhập cư nếu so với nhóm không nhập cư. Bên cạnh đó, có những niềm tin cũ như sự yêu thích con trai, dù trên bình diện chung vẫn khẳng định sự bình đẳng, giá trị con cái không phụ thuộc vào giới tính của chúng nhưng vẫn ngầm ẩn sau đó mong muốn có đứa con nối dõi tông đường.
Trong mối quan hệ vợ - chồng, thuận vợ thuận chồng, chung thủy nhân nghĩa vẫn là những giá trị bền vững ở hai nhóm khách thể. Bên cạnh đó, quá trình sinh sống, làm việc tại nước ngoài, nhóm khách thể là người nhập cư phải có sự linh hoạt nhất định như sống chung với người khác không phải vợ/chồng mình để làm việc, hỗ trợ nhau trong điều kiện bị cách biệt về văn hóa, ngôn ngữ, sự khắc nghiệt của thời tiết và công việc vất vả. Kết quả nghiên cứu này phần nào cho thấy sự linh hoạt và bền vững của những giá trị quan trọng trong gia đình của người Việt Nam nói chung.
Có thể nói, quá trình gìn giữ và thay đổi các giá trị gia đình của hai nhóm khách thể cũng đồng thời là quá trình thích nghi và tiếp biến văn hóa. Đó là quá trình tất yếu diễn ra dù cả hai nhóm có ý thức được điều đó hay không. Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị gia đình của hai nhóm khách thể, có thể thấy định hướng giá trị gia đình nói riêng và định hướng giá trị nói chung chịu ảnh hưởng của nhiều khía cạnh, nhiều chiều. Sẽ là cực đoan và không đầy đủ nếu ta chỉ nhìn sự tác động của một mặt nào đó lên định hướng giá trị gia đình của hai nhóm. Mặt khác, định hướng giá trị văn hóa của một dân tộc với tư cách như bản sắc văn hóa, luôn có tình bền vững, có sự linh hoạt để tồn tại để đóng góp cho bức tranh chung về các giá trị văn hóa phổ quát của nhân loại. Quá trình nhập cư khiến cho định hướng giá trị gia đình của người nhập cư có những thay đổi, có những niềm tin, những xu hướng hành vi dần dần thay đổi nhưng không phải một sớm một chiều mà họ không còn mang những đặc trưng văn hóa của người Việt Nam. Kết quả của luận án này một lần nữa đã chứng minh cho sự bền vững và linh hoạt của văn hóa Việt trong quá trình mở rộng địa bàn sinh
144
sống của người Việt trên thế giới. Nếu như theo chiều lịch sử, văn hóa Việt đã thể hiện được sự trường tồn của mình thì trong chiều rộng của không gian đương đại, các giá trị đó vẫn có sức sống và ảnh hưởng sâu rộng tới niềm tin và hành vi của người Việt Nam dù sống trong bất kỳ nền văn hóa nào.
3. Kiến nghị
Có thể bạn quan tâm!
- Tương Quan Giữa Niềm Tin Và Xu Hướng Hành Vi Trong Mối Quan Hệ Vợ - Chồng
- So Sánh Đánh Giá Của Hai Nhóm Nhập Cư Về Mối Quan Hệ Vợ -
- Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 19
- Goebel, & Kerstin (1996). The Handling Of Conflict By Adolescent Female Youth: The Difference Made Be Experiences In Acculturation, Conference Papers, At The Biennial Meeting Of The
- Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 22
- Định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam sống tại Việt Nam và Ba Lan - 23
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
- Đối với Nhà nước: Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Thực tế quá trình nghiên cứu về định hướng giá trị gia đình của luận án đã cho thấy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc luôn được những người Việt nhập cư khẳng định và giữ gìn trong điều kiện sống của mình. Bên cạnh đó, họ cũng gặp những khó khăn nhất định như dạy con học tiếng Việt, các khó khăn về giấy tờ cư trú… Chính vì vậy, Nhà nước ta cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích việc phát triển các trường dạy tiếng Việt cho con em người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các thủ tục giấy tờ liên quan đến cư trú cũng cần tạo điều kiện để bà con yên tâm làm ăn tại nước ngoài. Các trường học gặp khó khăn về tâm lý, hòa nhập với xã hội sở tại, bị bắt nạt… các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài cần có những biện pháp, tiếng nói kịp thời để bảo hộ công dân của mình.
- Đối với gia đình người nhập cư: Quá trình sinh sống, làm ăn và định cư lâu dài tại nước ngoài sẽ khiến các mối quan hệ gia đình, những giá trị văn hóa gia đình Việt dần thay đổi, tiếp biến các giá trị văn hóa mới. Chính vì vậy, trong gia đình cần có sự linh hoạt, điều chỉnh các mối quan hệ, tránh để xảy ra những xung đột về mặt văn hóa giữa các thế hệ. Một mặt bố mẹ chấp nhận sự độc lập của con cái nhưng mặt khác vẫn luôn dạy dỗ con duy trì và phát triển các giá trị tốt đẹp của dân tộc như hiếu thảo, tôn trọng người cao tuổi, tích cực học tiếng Việt.
- Đối với cá nhân người nhập cư: Cuộc sống xa gia đình, công việc vất vả là một trong những khó khăn lớn và chung của nhiều người Việt Nam nhập cư ra nước ngoài. Với những trường hợp chưa có giấy tờ cư trú thì khó khăn lại lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bên cạnh việc cố gắng làm ăn, tích cóp kinh tế để hỗ trợ gia đình thì cũng cần phải lường trước những khó khăn, vất vả, những rủi ro có thể
có trong quá trình làm ăn, sinh sống xa gia đình. Đây là sự sẵn sàng về mặt tâm thế cũng như về mặt văn hóa để không bị “sốc” trong quá trình thích nghi với điều kiện môi trường, văn hóa mới.
4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai
- Hạn chế: Luận án được tiến hành trong thời gian ngắn, với một số lượng khách thể nghiên cứu nhỏ do những điều kiện hạn chế của quá trình học tập và nghiên cứu. Chính vì vậy, không thể tránh khỏi những hạn chế về tính đại diện của mẫu nghiên cứu cả ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài.
Mặt khác, định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam là một mảng nghiên cứu rộng, bao hàm của chiều rộng của các nội dung biểu hiện, chiều sâu của các khía cạnh văn hóa. Việc chọn một số nội dung nghiên cứu mà luận án đã trình bày ở trên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
-Một số hướng nghiên cứu trong tương lai:
Thứ nhất, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án nhận thấy những hạn chế trong phạm vi nghiên cứu của mình về mẫu nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy, một nghiên cứu với tính đại diện của mẫu rộng hơn, không chỉ giới hạn ở Ba Lan sẽ góp phần làm rõ hơn định hướng giá trị gia đình của người Việt Nam nói chung.
Thứ hai, quá trình thích nghi và tiếp biến các giá trị văn hóa là quá trình đa dạng, sinh động và thể hiện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu các biểu hiện cụ thể của định hướng giá trị gia đình thì tập trung vào sự thích nghi và tiếp biến các giá trị văn hóa là một mảng rất lớn cần phải đào sâu làm rõ.
Thứ ba, kết quả của quá trình nghiên cứu trong luận án này cho thấy có nhiều thay đổi trong định hướng giá trị gia đình như sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, sự yêu thích con trai… Vì vậy, làm rõ tác động của việc nhập cư tới quá trình này cũng như tác động trở lại của việc chấp nhận các giá trị bình đẳng giới đến hành vi, niềm tin của các khách thể nghiên cứu là một mảng nghiên cứu cần được làm rõ hơn.
Có thể nói, định hướng giá trị gia đình nói riêng và định hướng giá trị văn hóa nói chung là mảng nói dung cần được quan tâm làm rõ nhiều hơn nữa từ góc nhìn xuyên văn hóa. Thực tế sự phát triển của xã hội, đất nước và toàn cầu đang đặt ra nhiều vấn đề chung trong hội nhập và phát triển, trong đối phó với thiên tai, dịch bệnh và cả xung đột giá trị, xung đột văn hóa. Chính vì vậy, nghiên cứu này mới chỉ là những bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu về tâm lý học xuyên văn hóa và còn cần những nghiên cứu tiếp theo để làm rõ hơn nữa, định vị được bản sắc văn hóa dân tộc trong nền văn hóa toàn cầu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Dũng (2009), Từ điển Tâm lý học. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
2. Phạm Minh Hạc (1994), ấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
4. Phạm Minh Hạc (2007), Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO – PI – R, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
5. Phạm Minh Hạc (2010) Giá trị học, Cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Lê Thị Hồng Hải (2015), Hệ giá trị gia đình Việt Nam hiện nay: tiếp nối và biến đổi. In trong: Trần Ngọc Thêm (2015), Một số vấn đề về hệ giá trị iệt Nam trong giai đoạn hiện tại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lê Văn Hảo và cộng sự (2018), Thái độ của thanh niên đối với người già và mối quan hệ của họ với ông bà, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
8. Vũ Thủy Hương (2018), Cơ sở tâm lý học định hướng giá trị của thanh niên – sinh viên. Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018).
9. Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống, Nhà xuất bản Văn hóa. 10.Iovaisa (1983), Những vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, Nhà xuất bản Giáo
dục Liên Xô.
11.Lê Ngọc Lân (2014). Mấy nét về đời sống tinh thần, tình cảm giữa con cháu và người cao tuổi trong gia đình ở thành phố Bắc Ninh. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 5. Tr. 14 - 25.
12.Phạm Việt Long (2004). Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình. NXB Chính trị quốc gia, 2004.
13.Marx K. và Engels F. (1995), Toàn tập, Tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.41.
14.Nguyễn Hữu Minh (2012), Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 4, trang 91-100.
15. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Đào Thị Mai Ngọc (2014), Văn hóa gia đình Việt Nam: các giá trị truyền thống và hiện đại, Tạp chí Khoa học Xã hội iệt Nam, số 3 trang 112 – 121.
17. Phan Ngọc (1993), ăn hóa iệt Nam và cách tiếp cận mới, Nhà xuất bản Thông tin.
18. Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (2020), Định hướng giá trị gia đình của thanh niên, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Hoàng Phê (2001) Từ điển tiếng iệt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001.
20. Lê Đức Phúc (1991). Giá trị và định hướng giá trị, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 2.
21.Nguyễn Lan Phương (1995), Nhận xét về sự chuyển đổi giá trị của đứa con sau 10 năm ở một xã, Tạp chí Xã hội học, số 2, trang 45-50.
22.Hà Văn Tấn (1996), Giao lưu văn hóa ở người iệt cổ. In trong tập Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
23.Lê Thi (1997), ai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người iệt Nam, Đề tài KH-07-07, Nhà xuất bản Phụ nữ.
24.Trần Thị Minh Thi (2019), Đặc điểm và định hướng giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. Tạp chí Tuyên giáo số 6/2019.
25.Trần Thị Minh Thi (chủ biên) (2021), Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam đương đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
26. Lò Mai Thoan (2010), Định hướng giá trị nghề của họ sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn Lan, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học Xã hội.
27.Thái Duy Tuyên (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên iệt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường. Đề tài khoa học cấp nhà nước, KX-07-10.
28. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
29.Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc và Mạc Văn Trang (1995). Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước KX-07.
30.Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý học Đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
31.Lê Ngọc Văn (2011). Gia đình và biến đổi gia đình ở iệt Nam. Sách chuyên khảo. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
32.Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản Ngoại văn, Trung tâm nghiên cứu trẻ em.
33.Báo cáo về tình hình người Việt Nam tại Ba Lan, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, 2013.
34.Luật hôn nhân và gia đình (2014), số 52/2014/QH13, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
35. Tuyên bố về những chính sách văn hóa. Hội nghị quốc tế của UNESCO, Mexico, 1982.
Tiếng Anh
36.Arcia, E., & Johnson, A. (1998). When respect means to obey: immigrant Mexican mothers’ values for their children, Journal of Child and Family Studies, Vol. 7, No.1, 79 - 95.
37.Bankston, C.L. III (2004). Social capital, cultural values, immigration, and academic achievement: The host country context and contradictory consequences. Sociology of Education Vol. 77, No. 2, 176-179. https://doi.org/10.1177/003804070407700205.
38.Berry, J.W. (1997). Immigration, Acculturation, and Adaptation. Applied Psychology. 46(1): 10. doi:10.1111/j.1464-0597.1997.tb01087.x.
39.Berry, J. W. (2003). Conceptual approaches to acculturation. In: K. Chun, Kevin M. (Ed); Balls Organista, Pamela (Ed); & Marin, Gerardo (Ed), Acculturation: Advances in theory, measurement and application (pp. 17 – 37); Washington, DC, US: American Psychological Association; 2003. xxvii, 260 pp.