Chương 3: NHU CẦU DINH DƯỠNG VẬT NUÔI
Mã chương: 03
Giới thiệu:
Bài này giới thiệu về khái niệm và tầm quan trọng, một số phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì; đặc điểm sinh trưởng, phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng trên gia súc, gia cầm; kỳ tiết sữa của bò sữa, nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa; thành thục về tính và thể vóc, nhu cầu năng lượng cho heo nái sinh sản, nhu cầu protein.
Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng:
Trình bày được các phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi. Vận dụng được cách xác định nhu cầu dinh dưỡng cho từng đối tượng vật
nuôi.
Chủ động và độc lập thực hiện được các phương pháp xác định nhu cầu dinh
dưỡng cho vật nuôi.
Tuân thủ đúng cách xác định nhu cầu dinh dưỡng cho từng đối tượng vật
nuôi.
A. Nội dung:
I. Nhu cầu duy trì:
1. Khái niệm và tầm quan trọng:
1.1. Chuyển hóa cơ bản:
- Chuyển hóa cơ bản (CHCB) còn gọi là trao đổi cơ bản, duy trì sinh lý, trao
đổi khi đói.
- CHCB là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống động vật trong điều kiện nhịn đói, hoàn toàn nghỉ ngơi và nhiệt độ môi trường sống thích hợp.
1.2. Nhu cầu duy trì sản xuất:
Là nhu cầu năng lượng đảm bảo cho mọi hoạt động ở mức tối thiểu; con vật không cho các sản phẩm, không nuôi thai, không cho con bú hay phối giống; khối lượng cơ thể ổn định; quá trình trao đổi chất ở trạng thái cân bằng.
1.3. Tầm quan trọng của việc xác định nhu cầu CHCB, duy trì sản xuất:
Đối với động vật nuôi, việc xác định nhu cầu duy trì là cơ sở để đảm bảo định ra nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến CHCB:
1.4.1. CHCB, khối lượng, diện tích mặt ngoài của cơ thể:
- Đối với loài gia súc máu nóng, năng lượng CHCB trên một đơn vị diện tích mặt ngoài của cơ thể là như nhau.
- Gia súc càng nhỏ bao giờ thì năng lượng cho CHCB trên 1kg khối lượng cơ thể càng lớn bấy nhiêu.
1.4.2. Cấu trúc cơ thể:
- Tất cả các mô, tổ chức của cơ thể đều cần năng lượng để tái tạo, duy trì hoạt động.
- Mức tiêu hao năng lượng để duy trì hoạt động của các mô và tổ chức khác nhau trong cơ thể là khác nhau.
1.4.3. CHCB và suy dinh dưỡng:
- CHCB giảm đi khi gia súc nhịn đói hay thiếu ăn.
- Tình trạng để thích nghi của cơ thể để duy trì sự sống trong điều kiện năng lượng thu nhận quá thấp so với nhu cầu của CHCB.
1.4.4. Khối lượng cơ thể và hình thái:
- Con vật bé: số đơn vị diện tích mặt ngoài/kg khối lượng cơ thể lớn hơn con vật lớn, do đó nhu cầu cho CHCB ở con vật bé sẽ lớn hơn.
- Con vật có cùng khối lượng nhưng hình thái khác nhau thì nhu cầu cho CHCB cũng khác nhau.
1.4.5. Loài gia súc:
- CHCB ở bò trưởng thành là 80kcal NE/kg0,75.
- CHCB ở heo là 100kcal NE/kg0,75.
1.4.6. Giống gia súc:
- Giống bò Ayrshire cần 100kcal NE/kg0,75.
- Giống bò Angus cần 81kcal NE/kg0,75.
1.4.7. Tính biệt:
- CHCB ở con đực cao hơn con cái và đực thiến.
- Tỷ lệ mỡ ở gia súc cái ít hơn ở gia súc đực.
1.4.8. Loại hình:
- CHCB ở bò sữa thấp hơn bò vỗ béo.
- Ngựa đua cao hơn ngựa kéo 37%.
1.4.9. Điều kiện sống:
Gia súc sống tại chuồng, nhu cầu năng lượng cho CHCB thấp hơn gia súc chăn thả tự do, chăn thả trên đồng cỏ, đi lại nhiều.
2. Một số phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì:
2.1. Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì:
2.1.1. Phương pháp nuôi dưỡng (thí nghiệm sản xuất):
Con vật sống trong điều kiện duy trì sản xuất, cho khẩu phần ăn khác nhau, khẩu phần nào ổn định khối lượng cơ thể thì mức năng lượng khẩu phần đó là nhu cầu duy trì.
2.1.2. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng cho CHCB (thí nghiệm trao đổi hô
hấp):
Sử dụng thương số hô hấp và căn cứ vào hệ số nhiệt của O2 cho mỗi lít O2
tiêu thụ.
2.1.3. Sự sinh nhiệt:
- Sự sinh nhiệt (kcal) = 3,866 O2 + 1,2 CO2 - 0,518 CH4 – 1,431 Nu
- Trong đó:
+ O2: lượng tiêu thụ (lít).
+ CO2: lượng CO2 sản sinh (lít).
+ CH4: lượng CH4 sản sinh (lít).
+ Nu: lượng N nước tiểu thải ra (g).
2.2. Một số phương pháp ước tính nhu cầu năng lượng cho duy trì:
- Nhu cầu năng lượng cho duy trì ở gà nuôi thịt từ 0-7 tuần tuổi là 128,5kcal ME/kg0,75/ngày.
- Nhu cầu năng lượng cho duy trì ở heo là 100-125kcal ME/kg0,75/ngày.
2.3. Phương pháp xác định nhu cầu protein cho duy trì:
2.3.1. Nhu cầu protein cho duy trì ở heo: 15% khối lượng cơ thể của heo là protein;
13-6% của tổng lượng protein cơ thể chuyển hóa hàng ngày (tổng lượng protein trao đổi sẽ giảm đi khi cơ thể heo lớn lên);
6% của tổng lượng protein trao đổi mất đi hàng ngày. Nhu cầu protein cho duy trì:
- Heo có khối lượng 20kg = 20 x (0,15 x 0,13 x 0,06) = 20 x 0,0012.
- Heo có khối lượng 120kg = 120 x (0,15 x 0,06 x 0,06) = 120 x 0,0005.
20kg x 0,0012 80kg x 0,0007
30kg x 0,0011 90kg x 0,0006
40kg x 0,0010 100kg x 0,0006
50kg x 0,0009 110kg x 0,0005
60kg x 0,0008 120kg x 0,0005
70kg x 0,0008
* Ví dụ:Tính nhu cầu cho protein duy trì của heo nặng 50kg: Protein cho duy trì: 0,0009 x 50kg = 0,045kg = 45g protein.
- Nếu BV của protein thức ăn là 65% thì lượng protein hấp thu cần là: 45g/0,65 = 69,23g.
- Nếu tỷ lệ tiêu hóa của protein khẩu phần là 80% thì nhu cầu protein thức ăn cho duy trì là: 69,23/0,8 = 86,53g
2.3.2. Nhu cầu protein cho duy trì ở gia cầm:
Vào năm 1976, nghiên cứu của Scott cho biết nitơ nội sinh hàng ngày ở gà khoảng 250mg/1kg khối lượng cơ thể. Trên cơ sở này có thể tính được protein cho duy trì ở gia cầm như sau:
N nội sinh mất đi khoảng 250mg/kg khối lượng cơ thể, tương đương với: 6,25 x 250 = 1600mg protein/1kg khối lượng cơ thể, 1g khối lượng cơ thể cần 0,0016g protein. Hiệu quả sử dụng protein thức ăn để tổng hợp protein cơ thể là 55%:
Nhu cầu Protein cho duy trì (g) =
II. Nhu cầu sinh trưởng:
1. Đặc điểm sinh trưởng:
0,0016 x khối lượng cơ thể (g) 0,55
1.1. Sự phát triển của toàn bộ cơ thể biến đối khác nhau theo từng giai đoạn:
- Sau khi thụ thai phát triển chậm, sau đó tăng nhanh và đến khi trưởng thành thì chậm lại.
- Giữa hai thời kỷ nhanh và chậm đó có bước ngoặt sinh trưởng.
- Sự tăng tốc độ sinh trưởng là do sự tăng lên của số lượng tế bào chứ không phải kích thước.
- Sự tăng lên của số lượng tế bào phụ thuộc vào dinh dưỡng.
nhau:
1.2. Tốc độ sinh trưởng của các bộ phận và tổ chức của cơ thể không giống
- Đầu tiên là sự phát triển của não đến hệ thần kinh trung ương và bộ máy
tiêu hóa, tiếp đến xương, cơ và mỡ.
- Trong trường hợp thiếu dinh dưỡng thì chất dinh dưỡng sẽ không cung cấp cho sự tổng hợp mỡ.
- Nếu chế độ nuôi dưỡng tiếp tục kém thì cơ cũng không phát triển, mỡ cơ thể được chuyển thành năng lượng nuôi cơ thể.
2. Phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng trên gia súc, gia cầm:
2.1. Phương pháp xác định nhu cầu năng lượng:
2.1.1. Nhu cầu năng lượng cho heo sinh trưởng:
DE = DE m + DE protein + DE mỡ + DEHc
- Trong đó:
+ DE m: DE cho duy trì.
+ DE protein: DE cho tích lũy protein.
+ DE mỡ: DE cho tích lũy mỡ.
+ DEHc: DE điều tiết thân nhiệt.
- Nhu cầu năng lượng cho heo sinh trưởng:
+ Duy trì: 0,5MJ DEkg0,75.
+ Hình thành nạc: 15MJ DE/kg nạc hình thành.
+ Hình thành mỡ: 50MJ DE/kg mỡ hình thành.
+ Chống lạnh: 0,016MJ DE/kg0,75/10C thấp hơn nhiệt độ tối thiểu.
2.1.2. Nhu cầu năng lượng cho gia cầm:
* Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ trứng:
4 x ΔW + 1,6 x ΔE + (170 - 2,2T) W
ME =
Trong đó:
0,8
+ ME: Nhu cầu năng lượng hàng ngày, tính bằng kcal.
+ W: Khối lượng cơ thể, tính bằng kg.
+ ΔW: Tăng trọng hàng ngày, tính bằng gam.
+ ΔE: Sản lượng trứng tuyệt đối, tính bằng gam.
+ T: Nhiệt độ môi trường, tính bằng 0C.
* Nhu cầu năng lượng cho gà broiler (gà giò):
- Đối với gà từ 0-4 tuần tuổi: ME (kcal/ngày) = 128,5W0,75 + 2,5 ΔW
- Đối với gà từ 4-7 tuần tuổi: ME (kcal/ngày) = 128,5W0,75 + 3,8 ΔW Trong đó:
+ W: Khối lượng cơ thể, tính bằng kg.
+ ΔW: Tăng trọng, tính bằng gam.
2.2. Phương pháp xác định nhu cầu protein cho sinh trưởng:
2.2.1. Nhu cầu protein cho gà thịt thương phẩm:
- Theo Scott và nhiều tác giả khác, trong thịt gia cầm chứa hàm lượng protein trung bình là 18%. Hiệu suất lợi dụng protein của gà broiler là 64%. Do đó, nhu cầu về protein hàng ngày cho tăng trọng của gà broiler có thể tính theo công thức sau:
Nhu cầu Pr cho tăng trọng (g)=
Tăng trọng (g) x 0,18
0,64
0,0016 x thể trọng (g) Nhu cầu Pr cho duy trì (g)=
0,64
- Nhu cầu protein cho sự phát triển lông: thông thường ở 3 tuần tuồi thì bộ lông của gia cầm chiếm 4% thể trọng. Khối lượng lông tăng dần lên và đạt 7% thể trọng ở tuần thứ 4, sau đó tỷ lệ này được duy trì và ổn định. Hàm lượng protein trong lông gà trung bình là 82%. Do vậy, nhu cầu protein hàng ngày cho mọc lông được tính bằng công thức:
0,04 hay (0,07) x tăng trọng (g) x 0,82 Nhu cầu Pr cho mọc lông (g) =
0,64
* Ví dụ:Tính nhu cầu protein/ngày cho một gà sinh trưởng đảm bảo tăng trọng 30g/ngày, thể trọng gà là 900g.
- Nhu cầu protein cho duy trì là:
(0,0016 x 900g)/0,64 = 2,25g
- Nhu cầu protein cho tăng trọng là: (0,18 x 30g)/0,64 = 8,44g
- Nhu cầu protein cho phát triển lông là: (30g x 0,04 x 0,82)/0,64 = 1,54g
- Do đó nhu cầu protein cho sinh trưởng là: 2,25g + 8,44g + 1,54g = 12,23g/ngày.
2.2.2. Nhu cầu protein cho heo sinh trưởng:
- Nhu cầu protein cho heo sinh trưởng = nhu cầu protein cho duy trì + nhu cầu protein cho tổng hợp thịt nạc.
- Trong thịt nạc có 22% protein.
* Ví dụ 1:Một heo sinh trưởng có khối lượng 50kg, tích lũy 1 ngày 450g thịt
nạc.
- Nhu cầu protein cho duy trì sẽ là: 50kg x 0,0009 = 45g
- Nhu cầu protein để tích lũy 450g thịt nạc là: 450g x 0,22 = 99g
- Nhu cầu cho duy trì và tích lũy thịt nạc là: 45g + 99g = 144g
Nếu giá trị sinh vật học của protein khẩu phần là 65% thì nhu cầu protein
tiêu hóa sẽ là: 144g/0,65 = 221,5g protein tiêu hóa.
Nếu tỷ lệ tiêu hóa của protein là 80% thì protein thô cần cung cấp một ngày là: 221,5g/0,80 = 276,9g protein thô.
* Ví dụ 2:Một heo có khối lượng 40kg, cho ăn một ngày 1,75kg thức ăn (tỷ lệ protein trong thức ăn là 14%), giá trị sinh học của protein thức ăn là 65%, tỷ lệ tiêu hóa protein là 80%, tỷ lệ protein trong thịt nạc là 22%. Khối lượng thịt nạc mà heo có thể tích lũy được trong ngày là bao nhiêu?
- Nhu cầu protein thô được sử dụng hàng ngày là: 1,75kg x 0,14 x 0,65 x 0,80 = 127g
- Nhu cầu proetin cho duy trì là: 0,0010 x 40kg = 40g
- Nhu cầu protein tích lũy trong thịt nạc là:
127g – 40g = 87g
- Khối lượng thịt nạc tích lũy trong một ngày là: 87g/0,22 = 395g
III. Nhu cầu tiết sữa:
1. Thành phần của sữa:
Chất rắn không phải bơ | Protein | Lactose | Mỡ (bơ) | Ca | P | |
(%) | ||||||
Bò sữa Dê Heo Trâu | 8,7 8,7 11,6 - | 3,3 3,3 5,8 4,3 | 4,7 4,1 4,8 5,2 | 3,6 4,5 8,5 7,5 | 0,13 0,13 0,25 - | 0.09 0,11 0,17 - |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Thức Ăn Và Đặc Điểm Một Số Loại Thức Ăn Thông Thường Trong Chăn Nuôi
- Đặc Điểm Của Một Số Loại Thức Ăn Thường Dùng Trong Chăn Nuôi:
- Dinh dưỡng thức ăn Nghề Thú y - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 6
- Mục Đích Của Chế Biến Và Dự Trữ Thức Ăn:
- Dinh dưỡng thức ăn Nghề Thú y - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 9
- Dinh dưỡng thức ăn Nghề Thú y - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 10
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
2. Nguồn gốc của thành phần sữa:
2.1. Sinh tổng hợp protein của sữa:
- Protein của sữa có nhiều axit amin không thay thế hơn các loại thức ăn thông thường. 95% N sữa là protein và 5% N phi protein.
- Protein của sữa có 3 dạng chủ yếu: Cazein, globulin, albumin (78%).
2.2. Đường sữa:
- Trong sữa có một ít đường glucose và galactose, nhưng chủ yếu vẫn là đường lacto.
- Đường lacto có từ máu, vào tế bào tuyến vú, sau đó vào sữa.
2.3. Tổng hợp mỡ sữa:
- Thành phần đặc trưng của mỡ sữa:
+ Butyric.
+ Caproic.
+ Palmitic.
+ Oleic.
+ Stearic.
2.4. Chất khoáng trong sữa:
- Hàm lượng Ca trong sữa cao hơn hàm lượng Ca trong máu 13 lần.