Mục Đích Của Chế Biến Và Dự Trữ Thức Ăn:

- Hàm lượng P trong sữa cao hơn hàm lượng P trong máu 10 lần.

- Hàm lượng K trong sữa cao hơn hàm lượng K trong máu 5 lần.

- Hàm lượng Na trong sữa bằng 1/7 hàm lượng Na trong máu.

- Hàm lượng Cl trong sữa bằng 1/3 hàm lượng Cl trong máu.

2.5. Vitamin:

Vitamin trong sữa được hình thành từ vitamin trong máu, thông qua hoạt động của tế bào tuyến vú.

3. Kỳ tiết sữa của bò sữa:

- Giai đoạn: 10-12 tuần đầu của kỳ tiết sữa:

+ Sản lượng sữa tăng nhanh và đạt đỉnh cao ở gần cuối giai đoạn.

+ Tỷ lệ mỡ sữa ban đầu cao, sau giảm.

+ Lượng thức ăn thu nhận tăng, nhưng theo sự tăng lên nhanh chóng của sản lượng sữa.

- Giai đoạn 2: tuần thứ 12-24 của chu kỳ tiết sữa. Lượng VCK thu nhận đạt tối đa trong giai đoạn này.

- Giai đoạn 3: tuần thứ 24- cạn sữa. Năng suất bắt đầu giảm mạnh, bò bắt đầu tăng cân, bù vào giai đoạn giảm cân, phát triển bào thai.

4. Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa:

* Nhu cầu năng lượng:khi tính toán nhu cầu năng lượng cho bò tiết sữa phải biết các điều kiện sau đây:

- Khối lượng cơ thể (kg) để tính nhu cầu duy trì.

- Sản lượng sữa (kg).

- Tỷ lệ mỡ sữa (%).

- Sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa (kg)

FCM (kg) = S (0,4 + 0,15 M)

+ FCM: sản lượng sữa đã hiệu chỉnh 4% mỡ sữa (kg).

+ S: sản lượng sữa thực tế (kg).

+ M: tỷ lệ mỡ sữa thực tế (%).

* Ví dụ:Chuyển 8kg sữa có tỷ lệ mỡ sữa là 5% thành FCM 4% mỡ sữa?

FCM (kg) = 8 (0,4 + 0,15 x 5) = 8 x 1,15 = 9,2kg.

- Nhu cầu cho tiết sữa:

+ Bò vùng ôn đới: 1.130kcal ME/kg FCM

+ Bò vùng nhiệt đới: 1.144kcal ME/kg FCM.

- Nhu cầu duy trì cho bò tiết sữa nuôi tại chuồng:

+ Bò sữa từ các nước ôn đới nhập vào nuôi tại các nước nhiệt đới: 120kcal ME/kg0,75, 52g protein tiêu hóa (DP)/kg sữa.

+ Bò nhiệt đới: 132kcal ME/kg0,75 và 56g DP/kg sữa hay 3,2g protein thô/kg0,75.

- Nhu cầu cho sinh trưởng:

+ Ở thời kỳ tiết sữa thứ nhất = 20% nhu cầu duy trì.

+ Kỳ tiết sữa thứ 2 = 10% nhu cầu duy trì.

IV. Nhu cầu sinh sản:

1. Thành thục về tính và thể vóc:

- Gia súc thành thục về tính là khi nó đã sinh trưởng và phát dục đến giai đoạn có khả năng sinh sản.

- Tuổi thành thục về tính của gia súc khác nhau tùy theo giống, tính biệt, khí hậu, dinh dưỡng, điều kiện quản lý,…

- Thành thục về tính thường sớm hơn về thành thục về thể vóc.

- Đối với gia súc đực, sự hoạt động của dịch hoàn quá sớm sẽ làm cho chức năng của nó sớm bị suy yếu, mất khả năng giao phối, chất lượng tinh trùng thấp.

2. Nhu cầu năng lượng cho heo nái sinh sản:

2.1. Nhu cầu duy trì:

- Ở điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp là 110kcal DE kg0,75/ngày.

- Nhu cầu duy trì của heo nái đang mang thai và tiết sữa khác nhau nhưng cũng chỉ chênh nhau tương đối 5%.

2.2. Sinh trưởng của thai và các tổ chức sinh sản:

- Đặc điểm gia súc có thai:

+ Khối lượng cơ thể con vật tăng lên, chủ yếu tăng trong giai đoạn cuối.

+ Do bào thai phát triển, tổ chức ngoài thai tăng lên: tuyến vú, nhau thai và do tích lũy của con mẹ tăng lên.

- Tăng trọng của mẹ (25kg) bao gồm 15% protein và 25% lipit.

- Tiếu tốn năng lượng cho phát triển của thai khoảng 550kcal DE/ngày.

- Tiêu tốn năng lượng cho sự tăng lên của tổ chức ngoài thai bình quân khoảng 200kcal DE/ngày.

2.3. Sinh sản và tiết sữa:

- Nhu cầu năng lượng tương ứng ở ngày chửa thứ 20, 80 và 110 cho sự phát triển của thai là 0,4MJ ME, 1,9MJ ME và 4,2MJ ME.

- Năng lượng cho sự tích lũy ở vú chuẩn bị tiết sữa ở ngày chửa 80 và 110 là 0,8 và 1,3MJ ME.

- Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa ước tính 2.000kcal DE/kg sữa.

- Sản lượng sữa hàng ngày (g/ngày) = Tăng trọng của heo con (g/ngày) x Số heo con/ổ x 4.

3. Nhu cầu protein:

- Lương protein tích lũy trong heo tăng dần phụ thuộc vào lượng protein trong khẩu phần.

- Bình thường trong giai đoạn mang thai, heo tăng 20kg, trong đó có 3kg protein, tương đương 26g protein/ngày.

- Nhu cầu protein 85 ngày đầu của thời kỳ mang thai là 26g protein, 30 ngày cuối của thời kỳ mang thai nhu cầu protein tăng thêm 60g.

- Tổng nhu cầu protein cho duy trì + phát triển thai 85 ngày đầu của kỳ mang thai là 60 + 26 = 86g protein.

- Nhu cầu protein 30 ngày chửa sau là 86g protein + 65g = 151g.

Nếu BV protein thức ăn = 65% và tỷ lệ tiêu hóa của protein thức ăn = 80%. Nhu cầu protein cho heo cái chửa là: 151g/0,65 x 0,8 = 290g protein thức ăn/ngày.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

I. Câu hỏi:

1. Trình bày phương pháp xác định và ước tính nhu cầu năng lượng duy trì trên gà và heo.

2. Trình bày phương pháp xác định nhu cầu protein cho duy trì.

3. Trình bày phương pháp xác định nhu cầu protein và năng lượng cho heo và gà trong giai đoạn sinh trưởng.

4. Trình bày phương pháp xác định nhu cầu năng lượng và protein cho bò

sữa.

5. Trình bày phương pháp xác định nhu cầu năng lượng và protein cho heo

cái sinh sản.

II. Bài tập thực hành.


nuôi.


cầm.

C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

Biết được các phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi.

Thực hiện được cách xác định nhu cầu dinh dưỡng cho từng đối tượng vật


D. Ghi nhớ:

Một số phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì

Phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng trên gia súc, gia


Thành thục về tính và thể vóc, nhu cầu năng lượng cho heo nái sinh sản. Nhu cầu protein.

Chương 4: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN

Mã chương: 04


Giới thiệu:

Bài này giới thiệu về mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn, các phương pháp chế biến thức ăn; các loại thức ăn hỗn hợp, quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp; phương pháp dự trữ thức ăn bằng cách làm cỏ khô và phương pháp ủ xanh; xử lý rơm rạ và phụ phẩm xơ thô bằng phương pháp vật lý và các phương pháp xử lý kiềm.

Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng:

Trình bày được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi.

Vận đụng được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn đã học vào thực tế chăn nuôi.

Chủ động và độc lập thực hiện được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi.

Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn trong thực tế chăn nuôi.

A. Nội dung:

I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn:

- Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

- Chế biến thức ăn có thể khử được một số chất độc hay chất có hại trong thức ăn.

- Nhiệt trong quá trình sấy thức ăn có tác dụng khử các VSV gây bệnh, nấm mốc, giảm độ ẩm làm tăng thời gian dự trữ thức ăn.

- Hỗn hợp các loại thức ăn cũng có thể cân bằng các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

II. Các phương pháp chế biến thức ăn:

1. Nghiền:

- Nghiền mịn: hạt nghiền qua mắt sàng 0,16-0,32cm, sau khi nghiền có đường kính 0,6-0,8mm. Kích thước hạt 600-800 micron. Nghiền thức ăn quá mịn sẽ bị hao phí nhiều, bụi đường hô hấp, heo không thích ăn, tăng tỷ lệ gia súc bị loét dạ dày.

- Nghiền trung bình: nghiền qua mắt sàng 0,64-0,95cm, sau khi nghiền có đường kính 0,8-0,9mm. Kích thước hạt 800-900 micron, heo thích ăn, ít mất mát do bụi.

- Nghiền thô: đường kính hạt sau khi nghiền hơn 1mm.

2. Dạng sệt:

Trộn với thức ăn nước tạo thành dạng nhão: 1 phần thức ăn khô với 1,2-1,5 phần nước.

3. Hạt ép dẹt bằng hơi nước nóng:

Ngô hạt được xử lý bằng hơi nước nóng đến khi có độ ẩm 18-20%, sau đó ép lăn tạo thành mảnh dẹt, dùng tia hồng ngoại sấy khô thức ăn.

4. Ép viên:

* Ưu điểm của thức ăn ép viên:

- Thức ăn ép viên khi cho gia súc, gia cầm ăn giảm được lượng thức ăn rơi vãi 10-15% so với thức ăn hỗn hợp dạng bột.

- Giảm được thời gian cho ăn và dễ cho ăn.

- Một ưu điểm nổi bật của thức ăn hỗn hợp dạng viên là khi ăn, động vật nuôi không có sự lựa chọn thức ăn, ép chúng phải ăn theo nhu cầu dinh dưỡng đã định.


xuất. ăn.

- Chất lượng thức ăn dạng viên được tăng lên rõ rệt nhờ vào quy trình sản


- Gia cầm, heo thường rất mẫn cảm với bệnh đường hô hấp do bụi của thức


- Thức ăn viên còn giúp người chăn nuôi giảm được không gian dự trữ cũng

như giảm dung tích máng ăn, dễ bao gói, dễ vận chuyển và bảo quản lâu hơn.

* Nhược điểm của thức ăn ép viên:

- Cần có vốn để mua máy ép viên.

- Trong quá trình ép viên, nhiệt độ đã làm phân hủy một số vitamin từ nguyên liệu.

5. Ép đùn:

Quá trình ép đùn thức ăn hạt: nghiền, ép xoắn, đùn. Tuy nhiên, cần có vốn để mua máy ép đùn.

III. Thức ăn hỗn hợp:

Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với nhau mà tạo thành. Thức ăn hỗn hợp hoặc có đủ tất cả các chất dinh dưỡng

thỏa mãn được nhu cầu của con vật hoặc chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật.

1. Các loại thức ăn hỗn hợp:

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (còn gọi là thức ăn tinh hỗn hợp hoặc thức ăn hỗn hợp): là hỗn hợp thức ăn hoàn toàn cân bằng các chất dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm; nó duy trì được đời sống và sức sản xuất của con vật mà không cần thêm loại thức ăn nào khác (trừ nước uống). Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sản xuất dưới hai dạng: thức ăn hỗn hợp dạng bột và thức ăn viên.

- Thức ăn hỗn hợp đậm đặc:

+ Thức ăn hỗn hợp đậm đặc gồm 3 nhóm chính: protein, khoáng và vitamin, ngoài ra còn bổ sung thêm kháng sinh, thuốc phòng bệnh.

+ Thức ăn hỗn hợp đậm đặc, theo hướng dẫn ghi ở nhãn hàng hóa, người chăn nuôi mua về đem trộn với các nguồn thức ăn tinh bột thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Thức ăn đậm đặc rất tiện lợi cho việc chế biến thủ công, chăn nuôi gia đình quy mô nhỏ.

* Ví dụ 1: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột do công ty VINA (Biên Hoà - Đồng Nai) sản xuất mã số 6 dùng cho heo từ 30-60kg với đặc điểm dinh dưỡng như sau:.

- Độ ẩm (max): 14%

- Protein thô (min): 15%

- Xơ thô (max): 6%

- Lysine (min): 0,95%

- Met + Cys (min): 0,57%

- Threonine (min): 0,63%

- P (min): 0,5%

- NaCl (min-max): 0,6-0,8%

- Ca (min-max): 0,7-0,9%

- Kháng sinh: không có

- Hormone: không có

- Năng lượng trao đổi (min): 3300 kcal/kg

Sản xuất từ các nguyên liệu: bột bắp, cám gạo, bột cá, bột đậu tương, bột xương sò, thuốc kích thích tăng trọng. Premix vitamin, khoáng chất, men tiêu hoá. Hạn sử dụng 90 ngày.

* Ví dụ 2: Thức ăn hỗn hợp đậm đặc dạng bột do công ty VINA sản xuất mã số 109 dùng cho heo nái hậu bị, heo nái chờ phối, nái chửa, nái nuôi con và heo đực giống .

+ Thành phần dinh dưỡng:


- Độ ẩm (max):

12%

- Protein thô (min):

38%

- Xơ thô ( max):

6,0 %

- Lysine (min):

2,8%

- Met + Cys (min):

1,3%

- Threonine (min):

1,5 %

- P (min):

1,2%

- NaCl (min-max):

2,3-2,5%

- Ca (min-max):

3,5-3,7%

- Kháng sinh:

Không có

- Hormone:

Không có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Dinh dưỡng thức ăn Nghề Thú y - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 8

- Năng lượng trao đổi (min): 3000 Kcal/kg

+ Nguyên liệu: bột cá, bột thịt, bột đậu tương, bột xương, thuốc kích thích tiết sữa, premix vitamin, khoáng chất, men tiêu hoá. Hạn sử dụng 90 ngày.

+ Hướng dẫn pha trộn (tính bằng kg): loại heo VINA 109: bắp, tấm, cám gạo, cám mỳ.

- Hậu bị, nái chờ phối: 15, 15, 20, 50.

- Heo nái chửa: 18, 15, 15, 52.

- Heo nái nuôi con: 20, 20, 15, 45.

Thường thiếu như đã đề cập ở trên. Thức ăn đậm đặc, theo hướng dẫn ghi ở nhãn hàng hóa, người chăn nuôi có thể đem phối hợp với các nguồn thức ăn giàu năng lượng (tinh bột) thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Thức ăn đậm đặc rất tiện lợi cho việc sử dụng, vận chuyển và chế biến thủ công ở quy mô chăn nuôi gia đình hay trang trại nhỏ nhằm tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ để hạ giá thành.

2. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp:

2.1. Công đoạn nghiền nguyên liệu:

- Tất cả các loại nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn hỗn hợp sau khi được làm sạch hết các tạp chất đều được đưa vào máy để nghiền nhỏ từng loại riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023