Phân Loại Thức Ăn Và Đặc Điểm Một Số Loại Thức Ăn Thông Thường Trong Chăn Nuôi

- Lipit là nguồn nguyên liệu để tạo nên các chất nội tiết như cholesterol, là nguyên liệu tổng hợp progesterol, testosterol, estrogen và cũng là nguyên liệu tổng hợp vitamin D3. Các chất này cần cho sinh trưởng và sinh sản.

- Lipit còn là nguồn axit béo quan trọng:

+ Axit linoleic, A.arachidonic. Khi thiếu các axit béo này, gia súc có triệu chứng: rụng lông, da viêm, hoại tử từng phần, sinh trưởng kém, đặc biệt sinh sản bị ảnh hưởng, thời kỳ thành thục về tính kéo dài, buồng trứng ở gia súc cái, dịch hoàn của gia súc đực kém phát triển.

+ Thí nghiệm nuôi heo cái với khẩu phần có 0,06% mỡ thì da bị phù và hoại tử. Khối lượng buồng trứng là 1g, thành thục về tính chậm. Trong khi heo ăn khẩu phần có 1,5% dầu ngô có khối lượng buồng trứng là 6,2g.

+ Dầu mỡ rất dễ bị oxy hoá. Để bảo vệ, người ta thường trộn các chất chống oxy hoá trong thức ăn. Hàm lượng sử dụng của các chất chống oxy hoá trong thức ăn phụ thuộc vào tỷ lệ mỡvà thời gian bảo quản.

IV. Dinh dưỡng vitamin:

1. Lịch sử nghiên cứu vitamin: quá trình nghiên cứu chia làm 4 thời kỳ:

- Thời kỳ 1: quan sát thấy các biểu hiện lâm sàng của những bệnh thiếu vitamin và chưa có cơ sở kiến thức khoa học để chữa bệnh.

- Thời kỳ 2: xác định cấu trúc hóa học của các vitamin.

- Thời kỳ 3: nghiên cứu tổng hợp các vitamin.

- Thời kỳ 4: xác định tính chất sinh hóa học, trao đổi chuyển hóa và vai trò của các vitamin.

2. Đặc điểm chung của vitamin:có chung 6 đặc tính cơ bản:

- Không mang năng lượng: đó là các những chất hữu cơ, không cung cấp năng lượng, không protein.

- Hoạt động với một lượng rất nhỏ: liều tối thiểu hàng ngày đủ cho nhu cầu của các tổ chức trong cơ thể thay đổi theo từng vitamin, từ vài microgam (B12) đến vài chục milligam (vitamin C).

- Phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể người và động vật nuôi: trong mọi trường hợp, vitamin được cung cấp bởi thức ăn. Cơ thể con người và động vật không tự tổng hợp được, ngay cả khi cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cơ thể.

- Không thể thay thế lẫn nhau: thiếu một loại vitamin này không thể dùng vitamin khác để thay thế.

- Cần thiết cho hoạt động và quá trình phát triển của cơ thể:

+ Vitamin đóng vai trò chính xác của chất xúc tác, bằng cách hoạt hóa quá trình oxy hóa của thức ăn và hoạt động chuyển hóa, tức là tất cả những quá trình mà nhờ đó thức ăn được biến đổi và đồng hóa bởi các tổ chức.

+ Người ta nói rằng, vitamin là những tia sáng khởi động ngọn lửa, vitamin tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng. Nó tham gia tích cực vào hoạt động của tế bào.

+ Ngoài ra, vitamin còn bảo vệ tế bào, các tổ chức cơ thể khỏi bị tấn công, nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, chống nhiễm trùng, trung hòa chất độc, phục hồi cấu trúc của các tổ chức bị tổn thương,...

- Thiếu vitamin gây ra những rối loạn: thiếu vitamin hay không được hấp thu đầy đủ sẽ gây những triệu chứng thiếu hoặc bệnh đặc hiệu.

3. Phân loại vitamin:

- Nhóm vitamin tan trong chất béo (dầu mỡ, dung môi chất béo,…) gồm vitamin A, D, E, K.

- Nhóm vitamin tan trong nước: vitamin nhóm B (B1, B2, B12), vitamin C, axit pantothenic, biotin,…

4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến độ bền của các vitamin:

- Nhiệt độ.

- Độ ẩm.

- pH.

- Oxy.

- Ánh sáng.

- Khoáng vi lượng.

- Chất ức chế.

- Sự đối kháng.

- Năng lượng.

- Thời gian bảo quản.

V. Dinh dưỡng khoáng:

1. Phân loại chất khoáng:

- Những chất khoáng có lượng lớn được tính theo g/kg hoặc bằng % gọi là khoáng đa lượng.

- Những chất khoáng có lượng nhỏ được tính bằng mg/kg hay ppm (phần triệu) gọi là khoáng vi lượng.

2. Vai trò của các chất khoáng:

- Các chất khoáng tham gia cấu tạo tế bào mô: không chỉ trong thành phần của tế bào, quan trọng nhất ởtổ chức xương, răng là dạng khoáng không tan.

- Các chất khoáng tham gia tạo áp suất thẩm thấu:

+ Áp suất thẩm thấu tạo bởi các ion: Na+, K+, Ca++, Cl-, HCO3-, H2PO4-.

+ Na dạng NaCl và NaHCO3 điều hòa áp suất thẩm thấu, cân bằng acid base dạng NaCl 95% bài xuất qua nước tiểu, một phần qua mồ hôi và phân. Na+ phần lớn tồn tại ở dịch ngoại bào. 1/3 tổng số Na+ có trong xương. Thiểu năng thượng thận gây tăng bài tiết Na+ ở nước tiểu.

+ Kali ảnh hưởng đến hoạt động của cơ, đặc biệt là cơ tim. Kali tham gia dẫn truyền thần kinh cùng Na+, điều hòa cân bằng acid base và áp suất thẩm thấu. Hạ K+ máu gây mỏi cơ, liệt, tim đập nhanh, dễ kích thích.

+ Cùng Na+, Cl- đóng vai trò quan trọng tạo áp suất thẩn thấu giữ nước cho cơ thể và điều hòa cân bằng acid base. Ngoài ra, Cl- cần thiết cho việc tạo HCl dịch vị.

- Các chất khoáng tham gia hệ thống đệm. Trong nhiều hệ thống đệm của cơ thể, hai hệ thống đệm vô cơ tạo ra là hệ thống đệm bicarbonat và hệ thống đệm photphat có vai trò rất quan trọng.

- Chất khoáng ổn định protein ở trạng thái keo trong tế bào mô. Khoáng có tác dụng đặc biệt đối với trạng thái lý hóa của protein trong tế bào. Mức độ hòa tan, khuếch thẩm của nhiều loại protein phụ thuộc vào nồng độ một số ion, do đó những chức năng sinh lý tế bào cũng phụ thuộc rất lớn vào nồng độ và tỷ lệ các ion nhất là muối ở dạng phức hợp với protein.

- Một số ion có vai trò đặc biệt khác như kích thích hay kìm hãm enzym: Cl- kích thích amylase; Pb++, Hg++, Cu++ kìm hãm hoạt động của nhiều men, Ca tham gia quá trình đông máu, dẫn tuyền thần kinh. Fe tham gia cấu tạo hemoglobin và các cytocrom chứa sắt,…

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

I. Câu hỏi:

1. Nêu vai trò của nước đối với quá trình sinh lý cơ thể gia súc.

2. Nêu một số nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể gia

súc.


3. Nêu vai trò của protein đối với quá trình sinh lý cơ thể gia súc.

4. Trình bày đặc điểm các dạng phân loại protein theo hình thể và thành phần

hóa học.

5. Trình bày đặc điểm một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng protein thức ăn cho gia súc. Cho ví dụ minh họa của từng chỉ tiêu đánh giá.

6. Nêu vai trò của lipit đối với quá trình sinh lý cơ thể gia súc.

7. Trình bày đặc điểm chung của vitamin trong thức ăn khi cung cấp cho vật

nuôi.

8. Trình bày đặc điểm của một số chất kháng vitamin và việc sử dụng chất

kháng khuẩn khi cung cấp cho gia súc.

9. Nêu vai trò của các chất khoáng đối với quá trình sinh lý cơ thể gia súc.

10. Nêu vai trò của Canxi (Ca) đối với quá trình sinh lý cơ thể gia súc.

11. Nêu vai trò của Photphovà biểu hiện khi thiếu Ca, P đối với quá trình sinh lý cơ thể gia súc.

II. Bài tập thực hành.

C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

Biết được vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi..

Thực hiện được có hiệu quả khi sử dụng các chất dinh dưỡng dùng trong chăn nuôi.

D. Ghi nhớ:

Vai trò và một số nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu cung cấp nước cho động

vật.


Vai trò của protein, một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng protein thức ăn. Vai trò của lipit.

Đặc điểm chung của vitamin.

Phân loại chất khoáng và vai trò của các chất khoáng.

Chương 2: PHÂN LOẠI THỨC ĂN VÀ ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THÔNG THƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

Mã chương: 02


Giới thiệu:

Bài này giới thiệu về ý nghĩa và phân loại của thức ăn gia súc, đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi, một số nguồn thức ăn bổ sung khác được dùng làm thức ăn cho vật nuôi.

Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng:

Trình bày được cách phân loại thức ăn và đặc điểm một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.

Vận dụng vào để phân biệt được các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi.

Chủ động và độc lập thực hiện được cách phân loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.

Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để phân biệt được các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi.

A. Nội dung:

I. Phân loại thức ăn:

1.1. Ý nghĩa của phân loại thức ăn gia súc:

Việc phân loại thức ăn giúp cho người chăn nuôi biết chọn và định hướng sử dụng thích hợp từng loại thức ăn cho từng đối tượng gia súc để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1.2. Phương pháp phân loại: có nhiều phương pháp phân loại thức ăn khác nhau, căn cứ vào nguồn gốc, đặc tính dinh dưỡng, tính chất thức ăn,...

1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc:

Căn cứ vào nguồn gốc thức ăn được chia thành các nhóm sau:

- Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật:

+ Trong nhóm này gồm các thức ăn xanh, thức ăn rễ, củ, quả, thức ăn hạt các sản phẩm phụ của ngành chế biến nông sản: thức ăn xơ, rơm rạ, dây lang, thân lá lạc, thân cây ngô, các loại cám, khô dầu (do các ngành chế biến dầu) bã bia, rượu, sản phẩm phụ.

+ Nhìn chung, loại thức ăn này là nguồn năng lượng chủ yếu cho người và gia súc, ngoài ra nó còn cung cấp vitamin, protein thô, các loại vi khoáng, kháng sinh, hợp chất sinh học.

- Thức ăn có nguồn gốc từ động vật:

+ Gồm tất cả các loại sản phẩm chế biến từ nguyên liệu động vật như bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, bột sữa và bột máu.

+ Hầu hết thức ăn động vật có protein chất lượng cao, có đủ các axit amin thiết yếu, các nguyên tố khoáng và một số vitamin A, D, E, K, B12,..tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn động vật cao hay thấp phụ thuộc vào cách chế biến, làm thức ăn bổ sung protein quan trọng trong khẩu phần của gia súc gia cầm.

- Thức ăn nguồn khoáng chất: gồm các loại bột sò, đá vôi và các muối khoáng khác nhằm bổ sung các chất khoáng đa và vi lượng.

1.2.2. Phân loại theo thành phần các chất dinh dưỡng:

Phương pháp này chủ yếu dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng chính trong thức ăn: protein, lipit, gluxit, nước… để chia thành các nhóm:

- Thức ăn giàu protein: tất cả những loại thức ăn có hàm lượng protein thô chiếm trên 20% (tính theo vật chất khô) thì được gọi là những loại thức ăn giàu protein.

- Thức ăn giàu lipit: gồm các loại thức ăn mà hàm lượng lipit chiếm trên 20%. Mục đích sử dụng thức ăn này là cung cấp một lượng lipit thích hợp trong khẩu phần đã đủ hàm lượng vật chất khô nhưng giá trị năng lượng còn quá thấp.

- Thức ăn giàu gluxit: là loại thức ăn trong đó có hàm lượng gluxit 50% trở lên, gồm các loại hạt ngũ cốc, ngô, thóc cám, bột khoai, bột sắn. Thức ăn này chiếm tỷ lệ rất lớn trong khẩu phần thức ăn gia súc dạ dày đơn, nó là nguồn năng lượng dễ tiêu hóa, hấp thu và ít gây tai biến trong quá trình sử dụng mà giá thành rẻ.

- Thức ăn nhiều nước: gồm các loại thức ăn có hàm lượng nước từ 70% trở lên. * Ví dụ: thức ăn củ quả, bã rượu, bã bia, rau xanh, bèo...

- Thức ăn nhiều xơ: gồm các loại thức ăn mà hàm lượng xơ thô 18% trở lên. Loại thức ăn này là sản phẩm chế biến ngành trồng trọt, như rơm rạ, dây lang, dây lạc… những loại thức ăn này ít có ý nghĩa với gia súc dạ dày đơn nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong khẩu phần gia súc nhai lại.

- Thức ăn giàu khoáng: gồm các loại muối khoáng, bột xương, muối ăn, bột

sò...

- Thức ăn giàu vitamin: gồm những loại vitamin hoặc những loại thức ăn

giàu vitamin như: bột rau xanh, dầu gan cá...

- Thức ăn bổ sung khác: gồm các loại thức ăn có nguồn gốc đặc biệt như kháng sinh, các hợp chất chứa nitơ, các chất chống oxy hóa, các chất kích thích sinh trưởng.

1.2.3. Phân loại theo đương lượng tinh bột:

Theo phương pháp này, người ta phân thức ăn thành 2 loại: thức ăn tinh và thức ăn thô.

- Thức ăn thô: bao gồm các loại thức ăn có đương lượng tinh bột dưới 45% (nghĩa là trong 100kg thức ăn có giá trị không quá 45 đơn vị tinh bột).

- Thức ăn tinh: bao gồm các loại thức ăn có đương lượng tinh bột trên 45% (trong vật chất khô) như các hạt ngũ cốc, bột củ quả, các hạt khô dầu. Trong thức ăn tinh còn phân ra thức ăn giàu protein, gluxit, lipit...

* Hiện nay trên thế giới người ta phân thức ăn thành 8 nhóm:

- Thức ăn xanh: tất cả các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi như: rau muống, lá bắp cải, cỏ voi, cây ngô non, cỏ Ghine,…

- Thức ăn thô khô: tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt phơi khô, các loại phụ phẩm nông nghiệp phơi khô… có hàm lượng xơ thô > 18% như:

+ Cỏ khô họ đậu, hòa thảo: cỏ Stylo, Pangola,…

+Phụ phẩm công nông nghiệp: dây khoai lang, cây lạc, thân cây ngô, rơm lúa, bã mía,…. phơi khô.

- Thức ăn ủ xanh: cây ngô tươi, cỏ voi, rau ủ xanh.

- Thức ăn giàu năng lượng: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô

< 20%, xơ thô < 18% và > 70% TDN như:

+ Các loại hạt ngũ cốc: ngô, gạo, cao lương,…

+ Phế phụ phẩm ngành xây xát: cám gạo, cám mì, cám ngô,…

+ Các loại củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ,…

+Rỉ mật đường, dầu, mỡ,…

- Thức ăn giàu protein: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô > 20%, xơ thô < 18% như:

+ Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật:

•Các loại hạt họ đậu: đỗ tương, vừng, đậu mèo,…

• Phụ phẩm công nghiệp chế biến: khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương,…

+ Thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật:

• Bột cá, bột thịt, sữa bột,…

•Nấm men, tảo biển, vi sinh vật,….

- Thức ăn bổ sung khoáng:

+ Bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi, bột CaCO3,…

+ Các chất khoáng vi lượng: FeSO4, CuSO4, MnSO4,…

-Thức ăn bổ sung vitamin: A, D, E, B1, B2, C,…

- Các loại thức ăn bổ sung khác (thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng): đây là nhóm thức ăn rất đa dạng. Theo bảng hướng dẫn số 70/524 của Châu Âu có tới 14 loại phụ gia thức ăn chăn nuôi khác nhau:


Số thứ tự

Loại phụ gia

Số thứ tự

Loại phụ gia

1

Các chất kháng sinh

8

Các vitamin

2

Chất chống oxy hoá

9

Các chất vi lượng

3

Chất tạo hương vị

10

Nhân tố sinh trưởng

4

Chất phòng cầu trùng

11

Chất kết dính

5

Chất nhũ hoá

12

Chất nhũ hoá axit

6

Chất tạo màu

13

Các loại men

7

Chất bảo quản

14

Sản phẩm vi sinh vật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Dinh dưỡng thức ăn Nghề Thú y - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 4


Số thứ tự của tám nhóm thức ăn được đánh số như sau:


Tên nhóm thức ăn

Số quốc tế của nhóm thức ăn

- Cỏ khô, thức ăn thô nhiều xơ

1

- Cỏ tươi, các loại thực vật tươi, rau xanh

2

- Thức ăn ủ chua

3

- Thức ăn giàu năng lượng

4

- Thức ăn giàu protein

5

- Thức ăn bổ sung chất khoáng

6

7

- Các chất phụ gia

8

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí