Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


NGUYỄN HOÀNG YẾN


ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THANH DƯƠNG

Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rò ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN 7

1.1. Một số khái niệm cơ bản và đặc điểm điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện 7

1.2. Quy định chung về điều tra vụ án hình sự người chưa thành niên theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc 18

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN 26

2.1. Những quy định chung khi tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi 26

2.2. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thủ tục điều tra

vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện 32

Chương 3: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI VÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 47

3.1. Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự về điều tra vụ án hình sự

đối với người dưới 18 tuổi thực hiện tại thành phố Biên Hòa 47

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện 66

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện ở nước ta đã và đang diễn biến phức tạp, các đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng hơn về tính chất hành vi phạm tội, phương thức thủ đoạn và hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của người dưới 18 tuổi phạm tội đó là những người chưa thật sự trưởng thành về cả nhận thức và hành động, có những hạn chế nhất định về thể chất và tâm lý. Do đó, nhằm tạo môi trường và điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của người dưới 18 tuổi, việc tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi phải đảm bảo tính thân thiện, sự tiếp xúc của cơ quan có thẩm quyền với họ phải mang tính tích cực, hỗ trợ vượt qua khó khăn, nhận thức được hành vi sai lầm của bản thân từ đó tránh mắc phải sai lầm tương tự trong tương lai, trở thành người có ích cho xã hội.

Quá trình tiến hành TTHS nói chung và điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm trong cơ chế ban hành và áp dụng pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có những nỗ lực và thành công nhất định trong việc nội luật hóa những quy định pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia, đồng thời luôn cố gắng xây dựng và hoàn hiện các quy định của pháp luật hiện hành, hoàn thiện nền tư pháp vừa đảm bảo trật tự, an toàn và công bằng nhưng vẫn tạo cơ hội để người dưới 18 tuổi phạm tội được tham gia vào quá trình tố tụng thân thiện. Qua nghiên cứu, đánh giá thì việc tiến hành điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện còn mang nặng tính hình thức, tồn tại một số bất cập, thiếu sót nhất định, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của quá trình tố tụng như: quy định pháp luật liên quan đến điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện còn thiếu thống nhất, chưa rò ràng, gây khó khăn cho quá trình áp dụng; khó khăn trong đánh giá tiêu chuẩn của chủ thể tiến

hành hoạt động điều tra đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, chưa đảm bảo được quyền lợi cho họ, …

Thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai là một trong những thành phố có vị trí kinh tế cửa ngò của khu vực Đông Nam Bộ, giáp ranh với các tỉnh, thành phố phát triển nhanh như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,… nên trên địa bàn cũng xuất hiện nhiều hành vi phạm tội với số lượng vụ và người phạm tội lớn, thủ đoạn ngày càng tinh vi và liều lĩnh hơn, trong đó đáng chú ý là phạm tội có xu hướng trẻ hóa. Do đó, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải nắm vững và vận dụng chính xác các quy định của pháp luật đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi, đặc biệt trong điều tra VAHS nhằm đảm bảo cao nhất quyền lợi cho người dưới 18 phạm tội. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn thành phố Biên Hòa còn nhiều bất cập, hạn chế của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra VAHS, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và nhân lực,… để đảm bảo thực hiện thủ tục điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ những bất cập, hạn chế trên, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định pháp luật liên quan điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hoạt động này trong thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng

Nailàm luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thủ tục TTHS đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi nói chung và điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng đã được khai thác ở khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu thể hiện dưới dạng các luận văn và sách chuyên khảo cũng như trong các bài viết ở các tạp chí chuyên ngành. Có thể kể đến một số công trình nổi bật như: Lê Thị Mỹ Vân

(2017), “Thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật TP.HCM, Thủ tục tố tụng đối với bị can dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Tuấn Dũng, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020. Đây là luận văn ở cấp độ thạc sĩ nghiên cứu về thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của BLTTHS 2015; Phạm Văn Hùng (2008), “Hệ thống điều tra thân thiện với người chưa thành niên”, Nghiên cứu lập pháp; Lê Minh Thắng (2011), “Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự”, Nhà nước và pháp luật; Lê Minh Thắng (2011), “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội – Nhìn từ phương diện tội phạm học và trách nhiệm xã hội”, Dân chủ và pháp luật; Lê Huỳnh Tấn Duy (2016), “Quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Khoa học pháp lý; Nguyễn Hữu Thế Trạch (2013), “Thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên”, Tạp chí khoa học pháp lý, “Đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” của Lư Kế Trường, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020, “Cơ chế kiểm soát quyền lực trong hoạt động điều tra vụ án hình sự” của Lê Trọng An; Tạp chí Tạp chí Quản lý Nhà nước (2021), “ Kinh nghiệm thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Lê Xuân Quang”; (2021), “Những vướng mắc trong đối chất và thực nghiệm điều tra vụ án hình sự” của Lê Đình Nghĩa; Tạp chí Kiểm sát - 2021 - no.7 - tr.36-40, “Bảo đảm quyền của bị can chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của Bùi Hạnh Phúc; Tạp chí Tạp chí Công Thương - 2020 - no.12 - tr.23-28, “Về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của Hoàng Anh Tuyên; // Kiểm sát - 2019 - no.24 - tr.9-14, “Một số vướng mắc về thực nghiệm điều tra vụ án hình sự” của Lê Văn Quang; Tạp chí Kiểm sát - 2019 - no.18 - tr.45-47…

Các công trình khoa học nói trên phần nào đã đưa ra các quan điểm khoa học, nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi, trong đó nhấn mạnh thủ tục điều tra thân thiện. Trên thực tiễn, tình hình tội phạm trên thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai có xu hướng trẻ hóa, đòi hỏi cần có một quá trình tố tụng đặc biệt nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhất là giai đoạn điều tra VAHS trên địa bàn thành phố Biên Hòa là một vấn đề quan trọng và cần thiết trên địa bàn góp phần trong công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm. Do vậy, đề tài “Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” là đề tài mới, lần đầu được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 .Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rò quy định pháp luật TTHS Việt Nam về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện và thực tiễn áp dụng tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu hoạt động này trong thời gian tới.

3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Khái quát một số khái niệm cơ bản về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện, tìm hiểu mô hình điều tra thân thiện theo hướng dẫn của Liên Hợp quốc.

- Phân tích làm rò quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện và một số vấn đề có liên quan.

- Khảo sát làm rò thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 .Đối tượng nghiên cứu: Quy định của pháp luật TTHS và thực tiễn áp dụng các quy định trong điều tra các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện.

4.2 .Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Về thời gian: từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê-Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện.

Triển khai thực hiện luận văn, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm hệ thống những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận văn như: quy định của pháp luật TTHS Việt Nam liên quan đến điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện, văn bản báo cáo, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bản thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai…

- Phương pháp thống kê so sánh: Đây là phương pháp rất quan trọng, phục vụ cho việc đưa ra nhận định, kết luận trong luận văn, từ đó có phương hướng xử lý, giải quyết thích hợp. Trên cơ sở những báo cáo thống kê, những

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí