Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng - 2



DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1: Tóm tắt nội dung nghiên cứu 3

Hình 2.1: Diện tích các mô hình nuôi tôm biển ở ĐBSCL, 2005 7

Hình 2.2: Sự phát triển trại giống ở Việt Nam và ĐBSCL, 1999 - 2005 8

Hình 2.3: Sản lượng PL (triệu con) ở ĐBSCL, 1999-2005 9

Hình 2.4: Sản lượng PL được sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL, 2005 9

Hình 3.1: Địa điểm điều tra 14

Hình 3.2: Các địa điểm thu mẫu pH, độ kiềm và độ mặn tại Sóc Trăng 16

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức nhân lực hỗ trợ cho nghề nuôi trồng thủy sản 17

Hình 4.2: Cơ cấu cán bộ có chuyên môn NTTS hỗ trợ trực tiếp cho nghề nuôi 18

Hình 4.3: Sản lượng PL sản xuất trong tỉnh và nhập ngoài tỉnh (2003-2006) 19

Hình 4.4: Số lượng trại ương tôm giống năm 2003-2006 19

Hình 4.5: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm nuôi qua các năm 2001-2006 20

Hình 4.6: Sự biến động diện tích của các mô hình nuôi tôm 21

Hình 4.7: Diện tích của các mô hình nuôi tôm năm 2001-2006 21

Hình 4.8: Tỉ lệ diện tích thiệt hại của các mô hình nuôi tôm năm 2006 22

Hình 4.9: Tỉ lệ sản lượng tôm nuôi của các mô hình năm 2006 22

Hình 4.10: Sản lượng tôm nuôi của các mô hình theo huyện 23

Hình 4.11: Năng suất tôm nuôi của các mô hình nuôi tại các huyện 23

Hình 4.12: Diện tích lúa chuyển sang mô hình tôm – lúa từ 2001-2004 24

Hình 4.13: Biến động sản lượng thu hoạch và giá thu mua tôm thương phẩm 25

Hình 4.14: Tỉ lệ mẫu tôm giống xét nghiệm bị nhiễm bệnh từ năm 2003-2006 25

Hình 4.15: Tỉ lệ các loại bệnh tôm/mẫu nhiễm bệnh các tháng 2003-2006 26

Hình 4.16: Tỉ lệ mẫu tôm giống xét nghiệm bị nhiễm bệnh từ năm 2003-2006 27

Hình 4.17: Tỉ lệ tôm giống xét nghiệm bị nhiễm các loại bệnh từ 2003-2006 27

Hình 4.18: Tỉ lệ mẫu tôm thịt xét nghiệm bị nhiễm bệnh từ năm 2003-2006 27

Hình 4.19: Tỉ lệ các loại bệnh/mẫu tôm thịt xét nghiệm từ 2003- 2006 28

Hình 4.20: Tỉ lệ diện tích nuôi tôm bị thiệt hại của mô hình QCCT năm 2006 28

Hình 4.21: Tỉ lệ diện tích nuôi tôm bị thiệt hại của mô hình BTC+TC (2006) 29

Hình 4.22: Biến động pH tại phà Dù Tho và Chàng Ré theo tháng (2006) 29

Hình 4.23: Biến động kiềm/tháng (mg/L) tại phà Dù Tho và Chàng Ré (2006) 30

Hình 4.24: Vùng có thể nuôi tôm theo các mùa vụ khác nhau 32

Hình 4.25: Mực nước ao mất/thêm vào ao do bốc hơi và nước mưa (‘-‘ mất đi) 33

Hình 4.26: Ước lượng biến động độ mặn trong ao nuôi/tháng 34

Hình 4.27: Ước lượng biến động độ mặn trong ao nuôi trong 5 tháng nuôi 35

Hình 4.28: Trình độ kỹ thuật của người ương tôm giống 35

Hình 4.29: Xuất xứ nguồn giống ương 36

Hình 4.30: Cơ cấu chi phí sản xuất (%) trong mô hình ương tôm giống 38

Hình 4.31: Mối liên hệ giữa người nuôi tôm BTC+TC với các tổ chức 39

Hình 4.32: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm BTC+TC, Hòa Đông, Vĩnh Châu 39

Hình 4.33: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm BTC+TC, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Châu 40

Hình 4.34: Cơ cấu chi phí giá vốn tôm thương phẩm (BTC+TC vụ 1) 44

Hình 4.35: Cơ cấu chi phí giá vốn tôm thương phẩm (BTC+TC vụ 2) 51

Hình 4.36: Mối tương quan đơn biến giữa năng suất và ngày thả giống 55

Hình 4.37: Mối quan hệ giữa người nuôi tôm – lúa với các tổ chức, cá nhân 56

Hình 4.38: Lịch sử phát triển của nghề nuôi tôm – lúa 57

Hình 4.39: Cơ cấu chi phí giá vốn tôm thương phẩm của mô hình T-L 60


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

%MB1: % diện mương bao/diện tích nuôi: 0%

%MB2: % diện mương bao/diện tích nuôi: ≥ 5, ≤ 25%

%MB3: % diện mương bao/diện tích nuôi >25%

B/C: Lợi nhuận/tổng chi phí

BTC + TC: Bán thâm canh và thâm canh

BTS: Bộ Thủy sản

CCKT&BVNL: Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi

CCQLCL&ATVSTYTS: Chi cục quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thú y thủy sản

DT1: Diện tích 1 (vụ 1) < 4000m2

DT2: Diện tích 2 (vụ 1) ≥ 4000, <5000m2

DT3: Diện tích 3 (vụ 1) ≥ 5000m2

DT4: Diện tích 4 (vụ 2) < 3000m2

DT5: Diện tích 5 (vụ 2) ≥ 3000, ≤4000 m2

DT6: Diện tích 6 (vụ 2) > 4000m2

ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn

KTS: Khoa Thủy sản

Max: Lớn nhất

MĐ1: Mật độ 1 (vụ 1) < 15PL/m2

MĐ2: Mật độ 2 (vụ 1) ≥ 15, <20PL/m2

MĐ3: Mật độ 3 (vụ 1) ≥ 20PL/m2

MĐ4: Mật độ 4 (vụ 2) < 15PL/m2

MĐ5: Mật độ 5 (vụ 2) ≥ 15, <20PL/m2

MĐ6: Mật độ 6 (vụ 2) ≥ 20m2

Min: Nhỏ nhất

MV1: Mùa vụ 1 thả giống từ tháng 1 - 2

MV2: Mùa vụ 2 thả giống vào tháng 3

MV3: Mùa vụ 3 thả giống từ tháng 4 - 5

MV4: Mùa vụ 4 thả giống từ tháng 6 - 7

MV5: Mùa vụ 5 thả giống vào 8

MV6: Mùa vụ 6 thả giống từ tháng 9 -11

NTTS: Nuôi trồng thủy sản

PL: Post-larva (tôm bột)

Ppt: Phần ngàn

PRA: (Participatory Rural Appraisal) Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng

SNN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

STS: Sở Thủy sản

T-L: Tôm - lúa luân canh

TLMĐ1: Tôm lúa thả mật độ ≤ 5PL/m2


TLMĐ2: Tôm lúa thả mật độ >5, ≤ 9PL/m2

TLMĐ3: Tôm lúa thả mật độ >9, ≤ 16PL/m2

TLMV1: Tôm lúa mùa vụ thả giống từ tháng 12 năm 05-15 tháng 2 năm 2006

TLMV2: Tôm lúa mùa vụ thả giống từ >15 tháng 2 – 15 tháng 3

TLMV3: Tôm lúa mùa vụ thả giống từ 15 tháng 3 – 26 tháng 4

TTKN: Trung tâm Khuyến ngư

V1: Vụ 1

V2: Vụ 2

Chương 1: GIỚI THIỆU


Việt Nam có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Năm 2005, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là 641.045 ha, với sản lượng đạt được 546.716 tấn. Diện tích nuôi tôm nước lợ là 604.479 ha, chiếm 94,3% tổng diện tích nuôi nước lợ. Sản lượng tôm nước lợ đạt 324.680 tấn (BTS, 2006). Nghề nuôi tôm nước lợ được phát triển vào đầu những năm 1990. Nghề nuôi tôm nước lợ đã đem lại lợi nhuận rất cao, nhưng cũng đối mặt với nhiều rủi ro từ dịch bệnh. Năm 1994-1995, dịch bệnh tôm gây thiệt hại lớn ở các mô hình nuôi tôm quảng canh và thâm canh, nguyên nhân là do diện tích nuôi tôm và mức độ thâm canh tăng nhanh trong khi người nuôi thiếu kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi, vốn và hệ thống cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm nước lợ còn rất nhiều hạn chế (BTS, 2006).

Trong khoảng thời gian từ 1999-2005, diện tích nuôi tôm nước lợ tăng 2,9 lần. Trong khi đó, sản lượng tôm nuôi tăng 5,1 lần chứng tỏ rằng mức độ thâm canh đang được gia tăng. Năm 2005, tôm sú là loài nuôi chính đạt sản lượng 290.987 tấn, so với tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ là 324.860 tấn (BTS, 2006). Mặc dù sản lượng tôm nuôi có chiều hướng gia tăng nhưng lợi nhuận thu được trên đơn vị diện tích nuôi có chiều hướng giảm do giá thức ăn, nhiên liệu, điện và hóa chất tăng (BTS, 2006). Nhìn chung diện tích nuôi tôm nước lợ của mô hình quảng canh và quảng canh cải tiến là chủ yếu chiếm 88,8% tổng diện tích.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm nước lợ quan trọng nhất so với cả nước. Năm 2005, diện tích nuôi tôm nước lợ của ĐBSCL đạt 535.145 ha chiếm 88,5%, với sản lượng tôm nuôi đạt 263.560 tấn chiếm 81,2% so với cả nước. Các mô hình nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL bao gồm: quảng canh (QC), quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC), nuôi kết hợp tôm rừng và luân canh tôm-lúa. Các tỉnh nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liệu, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang (BTS, 2006).

Nghề nuôi tôm nước lợ của Sóc Trăng là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Năm 2006, diện tích nuôi tôm biển của tỉnh đạt 52.421 ha, sản lượng tôm nuôi 52.566 tấn (STS Sóc Trăng, 2007). Diện tích nuôi tôm sú mô hình QCCT là 47,2%, 32,8% BTC và 10,1% TC, có 9,8% tổng diện tích của các mô hình nuôi tôm vào mùa mưa. Năm 2006, số trại sản xuất tôm giống là 11 trại với sản lượng 59 triệu PL chiếm 1,3% tổng số lượng PL được bán trong toàn tỉnh, còn lại 98,7% là nhập từ các tỉnh khác. Do mùa vụ nuôi tôm sú tại Sóc Trăng tập trung vào các tháng đầu mùa khô, cũng như các tỉnh khác thuộc

ĐBSCL, vào thời điểm này có sự thiếu hụt về số lượng con giống chất lượng tốt, giá tôm giống tăng cao, nhưng chất lượng tôm giống thấp. Bên cạnh đó, giá thu mua tôm thương phẩm giảm do thu hoạch tập trung. Những nguyên nhân chủ yếu trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú, gây nên dịch bệnh tôm và ô nhiễm môi trường nước (BTS, 2006).

Nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm sú, nghiên cứu lịch thời vụ thích hợp trong nuôi tôm sú là rất thiết thực. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra hiệu quả của nuôi tôm sú (Penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng”.

Mục tiêu đề tài

Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại tỉnh Sóc Trăng để đề ra những giải pháp giúp cho công tác quy hoạch và quản lý mùa vụ nuôi tôm sú của tỉnh ngày càng thích hợp hơn. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi và giảm ô nhiễm môi trường nước.

Nội dung nghiên cứu

1) Điều tra khía cạnh kinh tế-xã hội và kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú tại Sóc Trăng.

2) Điều tra chất lượng tôm sú giống qua các tháng trong năm tại Sóc Trăng.

3) Điều tra về điều kiện môi trường nước qua các tháng trong năm tại Sóc Trăng.

4) Đề xuất giải pháp quản lý lịch thời vụ thích hợp cho từng mô hình nuôi tôm sú tại Sóc Trăng.


.


Điều tra khía cạnh kinh tế - xã hội và kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú tại Sóc Trăng.

Điều tra chất lượng tôm sú giống qua các tháng trong năm tại Sóc Trăng.

KT-XH

KỸ THUẬT

Điều tra về điều kiện môi trường nước qua các tháng trong năm tại Sóc Trăng.

MÔI TRƯỜNG

Đề xuất giải pháp quản lý lịch thời vụ thích hợp cho từng mô hình nuôi tôm sú tại Sóc Trăng.


Hình 1.1: Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Chương 2: TỒNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nuôi tôm sú ĐBSCL

2.1.1. Sự phát triển nghề nuôi tôm sú thương phẩm

Năm 2005, tổng diện tích nuôi tôm biển của cả nước đạt 604.479 ha. ĐBSCL chiếm 88,5% diện tích (535.145 ha) và 81,2% sản lượng (324.680 tấn). Từ

năm 1999 đến 2005, diện tích nuôi tôm tăng từ 171.817 ha lên 535.145 ha (3,1 lần), sản lượng nuôi tôm tăng 5,51 lần và năng suất tăng 1,77 lần (0,49 tấn/ha). Tuy nhiên, năng suất nuôi tôm của ĐBSCL vẫn còn thấp hơn trung bình của cả nước là 0,54 tấn/ha (Bảng 2.1) (BTS, 2006). Nhìn chung giai đoạn 1999- 2005, mức độ thâm canh có chiều hướng gia tăng (Bảng 2.1) (BTS, 2006).

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng tôm nuôi (1999-2005)



1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Diện tích (ha)

Tổng cả nước


210.448


283.610


448.996


489.475


555.693


592.805


604.479

ĐBSCL

171.817

238.890

394.322

427.416

486.604

523.112

535.145

% trong cả nước

81,64

84,23

87,82

87,32

87,57

88,24

88,53

Năng suất (tấn/ha)

ĐBSCL


0,28


0,31


0,31


0,34


0,37


0,44


0,49

Cả nước

0,30

0,34

0,35

0,39

0,42

0,49

0,54

Sản lượng

ĐBSCL


47.852


73.732


121.814


146.513


178.284


230.709


263.560

Cả nước

63.664

97.628

156.636

189.184

234.412

290.797

324.680

% của ĐBSCL

75,16

75,52

77,77

77,44

76,06

79,34

81,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng - 2

Các tỉnh

Năm


(Nguồn: BTS, 2006)


Năm 2005, nghề nuôi tôm biển phát triển ở 9 tỉnh ĐBSCL là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu , Cà Mau và Kiên Giang. Trong đó, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất (236.255 ha, 44,15% của ĐBSCL), kế đến là Bạc Liêu (116.473 ha, 21,76% của ĐBSCL) và Kiên Giang (74.771 ha, 13,97% của ĐBSCL). Từ năm 2003 đến 2005, tỉnh Hậu Giang có 68 ha nuôi tôm (Bảng 2.2 và 2.5) (BTS, 2006).

Năm 2005, sản lượng tôm nuôi của tỉnh Cà Mau đạt 83.860 tấn, chiếm 25,8% sản lượng tôm nuôi của cả nước và 31,82% của ĐBSCL. Theo sau đó là tỉnh Bạc Liêu (63.610 tấn, 21,76% của ĐBSCL) và Sóc Trăng (34.000 tấn, 13,97%

của ĐBSCL) (Bảng 2.3 và 2.5) (BTS, 2006).

Diện tích nuôi tôm của ĐBSCL tăng nhanh chủ yếu là do sự gia tăng diện tích của hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu (Bảng 2.1 và 2.2). Diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh vào những năm 1999 đến 2001 do sự chuyển dịch đất nông nghiệp

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí