KẾT LUẬN
"Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự" là vấn đề quan trọng trong chế định về hợp đồng. Đây là một đề tài có ý nghĩa lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn góp phần ổn định quan hệ pháp luật hợp đồng - một quan hệ phổ biến trong quan hệ xã hội.
Từ việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, tác giả rút ra một số kết luận cơ bản sau:
1. Chế định hợp đồng là một chế định quan trọng trong đời sống xã hội nhất là khi kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh thì chế định hợp đồng càng được coi trọng, càng được hoàn thiện. Cùng với sự phát triển của xã hội, giao dịch hợp đồng ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp. Vì vậy, pháp luật dân sự cần phải hoàn thiện hơn, khắc phục những điểm còn chưa phù hợp, hạn chế việc hợp đồng bị vô hiệu, đưa pháp luật vào thực tế.
2. Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là quy định quan trọng. Tuy nhiên, việc quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay còn chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc hiểu và vận dụng pháp luật không thống nhất và chưa đúng, chưa đảm bảo được quyền lợi của đương sự. Một số quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự còn chồng chéo, chưa đầy đủ, chính xác dẫn đến việc khó áp dụng, không đáp ứng được với tình hình quan hệ pháp luật hợp đồng ngày càng phức tạp.
3. Quy định về các trường hợp hợp đồng vô hiệu trong một số trường hợp còn sơ sài chung chung, không cụ thể dẫn đến tình trạng một số chủ thể đã lợi dụng sơ hở của pháp luật để ký kết hợp đồng nhằm mục đích vụ lợi không chỉ gây thất thu cho nhà nước thậm chí còn có những trường hợp lừa đảo người dân, khiến cho mục đích của quy định pháp luật là đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng chưa được đảm bảo.
4. Với những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, tác giả luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện lý luận cũng như pháp luật về quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý của những hợp đồng không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự (hợp đồng vô hiệu), từ đó đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này.
5. Trên cơ sở vận dụng các quan điểm của phép duy vật biện chứng, sử dụng các phương phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh, phân tích luận văn đã cơ bản giải quyết được các vấn đề lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn như: phân tích đánh giá các vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, các tiêu chí xác định hợp đồng không phát sinh hiệu lực do không tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, hậu quả pháp lý của những hợp đồng này (hợp đồng vô hiệu, phân loại hợp đồng vô hiệu) …
6. Luận văn đã đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn những trường hợp hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Trên cơ sở phân tích, đánh giá về những cái được và chưa được của pháp luật hiện hành, luận văn đã mạnh dạn đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự…
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Đối Với Quy Định Của Pháp Luật Về Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Và Thực Tiến Áp Dụng
- Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Để Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hợp Đồng Vi Phạm Các Điều Kiện Có Hiệu Lực
- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
7. Luận văn cũng đã nêu lên những đề xuất bước đầu về các biện pháp nhằm nâng cao năng lực áp dụng pháp luật như tăng cường hiệu quả của các đánh giá tổng kết chuyên đề, các bản án mẫu của Tòa án tối cao.
8. Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở hiện trạng của khái niệm hợp đồng dân sự để lấy đó làm giả định nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý của hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên cũng
cần khẳng định rằng các kết quả nghiên cứu của luận văn vẫn có giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho dù pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được hoàn thiện theo hướng nào.
Nội dung nghiên cứu của luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu đặt ra và thực sự có giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn không chỉ cho hoạt động nghiên cứu, lập pháp mà ngay cả với hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật nó cũng có thể được xem là một tài liệu tham khảo có giá trị.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Kim Anh (2000), "Nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật", Nhà nước và pháp luật, (10)
2. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bình luật khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Bình luật khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam (2001), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. Bộ luật dân sự Đức.
6. Bộ luật dân sự Nhật Bản.
7. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (2002), Báo cáo phúc trình đề tài hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (2009), Tổng kết thực hiện Luật dân sự 2005, Hà Nội.
10. Ngô Huy Cương, Những bất cập lớn trong các quy định về hợp đồng của bộ luật dân sự 2005 và những định hướng cải cách, Chuyên đề Bộ tư pháp hội thảo sửa đổi Bộ luật dân sự 2005.
11. Ngô Huy Cương (2008), "Nguồn gốc nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ",
Nghiên cứu lập pháp, (8).
12. Nguyễn Văn Cường (2002), "Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức", Tòa án nhân dân.
13. Nguyễn Văn Cường, Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết các hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, Luận văn Tiến sĩ Luật học.
14. Nguyễn Văn Cường, Khuyến nghị sửa đổi một số điều về giao dịch dân sự được quy định trong bộ luật dân sự 2005, Chuyên đề Bộ Tư pháp hội thảo sửa đổi Bộ luật dân sự 2005.
15. Đỗ Văn Đại, Quy định về Bộ luật dân sự năm 2005 về nhầm lẫn trong giao dịch dân sự - Thực tiễn áp dụng, bất cập và hướng sửa đổi, Chuyên đề Bộ tư pháp hội thảo sửa đổi Bộ luật dân sự 2005.
16. Đỗ Văn Đại, "Thực hiện hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu", Khoa học pháp lý.
17. Đỗ Văn Đại – Đỗ Văn Hữu (2008), "Thời hiệu khởi kiện – Điểm yếu của Bộ luật dân sự hiện hành", Luật học, (5).
18. Đỗ Văn Đại (2007), "Bàn về hợp đồng vô hiệu do người bị mất năng lực hành vi giao kết", Khoa học pháp lý, 4(41).
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luật các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Ngọc Điện (2005), "Cần xây dựng lại khái niệm quyền tài sản trong luật dân sự", Nghiên cứu lập pháp, (5).
23. Nguyễn Ngọc Điện, Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng,
Chuyên đề Bộ tư pháp hội thảo sửa đổi Bộ luật dân sự 2005.
24. Nguyễn Đức Giao (2000), "Vị trí, vai trò của chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam" Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý.
25. Bùi Thị Thanh Hằng (2001), "Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong pháp luật dân sự", Dân chủ và pháp luật.
26. Bùi Thị Thanh Hằng, Chế định hợp đồng dân sự trước yêu cầu sửa đổi bổ sung bộ luật dân sự 2005, Chuyên đề Bộ tư pháp hội thảo sửa đổi Bộ luật dân sự 2005.
27. Bùi Đăng Hiếu (2001), "Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối", Luật học.
28. Phạm Công Lạc, "Về "điều kiện" trong các hợp đồng có điều kiện", Luật học.
29. Phạm Công Lạc, "Ý chí trong giao dịch dân sự", Luật học.
30. Nguyễn Văn Mạnh (2007), "Một số vấn đề về giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành", Nghiên cứu lập pháp, (99).
31. Nicole Perry (1992), Làm thế nào để tránh rủi ro pháp lý khi mua bán, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
32. Sắc lệnh 90 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước cho phép tạm sử dụng một số luật lệ ban hành ở Bắc-Trung-Nam.
33. Sắc lệnh 97 ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.
34. Sắc lệnh 85 ngày 20/2/1952 của Chủ tịch nước ban hành thể lệ trước bạ về mua bán, cho và đổi ruộng đất.
35. Đinh Văn Thanh (1996), "Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự", Luật học, (Số chuyên đề về Bộ luật dân sự).
36. Đinh Văn Thanh (1996), "Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự", Luật học.
37. Lê Thị Bích Thọ (2002), "Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó", Thông tin khoa học pháp lý.
38. Thông tin khoa học pháp lý – Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp,(2005) Tổng hợp ý kiến đóng góp của ngành tư pháp về dự thảo Bộ luật dân sự
39. Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật dân sự 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
40. Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.